Đặc điểm sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)

Các chỉ tiêu theo dõi đặc đi ểm sinh trưởng

- Đường kính gốc (cm): đo cách mặt đất 20 cm.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây. - Đường kính tán (cm): Đo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc, cộng lại, chia trung bình.

- Thời gian sinh trưởng của lộc (từ khi nhú lộc đến khi lộc thuần thục). - Xác định số mắt lá và số lá/lộc thuần thục trên các đợt lộc.

- Xác định chiều dài và đường kính của lộc thuần thục (trên cành thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 6 lộc/ 1 giống /1 đợt lộc, 7 ngày/1 lần, đo chiều dài của lộc từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng, đo đến khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đó ngừng sinh trưởng về chiều dài, lúc này lá chuyển từ màu xanh nõn chuối sang màu xanh đậm).

- Đánh giá động thái tăng trưởng chiều dài của các đợt lộc (đo chiều dài lộc 7 ngày/lần).

- Xác định giai đoạn sinh trưởng của các đợt lộc đông năm 2010, lộc xuân và lộc hè trong năm 2011.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng:

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống thí nghiệm dựa trên việc đánh giá sinh trưởng của các đợt lộc. Theo phương pháp nghiên cứu sinh

38

học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10TCN-2007), mỗi giống nghiên cứu trên 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 2,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.

Chỉ tiêu theo dõi: Số đợt lộc trong năm (xuân, hè, thu, đông); thời gian sinh trưởng từ khi mọc đến thuần thục (lộc được xác định là thuần thục khi không có tăng trưởng về chiều dài, lá xanh mầu nõn chuối chuyển sang mầu xanh đậm); chiều dài cành và đường kính cành (lộc đã thuần thục): đo chiều dài và đường kính của cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); số lá và số mắt lá/cành: đếm số lá và số mắt lá cành và tính trung bình (đảm bảo số lượng mẫu n ≥ 30); thời gian ra lộc được tính như sau: bắt đầu ra lộc (10% số lộc xuất hiện); kết thúc ra lộc (80% số lộc xuất hiện).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)