Đặc điểm sinh trưởng kích thước lộc bưởi thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 58)

Chiều dài lộc của cây ăn quả nói chung và của cây bưởi nói riêng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh được tình hình sinh trưởng của giống chiết và ghép. Qua đó, chúng ta có thể biết được giống nào sinh trưởng tốt hay không, giống nào có lộc phát triển mạnh, tăng nhanh chiều dài và đường kính lộc có kích thước lớn chứng tỏ giống có khả năng sinh trưởng mạnh, từ đó tạo tiền đề cho cây phát triển tốt sau này sẽ cho năng suất cao, ngược lại cây có lộc phát triển kém cả chiều dài và đường kính thì giống đó sinh trưởng phát triển kém dẫn tới năng suất sản lượng sau này kém.

Tuy nhiên, sự sinh trưởng của cây bưởi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. Nếu thâm canh tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp các đợt lộc sẽ sinh trưởng mạnh và ngược lại. Mặt khác, các đợt lộc non là điều kiện để sâu bệnh gây hại vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi sự sinh trưởng của các đợt lộc để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời để cây sinh trưởng tốt nhất.

50

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng nhanh hay chậm của lộc từng thời kỳ khác nhau, chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc của các đợt lộc, 7 ngày theo dõi và đo một lần và kết quả được thể hiện thông qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tăng trưởng kích thước lộc của 2 loại bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Mùa Vụ Số lộc theo dõi Số Số mắt lá Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (cm) Da xanh (Chiết) Đông 15 24,06 24,06 47,12 0,59 Xuân 30 18,03 9,83 22,94 0,30 Da xanh (Ghép) Đông 15 25,2 25,2 52,59 0,73 Xuân 30 18,3 11,50 24,11 0,33

Số liệu bảng 4.4 cho thấy lộc của 2 loại Bưởi da xanh (chiết) và da xanh (ghép) đều có thời gian sinh trưởng chiều dài, đường kính lộc từ khi nhú tới khi thành thục là từ 30 – 35 ngày. So với nhau cho thấy tốc độ sinh trưởng của 2 loại bưởi chiết và ghép này có sự khác nhau. Từ bảng 4.4 cho thấy tốc độ sinh trưởng lộc của Bưởi da xanh chiết luôn luôn chậm hơn Bưởi da xanh ghép. Cụ thể như sau:

- Vào mùa đông do tỉ lệ số lộc trên cây ra ít hơn vì vậy nên ta chọn được 30 lộc để theo dõi. Trong đó 15 lộc là Bưởi da xanh chiết, 15 lộc Bưởi da xanh ghép. Sau khi theo dõi thu được số liệu của đợt mùa đông với cây Bưởi da xanh chiết tỉ lệ số lá và mắt với giá trị trung bình đều là 24,06 lá, cây Bưởi da xanh ghép là 25,2 lá. Về chiều dài và đường kính lộc thì có sự khác nhau hoàn toàn. Trong đó: chiều dài Bưởi da xanh chiết là 47,12cm, Bưởi da xanh

51

ghép là 52,59cm, điều này cho thấy Bưởi da xanh ghép sinh trưởng nhanh hơn bưởi da xanh chiết là 5,47cm.Về đường kính thì Bưởi da xanh chiết là 0.59cm, Bưởi da xanh ghép là 0.73cm thể hiện rõ Bưởi da xanh ghép vẫn sinh trưởng nhanh hơn Bưởi da xanh chiết là 0.14cm.

- Mùa xuân: Tỉ lệ lộc ra trên cây rất nhiều và tốc độ sinh trưởng cũng nhanh hơn, vì vậy nên kéo theo tuổi thành thục của lộc cũng đến nhanh hơn nhiều so với mùa đông. Tuy tỉ lệ số lộc trên cây vào mùa xuân rất nhiều nhưng do phải theo dõi nhiều về các kích thước sinh trưởng khác nên ta chỉ chọn mỗi loại bưởi chiết và bưởi ghép lấy 30 lộc để theo dõi. Sau khi theo dõi cho ra kết quả giá tri trung bình như sau: số lá trên mắt lá của Bưởi da xanh ghép là 18,3 và đối với Bưởi da xanh chiết là số lá là 18,03 và số mắt lá là 18,13.

+ Chiều dài của lộc Bưởi da xanh chiết trong mùa xuân là 22,94cm, Bưởi da xanh ghép là 24,11 cm. Nhìn vào tỉ lệ chiều dài 2 loại bưởi chiết và ghép ta thấy Bưởi da xanh ghép vẫn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn Bưởi da xanh chiết là 1,17cm. Còn về đường kính thì Bưởi da xanh chiết là 0.30cm, Bưởi da xanh ghép là 0.33cm. Qua kết quả cho thấy sự sinh trưởng về đường kính của Bưởi da xanh ghép vẫn lớn hơn Bưởi da xanh chiết phải là 0.029cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 58)