1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

73 2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 444,02 KB

Nội dung

Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn -

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN BẰNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH –

HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp

Khoá học : 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN BẰNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BƯỞI DA XANH TRIẾT VÀ GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH –

HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp

Khoá học : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Công Quân

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn Tôi đã

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát

triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương

Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Trần Văn Bằng

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới 10

Bảng 2.2 Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi 11

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới 14

Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam 17

Bảng 2.5 Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam 19

Bảng 2.6 Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam trong 5 năm trở lại đây 22

Bảng 2.7 Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011) 29

Bảng 4.1 Đặc điểm hình thái thân cành 45

Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm 46

Bảng 4.3 Bảng theo dõi thời gian xuất hiện lộc của hai loại bưởi chiết và bưởi ghép 49

Bảng 4.4 Tăng trưởng kích thước lộc của 2 loại bưởi 50

Bảng 4.5 Đặc điểm và kích thước của lộc thành thục: 52

Bảng 4.6.Tăng trưởng đường kính gốc cây của bưởi thí nghiệm 53

Bảng 4.7.Tăng trưởng đường kính tán bưởi thí nghiệm 54

Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều cao bưởi thí nghiệm 56

Bảng 4.9 Tỷ lệ cây ra hoa của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng 57

Bảng 4.10 Tỷ lệ hoa trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng 58

Bảng 4.11 Tỷ lệ đậu quả qua các đợt rụng trên cây bưởi thí nghiệm 58

Bảng 4.12 Tỷ lệ quả trên cây của vườn bưởi thí nghiệm sau trồng 59

Bảng 4.13 Liều lượng phân bón 62

Trang 5

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 3

1.3 Mục tiêu của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

2.1.1 Cơ sở lý luận khoa học của đề tài 4

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên thế giới 5

2.1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới 5

2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam 14 2.1.3 Giới thiệu về cây bưởi 23

2.1.3.1 Nguồn gốc và phân loại 23

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái cây bưởi 24

2.1.2.3 Yêu cầu sinh thái của cây bưởi 25

2.2 Tổng quan nghiên cứu 28

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 28

2.2.1.1 Vị trí địa lý 28

2.2.1.2 Địa hình đất đai 28

2.2.1.3 Điều kiện khí hậu thủy văn 30

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

2.2.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh - huyện Phú Lương 31

Trang 6

2.2.2.2 Điều kiện về khí hậu 34

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đối tượng nghiên cứu 35

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35

3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 35

3.2.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu 35

3.3 Nội dung nghiên cứu 35

3.4 Phương pháp nghiên cứu 36

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 36

3.4.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 36

3.4.2.1 Đặc điểm hình thái 36

3.4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng 37

3.4.2.3 Đặc điểm phát triển 38

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 39

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Sơ lược về điều kiện cơ sở vật chất và tình hình sản xuất kinh doanh của trang trại 40

4.1.1 Điều kiện về địa hình, đất đai của trang trại 40

4.1.2 Cơ sở vật chất của Trang trại 42

4.1.3 Nhiệm vụ chức năng của trang trại 42

4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn 44

4.1.4 1 Thuận lợi 44

4.1.4.2 Khó khăn 44

4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA GIỐNG BƯỞI THÍ NGHIỆM 44

4.2.1 Đặc điểm hình thái thân cành cây bưởi 44

4.2.2 Đặc điểm hình thái lá 45

Trang 7

4.3 Khả năng sinh trưởng của giống bưởi 47

4.3.1 Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc 48

4.3.1.1 Đặc điểm ra lộc của các công thức thí nghiệm 48

4.3.1.2 Đặc điểm sinh trưởng kích thước lộc bưởi thí nghiệm 49

4.3.1.3 Đặc điểm lộc thành thục của giống bưởi thí nghiệm 51

4.3.2 Tăng trưởng hình thái thân cây của giống bưởi thí nghiệm 53

4.3.2.1 Động thái tăng trưởng đường kính gốc 53

4.3.2.2 Tăng trưởng đường kính tán 54

4.3.2.3.Tăng trưởng chiều cao cây 55

4.4 Khả năng phát triển của giống bưởi thí nghiệm 56

4.4.1 Tỷ lệ cây bưởi ra hoa ở tuổi 2 56

4.4.2 Tỷ lệ hoa trên cây bưởi ở tuổi 2 57

4.4.3 tỷ lệ đậu quả trên cây thí nghiệm 58

4.4.4 Tỷ lệ quả trên cây bưởi thí nghiệm 59

4.4.5 Tình hình sâu bệnh hại bưởi thí nghiệm 59

4.5 Đề xuất các biện pháp chủ yếu trong chăm sóc bưởi da xanh tại khu vực nghiên cứu 61

4.5.1 Kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm và tưới nước 61

4.5.2 Kỹ thuật bón phân 61

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Đề nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

Bưởi (Citrus grandis L Osbeck) là một trong số cây ăn quả có múi

được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước thuộc vùng Châu Á:

Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv Ở Việt Nam bưởi

được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành

những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long và gần đây

là Bưởi da xanh có nguồn gốc từ bên tre đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Ở các địa phương trên bưởi được coi là cây trồng nông nghiệp chính,

với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so với lúa và một số cây trồng khác, đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc, là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có vai trò quan trọng trong mô hình VAC cũng như sản xuất trang trại Theo GS.TS Trần Thế Tục [8] thì thành phần hoá học có trong 100g quả bưởi tươi phần ăn đựợc: Đường 6 - 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g,

Trang 9

vitamin C 90mg, P205 12mg, xenluloza 0,2g, ngoài ra còn có các loại vitamin B1, B2, … caroten 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người Trong 1kg bưởi phần ăn được cung cấp 530 -

