Một số khuyến nghị:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở hàn quốc và đài loan, bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 42)

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 1 Bài học từ Hàn Quốc:

3.4. Một số khuyến nghị:

- Cần xây dựng Nhà nước mạnh, hiện đại có đủ năng lực làm tốt vai trò của mình trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Bộ, Ngành; gắn cải cách kinh tế và cải cách chính trị, thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội hướng tới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường thông tin kinh tế xã hội trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo phù hợp và định hướng được nền kinh tế thị trường đang trong bước sơ khai và nhiều biến động.

- Tăng thêm tính hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của Nhà nước. Nhà nước cần ổn định môi trương kinh tế vĩ mô đề giảm thiểu các nhân tố bất ổn gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, chú trọng phát huy kinh tế thị trường đến phân bổ nguồn nhân lực; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và thất thoát lãng phí đầu tư; để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như sau

đây: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đổi mới việc xây dựng, thay dần quy trình xây dựng pháp luật theo kiểu từ trên xuống bằng quy trình từ dưới lên, các sáng kiến pháp luật, ban hành, thực thi pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, phải tạo điều kiện cho mọi loại hình kinh tế bình đẳng trước pháp luật và phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế trên cơ sở vừa đảm bảo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa cân nhắc những đặc điểm riêng biệt của nước ta, nhất là những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, phải tăng cường pháp chế để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật.

- Tiếp tục cải cách hành chính để Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý vĩ mô và chức năng chủ sở hữu tài sản công cộng của quốc gia, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp. Kiện toàn và làm trong sạch bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế, giảm bớt các đầu mối, các khâu trung gian, tập trung vào chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, giảm dần đi tới xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp, đảm bảo bộ máy tinh gọn, phân định rõ chức năng, trách nhiệm và quyền hạn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy Nhà nước về kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước có phẩm chất, trình độ và năng lực trong quản lý nền kinh tế thị trường: phải thực hiện tốt quy chế tuyển chọn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, tuyển dụng, bố trí, đề bạc, đãi ngộ và khen thưởng tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy tính chủ động, sáng tạo, toàn tâm toàn ý với sự phát triển của đất nước. Song song đó phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế và phong cách quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế.

- Xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách kinh tế và xã hội một cách đồng bộ và nhất quán. Về chính sách thuế, phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế: đơn giản hóa các sắc thuế và từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Về chính sách tài chính - tiền tệ, phải bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách Nhà nước, thực hiện phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thu và chi ngân sách địa phương. Về hoạt động ngân hàng, phải xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng thuận lợi cho xã hội, kiện toàn các ngân hàng thương mại Nhà nước thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, xóa bỏ sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước đối với các hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Nhà nước, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa tỷ giá hối đoái có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Về chính sách đầu tư, phải nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia, bảo đảm tính hợp lý trong cơ cấu đầu tư tránh dàn trải vốn mà tập trung vốn cho các chương trình trọng điểm, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực thiết yếu, nhất

là cơ cấu hạ tầng để tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt, chuyển cơ chế phân bổ nguồn vốn vay Nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, thường xuyên quan tâm xử lý tốt vốn đầu tư, tránh thất thoát vốn, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới. Về chính sách thương mại, phải tiếp tục hoàn thiện và thực thi thể chế thương mại và từng bước thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, được Nhà nước bảo vệ nhưng phải hoạt động thương mại đúng pháp luật; mở rộng giao lưu hàng hóa, ngành nghề, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản.

- Tích cực đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi và coi đây là nhiệm vụ quan trọng sống còn, nó phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp cả tổ chức hành chính, kinh tế và tâm lý giáo dục, nhưng trước hết phải từ việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế phải kiên quyết loại trừ các phần tử thoái hoá biến chất khỏi bộ máy quản lý Nhà nước. Tóm lại, nước ta trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, điều đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô, nâng cao năng lực hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế, đặc biệt là phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vừa có tâm, vừa có tầm để thực hiện tốt các chức năng quản lý của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển nền kinh tế ở nước ta không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Kết luận:

Kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước có vai trò rất quan trọng nhiều khi mang tính quyết định sự thành công của một nền kinh tế của quốc gia. Nghiên cứu đề tài: “Vai trò của Nhà nước trong

phát triển kinh tế ở Hàn Quốc và Đài Loan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, đề tài

đã có những đóng góp sau: tiểu luận đã làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Nhà nước tới việc định hướng chiến lược và những chính sách thực hiện những mục tiêu trong phát triển kinh tế; tiểu luận đã phân tích làm rõ vai trò của Nhà nước ở Đài Loan và Hàn Quốc trong từng giai đoạn phát triển kinh tế ở mỗi lĩnh vực để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn chung về nền kinh tế thế giới, nhìn nhận lại một cách chính xác tình hình phát triển của đất nước hiện tại; tiểu luận đã làm rõ khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước, là bài học quý báu cho Việt Nam. Thực tế nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường mới chỉ ở mức manh nha, tức là còn ở giai đoạn thấp, sơ khai và còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển; tính cạnh tranh còn kém, sản phẩm còn nghèo nàn; công tác quản lý Nhà nước về kinh tế cũng còn nhiều hạn chế như: công tác dự báo kém, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi thời kỳ mới, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhất quán, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối, đất đai, vốn và tài sản Nhà nước chưa thật tốt, chậm được đổi mới và lúng túng trong chuyển sang cơ chế thị trường, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả, năng lực và phẩm chất cán bộ chưa tương xứng, một bộ phận cán bộ quản lý tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thủ tục hành chính phức tạp, chính những hạn chế này là rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế.

Tóm lại, trong xu thế cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa đang diễn

ra mạnh mẽ, khi làm tốt chức năng định hướng và điều hành, Nhà nước sẽ trở thành nhân tố vô cùng quan trọng mang lại nền kinh tế hưng thịnh cho đất nước, một đất nước đi lên là một đất nước có sự điều hành đúng đắn của bộ máy công quyền Nhà nước, đặc biệt điều đó còn quan trọng hơn hết trong tình hình của đất nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở hàn quốc và đài loan, bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w