ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA GIỐNG BƯỞI THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

4.2.1. Đặc đim hình thái thân cành cây bưởi

Bưởi là cây ăn quả thân gỗ cho nên có bộ thân tán lớn. Bưởi còn mang đặc điểm đặc trưng của cây cam quýt đó là đỉnh sinh trưởng không phải cứ tăng trưởng liên tục mà có hiện tượng tự hủy sinh. Tức là sau một thời kỳ sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng ngừng lại, các mầm bên phát triển và cứ như vậy làm tán cây nhanh chóng được hình thành và rậm rạp. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, đốn tỉa tạo hình giúp cho cây có một bộ khung tán khỏe, đều nhau,

45

phân phối hợp lý trong không gian để cho sau này khi ra hoa quả. Tán cây có dạng tròn hình bán cầu để có thể tiếp nhận ánh sang tối đa, từ đó mới có chất lượng tốt, sản lượng cao.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện khi các giống bưởi vừa mới trồng được 2 năm. Chính vì vậy, cây bưởi bắt đầu tạo tán ở giai đoạn này cần phải chú ý chăm sóc,cắt tỉa cành để tạo tán theo mong muốn và bảo vệ lộc để sau này cây có một bộ khung tán khỏe mạnh.

Gai ở cam quýt phản ánh tương đối rõ nét đặc điểm của quá trình nhân giống. Cây cam quýt khi được gieo từ hạt thường có rất nhiều gai, trải qua nhiều lần nhân giống bằng phương pháp vô tính (ghép, chiết cành), sự xuất hiện gai trên thân cành sẽ giảm dần và trong nhiều trường hợp gai sẽ không còn xuất hiện. Gai ở cây cam quýt gây cản trở cho quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch quả. Do đó, việc tạo ra giống cây không có gai hoặc ít gai mà chất lượng tốt luôn là mục tiêu của các nhà chọn, tạo giống cam quýt.

Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái thân cành Chỉ tiêu

Giống

Đặc điểm

phân cành Mật độ gai Hình dạng tán

Da Xanh chiết Đứng Không có Hình cầu Da Xanh ghép Đứng Không có Hình cầu

Số liệu bảng 4.1 cho thấy về mật độ gai, các dòng bưởi thí nghiệm đều không có gai. Như vậy, các dòng bưởi thí nghiệm đều có ưu điểm là không có gai hoặc ít gai, thuận lợi cho trồng trọt và chăm sóc. Đặc điểm phân cành của 2 giống bưởi là phân cành đứng, có hình dạng tán là hình cầu.

4.2.2. Đặc đim hình thái lá

Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt vốn có lá kép: dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn. Eo lá là một đặc điểm để phân biệt các giống.

46

Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Theo nghiên cứu trên cam Washington navel (Mỹ)cho thấy:

Nếu có 10 lá/quả→ quả nặng 70g. Nếu có 35 lá/quả→ quả nặng 120g. Nếu có 50 lá/quả→ quả nặng 180g.

Vì vậy, cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá có màu xanh đậm và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lộc mới (chuyển từ xanh càng sang xanh đậm).

Một số tác giả cho rằng bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất của cam quýt. Các tác giả khác lại cho rằng chỉ số diện tích lá và tổng số lá trên cây tính bình quân trên một quả có vai trò quan trọng hơn. Vậy mối quan hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá và năng suất cây cam quýt và cây bưởi cần được nghiên cứu thêm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá đặc điểm hình thái của lá của các dòng bưởi thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng bưởi thí nghiệm

Chỉ tiêu Dòng Chiều dài lá (cm) Chiều rộng (cm) Chiều dài eo (cm) Chiều rộng eo lá (cm) Mép Hình dạng Mầu sắc lá Da xanh (cây chiết) 19,71 9,8 4,72 4,06 Gợi sóng Ô van Xanh đậm Da xanh (cây ghép) 20,71 11,1 5,02 3,81 Gợi sóng Ô van Xanh đậm

47 - Về kích thước phiến lá:

Số liệu bảng 4.2 cho thấy chiều dài trung bình phiến lá của dòng Bưởi da xanh thí nghiệm trồng bằng chiết là 19,71 cm. Còn chiều dài trung bình của dòng Bưởi da xanh thí nghiệm trồng bằng ghép là 20,71 cm. Qua đây cho thấy Bưởi da xanh trồng bằng cây ghép có chiều dài phiến lá lớn hơn Bưởi da xanh trồng bằng cây chiết.