600 calo nguồn năng lượng dễ tiêu

Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm

có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi có tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch

Cây bưởi cho trái sớm và có sản lượng cao, sau 3 năm cây trồng đã bắt

đầu cho trái, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh có

thể kéo dài trên 50 năm nếu được chăm sóc tốt Chủng loại bưởi phong phú, thời kỳ chín quả khác nhau nên có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường

Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những cây trồng khác Nhiều kết quả cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn quả cho thu nhập cao gấp 2 – 6 lần so với cây lương thực Cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi

Từ năm 2007 đến nay, thí nghiệm trồng thử giống Bưởi da xanh chiết

và ghép ở xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên của PGS TS Ngô Xuân Bình đã có kết luận bước đầu: các chỉ tiêu sinh trưởng đều tốt hơn hẳn so với các giống bưởi nổi tiếng của miền bắc khả năng ra hoa và đậu quả trung bình, chất lượng rất tốt đặc biệt là khả năng chống chịu vượt trội so với các giống bưởi địa phương Kết quả bảo quản trong điều kiện thủ công dài hơn so với các loại cây trồng khác, thí nghiệm

được bố trí ở diện tích hẹp và thời gian ngắn Liệu giống Bưởi da xanh trồng

Trang 10

tại thái nguyên năng suất chất lượng có ổn định hay không Để chắc chắn có thể khuyến cáo cho bà con giống Bưởi da xanh có thể trồng được tại đất thái

nguyên Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình

sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh

- huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.”

1.2 Mục đích của đề tài

Đánh giá được một số đặc điểm tình hình sinh trưởng và phát triển của dòng bưởi có triển vọng này tại Thái Nguyên để xác định khả năng thích ứng của các dòng bưởi này trong điều kiện địa phương phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất

1.3 Mục tiêu của đề tài

Để đạt được mục trên đề tài đề xuất một số mục tiêu như sau:

- Xác định được đặc điểm hình thái của giống bưởi thí nghiệm

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bưởi

- Đánh giá được khả năng chống chịu của giống bưởi thí nghiệm với một số loài sâu bệnh hại chính trên cây bưởi

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

- Củng cố kiến thức đã được học và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất; có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất; nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bản thân

- Kết quả nghiên cứu là cở sở để khuyến cáo cho nông dân và các doanh nghiệp lựa chọn, đưa hai loại bưởi chiết và ghép này vào cơ cấu cây trồng sản xuất của mình

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả của nghiên cứu là cơ sở đưa giống Bưởi da xanh xưa nay vốn chỉ trồng được ở Bến Tre đưa vào trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc.

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Cơ sở lý luận khoa học của đề tài

Cây họ cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường, dinh dưỡng Mỗi một vùng có những điều kiện tự nhiên khác nhau điều này đã tạo nên những loại cây trồng phù hợp và mang đặc trưng riêng cho vùng sinh thái

đó.Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những chủng loại

cam quýt có khả năng thích ứng và có đặc tính quý đáp ứng được như cầu của sản xuất

Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống mang gen quý Để duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như: nhân giống từ hạt, nhân giống vô tính…Tuy nhiên đối với cây ăn quả là cây trồng lâu năm nên cây giống khi đem trồng phải là cây có chất lượng tốt, mang những đặc tính di truyền ổn định từ cây mẹ Do vậy việc sản xuất cây con từ hạt ít được sử dụng vì cây con dễ bị thoái hóa giống, xuất hiện biến dị di truyền và cây chậm ra hoa, quả Nhân giống bằng phương pháp chiết và ghép đã khắc phục được những nhược điểm này như: cây con sinh trưởng, phát triển tốt, giữ nguyên được các đặc điểm di truyền tốt từ cây mẹ

và rút ngắn thời gian ra hoa quả Điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cây ăn quả giúp rút ngắn giai đoạn chăm sóc, nhanh đem lại hiệu quả kinh tế đối với người làm vườn

Trên thế giới vùng trồng bưởi trải dài từ 400 vĩ Bắc xuống 400 vĩ Nam, nghĩa là bưởi trồng được ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới Ở Việt Nam, các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam mang tính đặc thù của khí hậu á nhiệt

đới, phù hợp với vùng trồng giống Bưởi da xanh (gốc bến tre) là cơ sở để

Trang 12

nhập nội giống bưởi này, đồng thời việc nghiên cứu các đặc trưng đặc tính của giống cây trồng mới nhập nội trước khi nhân ra trên diện rộng là việc làm rất cần thiết

Bưởi là cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt Cây cam quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả

Dựa vào hướng dẫn đánh giá, mô tả cây bưởi của viện nghiên cứu nguồn gen thực vật thế giới (IPGRI) và tài liệu nghiên cứu cây ăn quả lâu năm của viện nghiên cứu rau quả để theo dõi, đánh giá các giống một cách có hệ thống

và đảm bảo tính khoa học cao [1]

Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, mỗi giống có sự thích nghi khác nhau Vì thế việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng rất cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những loại cây mới

được chọn tạo ra

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trong nước và trên thế giới

2.1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi trên thế giới

a Những kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới

Cũng giống như các loại cây ăn quả có múi khác, vòng đời bưởi trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn cây con (giai đoạn kiến thiết cơ bản), giai đoạn

ra hoa kết quả (giai đoạn kinh doanh) và cuối cùng là thời kỳ già cỗi Tùy

điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi cây có thể dài hoặc

ngắn Ở những vườn bưởi gieo hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp ghép gặp điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể tới vài chục đến hơn một trăm năm vẫn cho năng suất tốt

