Chính sách bảo đảm công bằng, trật tự xã hội:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở hàn quốc và đài loan, bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 36)

Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý, bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này.

Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới là xóa bỏ tình trạng vi phạm công bằng xã hội. Từ đó, việc bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường cả người mua lẫn người bán đều muốn khi đã đồng ý trao đổi thì sự thoả thuận phải được thực hiện. Trong các quan hệ lao động, mối quan hệ giữa người chủ và người làm công, thì người lao động dù với tư cách cá nhân hay tập thể trong các tổ chức hiệp hội cũng đều có sự thoả thuận nhất định về điều kiện làm việc, tiền lương với chủ sử dụng lao động. Nếu không có luật pháp thì các giao dịch trên thị trường trở nên khó có thể thực hiện được.Nhà nước phải thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và quyền được hưởng các lợi ích kinh tế xuất phát từ việc sử dụng quyền sở hữu đó. Nếu không có sự bảo đảm ấy, một số người sẽ gặp những rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền vốn của mình vào lĩnh vực kinh doanh mà rốt cuộc lợi nhuận lại là của người khác. Nhà nước trong vai trò bảo đảm tính công bằng trong các hoạt động xã hội thông qua sự bảo hộ của mình đối với sở hữu tư nhân như nhà máy, công xưởng, kho chứa và các sản phẩm hữu hình khác... đồng thời áp dụng đối với cả các sở hữu liên quan tới trí tuệ, chẳng hạn như sách, bài viết, phim ảnh, hội họa, phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, thương hiệu, thiết kế, bào chế thuốc hay chương trình phần mềm... Đây là những can thiệp quan trọng của nhà nước trong việc bảo vệ bản quyền tác giả và qua đó, khuyến khích những hoạt động sáng tạo, khả năng trí tuệ của các nhà khoa học, các nghệ sĩ.

2.3.5. Những khó khăn, hạn chế:

Mặc dù, kinh tế phát triển dưới sự quản lý của nhà nước nhưng nó còn mắc phải một số bất cập như là:

- Khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiệp còn thấp, dẫn đến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

- Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, trong đó có việc xây dựng nhà ở cho người lao

động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp, bảo đảm hoạt động của các khu công nghiệp.

- Có những giai đoạn các khu công nghiệp được hình thành quá nhiều và quá nhanh, làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp đã được thành lập trước.

- Nhiều nơi, nhiều địa phương do mong muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư nên đã hình thành các khu công nghiệp theo nhiều cách khác nhau, thiếu đồng bộ dẫn đến gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển (về bảo vệ môi trường, về đảm bảo hạ tầng).

- Do mong muốn có được sự phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung nên chưa tính đến mục tiêu phát triển dài hạn về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ.

- Các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua còn bất cập: Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian qua còn chậm được kiện toàn;Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được sửa đổi và ban hành.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển khu công nghiệp là: quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ; công tác vận động xúc tiến đầu tư gặp nhiều khó khăn; trong quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng như trong công tác quản lý chưa có sự phân loại các khu công nghiệp; trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, việc phát hiện và điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp thời; do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, nhưng thực tế đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình độ và quy mô.

Từ đó, Nhà Nước đề ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này. Đó là phát triển khu công nghiệp phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực, xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp,chính sách tạo nguồn vốn, chính sách phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển khu công nghiệp.

2.3.6. Công cuộc đổi mới thành công:

Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành

một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Một đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân bốn năm khoảng 14,6%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người. Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét hơn ở một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có hai thành phần

kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mô hình mới - kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Đây là đổi mới căn bản mà ý nghĩa sâu xa của nó là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đã mở đường giải phóng mọi tiềm năng xã hội, giải phóng sức sản xuất. Nhân tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất là con người: Người lao động làm chủ, được thúc đẩy bởi quy luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp và là cơ sở để thực hiện phát triển lợi ích của tập thể và của toàn xã hội.

Thứ hai, từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển

sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Điểm nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới có tính chất đột phá là từ chỗ về cơ bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chuyển sang coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Còn kế hoạch mang tính định hướng, điều tiết ở tầm vĩ mô, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan liêu, với phương thức

quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật pháp, kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả.

Như vậy, đổi mới đã tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, đã thiết lập được các cơ chế và chính sách để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở hàn quốc và đài loan, bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 36)