Chiều rộng trung bình phiến lá bưởi chiết là 9,8 cm, bưởi ghép là 11,1cm. Điều đó thể hiện rõ chiều rộng của phiến lá loại bưởi chiết nhỏ hơn phiến lá bưởi ghép.

- Eo lá là một đặc điểm phân biệt giữa các dòng – giống bưởi với các loài khác trong họ cam quýt. Thông thường cây bưởi có eo lá rõ rệt hơn so với cam quýt. Trong thí nghiệm 2 dòng bưởi chiết và ghép này có chiều dài eo lá dao động từ 4,72-5,02 cm và chiều rộng từ 3,81-4,06cm. Số liệu bảng 4.2 cho thấy rằng cả chiều dài, rộng của phiến lá và chiều dài của eo lá dòng Bưởi da xanh ghép trong thí nghiệm này lớn hơn Bưởi da xanh chiết. Tuy nhiên đến chiều rộng của eo lá thì ta thấy eo lá của Bưởi da xanh chiết lại lớn hơn Bưởi da xanh ghép 0,7cm.

- Mép lá Bưởi da xanh chiết và ghép đều có mép lá với hình dạng gợi sóng - Hình dạng lá của giống Bưởi da xanh chiết và ghép này có hình ô van. - Màu sắc lá của Bưởi da xanh chiết và ghép này có màu xanh đậm.

4.3. Khả năng sinh trưởng của giống bưởi

Khả năng sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá giống bưởi. Cây sinh trưởng nhanh khỏe sẽ tạo điều kiện tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi hoa, quả sau này và là cơ sở để đạt năng suất giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng của cây còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, khí hậu, đất đai và khả năng thích nghi của giống.

48

Khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thời gian ra lộc, tổng số lộc trên cây, động thái sinh trưởng của các đợt lộc, kích thước lộc, số lá trên lộc…vv.

4.3.1. Kh năng sinh trưởng ca các đợt lc

Khả năng sinh trưởng của những đợt lộc là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng của giống. Hàng năm các đợt lộc mà ra nhiều, ra sớm và ra nhiều đợt lộc, kích thước lộc lớn và nhiều lá chứng tỏ cây sung sức, khung tán sẽ hình thành nhanh, rộng, ổn định và nhanh thu hoạch năng suất cao. Vì những điều kiện đó giúp cây tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng và sớm ổn định về đặc tính di truyền của giống. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng của cây còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, khí hậu, đất đai và khả năng thích nghi của giống.

Khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thời gian ra lộc, tổng số lộc/cây, động thái sinh trưởng của các đợt lộc, kích thước lộc, số lá trên lộc.v..v.

4.3.1.1. Đặc điểm ra lộc của các công thức thí nghiệm

Hàng năm thời gian xuất hiện các đợt lộc sớm hay muộn ảnh hưởng đến các đợt lộc tiếp theo trong năm.

Khả năng ra lộc của giống bưởi phụ thuộc vào đặc điểm và của giống, điều kiện chăm sóc và điều kiện khí hậu thời tiết. Theo dõi chỉ tiêu này chúng tôi có bảng số liệu như bảng 4.3.

(Bảng ở trang sau)

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Sự sinh trưởng của lộc bắt đầu từ lúc ra lộc cho đến giai đoạn lộc thành thục của 2 loại bưởi chiết và ghép này là như nhau, đều có thời gian tuổi thành thục bằng nhau từ 30-35 ngày. Trong đó thời gian thành thục vào mùa đông dài hơn mùa xuân 5 ngày.

49

Bảng 4.3. Bảng theo dõi thời gian xuất hiện lộc của hai loại bưởi chiết và bưởi ghép Chỉ tiêu Giống Mùa vụ Lộc Ngày ra lộc Ngày lộc thành thục TG lộc thành thục (ngày) Da Xanh (chiết) Đông 9/12 12/1 35 Da Xanh (ghép) 9/12 12/1 35 Da xanh (Chiết) Xuân 3/2 11/3 30 Da xanh (Ghép) 3/2 11/3 30

4.3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng kích thước lộc bưởi thí nghiệm

Chiều dài lộc của cây ăn quả nói chung và của cây bưởi nói riêng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh được tình hình sinh trưởng của giống chiết và ghép. Qua đó, chúng ta có thể biết được giống nào sinh trưởng tốt hay không, giống nào có lộc phát triển mạnh, tăng nhanh chiều dài và đường kính lộc có kích thước lớn chứng tỏ giống có khả năng sinh trưởng mạnh, từ đó tạo tiền đề cho cây phát triển tốt sau này sẽ cho năng suất cao, ngược lại cây có lộc phát triển kém cả chiều dài và đường kính thì giống đó sinh trưởng phát triển kém dẫn tới năng suất sản lượng sau này kém.