Trang 13

Bưởi cũng mang những đặc trưng chung của thực vật đó là sự phát triển cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất nhìn chung khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trưởng có phần nghiêng về bộ

rễ [19] Trong một năm, bưởi có thể ra nhiều đợt lộc tùy vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người, thông thường

có từ 2 – 4 hoặc 5 đợt lộc [13], [4]

Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành có quả càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có [13], đó cũng là lý do có thể giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể ra quả quanh năm

Cành bưởi cũng như cành cam quýt sau khi mọc một thời gian khi đã gần đến độ thuần thục tại các đỉnh sinh trưởng có hiện tượng auxin giảm đột ngột làm cho các tế bào sinh trưởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh trưởng bị chết Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới xuân, hạ, thu, đông Chính vì vậy mà cành cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá xum xuê rậm rạp sau một năm sinh trưởng [19]

Cành của cam quýt gồm các cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành quả Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít [13], [19] Cành dinh dưỡng

có thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc cành dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành quả có độ dao động lớn Những năm ít hoa, hoa mọc từ cành cao tuổi vẫn có thể đậu quả rất tốt [13] Nhìn tổng quan một năm ra lộc của cam quýt cho thấy lộc xuân thường

được mọc từ cành năm trước hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý

Trang 14

nghĩa (cành quả) nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trước [19] Lộc hè có thể mọc từ cành xuân, cành đông, thu năm trước, tương tự lộc thu có thể mọc

từ cành xuân (cành quả vô hiệu) hoặc cành đông, thu năm trước Tuy nhiên mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm cũng có thay đổi Việc xác định tuổi cành mẹ để cho cành quả tốt nhất ở một vùng sinh thái cụ thể hầu như ít được quan tâm nghiên cứu kết quả nghiên cứu của trại cam Xuân Mai, Hòa Bình (Việt Nam) cho thấy ở cam Bố Hạ và cam xã Đoài cành thu là cành mẹ tốt nhất để cho cành quả năm sau, tuy vậy kết quả nghiên cứu này cũng chưa xác định được tuổi chính xác của cành mẹ

có ý nghĩa nhất là mấy tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu của tác giả Wakana Nhật Bản cho thấy có tới 90% cành mẹ của cành quả năm sau ở giống quýt Ôn Châu là cành hè và cành thu Trong khi đó ở giống bưởi Tosa vào những năm cây ít quả thì có tới 40 – 50% cành mẹ là cành cao tuổi trên một năm Việc xác định tuổi của cành mẹ thích hợp nhất vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù việc xác định chính xác tuổi thích hợp của cành mẹ sẽ giúp xây dựng các biện pháp kỹ thuật như canh tác, cắt tỉa cành, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng nhằm tạo ra đợt cành mẹ

có ý nghĩa nhất

Bộ lá của cam quýt cũng được nghiên cứu nhiều nhằm xây dựng biện pháp kỹ thuật tăng năng suất [19], [17] Một số tác giả cho rằng bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của cam quýt [7] Trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện tích lá và tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng hơn Theo Wakana (Nhật Bản) để quýt Nhật Bản có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá cho một quả trở lên

Tác giả Turrall cho rằng: ở cam quýt 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3 m2 lá

để sản xuất 1 kg quả [18] Reuther tổng kết rằng ở giai đoạn đầu để đảm bảo

Trang 15

đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả

lớn thì tổng diện tích lá bình quân trên 2 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất

và phẩm chất quả [12] Tuy nhiên mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá

và năng suất ở cam quýt cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật cần thiết

Ở nước ngoài những nghiên cứu kể trên được đề cập nhiều nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng quả bằng tác động các biện pháp trồng xen hoặc (không trồng xen) với cây cho nguồn hạt phấn tốt

Chất lượng quả cam quýt được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhưng có thể tóm tắt ở các điểm sau: vị quả, màu sắc quả, tỉ lệ thịt quả, độ mềm thịt quả

và số lượng hạt, hàm lượng dinh dưỡng,… Mục tiêu rất lớn của các nhà chọn tạo giống là chọn giống quả không có hạt [19], [7], quả cam quýt có số lượng hạt ít hoặc không có hạt sẽ được đánh giá rất cao

Quả không hạt ở cam quýt là kết quả của các hiện tượng sau: Cây bị bất dục đực hoặc bất dục cái, bất dục cả đực và cái, cây ở thể đa bội lẻ (3n), (5n),…

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng quả không hạt là kết quả của một số giống khi cho tự thụ hoặc giao phấn với nguồn hạt phấn khác nhau Nagai và Tanigawa (nhật bản) sử dụng 20 giống cam quýt tự thụ và giao phấn đã cho kết quả có 4 giống khi tự thụ cho quả không hạt, tuy nhiên tác giả chưa tìm được tổ hợp lai cho quả không hạt

Robest Soost của đại học Califolia khi nghiên cứu về quá trình tự thụ và giao phấn đã báo cáo: Trong công thức tự thụ tìm được 3 giống cam quýt cho quả không hạt, ở công thức giao phấn cũng tìm thấy 3 tổ hợp lai cho quả không hạt Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ kiểm tra về tỉ lệ đậu quả, số lượng hạt mà chưa đi sâu tìm hiểu về chất lượng quả

Trang 16

Nhà khoa học Mỹ Reece và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn hạt phấn khác nhau đến khả năng đậu quả và chất lượng của cam quýt cho thấy: Nguồn hạt phấn khác nhau có tỉ lệ đậu quả và số lượng hạt/quả khác nhau, kích thước quả có thay đổi đôi chút, các chỉ tiêu chất lượng khác cũng

có thay đổi nhưng không nhiều Điều này chứng tỏ nguồn hạt phấn ảnh hưởng

đến năng suất, chất lượng quả, có khả năng nâng cao tỉ lệ đậu quả và khả năng

tạo quả không hạt [14]

Khả năng tạo quả không hạt hoặc tăng tỉ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt/quả bằng các nguồn hạt phấn khác nhau cũng được phát hiện ở nhiều loại cây trồng khác nhau như ở cây thuốc lá, một số giống nho, một số giống táo tây, mơ mận,… Ngày nay các nhà khoa học đều khẳng định rằng có tới 50%

số loài trong ngành thực vật hạt kín mang khả năng trên [9], [11], [17] Từ những kết quả nghiên cứu trên, việc tìm ra nguồn phấn phù hợp để sử dụng làm cây thụ phấn cho vườn cam quýt nhằm tăng năng suất, chất lượng quả là

điều rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

b Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới

Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại

bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4 - 5,6% tổng

sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn, còn lại bưởi chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á và tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines vv

Trong nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên thế giới không ngừng tăng Hiện nay vùng trồng bưởi ở Việt Nam, Thái Lan,

Cu Ba, Malaixia và miền Nam Trung Quốc, … đang gặp những khó khăn lớn

về phát triển bưởi do một số bệnh hại trên cây có múi như bệnh Greening, Tristeza Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích cây có

Trang 17

múi, trong đó có bưởi của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được

Trên thế giới, tính đến năm 2009, diện tích trồng cây bưởi đạt 253.971

ha, năng suất bình quân đạt 20,85 tấn/ha và sản lượng đạt 6.565.351tấn Trong vòng gần 10 năm từ 2000-2009, diện tích bưởi mặc dù giảm nhưng sản lượng tăng thêm 1,1 triệu tấn, nguyên nhân chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các TBKT trong sản xuất bưởi

Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới

(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [21]

Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới gồm các quốc gia châu Mỹ (Mỹ, Ý, Braxin, Mêhico…), châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan…

Trung Quốc: Là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi Ở Trung

Quốc bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên,

Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các loại cây ăn quả khác Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn

Năm 2009, diện tích bưởi ở Trung Quốc là 2.768.308ha, năng suất đạt cao nhất thế giới (43,84 tấn/ha) và đạt sản lượng là 2.768.308 tấn quả

(Bảng 2.2 ở trang sau)

Trang 18

Bảng 2.2 Sản lượng bưởi quả ở một số quốc gia sản xuất bưởi

chủ yếu trên thế giới năm 2009

TT Quốc gia Diện tích thu

hoạch (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

nông nghiệp chất lượng cao Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt

tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2009) [2] Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản

lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến,

2009) [3]

Trang 19

Thái Lan: bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần của

miền Bắc và miền Đông, với các giống bưởi nổi tiếng như Cao Phuang, Cao Fan, Năm 1987 Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995) [1] Đến năm 2007, theo Somsri, diện tích bưởi ở Thái lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm

Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn

Ấn Độ: bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng

Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm Bưởi có thể trồng

được ở những vùng có lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan Năm

2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (FAO,2006) [34] Năm 2009, sản lượng bưởi quả đạt 183.922 tấn xếp thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở các nước châu Á Dự kiến năm 2015, Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi diện tích trồng bưởi chùm cho xuất khẩu và sản lượng dự kiến tăng 30% [35]

Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ 2 thế giới, trong đó

chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng, vì vậy là quốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống cho quả không hạt (thể bất dục đực, bất dục cái, thể tam bội,…)

Năm 2009, sản lượng bưởi quả (chủ yếu là bưởi chùm) của Mỹ đạt 1.182.970 tấn và là quốc gia xuất khẩu bưởi chùm lớn nhất thế giới

Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á Trong đó khu vực Bắc Mỹ

là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải Theo thống

kê của FAO, năm 1997 sản lượng bưởi của khu vực Bắc Mỹ là 3,497 triệu tấn

Trang 20

chiếm 69,4% sản lượng bưởi của thế giới, các quốc gia có sản phẩm bưởi quả ngoài khu vực Bắc Mỹ có sản lượng khoảng 1.541 triệu tấn chiếm 30,6%

Châu Á: là cái nôi của cam quýt và cây bưởi và cũng là khu vực sản

xuất bưởi lớn trên thế giới, năm 2009 với diện tích cho thu hoạch quả là 116.914

ha, năng suất 315,549 tạ/ha thì sản lượng đạt được là 3.689.213 tấn

Châu Á tuy có sản lượng bưởi cao ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, nhưng do điều kiện kinh tế của các nước châu Á nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều Công tác chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất nhiều hạn chế so với các vùng trồng bưởi khác trên thế giới Tuy nhiên nghề trồng cam quýt ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine Ở vùng này hiện nay tình hình sâu bệnh hại trên cây có múi xẩy ra nghiêm trọng

Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ

bưởi Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851tấn) bưởi tươi, năm 2005/06: 6 - 7 triệu thùng(102-

119 nghìn tấn), năm 2006/07: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn) Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) bưởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004

Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi

là loại quả có múi quý hiếm Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm

2001 Trong 9 tháng đầu năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi Như vậy trong năm 2004 Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn ), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen,

Trang 21

Nam Phi và Achentina

Theo số liệu của FAO năm 2011: diện tích trồng bưởi mấy năm gần đây

có xu hướng giảm nhẹ Tuy nhiên, năng suất bưởi trong các năm 2007 – 2009

có bước tăng nhảy vọt so với trước Cho lên sản lượng bưởi vẫn tăng cho dù diện tích giảm

