Đường kính gốc cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Đường kính gốc biểu hiện khả năng vững chắc của cây và liên quan tới khả năng tạo tán của cây. Gốc to chứng tỏ khả năng chống chịu cao, khả năng giữ vững bộ tán cây và nuôi dưỡng trái quả tốt. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng đường kính gốc còn phụ thuộc vào bản chất của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Ta tiến hành đo theo tháng mỗi tháng đo một lần, mỗi lần đo 5 cây chiết và 5 cây ghép rồi ta lấy kết quả giá trị trung bình so sánh với nhau.
Khi theo dõi động thái tăng trưởng đường kính gốc cây chúng tôi thu được số liệu thông qua bảng 4.6.
Bảng 4.6.Tăng trưởng đường kính gốc cây của bưởi thí nghiệm
(Đơn vị: cm) Chỉ tiêu Giống Mốc theo dõi( Tháng) 1 2 3 4 Da Xanh (Ghép) Đường kính 6,92 7,26 7,58 8,14 Tăng 1,22 Da xanh (Chiết) Đường kính 5,6 5,94 6,34 6,7 Tăng 1,1
54
Những cây thí nghiệm là những cây trồng được 24 tháng, đến thời điểm này thì tất cả những cây bưởi sống đã có bộ rễ khỏe, cành tán đầy đủ ăn sâu xuống đất và có khả năng hút chất dinh dưỡng rất mạnh. Cùng với việc cây bưởi được tưới biogas thường xuyên,và các biện pháp khác như bón thêm phân chuồng ngựa và phân lân NPK ... Do vậy nó thúc đẩy đường kính gốc thân sinh trưởng mạnh. Qua bảng 4.6 cho thấy đường kính gốc của các giống bưởi đều tăng trong thời gian theo dõi .Nhưng nhìn vào bảng 4.5 thể hiện rõ bưởi ghép vẫn tăng mạnh hơn, cụ thể là tháng 1 đến tháng 4 bưởi ghép tăng 1,22cm, còn bưởi chiết chỉ tăng 1,1cm.