Tuy nhiên, sự sinh trưởng của cây bưởi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. Nếu thâm canh tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp các đợt lộc sẽ sinh trưởng mạnh và ngược lại. Mặt khác, các đợt lộc non là điều kiện để sâu bệnh gây hại vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi sự sinh trưởng của các đợt lộc để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời để cây sinh trưởng tốt nhất.

50

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của lộc từng thời kỳ khác nhau, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc của các đợt lộc, 7 ngày theo dõi và đo một lần và kết quả được thể hiện thông qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tăng trưởng kích thước lộc của 2 loại bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Mùa Vụ Số lộc theo dõi Số Số mắt lá Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (cm) Da xanh (Chiết) Đông 15 24,06 24,06 47,12 0,59 Xuân 30 18,03 9,83 22,94 0,30 Da xanh (Ghép) Đông 15 25,2 25,2 52,59 0,73 Xuân 30 18,3 11,50 24,11 0,33

Số liệu bảng 4.4 cho thấy lộc của 2 loại Bưởi da xanh (chiết) và da xanh (ghép) đều có thời gian sinh trưởng chiều dài, đường kính lộc từ khi nhú tới khi thành thục là từ 30 – 35 ngày. So với nhau cho thấy tốc độ sinh trưởng của 2 loại bưởi chiết và ghép này có sự khác nhau. Từ bảng 4.4 cho thấy tốc độ sinh trưởng lộc của Bưởi da xanh chiết luôn luôn chậm hơn Bưởi da xanh ghép. Cụ thể như sau:

- Vào mùa đông do tỉ lệ số lộc trên cây ra ít hơn vì vậy nên ta chọn được 30 lộc để theo dõi. Trong đó 15 lộc là Bưởi da xanh chiết, 15 lộc Bưởi da xanh ghép. Sau khi theo dõi thu được số liệu của đợt mùa đông với cây Bưởi da xanh chiết tỉ lệ số lá và mắt với giá trị trung bình đều là 24,06 lá, cây Bưởi da xanh ghép là 25,2 lá. Về chiều dài và đường kính lộc thì có sự khác nhau hoàn toàn. Trong đó: chiều dài Bưởi da xanh chiết là 47,12cm, Bưởi da xanh

51

ghép là 52,59cm, điều này cho thấy Bưởi da xanh ghép sinh trưởng nhanh hơn bưởi da xanh chiết là 5,47cm.Về đường kính thì Bưởi da xanh chiết là 0.59cm, Bưởi da xanh ghép là 0.73cm thể hiện rõ Bưởi da xanh ghép vẫn sinh trưởng nhanh hơn Bưởi da xanh chiết là 0.14cm.

- Mùa xuân: Tỉ lệ lộc ra trên cây rất nhiều và tốc độ sinh trưởng cũng nhanh hơn, vì vậy nên kéo theo tuổi thành thục của lộc cũng đến nhanh hơn nhiều so với mùa đông. Tuy tỉ lệ số lộc trên cây vào mùa xuân rất nhiều nhưng do phải theo dõi nhiều về các kích thước sinh trưởng khác nên ta chỉ chọn mỗi loại bưởi chiết và bưởi ghép lấy 30 lộc để theo dõi. Sau khi theo dõi cho ra kết quả giá tri trung bình như sau: số lá trên mắt lá của Bưởi da xanh ghép là 18,3 và đối với Bưởi da xanh chiết là số lá là 18,03 và số mắt lá là 18,13.

+ Chiều dài của lộc Bưởi da xanh chiết trong mùa xuân là 22,94cm, Bưởi da xanh ghép là 24,11 cm. Nhìn vào tỉ lệ chiều dài 2 loại bưởi chiết và ghép ta thấy Bưởi da xanh ghép vẫn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn Bưởi da xanh chiết là 1,17cm. Còn về đường kính thì Bưởi da xanh chiết là 0.30cm, Bưởi da xanh ghép là 0.33cm. Qua kết quả cho thấy sự sinh trưởng về đường kính của Bưởi da xanh ghép vẫn lớn hơn Bưởi da xanh chiết phải là 0.029cm.