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích(ha) 271.976 256.814 256.247 251.407 253.971 Năng suất(tạ/ha) 148,470 172,977 251,713 267,543 258,507 Sản lượng(tấn) 4.038.029 4.442.312 6.457.637 6.726.219 6.565.531

(Nguồn: FAO, 2011)[21] 2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam

a Một số kết quả nghiên cứu về cây ăn quả có múi ở nước ta

Nghiên cứu cây có múi ở nước ta đã từng được triển khai ở những mức

độ nhất định nhưng còn tản mạn Trong năm 1992 – 1993 với sự trợ giúp của

IBPGQ, đã tiến hành sưu tập một tập đoàn gồm 185 giống trồng và loài dại tại miền Bắc Việt Nam Tập đoàn được bảo quản ở trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ Nhưng tập đoàn này đã bị nhiễm bệnh đến nay hầu như đã bị tàn phá Nam 1989, dự án “cải thiện sản xuất cây có múi ở Việt Nam” (VIE86/005) với mục tiêu hình thành tập đoàn giống và vườn cây mẹ cung cấp mắt ghép sạch bệnh nhưng đã không mang lại kết quả ứng dụng như mong muốn Tiếp đó là dự án khu vực vế bênh Greening và kỹ thuật vi ghép Việc tuyển chọn cây đầu dòng đã được các viện nghiên cứu và các địa phương thực hiện khá thành công Một số giống cây có múi đặc sản, nhất là bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh đã được viện cây ăn quả miền Nam phát hiện và quảng bá thông qua tổ chức các hội thi cây ăn trái Tại miền Bắc, Viện

Trang 22

Nghiên cứu Rau – Quả, trung tâm cây ăn quả Xuân Mai, Phủ Quỳ, Phú Hộ,…

là các trung tâm nghiên cứu đồng thời là nơi sản xuất giống cây có múi phục

vụ sản xuất

Ngô Xuân Bình (2001), điều tra ở 111 giống cam quýt gồm bưởi và một

số con lai giữa cam và quýt, bưởi và cam đã cho kết quả là trong số đó 94 giống cho quả không hạt khi tự thụ [5]

Từ năm 1991, Viện Di Truyền nông nghiệp đã được chương trình công nghệ sinh học quốc gia đầu tư nghiên cứu sưu tập tập đoàn giống citrus ưu việt và tạo giống sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép Kết quả là số lượng lớn giống, dòng đã được thu thập và bảo quản trong nhà lưới và trong ống nghiệm invitro Đây là thực liệu hết sức quan trọng trong nghiên cứu chọn tạo giống

Ở nước ta còn ít công trình nghiên cứu về tạo giống cây ăn quả có múi

Một số công trình nghiên cứu cam không hạt và tạo giống đa bội thể đã được các tác giả việt Nam nghiên cứu ở nước ngoài Nhưng rất tiếc các công trình này đã không có điều kiện tiếp tục trong nước( Binh et al, 1998, Binh et al, 2001) Công trình nghiên cứu này cho thấy biểu hiện cơ bản của tính bất tự hòa hợp là sự ức chế sinh trưởng của ống phấn trong bầu nhụy sau khi hoa

được thụ phấn Tính trạng này được kiểm soát bởi một hoặc một vài gen với

nhiều alen, tuy vậy các nghiên cứu chưa được ứng dụng trong nước

Từ năm 2001, Viện di truyền nông nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư nghiên cứu tạo giống cây ăn quả có múi không hạy từ các giống bản địa

Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi khác nhau Một số giống dòng quý đã được mô tả, phân loại và khai thác trong sản xuất Mặc dù vậy, việc điều tra nghiên cứu về chủng loại, số lượng, phân bố và đặc tính nông – sinh học của các loài, giống dòng citrus và họ hàng hoang dại của nó chưa nhiều và chưa hệ thống Hàng loạt câu hỏi về

Trang 23

giống gốc ghép, giống mắt ghép, cơ cấu giống và vùng quy hoạch sản xuất cây ăn quả tươi và chế biến, vấn đề dịch bệnh ở cây có múi đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu rất cơ bản về nguồn gen và chọn tạo giống mới ở nước ta

b Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nơi khởi nguyên của nhiều loại cây trồng, là một trong những nước có thể trồng được nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây

ăn quả Kết quả điều tra [8], [17], cho thấy ở nước ta có hàng ngàn giống cây

ăn quả thuộc 130 loài của hơn 30 họ thực vật Nhiều loại cây ăn quả thích ứng

với các vùng khác nhau trong nước như chuối, dứa, cam quýt Nhiều loại cây

ăn quả được trồng theo vùng sinh thái tạo thành các vùng đặc sản nổi tiếng

như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, các cây ăn quả đặc sản như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền Nam,…

Cây có múi đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta Lê Quý Đôn (1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen(gọi là liên cam), cam Vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ, vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua nhẹ, cam mật

vỏ mỏng vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu hồng trông đẹp mắt

vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước tiên Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát châu Á đã nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 Hiện nay ở nhật bản

có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống bưởi này được Tanaka thu thập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng thử nghiêm ở Nhật Bản [5] Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau

1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế kỷ 20 Nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và

Trang 24

sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hình thành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh

Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ… Với diện tích hàng ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh Ở các vùng cam quýt truyền thống như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt được coi là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm

Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng một số loại quả ở Việt Nam

Năm

Quả

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Chuối 94.000 1.350.000 95.000 1.355.000 95.000 1.355.000 Bưởi chùm 12.000 123.000 13.000 123.000 13.000 123.000

Xoài 52.000 370.000 52.000 370.000 52.000 370.000 Cam 59.100 601.000 59.100 601.000 59.100 601.000 Dứa 36.200 470.000 36.200 470.000 36.200 470.000 Dừa 133.900 1.000.700 135.300 1.034.900 138.300 1.086.000

(Nguồn: FAO, 2011) [12]

Trong những năm gần đây, mặc năng suất và diện tích cây có múi không tăng nhiều, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bưởi quả làm thực phẩm thay cho các loại quả có múi khác Quả bưởi dễ bảo quản, vận chuyển, có thể

để trên cây trong thời gian dài sau khi chín, được xác định là loại quả tương đối an toàn, vì thế giá bưởi quả luôn cao hơn các loại quả có múi khác Trong

vòng 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng bưởi quả ở Việt Nam tương đối ổn

Trang 25

định, diện tích dữ ở mức 12.000 – 13.000 ha, năng suất khoảng từ 10 – 12

tấn/ha và sản lượng đạt ở mức 123.000 tấn So với các loại cây ăn quả khác sản lượng bưởi đứng sau: chuối, dừa, cam, dứa, xoài… Tuy nhiên giai đoạn

2010 – 2015, nhiều địa phương có xu hướng phát triển trồng bưởi tạo sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Nước ta còn có bộ giống cam quýt khá phong phú [12], [5] Các giống cam quýt được trồng ở Việt Nam chủ yếu được chọn lọc tự phát của người dân từ những vùng trồng cam quýt truyền thống Nhiều giống cam quýt gắn liền với tên một địa phương như là nơi xuất xứ của các giống này như bưởi Năm Roi (Nam Bộ), cam sành (Tuyên Quang), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Mường Pồn (Lai Châu), quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn),…

Theo kết quả điều tra của đoàn chuyên gia Nhật Bản và viện nghiên cứu rau quả Trung ương tổng kết ở bảng 3.5 (Đỗ Đình Ca - 1995) thì: Năm 1992, thu thập ở các tỉnh miền Bắc từ Quảng Ninh trở ra được 185 giống cam quýt khác nhau Năm 1996, khảo sát ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam thu thập được thêm 68 giống cam quýt hiện đang được trồng hầu hết các vùng cam quýt nước ta [3]

Ngoài bộ giống được chọn lọc trong thực tiễn sản xuất ở các vùng trồng cam quýt, từ những năm 60 với chính sách phát triển cây ăn quả của nhà nước, đã có nhiều giống cam quýt nhập nội từ nhiều nguồn khác nhau của nhiều dự án khác nhau (Bảng 3.6: một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam)

Trang 26

Bảng 2.5 Kết quả điều tra các giống cam quýt ở Việt Nam

giống Địa điểm điều tra

1 Cam ngọt 17 Hà Giang, Yên Bái,

Sơn La, Nghệ An 7

Hà Giang, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ, Bến Tre

2 Chanh ta 16

Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An

1 Yên Bái

Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ

An, Lạng Sơn

25

Hà Giang, Yên Bái,

Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Bến Tre

Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn

La, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh

18

Hà Giang, Yên Bái,

Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Nghệ An, Vĩnh Long,

9 Bưởi lai 4 Hà Giang, Yên Bái,

Nghệ An, Lạng Sơn 4

Phú Thọ, Cần Thơ, Bến Tre

(Nguồn: Đỗ Đình Ca - viện nghiên cứu rau quả) [3]

Trang 27

Các giống nhập từ Cuba, Địa Trung Hải và nhiều nước khác Bộ giống này khoảng hơn 30 giống, gồm cam ngọt, chanh, quýt, bưởi, quất, chanh đắng (làm gốc ghép), cam chua,… Trong các giống nhập nội phải kể đến là cam Navel, cam Valencia, bưởi đỏ, cam máu (cam đỏ), các giống bưởi chùm như Foster pink, Marshu, Grapefruit,… Số liệu bảng cho thấy có rất nhiều giống cam quýt được nhập nội theo con đường chính thức vào Việt Nam để trồng thử nghiệm

Số giống cam quýt được nhập nội theo con đường không chính thức trong những năm gần đây còn lớn hơn nhiều, có thể lên đến hàng trăm giống khác nhau Việc nhập nội giống cam quýt để thay thế các giống địa phương sẽ nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập của người sản xuất Nhưng các giống nhập có khả năng chống chịu, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh yếu đi rất nhiều, đây chính là một yếu tố làm dịch bệnh phá hoại mạnh và lây lan sang cả những giống địa phương trong những năm gần đây ở Việt Nam Ngoài bộ giống hiện đang được trồng nhiều ở các vùng cam quýt trên thế giới, ở nước ta còn có các loại thuộc họ cam quýt hoặc thuộc họ hàng gần với cam quýt dạng hoang dại như “gai tầm xong”, “bưởi bung”, “quất hồng bì”,

“dâu da xoan”, cây “cần thăng”, cây “mắc mật”,… Những loài cây này sẽ giữ vai trò quan trọng là nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo giống và là nguồn thuốc nam quý hiếm

Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam

- Vùng trồng cam quýt Miền núi và Trung du phía bắc

Bao gồm các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn

La, Tuyên Quang… Khu vực này thuộc vùng á nhiệt đới chủ yếu là vùng núi cao và có độ cao so với mặt nước biển là 300m cho nên khí hậu phân mùa rất

rõ rệt Đất đai của vùng khá đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất khá điển hình

ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt Nhìn chung, miền Bắc Việt

Nam có tiềm năng lớn về đất đai cũng như khí hậu để phát triển nghề trồng cam quýt

