A Đ ẶT V ẤN Đ Ề : 1 Thực trạng: Hiện nay, một bộ phận học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy giáo cũng bắt buộc. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa tạo được sự hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử . Trước yêu cầu đổi mới đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác … Trong giờ học, một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, nên cho các em ghi bài quá nhiều sự kiện lịch sử, làm cho học sinh phải một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học . Trong phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên thường chú ý đến kênh chữ mà ít chú ý đến kênh hình vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử, Giáo viên chỉ giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử không những để khắc sâu kiến thức cho học sinh mà gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó. Hơn nữa kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học . Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như máy chiếu, băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử …. Với những thực trạng trên, là giáo viên giảng dạy bộ môn dạy lịch sử, bản thân tôi luôn tìm tòi để đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trên, bằng kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi xin đưa ra sáng kiến : “ Tạo hứng thú cho học sinh học phần lịch sử thế giới ( lớp 8 ) bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp .”
Trang 1A/ Đ ẶT V ẤN Đ Ề : 1/ Thực trạng:
Hiện nay, một bộ phận học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các
em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật
lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy giáo cũng bắt buộc.
Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không phải do bản thân
bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người thầy giáo chưa tạo được sự hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử
Trước yêu cầu đổi mới đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác …
Trong giờ học, một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, nên cho các em ghi bài quá nhiều sự kiện lịch sử, làm cho học sinh phải một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ nỗi rồi dẫn đến chán học
Trong phương pháp dạy và học lịch sử, giáo viên thường chú ý đến kênh chữ mà ít
chú ý đến kênh hình vì vậy khi giới thiệu nhân vật lịch sử, Giáo viên chỉ giới thiệu qua loa,
chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không giới thiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử không những để khắc sâu kiến thức cho học sinh
mà gây cho các em có những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó Hơn nữa kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng, đóng vai trò trung tâm về nội dung bài giảng trong suốt một tiết học
Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như máy chiếu, băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử …
Với những thực trạng trên, là giáo viên giảng dạy bộ môn dạy lịch sử, bản thân tôi luôn tìm tòi để đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trên, bằng kinh nghiệm ít
ỏi của mình tôi xin đưa ra sáng kiến : “ Tạo hứng thú cho học sinh học phần lịch sử thế giới
( lớp 8 ) bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp ”
2/ Cở sở lí luận:
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn lịch sử thế giới lớp 8 hiện nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan, không kém phần hấp dẫn, nếu thầy giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ lên lớp Để làm được việc đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp hướng dẫn học sinh học tập, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị tài liệu tham khảo … Tất cả sự chuẩn bị nói trên nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp “Tạo hứng
Trang 2thú cho học sinh học phần lịch sử thế giới ( lớp 8 ) bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp” Là một trong những biện pháp tạo sự hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử thế giới hiện nay
Như chúng ta đã biết, sử học Mácxít đã làm sáng tỏ quan điểm con người là chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử, các vị thần linh, Đức phật, Chúa trời … chỉ do con người nghĩ ra mà thôi
Sử học Mácxít cũng khẳng định chân lý rằng, quần chúng là người làm nên lịch sử, là động lực quyết định sự phát triển của lịch sử là sức mạnh của lịch sử, đó là qui luật Nhưng
sử học mácxít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử
Các Mác khẳng định : “ Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của
nó và nếu không có những con người như thế, thì…thời đại sáng tạo ra con người như thế”
Ở đây chúng ta đề cập đến nhân vật lịch sử mà được xã hội gọi là vĩ nhân Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 8 có nhiều có nhiều nhân vật lịch sử khi lên lớp giáo viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy nhằm tạo sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử trong bài học
Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 8 ( phần lịch sử thế giới ) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật lịch sử mà giáo viên cần
phải khắc sâu đó là những vĩ nhân lịch sử như: Ôlivơ Crôm Oen (nhà lãnh đạo Cách mạng
tư sản Anh); M Rô – pe - spie (nhà lãnh đạo Cách mạng tư sản Pháp); G Oa - Sinh Tơn ( nhà lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ ); S Mông - te – xki - ơ; G G Rút
- xô; vôn - te …(các nhà tư tưởng, triết học ánh sáng lớn ở châu Âu thế kỷ XVIII) C Mác;
Ph Ăng - ghen ( các nhà lãnh đạo cách mạng vĩ đại trong phong trào công nhân quốc tế );
Lê - Nin ( Vị lãnh tụ vĩ đại Cách mạng tháng Mười Nga ); V.A Mô - Da; Bét - Tô - Ven; Sô -Panh (các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII ) Giêm Oát; Niu Tơn; Đác Uyn …
( các nhà phát minh khoa học) Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân
tộc ở châu Á như : Ti -Lắc (Ấn Độ ) ; A.Xu - Các - Nô ( In – Đô- Nê- Xi - a) …và một số
nhân vật lịch sử khác
Như vậy, toàn bộ chương trình lịch sử thế giới lớp 8 hiện hành học sinh phải nhớ trên
20 nhân vật lịch sử, do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này Để các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì người thầy giáo phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm trí của các em những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì các em rất hào hứng học tập
Từ các nhân vật lịch sử đó các em biết rút ra những bài học quý báu để học tập Nhưng nếu ngược lại thầy giáo chỉ giới thiệu qua loa thì sẽ dẫn đến các em rất khổ tâm khi thầy giáo bắt các em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương … của từng nhân vật lịch sử Vì vậy muốn dạy tốt và học tốt môn lịch sử, ngoài những nguyên tắc và phương pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử ngay trong giờ lên lớp
Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử ngay trong giờ lên lớp có nhiều cách làm, song bản thân tôi xin nêu vài kinh nghiệm đã thu được trong năm học 2009-2010 vừa qua, ở khối 8 mà tôi đã trực tiếp giảng dạy như sau
Trang 3B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Khi dạy các bài lịch sử thế giới giáo viên xác định cho được những đặc điểm, hình dáng … của nhân vật lịch sử cần khắc hoạ sâu sắc cho học sinh nắm, nhằm gây hứng thú học tập của các em Theo tôi được phân ra nhiều biện pháp khắc hoạ sau:
1 Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử:
Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng của mình Nếu thầy giáo chỉ giới thiệu sơ lược qua loa cho HS nắm được hình dáng nhân vật qua hình ảnh giơ lên trong SGK thì các
em không có cảm nhận về nhân vật đó và không có tác dụng giáo dục nào cả, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hình dáng nhân vật lịch sử, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dể làm quen, dễ hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật đó
Qua áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý như sau:
a Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung nhằm mục đích giúp học sinh biết kỷ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
(SGK) Ở mục II: Sự ra đời chủ nghĩa Mác - mục 1: Mác và Ăng ghen SGK đã giới thiệu
vài nét về Các Mác (Năm sinh 1818, nơi ở Đức ); đặc điểm là thông minh, năm 23 tuổi đỗ tiến sĩ triết học, song SGK không tả hình dáng Mác, nếu giáo viên chỉ đưa ảnh trong SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên cần phải vừa cho các em xem ảnh (có thể sưu tầm trên thư viện hình họa hoặc thư viện violet.vn để photo ) vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ C.Mác: có “đôi mắt đen lay láy”, “cái nhìn sắc xảo dưới đôi lông mày đen sẫm, “với cái miệng đường nét gẫy gọn hơi nghiêm” Chứng tỏ rằng Mác là một con người nghiêm trang, cương nghị cứng rắn nhưng táo bạo Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc hình ảnh của Mác trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng hiểu biết về nhân vật Mác và qua đó giáo dục cho các em có lòng kính trọng yêu quí Các Mác một bậc thầy vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, cũng từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động của Mác trong bài học cũng như tài liệu khác ngoài SGK
Trên cơ sở đó, đối với Ăng ghen giáo viên cũng lần lược mô tả hình dáng của Ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong sách giáo khoa, gây cho học sinh
có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ đó
b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung :
Về vị trí và nội dung của hệ thống kiến thức trong bài học lịch sử , hoặc có khi vì khuôn khổ tài liệu, Giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết tùng nhân vật lịch sử, nhưng cũng không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua Do đó giáo viên có thể lược tả chung chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2 : “Cách mạng tư sản Pháp” ( 1789 -1794) mục 3 “ Nội dung đấu tranh trên mặt trận tư tưởng” ( trang 11 SGK ) hình 8 có chân dung của G G
Rút - Xô, đối với nhân vật lịch sử này Giáo viên đặc tả cho học sinh thấy được phong thái suy tư sâu rộng qua nét mặt của Rút -Xô một con người luôn đấu tranh cho quyền tự do của
Trang 4con người và ngay sau đó giáo viên kết hợp dẫn câu nói của Rút Xô “Tự do là quyền tự nhiên của con người” để tăng thêm tính cách của con người đó
Ví dụ 2 : Cũng trong bài này ở phần III mục 3 : “Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia - cô- banh” Để khắc sâu nhân vật lịch sử Rô-pe Spie, giáo viên giới thiệu hình
ảnh đáng ghi nhớ, vị lãnh tụ xuất sắc của phái Gia –cô- banh với nhân vật Rôpe Xpie nỗi tiếng là “con người không thể mua chuộc” Trước hết giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung của Rôpe Spie ( hình 11 trang 16 SGK) sau đó giáo viên đặc tả những nét chung và những phẩm chất tốt đẹp Rôpe xpie được thể hiện qua chân dung với phong cách nghiêm nghị, ánh mắt nhìn thẳng, thể hiện tính cứng rắn và cương quyết trừng trị bọn phản cách mạng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân dân Như vậy giáo viên chỉ cần ít phút để khắc sâu nhân vật lịch sử trong bài học sẽ làm cho các em luôn có cảm tình với các nhân vật đó,
từ đó các em sẽ khắc sâu được vai trò của các nhân vật lịch sử nhất là các lãnh tụ của các cuộc đại cách mạng, cũng từ đó giáo viên giáo dục các em biết tôn trọng các nhân vật lịch
sử, biết noi gương những phẩm chất tốt đẹp mà các nhân vật lịch sử có được mà giáo viên đã đặc tả được ngay trong giờ lên lớp, đồng thời tạo được hứng thú cho các em ham thích học tập bộ môn lịch sử thế giới
Bên cạnh việc đặc tả về phong thái của từng nhân vật, giáo viên có thể giới thiệu những đặc điểm nổi bật như năng khiếu, năng lực, tính cách đạo đức, hoàn cảnh bản thân … của nhân vật lịch sử có được để làm nổi bật nhân vật lịch sử đó, giúp cho học sinh có ấn tượng sâu sắc, hoặc cảm thông với từng nhân vật, làm cho các em hiểu và nhớ lâu các sự kiện lịch sử đã xảy ra có liên quan đến nhân vật lịch sử trong giai đoạn đó
Ví dụ 3 : khi dạy bài 8 : “ Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX ” mục 3(II) Sự phát triển văn học nghệ thuật Trong nội dung
bài dạy có nói sự phát triển âm nhạc nhiều thiên tài xuất hiện như V A Mô -da, Bách và Bét
- tô - ven, Sô Panh Để học sinh nhận biết về các nhân vật này một cách sâu sắc giáo viên có thể giới thiệu vài nét về đặc điểm nổi bật về các nhân vật này Ví dụ: về V A Mô –da “là một thiên tài âm nhạc, lúc lên 3 tuổi đã biết chơi đàn, lúc 5 tuổi đã biểu diễn đàn trước hoàng tộc lúc 6 tuổi đã đã biết sáng tác nhạc …” Với cách giới thiệu đó có thể tạo hứng thú cho các em làm cho các em nhớ mãi về những nhân vật xuất sắc này
c) Ngoài ra chúng ta chỉ cần chọn một trong hai nét hình dáng của con người để minh hoạ nhắm khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịch sử vào trong trí nhớ của các em
Trong nội dung bài học lịch sử ngoài những nhân vật chính diện, còn có một số nhân
vật phản diện như : Chi - e ( trong bài Công xã Pa ri 1871) Hít - Le ( Bài Chiến tranh thế giới
lần thứ II) Đối với những nhân vật này giáo viên không cần dung hình ảnh hay chân dung
để minh hoạ, mà người thầy giáo khắc hoạ bằng lời nói với những lời lẽ hết sức lôi cuốn
Ví dụ: Đối với nhân vật Chi E, giáo viên có thể mô tả là một con người có nét mặt
lúc nào cũng thể hiện tính hiếu chiến, ác độc và tàn sát trong cuộc nội chiến với các chiến sĩ của công xã Pa Ri ( 1871) Hay giáo viên có thể mô tả vài nét về Hit le có gương mặt hiểm hóc, hiếu chiến thể hiện là một tên trùm phát xít, kẻ gây chiến tranh thế giới lần thứ 2 gây ra bao cảnh đau thương cho nhân loại thế giới, từ đó giáo dục các em biết căm thù chiến tranh, căm ghét những kẻ gây ra chiến tranh
Tóm lại, để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên không nên bỏ qua bất cứ hình ảnh nhân vật lịch sử nào, mà người thầy giáo cần phải khắc sâu các nhân vật lịch sử đó ngay trong giờ lên lớp, song cũng không nên rập khuôn một cách máy móc, người thầy giáo
Trang 5phải biết chọn lọc những chi tiết hết sức cần thiết và những nét sinh động nhất để khắc sâu vào tâm trí của các em, đặc biệt người thầy giáo phải biết dùng lời nói sao cho phù hợp với nhân vật đó, làm sống lại nhân vật lịch sử đó trước mắt của các em
2) Ngoài việc chọn hình dáng đặc điểm riêng của từng nhân vật lịch sử để tạo hứng thú học tập cho học sinh, thì giáo viên còn phải biết chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay sự nghiệp của nhân vật đó để khắc sâu kiến thức cho các em
a) Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nghiệp nhất định, có khi bao gồm
nhiều mặt Trong một thời gian ngắn ngủi (45 phút) trên lớp, người thầy giáo dạy sử không
thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạt động điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giảng cao độ nhưng phải đầy đủ chính xác, làm sao khi giảng mà không nông cạn, không mơ hồ, đây là việc làm rất khó, qua thực tiễn giảng dạy tôi xin đúc kết một vài kinh nghiệm về mặt lí luận và kết hợp với thực tiễn như sau :
Trước hết giáo viên phải nắm vững yêu cầu lịch sử cụ thể ( thời gian xảy ra sự kiện
đó, xảy ra ở nước đó ), trên cơ sở nắm vững vấn đề trên giáo viên chọn hoạt động cần nêu ra của một nhân vật, đặc biệt giáo viên phải cho học sinh nắm được tình huống xuất hiện của nhân vật lịch sử, để học sinh thấy rõ vấn đề trước yêu cầu của lịch sử xuất hiện nhân vật lịch
sử, trong mọi tình huống đó giáo viên phải nêu rõ mâu thuẫn xã hội, tránh không được nêu chung chung mà phải đi sâu vào tình hình và phân tích chung
Ví dụ 1 : khi dạy bài : Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên
( Mục II : Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, SGK Lớp 8), chúng ta muốn khắc sâu nhân vật lịch sử Ô - li - Vơ Crôm - Oen cho học sinh nắm vài đặc điểm của nhân vật này, trong sách giáo khoa không hề có giới thiệu gì về Crôm Oen mà chỉ nêu rằng “Quân của quốc hội do Crôm Oen chỉ huy, đánh bại quân nhà vua” nếu trình bày như vậy thì học sinh không biết Crôm Oen là ai ? và sao lại được quyền chỉ huy quân đội của Quốc hội, dẫn đến kiến thức nông cạn, không gây hấp dẫn cho các em bằng cách giáo viên giới thiệu mâu thuẫn cụ thể giữa chính quyền chuyên chế nhà Vua nước Anh với giai cấp tư sản và quý tộc mới, với mâu thuẫn đó không thể không xảy ra cuộc chiến tranh giữa phe nhà Vua với phe Tư sản và Quý tộc mới
Giáo viên trình bày cho học sinh thấy lịch sử nước Anh lúc này không phải yêu cầu một nhân vật đứng đầu chỉ huy một sự chuyển biến chung chung, mà là yêu cầu một nhân vật lịch sử cụ thể để lãnh đạo quân quốc hội tiến hành một cuộc chiến tranh đánh thắng nhà Vua và bọn Quý tộc phong kiến và chính Crôm Oen đã đáp ứng được yêu cầu đó Với cách trình bày như vậy thì chúng ta đã khắc sâu được nhân vật lịch sử Crôm Oen và giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài học lịch sử ngay tại lớp
Ví dụ 2: Cũng tương tự như vậy , đối với bài này mục III “ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ”
Giáo viên cần phải khắc sâu nhân vật Oa Sinh Tơn qua hoạt động quân sự của Oa -Sinh -Tơn , trong SGK chỉ nêu rằng: “ Oa- sinh -Tơn là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân” chứ SGK không nêu lên được một vài hoạt động quân sự của Oa - Sinh - Tơn Do đó giáo viên phải mô tả một vài hoạt động tiêu biểu,
Trang 6để cho học sinh thấy rằng Oa – Sinh -Tơn là một thủ lĩnh quân sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết mâu thuẫn dân tộc của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ với bọn thực dân Anh
b) Một số tình huống xuất hiện những nhân vật lịch sử trong các bài học thuộc chương III trong SGK
“ Châu Á ở thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX” ví dụ học về Cách mạng Trung Quốc có lãnh tụ Tôn Trung Sơn, Cách mạng Ấn độ có lãnh tụ TiLắc, hoặc bài “ Châu Á (1918 – 1945” có lãnh tụ M Gan Đi (1869 – 1948), cách mạng ở Mã Lai có lãnh tụ Áp Đun Ra Man, cách mạng In - Đô - Nê - Xi - a có nhà cách mạng Xu – Các - Nô … Như vậy do yêu cầu của lịch sử cuói thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX yêu cầu lịch sử đặt ra cho mỗi nước là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp dành độc lập dân tộc, lúc này mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân ngày càng sâu sắc, nên các nhân vật lịch sử đó xuất hiên và đã giải quyết được mâu thuẫn đó theo yêu cầu của lịch sử
3) Cuối cùng giáo viên phải khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử:
Sau khi đã khắc sâu đặc điểm, hình dáng hay các hoạt động điển hình của nhân vật, giáo viên còn có thể khắc hoạ sâu sắc nhân vật lịch sử vài nét về thân thế, sự nghiệp, trình
độ học vấn …để giúp học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn về nhân vật lịch sử đó, đồng thời giúp học sinh nhớ lâu về nhân vật đó
Ví dụ : Trong bài “ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” Giáo
viên phải chuẩn bị tốt về những hoạt động tiêu biểu nhất của Mác và Ănghen, ví dụ khi giới thiệu về Mác và Ănghen, SGK chỉ giới thiệu đơn giản về tiểu sử hai Ông, như ít giới thiệu
về hoạt động của Mác và Ăng ghen, trên cơ sở đó giáo viên có thể giới thiệu đôi nét về hai Ông như Mác không những học giỏi đỗ tiến sĩ mà vừa là một nhà nghiên cứu khoa học, tham gia cách mạng, vừa là lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, đối với Ăng ghen cho học sinh nắm rõ, Ăng ghen sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Đức, nhưng Ông
từ bỏ nghiệp làm giàu của gia đình, quyết định đi tìm hiểu nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân Từ sự giới thiệu đó giáo viên có thể cho học sinh thấy được những điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen và cũng bắt đầu từ quan điểm chung đó, hai Ông đã gặp nhau và trở thành đôi bạn tri
kỉ, lâu bền và cảm động mà SGK đã nêu ra ý này
Ngoài ra giáo viên có thể khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách gợi ý cho các em cách nhớ năm sinh của nhân vật lịch sử đó
Ví dụ: Năm sinh của Mác ( 1818) Ăng ghen nhỏ hơn Mác 2 tuổi tức là Ăng ghen sinh năm 1820
Hoặc giáo viên có thể khắc sâu nhân vật lịch bằng cách cho học sinh nắm những nét tương đồng xuất thân gia đình hay từ nghề nghiệp của nhân vật đó …
Ví dụ: Như Crôm Oen xuất thân từ gia đình quý tộc mới, Oa- Sinh Tơn là kỹ sư …
hoặc có thể kích thích tâm lý học tập cho các em giáo viên có thể cho học sinh biết thêm về nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ Ti Lắc vừa là lãnh đạo phái cấp tiến chống thực dân Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vừa là một nhà sử học thông thái, nhà ngôn ngữ học danh tiếng
Trong quá trình sử dụng những tư liệu nói trên để khắc sâu hình ảnh của các nhân vật lịch sử tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là điều rất cần thiết,
Trang 7nhưng người thầy giáo không vì thế mà ôm đồm, chồng chất nhiều kiến thức để phủ lên bộ nhớ các em, làm cho các em không nhớ gì mà lại đâm ra chán học Do đó muốn đạt được
mục đích trên người thầy giáo phải biết chọn lọc tức là tinh giản chứ không phải nhiều số
lượng là quyết định được sự tiếp thu kiến thức của học sinh và gây hứng thú cho các em học tập tốt bộ môn lịch sử
Muốn có được như vậy người giáo viên phải tích luỹ nhiều tư liệu lịch sử có nhiều kiến thức lịch sử chi tiết và phong phú nhưng sống động, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp tâm lý học để vận dụng tốt kiến thức vào bài giảng đúng lúc đuúng nơi, đúng nội dung yêu cầu của bài, ngoài ra giáo viên còn phải biết kết hợp khai thác giữa kiến thức trong sách giáo khoa với kiến thức ngoài sách giáo khoa, kết hợp lời nói truyền cảm với chân dung hay hình ảnh của nhân vật lịch sử, biết so sánh đối chiếu giữa các nhân vật lịch sử nhằm nâng cao giá trị nhận thức cho các em
Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều công sức như sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trong tiết dạy yêu cầu, biết chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài sách giáo khoa vào bài giảng đúng phương pháng dạy học theo kiểu sơ đồ Đai Ri Tất cả việc làm trên mặc dầu tốn nhiều thời gian và sức lực nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề ra trong một tiết học trên lớp 45 phút ngắn ngủi thì người thầy giáo cảm thấy nhẹ nhỏm, quên đi mệt mõi lo âu, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi học tập sau một giờ lên lớp công phu của thầy và trò
II/ HIỆU QUẢ :
Trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, người thầy giáo khéo léo tổ chức việc khắc hoạ sâu sắc hình ảnh nhân vật lịch sử , nhằm nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh hiện nay, đây
là việc cần phải làm của giáo viên, vì có hứng thú học tập, rung cảm của người học nhất là học sinh trung học cơ sở, là lứa tuổi rất nhạy cảm trong việc tìm tòi cái mới cái chưa biết và rất cảm động khi giáo viên biết sử dụng những tư liệu giáo dục đạo đức cách mạng cho các
em ngay trong bài học lịch sử trên lớp Tạo hứng thú học tập là chiếc cầu nối, là phương tiện
để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học và là việc làm thường xuyên của người giáo viên dạy bộ môn lịch sử
Những cách thức, những con đường hay vài biện pháp nêu trên của bản thân tôi để gây hứng thú cho các em phấn khởi học tập trong một tiết dạy lịch sử môn sử thế giới lớp 8 cũng là một trong nhiều phương pháp để tạo hứng thú học tập của học sinh
Để kiểm nghiệm lại quá trình thực hiện sáng kiến này, ngoài việc tiến hành các phương pháp trên bản thân tôi còn tiến hành kiểm tra thực tế qua các hình thức kiểm tra : miệng, 15 phút đầu giờ, kiểm tra 1tiết đều có kèm theo các câu hỏi về nhân vật lịch sử, các câu hỏi kiểm tra bản thân tự ra đề hoặc được sưu tầm, tìm tòi qua các sách tham khảo như sách giáo viên của tác giả Phan Ngọc Liên ( Tổng chủ biên ), sách bài tập lịch sử của tác giả : Trịnh Đình Tùng ( chủ biên )… để đưa vào bài tập thường xuyên và định kỳ
Sau đây là một số bài tập về nhân vật lịch sử mà bản thân đã ra đề, để vừa khắc sâu kiến thức nhân vật lịch sử cho học sinh vừa kiểm tra việc tiếp thu kiến thức đó như thế nào qua các lần kiểm tra ( miệng, 15 phút, 45phút …)
Ví dụ 1: Ở bài 3 “ Cách Mạng tư sản Pháp 1789”, giáo viên có thể ra câu hỏi sau
( dạng tự luận ) : Em hiểu biết gì về nhân vật Rôpe Xpie ? ( Sách bài tập lịch sử tác giả Trịnh
Trang 8Đình Tùng … Nhà xuất bản giáo dục năm 2004 ), để khắc sâu hình ảnh nhân vật lịch sử này tôi còn kèm theo câu hỏi sau: Nhân vật Rô-pe - Spie có liên quan đến sự kiện lịch sử quan trọng nào trong phái Gia - Cô - banh cách mạng ?
Ví dụ 2: Ở bài 4 “ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
Để nắm lại những kiến thức đã học về nhân vật lịch sử Các Mác và Ăng Ghen Giáo viên
có thể ra đề dưới dạng điền khuyết như sau:
Hãy sử dụng các từ dưới đây điền vào chổ trống để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời hoạt động của Các Mác và Ăng ghen
Tri thức 1818 thông minh
hoạt động cách mạng 1842 chủ xưởng
1844 1820 Tình cảnh giai cấp công nhân Anh Công nhân tình bạn Tiến sĩ triết học
“ Các Mác sinh năm……….trong một gia đình ………gốc Do thái ở thành phố Tơ Ri ơ nước Đức Từ nhỏ Mác đã nỗi tiếng là người ……… , sớm
tỏ ra uyên bác vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ ………… , Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng Sau khi bị trục xuất ra khỏi Đức vì ……… Mác sang Pa ri tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạnh Pháp
Ăng ghen sinh năm …… trong một gia đình ………giàu có ở thành phố Bác Men (Đức ) Ăng –Ghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản Vì vậy năm ……….Ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người ……….Ông viết nhiều bài được tập hợp trong cuốn ………
Năm………… từ Anh sang Pháp và gặp Mác .Từ đây hai Ông bắt đầu một
……… lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới” ( bài tập số 6 trong vở bài tập lịch sử - Tác giả Trần Đình Tùng – nhà XBGD)
Ví dụ 3: Ở bài 10 “ Trung Quốc thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”
Để đánh giá kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về nhân vật lịch sử Tôn Trung Sơn nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc với phong trào cách mạng Tân Hợi năm 1911 Giáo viên có thể ra đoạn văn ngắn để học sinh nhận biết và nhận xét nhân vật lịch sử như sau :
Em hãy cho biết đoạn tiểu sử sau đây nói về nhân vật nào, em hãy nhận xét về nhân vật lịch đó “Ông là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc , lãnh đạo cuộc cách mạng
Tân Hợi lật đổ triều đình phong kiến nhà Mãn Thanh và thiết lập nhà nước Trung Hoa dân quốc, … Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Ông về nước và cử làm Tổng Thống của chính phủ trung ương lâm thời Ngày 1-1-1912 Ông nhận chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành nước Trung hoa dân quốc
Ngày 13 tháng 2 năm 1912, để lôi kéo phái quân phiệt, Ông từ chức để viên thế khải lên thay Sau đó Viên Thế Khải phản bội, Ông lại tập hợp lực lượng các tỉnh phía nam để chống lại Tháng 8 năm 1912 Ông hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để bổ sung cho chủ nghĩa Tam dân thêm ba nội dung nữa: liên minh với Liên Xô, Liên Minh với Đảng cộng sản và dựa vào công nông
Ngày 13 -3-1925, Ông đã từ trần Đó là một tổn thất cho phong trào cách mạng Trung Quốc”( Bài tập Lịch sử lớp 8 của tác giả Trịnh Đình Tùng )
Trang 9Ngoài việc tổ chức kiểm tra với các hình thức trên Giáo viên còn có thể cho trò chơi để khắc sâu kiến thức về các nhân vật lịch sử như sau:
Ví dụ 4 : Ở bài 8 “ Sự phát triển của kỹ thuật khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỹ XVIII – XIX”
Dựa vào ô chữ sau đây em hãy tự đặt câu hỏi để nói lên những thành tích mà các nhân vật sau đây đã cống hiến cho nhân loại” Giáo viên có thể đặt trước vài câu về mỗi nhân vật lịch sử để các em làm theo :
1
2
4
5
6
7
8
Ví dụ :
Hàng số 1 : Đối với nhân vật BAN DẮC: Đây là nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học tiến bộ ở pháp ( Gợi ý: ô chữ có 6 chữ cái)
Hàng số 2 : Tên của một nhà hoá học người Nga với bảng hệ thống tuần các nguyên tố hoá học
Các hàng còn lại giáo viên tiếp tục cho các em tự đặt câu hỏi đẻ nói lên những nét nỗi bật nhất của từng nhân vật lịch sử
Qua áp dụng sáng kiến này bản thân thấy rằng, muốn tạo cơ hội cho học sinh học tập tốt bộ môn của mình, người thầy giáo luôn luôn chủ động tìm tòi những biện pháp , những con đường truyền thụ kiến thức tốt nhất để đem lại hiệu quả nhất trong giờ lên lớp, qua thời gian áp dụng sáng kiến này, kết quả học tập của học sinh lớp tôi phụ trách có nhiều tiến bộ
rõ rệt, trong tiết học lịch sử các em rất sôi động, gần 90 % số học sinh trong lớp tham gia cùng thầy giáo để khai thác kiến thức trong bài giảng, kết quả chất lượng năm học
2009-2010 đạt kết quả như sau:
Năm học SHS GiỏiS.L % KháS.L % T.BìnhS.L % Yếu S.L %
Tóm lại, muốn một tiết học thành công hay chất lượng học tập học sinh được nâng cao hay không, người giáo viên cần phải gia công nhiều công sức cho bài giảng và còn phải làm nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn, muốn có được như vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng, tự rèn luyện và nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kì hội nhập
C/ KẾT LUẬN
Để đạt mục tiêu chung của chương trình lịch sử lớp 8 ( phần lịch sử thế giới ) thể hiện
cụ thể ở mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, người giáo viên cần phải nhận thức và quán triệt mục tiêu vào mọi hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá việc dạy và học môn lịch
sử của thầy và trò Điều này đòi hỏi, người giáo viên phải biết phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm có sẳn, đồng thời biết sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy trên lớp, phải biết khắc
Trang 10phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ kiểu dạy “thầy giảng - trò ghi”, thầy đọc - trò chép” trò trả lời theo sách mà không có những sáng tạo chủ động nào trong quá trình học tập của trò Việc khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp cũng là một trong biện pháp cách thức để tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng và ở nhà trường phổ thông nói chung
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ mà qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đúc kết được nhằm góp phần vào hoạt động “Đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới kiểm tra đánh giá” theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong dạy và học hiện nay Rất mong được sự góp ý của quí thầy cô /.(Địa chỉ :Nguyenchikhanglnt @Gmail.com)
Khánh Bình Tây Bắc, ngày …… tháng … năm 2011
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Chí Khang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Sách giáo khoa lịch sử lớp 8 – Tác giả : Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
2 Sách giáo viên lịch sử lớp 8 – Tác giả : Phan Ngọc Liên ( Tổng Chủ biên )- Nhà Xuất bản giáo dục năm 2005
3 Sách bài tập lịch sử lớp 8 – Tác giả : Trịnh Đình Tùng ( Chủ Biên ) – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004
4 Các tạp chí giáo dục các năm 2005 & 2006
5 Tài liệu Gây hứng thú học tập môn lịch sử - nhà xuất bản giáo dục