Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ cam quýt thì bưởi là cây lớn nhất, có gai, có thể cao tới 15 m, lá to, xanh đậm với cành lá to hơn cam quýt [2].
a. Thân và tán cây bưởi.
Bưởi thuộc dạng than gỗ, là loại cây cao to nhất trong chi Citrus, cây cao 6 – 7 m, trong một năm có thể cho ra 3 – 4 đợt cành. Hình thái tán rất đa dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình cầu, hình tròn hay hình tháp. Phần lớn các giống bưởi có tán xòe như: bưởi chùm, bưởi chua, bưởi đường… nhưng cũng có tán đứng như bưởi Thanh Trà, bưởi Ổi. Khi còn nhỏ, cành có gai và rụng khi lớn.
b. Lá bưởi
Lá bưởi có cánh tiếp giáp hay chồng lên phiến lá, số lá trên cành có liên quan đến trọng lương quả, ảnh hưởng đến năng suất, kích thước lá thay đổi tùy theo giống.
25
c. Hoa bưởi
Hoa bưởi là hoa lưỡng tính mọc từ nách lá, hoa màu trắng, thơm, có 5 cánh và 3 – 5 lá đài, 20 – 40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở đáy, bao phấn có 4 ngăn, màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầu nướm nhụy cái. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có tới 8 – 15 ngăn dính liền nhau tại một trục ở giữa, thường thì hoa tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng thụ phấn chéo.
d. Quả bưởi
Quả bưởi thường nặng từ 0,8 – 3,8 kg nhưng thường biến động từ 0,9 – 1,5 kg với nhiều dạng: da sần, da láng, quả tròn, quả dẹp, dạng quả lê, núm cao. Thịt quả từ trắng đến hồng, vàng, xanh vàng, quả bưởi gồm 3 phần:
- Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái gồm có biểu bì, lớp cutin, dãy các khí khổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp nhu mô mỏng giàu lục lạp, nên khi trái còn xanh vẫn có thể quang hợp được. Giai đoạn chín diệp lục bị phân hủy, nhóm sắc tố carotene trở nên chiếm ưu thế, màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng.
- Trung quả bì: Giáp phần phía trong ngoại bì lớp này gồm nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, vàng hay hồng nhạt. Trái càng lớn thì phần mô này càng xốp.
- Nội bì quả: Gồm có tâm bì hay múi được bao quanh bởi lớp vách mỏng bên trong. Bên trong vách là tép phát triển và chứa đầy dịch nước, dịch nước chứa đường và axit (chủ yếu là axit citric).