Khả năng mở rộng tán cây được đánh giá thông qua chỉ tiêu đường kính tán cây, đường kính tán cây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cây. Trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc như nhau, giống nào có khả năng tăng trưởng đường kính tán lớn chứng tỏ giống đó có sức sinh trưởng nhanh và ngược lại. Bên cạnh đó, đường kính tán còn tỷ lệ thuận với tuổi cây có liên quan chặt chẽ tới năng suất của cây. Đồng thời, đường kính tán còn làm cơ sở để ta xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Trên thực tế theo dõi tực tiếp động thái tăng trưởng đường kính tán ta có được bảng 4.7. sau:
Bảng 4.7 .Tăng trưởng đường kính tán bưởi thí nghiệm
(Đơn vị: cm) Chỉ tiêu Giống Mốc theo dõi (Tháng) 1 2 3 4 Da xanh (ghép) Đường kính 201,4 220,5 235,2 240 Tăng 38,6 Da xanh (chiết) Đường kính 174,5 191,6 205 209,8 Tăng 35,3
55
Những cây bưởi thí nghiệm này đã có bộ rễ khỏe ổn định, điều kiện chăm sóc tốt và khí hậu thuận lợi nên sinh trưởng mạnh về thân, lộc và chiều cao nên đường kính tán cũng sinh trưởng mạnh. Tuy nhiên giữa 2 loại bưởi chiết và ghép này luôn luôn có tốc độ sinh trưởng chênh lệch nhau như: Trong đó Bưởi da xanh chiết thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn Bưởi da xanh ghép. Cụ thể trong bảng 4.7 đã cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 tốc độ tăng trưởng của Bưởi da xanh chiết chỉ tăng 35,3cm, còn Bưởi da xanh ghép thì tăng 38,6cm, nhanh hơn Bưởi da xanh chiết 3,3cm.
4.3.2.3.Tăng trưởng chiều cao cây
Đối với cây ăn quả nói chung và với cây bưởi nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống qua đó, nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi.
Mức độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu là thể hiện sức sống của cây mạnh hay yếu của cây trong điều kiện cụ thể. Sức sống tốt, khả năng sinh trưởng hợp lý là tiền đề dẫn đến năng suất cao và ngược lại. Trong suốt quá trình sống của cây bưởi, chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến khi bước vào giai đoạn già cỗi thì tăng chậm lại. Sự sinh trưởng về chiều cao có mối liên hệ mật thiết với khả năng tạo bộ khung tán vững chắc. Tuy nhiên, các giống khác nhau khả năng sinh trưởng về chiều cao là khác nhau. Mức độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp và kỹ thuật canh tác…
Trong quá trình theo dõi về động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống bưởi chiết và ghép, chúng tôi có kết quả thể hiện qua bảng 4.8
56
Bảng 4.8. Tăng trưởng chiều cao bưởi thí nghiệm
(Đơn vị: cm) Chỉ tiêu Giống Mốc theo dõi (tháng) 1 2 3 4 Da xanh (Ghép) Chiều cao 247,8 265,4 274,4 278,6 Tăng 30,8 Da xanh (chiết) Chiều cao 226,4 242,8 250,2 253,6 Tăng 27,2
Số liệu bảng 4.8 cho thấy, khi trồng Bưởi da xanh triết và da xanh ghép có chiều cao là tương đương nhau nhưng sau 2 năm trồng thì chiều cao cây đã có sự tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về chiều cao của Bưởi da xanh chiết luôn cao hơn Bưởi da xanh ghép. Cụ thể là từ tháng 1 đến tháng 4 giống Bưởi da xanh ghép tăng 30,8cm, còn Bưởi da xanh chiết chỉ tăng 27,2cm chậm hơn Bưởi da xanh ghép 3,6cm.