Tuy nhiên cam quýt ở phía bắc còn những hạn chế cơ bản sau: Địa hình

đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất nhanh bị nghèo kiệt do rửa

Trang 28

trôi, xói mòn Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một số tỉnh còn hạn chế… Nếu khác phục được những trở ngại trên thì vùng này sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và với cây ăn quả nói chung

- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung

Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình Đây là vùng trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai được nhà nước đầu tư xây dựng các nông trường Do đó ở đây, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm Tuy nhiên, khí hậu của vùng tương đối khắc nghiệt như mưa về mùa nóng, khô về mùa đông Nên phần nào hạn chế đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật không ổn định

và đồng đều giữa các địa phương trong vùng cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của nghề trồng cam quýt

- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long

Bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Đồng tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,… Vùng trồng cam quýt sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt lâu đời gắn liền với lịch sử khai hoang vùng này Trình độ của người dân trong vùng về trồng cam quýt khá cao đặc biệt là chế độ chăm sóc như: Khắc phục hiện tượng ra hoa cách năm, điều khiển quá trình ra hoa sớm hay muộn, trồng với mật độ hợp lý tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, nước, khoảng không gian tạo sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái vùng đồng bằng

Đây là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng lớn nhất cả

nước Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long tập trung giống khá phong phú như cam giấy, cam sành, cam mật, bưởi đường, bưởi long tuyền, bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh,… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to vừa phải, ngọt, vị chua nhẹ, không hạt phù hợp cho xuất khẩu

Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ nhờ khí hậu, đất đai phù hợp với thị trường tiêu thụ rộng lớn Tuy nhiên, vùng cam quýt này có một số khó khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hoại nhiều làm giảm năng suất và chất lượng quả

Trang 29

Bảng 2.6 Một số giống cam quýt nhập nội vào Việt Nam trong 5 năm trở lại đây

TT Giống/loài Nơi nhập STT Giống/loài Nơi nhập

8 Parent navel Ai Cập 5 Tangor ortanique Ai Cập

II Chanh 4 Citrange Carrizo Ai Cập

1 Femm

Limequat enstic

Ai Cập

Nguồn: Trần Văn Lài (Viện nghiên cứu rau quả)[4]

Trang 30

2.1.3 Giới thiệu về cây bưởi

2.1.3.1 Nguồn gốc và phân loại

a Nguồn gốc về cây bưởi

Alphonse de candle (1986), cho rằng có một số giống bưởi ở quần đảo Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời

Roxburgh (1983), cho rằng bưởi đã được di thực đến Calcutta (Ấn Độ)

từ quần đảo Java (Indonesia)

Theo Webber và cộng sự (1967), trong quần đảo Friendly và Fiji còn tồn tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng khởi nguyên của bưởi Tuy nhiên, Webber cũng cho rằng, dựa trên các dữ liệu thì bưởi cũng có thể là cây bản địa của quần đảo Malaysia và Indonesia Từ hai nơi này bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran, Palestin và vào châu Âu [4]

Theo Saunt (1990), bưởi có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, nơi chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới các nước Đông nam Á, nơi đây có nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển

Jorgenson (1984), cho rằng bưởi và nhóm cây có múi khác đã được mang đến vùng Đông Nam Á bởi những người Trung Quốc đi lập nghiệp và

do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong vùng

Theo Webber (1993), bưởi chùm xuất hiện ở miền Tây Ấn Độ, vì quả tạo thành chùm nên gọi là bưởi chùm

Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia,

Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống

bưởi này tới vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó [20] Bưởi chùm (Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi, nó xuất hiện sớm nhất tại vùng Barbadas miền Tây

Trang 31

Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một

trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ…

Tóm lại, bưởi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, có khả năng sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải rộng từ 35 vĩ độ Nam đến 35 vĩ

độ Bắc Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nơi xuất xứ

của cây bưởi

b Phân loại cây bưởi

Ngành hạt kín: Angiospermae

Lớp hai lá mầm: Dicotyledones

Bộ: Rutales

Họ: Rutaceae

Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck

2.1.3.2 Đặc điểm hình thái cây bưởi

Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ cam quýt thì bưởi là cây lớn nhất, có gai, có thể cao tới 15 m, lá to, xanh đậm với cành lá

to hơn cam quýt [2]

a Thân và tán cây bưởi

Bưởi thuộc dạng than gỗ, là loại cây cao to nhất trong chi Citrus, cây cao

6 – 7 m, trong một năm có thể cho ra 3 – 4 đợt cành Hình thái tán rất đa dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình cầu, hình tròn hay hình tháp Phần lớn các giống bưởi có tán xòe như: bưởi chùm, bưởi chua, bưởi đường… nhưng cũng

có tán đứng như bưởi Thanh Trà, bưởi Ổi Khi còn nhỏ, cành có gai và rụng khi lớn

b Lá bưởi

Lá bưởi có cánh tiếp giáp hay chồng lên phiến lá, số lá trên cành có liên quan đến trọng lương quả, ảnh hưởng đến năng suất, kích thước lá thay đổi tùy theo giống

Trang 32

c Hoa bưởi

Hoa bưởi là hoa lưỡng tính mọc từ nách lá, hoa màu trắng, thơm, có 5 cánh và 3 – 5 lá đài, 20 – 40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở đáy, bao phấn có 4 ngăn, màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầu nướm nhụy cái Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có tới 8 – 15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa, thường thì hoa tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng thụ phấn chéo

d Quả bưởi

Quả bưởi thường nặng từ 0,8 – 3,8 kg nhưng thường biến động từ 0,9 – 1,5 kg với nhiều dạng: da sần, da láng, quả tròn, quả dẹp, dạng quả lê, núm cao Thịt quả từ trắng đến hồng, vàng, xanh vàng, quả bưởi gồm 3 phần:

- Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái gồm có biểu bì, lớp cutin, dãy các khí khổng Bên dưới lớp biểu bì là lớp nhu mô mỏng giàu lục lạp, nên khi trái còn xanh vẫn có thể quang hợp được Giai đoạn chín diệp lục

bị phân hủy, nhóm sắc tố carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay

đổi từ xanh sang vàng

- Trung quả bì: Giáp phần phía trong ngoại bì lớp này gồm nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, vàng hay hồng nhạt Trái càng lớn thì phần mô này càng xốp

- Nội bì quả: Gồm có tâm bì hay múi được bao quanh bởi lớp vách mỏng bên trong Bên trong vách là tép phát triển và chứa đầy dịch nước, dịch nước chứa đường và axit (chủ yếu là axit citric)

2.1.2.3 Yêu cầu sinh thái của cây bưởi

- Nhiệt độ: cây bưởi thuộc nhóm cây có múi, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể sinh trưởng từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 290C

Trang 33

Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 - 320C, cũng có báo cáo cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam quýt là từ 26 - 300C [16] Nhiệt

độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt,

thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn

so với cam quýt vùng nhiệt đới Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ cam quýt còn xanh khi quả đã chín Nhiệt độ hạ thấp vào thời kỳ chín giúp quả có màu tươi đậm Cam huyết vùng Địa Trung Hải khi trồng ở Florida cũng không giữ được màu sắc đỏ tươi do thời tiết ở Florida ấm hơn ở Địa Trung Hải Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hóa chồi hoa, khi nhiệt ban ngày và đêm là 20 - 150C thì tỉ lệ chồi hoa nhiều hơn

so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180C hoặc 21 - 170C

Khi nhiệt độ xuống dưới - 40C thì bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dưới

- 70C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320C chỉ cần 20 - 30 ngày

là ra xong đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200C thì cần 40 - 50 ngày [4],[14]

- Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển là 10.000 – 15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ)

Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm tác hại cho cây và quả

- Nước: cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợ ngập úng Ẩm độ thích hợp nhất cho cây bưởi

là 70 – 80%, lượng mưa khoảng 1000 – 2000 mm/năm Trong mùa nắng cần phải tưới nhiều nước cho cây

Trang 34

Ẩm độ không khí là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng

của cây bưởi, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hao năng lượng cho quá trình hút nước Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do nấm,…Ẩm độ quá cao quả sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam quýt ít tươi tắn hơn Nhiệt độ và ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp chất lượng kém [3], [12] Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75 % Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa, quả

đang đậu (vào cuối tháng 2 đầu tháng 3) và giai đoạn phình quả đến khi quả

chuẩn bị chín Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400 mm/năm tối thuận là 1200 mm Các vùng trồng cam quýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý không phụ thuộc vào nước trời Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao người ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hóa hoa, tỷ lệ nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả

- Đất trồng phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao, pH từ 5,5 – 7, mực nước ngầm dưới 0,8 m

Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt đó là tầng

đất sâu, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước ngầm ổn định

Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quýt Mực nước ngầm phải đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dưới mặt đất Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 – 6,5, đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi và cũng có thể gây độc với một số nguyên tố như đồng (Cu) Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe) Nhìn chung đất phù hợp với cam

Trang 35

quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi,… [15], [4] Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt

2.2 Tổng quan nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với tổng diện tích là 2559,35ha Vị trí địa lí của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc

- Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô

- Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ

- Phía Nam giáp xã Vô Tranh

- Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng

- Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh Hợp, Đập Tràn

- Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng

- Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến

- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng Tâm, Đồng Tiến

2.2.1.2 Địa hình đất đai

Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ,

đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng 4.1)

Trang 36

Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất bình quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ

có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người

Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao,

đầm Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ sản

vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu

Bảng 2.7 Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011)

Loại đất Diện tích đất

(ha)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: (Số liệu xã tức tranh)

Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát

pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại

đất khác Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây

trồng lâu năm đặc biệt là cây chè Toàn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình quân đạt 0,111 ha chè/người

Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường

xuyên bị rửa trôi

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Konishi, K. el al. (1994), Horticulture in japan, Asakura publishing Co., ltd, Tokyo – japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Horticulture in japan
Tác giả: Konishi, K. el al
Năm: 1994
15. Lewis, D. (1949), Incompatibility in flowring plant, Biol.Rev. 24:472 -496 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incompatibility in flowring plant
Tác giả: Lewis, D
Năm: 1949
16. Mura, Do Dinh Ca (1997), Incompalibity in angrosperms, Springer – verlag, Berllin. Heidelbeg and NewYork Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incompalibity in angrosperms
Tác giả: Mura, Do Dinh Ca
Năm: 1997
18. Tanaka (1954), Dible plant, Tokyo, Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dible plant
Tác giả: Tanaka
Năm: 1954
19. Wakana A Kira (1998), The citrus production in the world, Tkyo, Japan Sách, tạp chí
Tiêu đề: The citrus production in the world
Tác giả: Wakana A Kira
Năm: 1998
12. J. Saunt (1990), citrus varieties of the world – An Iiustrated guide, Many Col pl Narwich uk Sinclain international Ltd, p126 Khác
13. Kenneth W. Riley (1996), Status reports on genetic resources of citrus Khác
20. Webber (1967), pummel and grapruit the citrus industry Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w