4.3.1.3. Đặc điểm lộc thành thục của giống bưởi thí nghiệm

Cùng với việc theo dõi các chỉ tiêu trên, để đánh giá được khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm, chúng tôi còn theo dõi về kích thước lộc thành thục. Nếu cành dài, đường kính cành lớn, số lá/cành nhiều chứng tỏ cây sung sức và ngược lại. Khi theo dõi về đặc điểm kích thước của lộc và số lá/lộc thành thục chúng tôi có số liệu thể hiện qua bảng 4.5.

52 Bảng 4.5. Đặc điểm và kích thước của lộc thành thục: Chỉ tiêu Giống Mùa Vụ Số lộc theo dõi ( lộc ) Chiều dài lộc thành thục(cm) Đường kính lộc thành thục(cm) Số lá /cành thành thục(lá) Số lá/mắt Số ngày thành thục Da xanh (Chiết) Đông 15 47,12 0.59 24,06 1 30 - 35 Xuân 30 22,94 0.30 18,03 0,99 30-35 Da xanh (Ghép) Đông 15 52,59 0.73 25,2 1 30 - 35 Xuân 30 24,11 0.33 18,3 0.99 30-35 Số liệu bảng 4.5 cho thấy:

- Số lá trên lộc/cành thành thục của Bưởi da xanh cây chiết và da xanh cây ghép gần như nhau lần lượt với giá trị trung bình là:

+ Đợt đông: Bưởi da xanh chiết là 24,06lá. Bưởi da xanh ghép là 25,2lá.

+ Đợt xuân: Bưởi da xanh chiết là 18,03lá, Bưởi da xanh ghép là 18,3 lá. - Đường kính cành thành thục của 2 loại Bưởi da xanh cụ thể như sau: + Đợt đông : Bưởi da xanh chiết là 0.59cm

Bưởi da xanh ghép là 0.73cm + Đợt xuân : Bưởi da xanh chiết là 0.33cm Bưởi da xanh ghép là 0.30cm.

- Chiều dài cành thành thục : Qua bảng 5.5 cho thấy : + Đợt đông : Bưởi da xanh chiết là 47,12cm

Bưởi da xanh ghép là cm. + Đợt xuân : Bưởi da xanh chiết là 22,94cm Bưởi da xanh ghép là 24,11cm.

- Thời gian thành thục của Bưởi da xanh chiết và Bưởi da xanh ghép : Số liệu bảng 4.5 cho thấy thời gian thành thục của 2 loại bưởi chiết và ghép đều như nhau là từ 30-35 ngày.

53

4.3.2. Tăng trưởng hình thái thân cây ca ging bưởi thí nghim

Đối với cây ăn quả nói chung và với cây bưởi nói riêng, hình thái cây là đặc điểm của giống. Với xu hướng hiện nay người ta thường chủđộng tạo tán cho cây có hình thái như mong muốn. Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng về hình thái cây cũng phản ánh được sức sinh trưởng của cây, và sức sinh trưởng của cây thực hiện thông qua các chỉ tiêu: Động thái tăng trưởng đường kính gốc cây, động thái tăng trưởng đường kính tán và động thái tăng trưởng chiều cao cây. Cụ thể là:

4.3.2.1. Động thái tăng trưởng đường kính gốc

Đường kính gốc cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Đường kính gốc biểu hiện khả năng vững chắc của cây và liên quan tới khả năng tạo tán của cây. Gốc to chứng tỏ khả năng chống chịu cao, khả năng giữ vững bộ tán cây và nuôi dưỡng trái quả tốt. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng đường kính gốc còn phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Ta tiến hành đo theo tháng mỗi tháng đo một lần, mỗi lần đo 5 cây chiết và 5 cây ghép rồi ta lấy kết quả giá trị trung bình so sánh với nhau.

Khi theo dõi động thái tăng trưởng đường kính gốc cây chúng tôi thu được số liệu thông qua bảng 4.6.

Bảng 4.6.Tăng trưởng đường kính gốc cây của bưởi thí nghiệm

(Đơn vị: cm) Chỉ tiêu Giống Mốc theo dõi( Tháng) 1 2 3 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)