SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH

52 512 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ BT Bài Tập ĐNA Đông Nam Á ĐTD Đại Tây Dương GV Giáo Viên HS Học sinh PP Phương pháp RLKNS Rèn luyện kĩ năng sống SGK Sách giáo khoa TBD Thái Bình Dương THPT Trung Học Phổ Thông MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………..…………………..…..…5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………..……………….…….6 1. Cơ sở lý luận …………………………………………….…..…….………6 2. Thực trạng về sự hứng thú động cơ học tập môn Địa lý của học sinh hiện nay tại trường THPT Long Khánh……………………………….…………….…7 3. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh…………………………………..……………………9 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH 1. Tạo động cơ học tập cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học.........11 2. Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp…………………….……..13 2.1. Mở bài ………………………………………………………...……….13 2.2. Trong nội dung của bài học …………………………………………...13 2.2.1. Chọn kiến thức cơ bản của bài học………………………………… 14 2.2.2. Có thể sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp để làm nổi bật các kiến thức trong hệ thống bài học………………………………………….14 2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý ……………...…..15 2.2.4. Liên hệ thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho HS…………….….....22 2.2.5. Nghệ thuật sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tăng hứng thú học tập của HS ………………………….………………………………………...25 2.2.6. Tạo hứng thú cho HS bằng cách tiểu kết hợp lý, chuyển ý hấp dẫn..29 2.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học………………...….32 2.2.8. Trình bày trực quan kiến thức cơ bản của bài học bằng SĐ tư duy..33 2.2.9. Thiết kế trò chơi tạo hứng thú cho HS………………………...…….35 2.3. Tạo hứng thú cho HS thông qua việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá……………………………………………………………………….39 3. Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa.….40 4. Tạo hứng thú cho HS thông qua hoạt động của CLB Địa lý.…….………...42 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ……………………………..…………………….44 V. KẾT LUẬN…………………….………………………………….…………..45 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................46 VII. PHỤ LỤC ……………………………………………….…………………..47 NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Bàn về thực trạng học tập môn Địa lý của học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói chung, HS trường Long Khánh nói riêng, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do chưa có động cơ học tập đúng đắn, mất hứng thú học tập. Khi học tiết phương pháp giảng dạy đầu tiên ở giảng đường đại học, cô giáo đã cho chúng tôi so sánh một giáo viên với một diễn viên. Và cô kết luận: Giáo viên cũng chính là một diễn viên trên bục giảng. Bài học có cuốn hút học trò hay không là cả một nghệ thuật. Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ” với sự nhiệt huyết, sáng tạo hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” khác nhau. Do đó, theo tôi để có một bài giảng hấp dẫn là cả một nghệ thuật mà không phải bài giảng nào mình cũng đã làm thành công, không phải giáo viên nào cũng làm tốt và tạo hứng thú học tập cho HS. Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng không phải tự hào là dạy xuất sắc được tất cả HS yêu thích. Nhưng với suy nghĩ muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thử nghiệm trên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt. Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghệ thuật tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh” nhằm: Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài trường để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý và khẳng định vị trí môn Địa lý trong lòng các em học sinh.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH Người thực hiện: HOÀNG THỊ THÚY NGA Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn: ĐỊA LÝ Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014 – 2015 LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HOÀNG THỊ THÚY NGA 2. Ngày tháng năm sinh: 23/01/1986 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: tổ 26, Bảo Vinh A, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0933 491 517 6. Email: mr.thuynga@gmail.com 7. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sĩ Địa lý - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Địa lý học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Số năm có kinh nghiệm giảng dạy: 4 năm 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ BT Bài Tập ĐNA Đông Nam Á ĐTD Đại Tây Dương GV Giáo Viên HS Học sinh PP Phương pháp RLKNS Rèn luyện kĩ năng sống SGK Sách giáo khoa TBD Thái Bình Dương THPT Trung Học Phổ Thông 3 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………… ………………… … …5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………………… ……………….…….6 1. Cơ sở lý luận …………………………………………….… ……. ………6 2. Thực trạng về sự hứng thú & động cơ học tập môn Địa lý của học sinh hiện nay tại trường THPT Long Khánh……………………………….…………….…7 3. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh………………………………… ……………………9 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH 1. Tạo động cơ học tập cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học 11 2. Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp…………………….…… 13 2.1. Mở bài ……………………………………………………… ……….13 2.2. Trong nội dung của bài học ………………………………………… 13 2.2.1. Chọn kiến thức cơ bản của bài học………………………………… 14 2.2.2. Có thể sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp để làm nổi bật các kiến thức trong hệ thống bài học………………………………………….14 2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý …………… … 15 2.2.4. Liên hệ thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho HS…………….… 22 2.2.5. Nghệ thuật sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tăng hứng thú học tập của HS ………………………….……………………………………… 25 2.2.6. Tạo hứng thú cho HS bằng cách tiểu kết hợp lý, chuyển ý hấp dẫn 29 2.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học……………… ….32 2.2.8. Trình bày trực quan kiến thức cơ bản của bài học bằng SĐ tư duy 33 2.2.9. Thiết kế trò chơi tạo hứng thú cho HS……………………… …….35 2.3. Tạo hứng thú cho HS thông qua việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá……………………………………………………………………….39 3. Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa.….40 4. Tạo hứng thú cho HS thông qua hoạt động của CLB Địa lý.…….……… 42 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI …………………………… …………………….44 V. KẾT LUẬN…………………….………………………………….………… 45 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 4 VII. PHỤ LỤC ……………………………………………….………………… 47 NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Bàn về thực trạng học tập môn Địa lý của học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói chung, HS trường Long Khánh nói riêng, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do chưa có động cơ học tập đúng đắn, mất hứng thú học tập. Khi học tiết phương pháp giảng dạy đầu tiên ở giảng đường đại học, cô giáo đã cho chúng tôi so sánh một giáo viên với một diễn viên. Và cô kết luận: Giáo viên cũng chính là một diễn viên trên bục giảng. Bài học có cuốn hút học trò hay không là cả một nghệ thuật. Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ” với sự nhiệt huyết, sáng tạo & hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” khác nhau. Do đó, theo tôi để có một bài giảng hấp dẫn là cả một nghệ thuật mà không phải bài giảng nào mình cũng đã làm thành công, không phải giáo viên nào cũng làm tốt và tạo hứng thú học tập cho HS. Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng không phải tự hào là dạy xuất sắc được tất cả HS yêu thích. Nhưng với suy nghĩ muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thử nghiệm trên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt. Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghệ thuật tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh” nhằm: - Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. - Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài trường để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý và khẳng định vị trí môn Địa lý trong lòng các em học sinh. 5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập * Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. * Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. 1.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và học tập Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. 1.3. Khái niệm động cơ Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ: - Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục. - Theo thuyết hành vi: Đưa ra mô hình “kính thích - phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ. - Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. 6 - Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ. Động cơ có thể được phân thành nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau là phân theo nhu cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động cơ cao cấp, phân chia theo chức năng: động cơ tạo ý, động cơ kích thích… 1.4. Khái niệm động cơ học tập Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…mà giáo dục đem lại. Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu. Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em. Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên… 2. Thực trạng về sự hứng thú & động cơ học tập môn Địa lý của học sinh hiện nay tại trường THPT Long Khánh 2.1. Mức độ hứng thú đối với môn học: Để điều tra sự hứng thú đối với việc học môn Địa lý tại trường, đầu năm học 2012 – 2013, 2013-2014 & 2014 - 2015 tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Em có thích học môn Địa lý không?” và thu được kết quả như sau: Năm học Lớp Rất thích Thích Bình thường Không thích 2012-2013 10A 5/39 12/39 17/39 5/39 2013-2014 11B5 6/37 14/37 13/37 4/37 2014-2015 12B6 8/37 15/37 10/37 4/37 Tổng số 113 HS 19 41 40 13 7 100 % 16,8 % 36,3 % 35,4 % 11,5 % Như vậy, vẫn còn một bộ phận HS cảm thấy thờ ơ với môn Địa lý, thậm chí một số HS còn thể hiện rõ thái độ chán nản, không hứng thú với môn học. 2.2. Thái độ của học sinh đối với việc học môn Địa lý Năm học Lớp Phát biểu nhiều Có phát biểu nhưng không nhiều Không phát biểu 2012- 2013 10 A 5/39 8/39 26/39 2013-2014 11 B5 7/37 10/37 20/37 2014-2015 12B6 8/37 10/37 19/37 Tổng số 113 HS 20 28 65 100 % 17,7 % 24,8 % 57,5 % Qua thái độ của học sinh trong giờ học có thể thấy, chỉ có khoảng gần ¼ học sinh trong lớp là thực sự hứng thú với môn học, một bộ phận sự hứng thú với môn học không liên tục, một bộ phận bàng quan trong tiết học. 2.3. Động cơ học tập môn Địa lý Năm học Lớp Vì yêu thích môn học, muốn khám phá, trau dồi kiến thức Học để kiểm tra, thi đạt điểm cao (Vì tương lai) Cả 2 lý do trước Lý do khác 2012-2013 10 A 5/39 19/39 12/39 3/39 2013-2014 11B5 4/37 15/37 16/37 2/37 2014-2015 12B6 5/37 14/37 17/37 1/37 Tổng số 113 HS 14 48 45 6 100% 12,4% 42,5% 39,8% 5,3% 8 2.4. Những nguyên nhân khiến học sinh chán, lười học Năm học Lớp Do kết quả học tập không như mong đợi Do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn Do gia đình tác động Do môi trường xã hội tác động Lý do khác 2012-2013 10 A 10/39 13/39 9/39 4/39 2/39 2013-2014 11B5 9/37 14/37 8/37 5/37 1/37 2014-2015 12B6 8/37 15/37 6/37 6/37 2/37 Tổng số 113 HS 27 42 23 15 5/37 100 % 23,9% 37,2% 20,4% 13,2% 4,4% Như vậy, có nhiều lý do khiến học sinh chán học. Nhưng lý do lớn nhất khiến tới 37,2% HS không thấy hứng thú học là do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn. Như vậy, làm thế nào để môn học trở nên hấp dẫn hơn đối với học trò là điều mà tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ. 3. Một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh • Tạo động cơ học tập đúng đắn cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học. • Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp: - Mở bài hấp dẫn bằng nhiều cách khác nhau, khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của HS. - Trong từng nội dung của bài học: sử dụng nhiều phương pháp sinh động, phát huy tính tự giác, tích cực của HS, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giúp HS vận dụng kiến thức để giải thích được các vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho HS; ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng, tổ chức các trò chơi,…làm cho tiết học trở nên sôi nổi, HS cảm thấy hứng thú hơn. - Tổ chức cho HS đi tham quan ngoại khóa, tổ chức CLB Địa lý tạo sân chơi lành mạnh cho các em, cung cấp cho các em thêm nhiều kiến thức bổ ích. III. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh 9 1. Tạo động cơ học tập cho HS, giúp HS có niềm đam mê với môn học Muốn nâng cao hứng thú học tập, trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn, giúp HS thấy được học Địa lý thú vị như thế nào? Điều này chúng ta sẽ nói rõ trong tiết học đầu tiên của năm học: Thay vì vào bài học ngay, chúng ta nên sử dụng ít nhất nửa tiết học đầu tiên để nói tóm tắt nội dung chương trình học. Đặc biệt trong từng nội dung, chúng ta nêu 1 số vấn đề quan trọng, hấp dẫn, gần gũi nhưng khó hiểu để đưa HS đi vào ma trận “Mười vạn câu hỏi vì sao?”. Qua đó GV nhấn mạnh, mỗi tiết học sắp tới, chúng ta sẽ lần lượt tìm lời giải cho những khó khăn, thắc mắc của mình. Chẳng hạn: Tiết học đầu tiên của chương trình Địa lý 10, chúng ta có thể làm như sau: - GV vào lớp, làm quen với lớp. Sau đó đặt ra những câu hỏi như: + Theo em môn Địa lý có cần thiết với mọi người không, vì sao? + Em có thích học môn Địa lý không, học Địa lý những năm học trước đã cung cấp cho em những kiến thức gì, em đã sử dụng chúng như thế nào? + Xem chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” & các Game show truyền hình, em thấy những câu hỏi liên quan đến Địa lý như thế nào, em có trả lời được không? - HS trả lời, GV chốt: Địa lý là môn học giao thoa giữa các môn KHTN & KHXH. Kiến thức Địa lý học vô cùng phong phú và có mối liên hệ chặt chẽ với các môn học khác. Học Địa lý giúp chúng ta có tâm hồn phong phú, rèn luyện chúng ta kĩ năng sống, tinh thần bảo vệ môi trường. + Ngoài ra sử dụng kiến thức Địa lý cùng với các môn học khác sẽ giúp chúng ta giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên & kinh tế xã hội, có kiến thức rộng, hiểu biết phong phú sẽ khiến chúng ta tự tin hơn, dễ thành công hơn trong cuộc sống. + Những bạn nào có ước mơ trở thành người hướng dẫn viên du lịch, nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu kinh tế - thị trường,…thì môn Địa lý sẽ rất hữu ích trên đường đời của các em. + Tất cả những điều này chúng ta sẽ lần lượt được khám phá trong từng tiết học Địa lý. Cụ thể: Chương bản đồ chúng ta sẽ thấy được: À để xây dựng được một chiếc bản đồ không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Và chiếc bản đồ quen thuộc không đơn thuần là để xác định vị trí mà hóa ra ngành nào cũng cần đến nó, thật thú vị! Đến chương 2 chúng ta sẽ đi khám phá vũ trụ, hệ Mặt Trời và Trái Đất để hiểu hơn về sự hình thành vũ trụ, để giải thích được tại sao đến nay Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống, tại sao trên Trái Đất có ngày đêm, có các mùa, & giờ mỗi nơi trên TĐ lại khác nhau? Các chương tiếp theo chúng ta sẽ được khám phá lòng đất, các tầng đá, bầu khí quyển, sự phân bố đất, và sinh vật trên TĐ,… Tuy nhiên hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên. Khi khảo sát động cơ học tập của HS tại trường, ngoài lý do là học Địa lý để nâng cao kiến thức, thi cử thì tác giả thật sự bất ngờ khi phần 10 [...]... Đây cũng là một trong những lý do khiến HS xem nhẹ và mất hứng thú khi học Do đó, sử dụng kiến thức liên mơn trong q trình dạy học chúng ta đã cho HS một cái nhìn khác, chúng phần nào “thần tượng” giáo viên bởi thầy cơ mình có kiến thức thật sâu rộng, chúng thấy được Địa lý khơng chỉ có lý thuyết xng, đơn giản, học Địa lý khơng chỉ học để biết, để kiểm tra thi cử mà sử dụng kiến thức Địa lý với sự hỗ... gia trong khu vực Sử dụng kiến thức liên mơn trong dạy học Địa lý Đây là điều rất cần thiết, rất quan trọng Bởi sử dụng kiến thức liên mơn trong giảng dạy sẽ làm cho bài giảng có chiều sâu, có ý nghĩa thực tiễn rõ rệt khiến bài học hấp dẫn hơn Đặc biệt từ xưa đến nay, phần lớn phụ huynh & học sinh quan niệm: Địa lý là mơn phụ, mơn học bài, đơn giản Do đó, vị trí của giáo viên trong lòng các em học sinh. .. bày một số kiến thức liên mơn mà tác giả đã sưu tầm hoặc tự nghiên cứu và đã áp dụng trong q trình giảng dạy tạo được sự hứng thú cho HS: • * Sử dụng kiến thức Văn học trong dạy học Địa lý: Ca dao, tục ngữ: Thật tự hào khi được là thế hệ con, cháu, của một dân tộc mà cuộc sống gian khổ của họ lại được nghệ thuật hóa bằng những câu ca dễ nhớ, dễ nghe, dễ phổ biến Những bài học về địa lý sinh động, khắc... những điều rất quan trọng của khoa học Địa lý Chính vì vậy, khi giảng dạy Địa lý ở các khối lớp, đặc biệt là Địa lý 11 & 12, việc tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy là rất quan trọng, nó vừa tăng sự thuyết phục của bài học, vừa tạo thêm sự hứng thú cho HS Chẳng hạn khi dạy bài 6 (Địa lý 11): Hợp chúng quốc Hoa Kì, GV có thể tích hợp kiến thức lịch sử như sau: Địa chỉ tích hợp Bài 6 (Tiết 1) I... thích hứng thú học tập cho các em Q trình kích thích hứng thú khơng chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt q trình Do đó, trong q trình giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hồn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ Trong giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng. .. tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong q trình học tập Từ đó, chính GV sẽ giúp các em hấp thu kiến thức một cách tự nhiên, dần dần trở thành nhân cách thật sự của chúng 2 Tạo hứng thú cho HS trong từng khâu lên lớp 2.1 Mở bài Phần mở bài tuy đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng Mở bài hấp dẫn sẽ khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của HS... kiến thức ngay tại lớp - Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất nên việc sử dụng CNTT trong giảng dạy, đưa phim, hình vào tiết học rất ít, hầu như chỉ trong các tiết thao giảng, dự giờ Điều đó cũng làm cho học sinh mất hứng thú học tập Thật may mắn, tại trường THPT Long Khánh, mỗi lớp được trang bị một chiếc ti vi lớn Do đó, GV có thể thường xun soạn giáo án điện tử hoặc đưa phim, hình vào giảng dạy. .. quốc kinh tế số một thế giới - Những quốc gia nào, nhất là những nước mới bước sang nền kinh tế thị trường như nước ta nhận thức được tầm quan trọng của “nhân tố Mỹ” trong q trình phát triển kinh tế như một tất yếu chắc chắn sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng thành cơng nền kinh tế thị trường * Tích hợp mơn Tốn trong dạy học Địa lý: - Chương trình Địa lý 10: Sử dụng kiến thức Tốn học để:... được học trong các mơn Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Cơng nghệ, Văn, Sử) để giải quyết vấn đề 2.2.4 Liên hệ thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho HS * Liên hệ thực tế: làm cho nội dung bài học trở nên gần gũi với HS, các em dễ dàng khắc sâu kiến thức Ngồi ra các em sẽ cảm thấy kiến thức mơn Địa lý thật bổ ích, chúng có thể sử dụng vào trong thực tế cuộc sống Điều đó làm tăng thêm sự hướng thú cho các em khi học. .. thực 2.2.6 Tạo hứng thú cho HS bằng cách tiểu kết hợp lý, chuyển ý hấp dẫn Tiểu kết phần trước và chuyển ý sang phần sau là một nội dung quan trọng, bước này vừa giúp HS khắc ghi được nội dung cơ bản tại lớp, vừa cho chúng thấy tính hệ thống trong bài học, đồng thời còn kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS ở phần tiếp theo Tuy nhiên chuyển ý hấp dẫn để tạo hứng thú cho HS là cả một nghệ thuật đòi . ĐỊA LÝ Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014 – 2015 LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và. hứng thú đối với việc học môn Địa lý tại trường, đầu năm học 2012 – 2013, 2013-2014 & 2014 - 2015 tác giả đã đưa ra câu hỏi: “Em có thích học môn Địa lý không?” và thu được kết quả như sau: Năm. thường Không thích 2012-2013 10A 5/39 12/39 17/39 5/39 2013-2014 11B5 6/37 14/37 13/37 4/37 2014 -2015 12B6 8/37 15/37 10/37 4/37 Tổng số 113 HS 19 41 40 13 7 100 % 16,8 % 36,3 % 35,4 % 11,5 %

Ngày đăng: 17/07/2015, 19:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • CHỮ VIẾT TẮT

  • CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

  • BT

  • Bài Tập

  • ĐNA

  • Đông Nam Á

  • ĐTD

  • Đại Tây Dương

  • GV

  • Giáo Viên

  • HS

  • Học sinh

  • PP

  • Phương pháp

  • RLKNS

  • Rèn luyện kĩ năng sống

  • SGK

  • Sách giáo khoa

  • Thái Bình Dương

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan