- Nhiệt độ: cây bưởi thuộc nhóm cây có múi, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể sinh trưởng từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 290C.
26
Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 - 320C, cũng có báo cáo cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam quýt là từ 26 - 300C [16]. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt, thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn so với cam quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ cam quýt còn xanh khi quả đã chín. Nhiệt độ hạ thấp vào thời kỳ chín giúp quả có màu tươi đậm. Cam huyết vùng Địa Trung Hải khi trồng ở Florida cũng không giữ được màu sắc đỏ tươi do thời tiết ở Florida ấm hơn ở Địa Trung Hải. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hóa chồi hoa, khi nhiệt ban ngày và đêm là 20 - 150C thì tỉ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180C hoặc 21 - 170C.
Khi nhiệt độ xuống dưới - 40C thì bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dưới - 70C thì cây bị chết hoàn toàn, tuy nhiên nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320C chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200C thì cần 40 - 50 ngày [4],[14].
- Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển là 10.000 – 15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ).
Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng nhiệt đới cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm tác hại cho cây và quả.
- Nước: cây bưởi cần nhiều nước trong thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con, nhưng cây cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất cho cây bưởi là 70 – 80%, lượng mưa khoảng 1000 – 2000 mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
27
Ẩm độ không khí là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bưởi, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hao năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám quả do nấm,…Ẩm độ quá cao quả sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam quýt ít tươi tắn hơn. Nhiệt độ và ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp chất lượng kém [3], [12]. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75 %. Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa, quả đang đậu (vào cuối tháng 2 đầu tháng 3) và giai đoạn phình quả đến khi quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400 mm/năm tối thuận là 1200 mm. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý không phụ thuộc vào nước trời. Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao người ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hóa hoa, tỷ lệ nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả.
- Đất trồng phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao, pH từ 5,5 – 7, mực nước ngầm dưới 0,8 m.
Các yếu tốđất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt đó là tầng đất sâu, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước ngầm ổn định. Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cam quýt. Mực nước ngầm phải đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 – 6,5, đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi và cũng có thể gây độc với một số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam
28
quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi,… [15], [4]. Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt.