3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 1 Bài học từ Hàn Quốc:
3.2. Bài học từ Đài Loan:
- Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nhà nước có những chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn, mở rộng các công cụ huy động vốn. Nhà nước còn chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, nhất là đẩy mạnh nguồn nhân lực trình độ cao để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa. Chính phủ Đài Loan rất chú trọng đào tạo đội ngũ các nhà nghiệp chủ, các nhà quản lý và quản trị kinh doanh có kiến thức, có bản lĩnh, năng động sáng tạo và giải quyết nhanh nhạy các tình huống xảy ra trong kinh doanh. Chính vì như vậy, Đài Loan đã có nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội của nước này.
- Chính phủ phải đảm bảo sự ổn định kinh tế, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi vì Việt Nam cần mở rộng và phát triển hơn nữa các ngành gia công chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Phát triển các ngành gia công chế biến nông sản vừa giải quyết được vấn đề sau thu hoạch, vừa tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, lại tích cực góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Muốn vậy, Việt Nam nên có một cơ chế rộng mở hơn, linh hoạt hơn trong lĩnh vực thu hút đầu nước ngoài. Các chính sách kiểm soát nền kinh tế phải đảm bảo sự phát triển kinh tế, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Chính phủ phải kiểm soát, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhất là các nguồn viện trợ, vốn vay của nước ngoài, tích cực đấu tranh chống tham nhũng. Khống chế nạn lạm phát cũng như chú trọng công tác tái đầu tư để đảm bảo tính cạnh tranh.
- Đẩy mạnh hiện đại hóa hướng ra xuất khẩu các sản phẩm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông phẩm đến các nước phát triển trên thế giới. Kết hợp chặt chẽ các chiến lược đầu tư cho các ngành kinh tế và dịch vụ vì hai ngành này luôn cao và tỷ trọng chiếm trong cơ cấu GDP không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiến hành cổ phần hóa, tư nhân hóa đối với các đơn vị kinh tế Nhà nước hoạt động không có hiệu quả. Hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm chưa qua chế biến nhất là các tài nguyên, khoáng sản. Các sản phẩm nhập khẩu phải là những sản phẩm trong nước không tự sản xuất được, công nghiệp nhập khẩu phải là công nghiệp hiện đại nhất. Mặt khác, tận dụng và sử dụng lợi thế địa lí để phát triển các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng biển,… đẩy mạnh hoạt động tái xuất khẩu. Đảm bảo tính cân đối giữa các ngành và các vùng kinh tế, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng nội địa.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập thực tế của người dân nông thôn. Nhà nước ta cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể và ổn định hơn mới kích thích được tinh thần hăng hái sản xuất của người nông dân, giảm bớt tình trạng nông dân ào ạt đổ ra thành thị kiếm việc làm trong khi nông nghiệp vẫn còn nhiều lĩnh vực cần đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn nữa đến khâu tạo việc làm ổn định cho lực lượng lao động dư dôi ở nông thôn bằng cách lập các xí nghiệp chế biến nông sản, xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu tại các khu vực ngoại thành, thành lập các trang trại chuyên canh, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nông nghiệp
hiện đại, đầu tư phát triển các ngành sử dụng nông sản sau thu hoạch và giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người nông dân là những khâu then chốt nhất.
- Đối với giáo dục cần đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư nhiều hơn, thích đáng hơn kinh phí cho giáo dục, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến chế độ đãi ngộ giáo viên và đội ngũ những người phục vụ trong ngành giáo dục. Thể chế hoá công tác giáo dục theo những nguyên tắc, tiêu chí chung, đưa mọi hoạt động giáo dục đi vào quỹ đạo ổn định, quy củ. Tất nhiên, cũng nên có chế độ quản lý, điều hành linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với tình hình và đặc điểm của từng khu vực, từng địa phương. Xây dựng chương trình giáo dục toàn diện, kết hợp mục tiêu lâu dài với yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn.