Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
844,9 KB
Nội dung
Khóa lun tt nghip - 1 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********** GIA THỊ HÀ HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (1921 – 1942) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Th.S TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI - 2011 Khóa lun tt nghip - 2 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Khóa luận “Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1921 – 1942)” được hoàn thành tại khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Trần Thị Thu Hà. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Trần Thị Thu Hà - người đã hướng dẫn tận tình, góp ý trực tiếp và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, thầy cô trong khoa Lịch Sử, tập thể lớp K33 Cử nhân Lịch Sử, các bạn sinh viên cùng ngành các khóa K34, K35, K36 Cử nhân Lịch Sử đã động viên, góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 05 năm 2011 Sinh viên Gia Thị Hà Khóa lun tt nghip - 3 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thu Hà. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tháng 05 năm 2011 Sinh viên Gia Thị Hà Khóa lun tt nghip - 4 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN 1. CTQG HN Chính trị Quốc gia Hà Nội 2. ĐHKHXH & NV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 3. ĐHSP HN Đại học Sư phạm Hà Nội 4. ĐHVH HN Đại học Văn hóa Hà Nội 5. HĐKH Hội đồng Kì hào 6. HĐKM Hội đồng Kì mục 7. HĐTB Hội đồng Tộc biểu 8. NCLS Nghiên cứu lịch sử 9. Nxb Nhà xuất bản 10. PGS. TS Phó giáo sư Tiến sĩ 11. PTS. KHLS Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử 12. STT Số thứ tự 13. TTKHXH Thông tin Khoa học xã hội 14 VHDT Văn hóa dân tộc 15. VHTT Văn hóa thông tin Khóa lun tt nghip - 5 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của đề tài 6. Bố cục của khóa luận B. NỘI DUNG Chương 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa và sự ra đời của hương ước cải lương 1.1. Khái quát về huyện Hiệp Hòa 1.1.1. Địa lý và dân cư 1.1.1.1. Địa lý 1.1.1.2. Dân cư 1.1.2. Truyền thống, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội huyện Hiệp Hòa trước CMT8/1945 1.1.2.1. Quá trình hình thành huyện Hiệp Hoà 1.1.2.2. Truyền thống dân cư 1.1.2.3. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội huyện Hiệp Hòa trước CMT8/1945 1.2. Sự ra đời của hương ước cải lương 1.2.1. Những nét chung về hương ước 1.2.1.1. Thuật ngữ hương ước 1.2.1.2. Sự phát triển của hương ước 1.2.2. Sự ra đời của hương ước cải lương 1.2.2.1.Nguyên nhân dẫn đến cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kì Khóa lun tt nghip - 6 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà 1.2.2.2. Nội dung chính của cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kì Tiểu kết Chương 2: Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1921- 1942) 2.1. Thực trạng hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa 2.1.1. Giới thiệu tổng quát về hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa 2.1.2. Hình thức văn bản của hương ước 2.2. Nội dung của hương ước cải lương 2.2.1. Phần chính trị 2.2.1.1. Việc chính trị 2.2.1.2. Sổ chi thu 2.2.1.3. Sưu thuế 2.2.1.4. Sự kiện cáo, các của công và trừ gian lậu 2.2.1.5. Canh phòng trong làng, ngoài đồng 2.2.1.6. Sự cấp cứu 2.2.1.7. Sự vệ sinh; sửa sang đường xá, cầu cống và đê điều; sự vệ nông 2.2.1.8. Sự giao thiệp 2.2.1.9. Sự học hành và sự giáo dục 2.2.1.10. Việc ngụ cư và kí táng 2.2.2. Phần tục lệ 2.2.2.1. Sự quân điền thổ 2.2.2.2. Việc hôn lễ 2.2.2.3. Việc tang lễ 2.2.2.4. Lệ khao vọng 2.2.2.5. Mua bán danh 2.2.2.6. Vị thứ và lễ biếu 2.2.2.7. Việc tế lễ Khóa lun tt nghip - 7 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà 2.2.2.8. Các thuế của làng 2.3. Một số nhận xét 2.3.1. Mặt tích cực và tiêu cực 2.3.1.1. Mặt tích cực 2.3.1.2. Mặt tiêu cực 2.3.2. Thực thi hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa 2.4. Vai trò của hương ước cải lương đối với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Hiệp Hòa hiện nay Tiểu kết C. KẾT LUẬN ……………………………………………………………… D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… E. PHỤ LỤC………………………………………………………………… Khóa lun tt nghip - 8 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hương ước – một sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với lịch sử làng xã người Việt, từ lâu đã trở thành công cụ tự quản, điều chỉnh các mối quan hệ cộng đồng làng xã. Do đó, nó là “chìa khóa” giúp chúng ta tìm hiểu về chốn hương thôn trong thời kì lịch sử đã qua. Hương ước có nghĩa là những điều quy ước trong hương thôn, nhân dân thường gọi một cách nôm na là lệ làng. Lệ làng trước kia là những khoán ước thể hiện bằng các hội thề và chủ yếu được truyền khẩu. Phải đến thế kỉ XV, lệ làng mới được các làng xã văn bản hóa thành các hương ước. Vào các thế kỉ tiếp theo hương ước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Khi Pháp xâm lược Việt Nam chúng đã lợi dụng sức mạnh của hương ước, dùng nó làm công cụ để nắm chặt nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng các bản hương ước cổ làm công cụ để thống trị, bóc lột, đồng hóa làng xã Việt Nam, thực dân Pháp đã bỏ đi những điều mà chúng cho là có hại cho sự tồn tại của chính quyền đô hộ. Và thông qua “Cuộc cải lương hương chính” chúng đã ban hành một mẫu hương ước chung cho các làng xã của người Việt. Vì thế, đến đầu thế kỉ XX đã có rất nhiều các bản hương ước cải lương do các làng xã soạn thảo. Bằng các bản hương ước này chính quyền thực dân và phong kiến đã với tay được đến cấp hành chính nhỏ nhất của nước ta để cai trị, bóc lột dân ta. Tuy nhiên, cũng nhờ các bản hương ước ấy mà đời sống của nhân dân trong các làng xã đi vào nề nếp, ổn định hơn. Đối với những ai từng quan tâm nghiên cứu làng Việt cổ truyền đều cho rằng: Hương ước là tấm gương phản chiếu khá trung thực cuộc sống làng quê, qua đó ta biết được cái hay, cái dở đã tồn tại trong đó. Không những thế, chúng còn cho thấy một phần nào đó quá trình lịch sử phát triển của làng xã. Điều này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Khóa lun tt nghip - 9 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà quá trình xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh. Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) cũng như các huyện khác trong cả nước đang trong thời kì đổi mới với rất nhiều những thành tựu đã đạt được nhưng cũng có rất nhiều bất cập cần được giải quyết, một trong những bất cập đó là nền văn hóa truyền thống bị pha trộn, mai một, tệ nạn xã hội… ngày càng phổ biến. Ở Hiệp Hòa hiện nay các thôn làng đang dựa trên những bản hương ước cải lương để soạn thảo những bản hương ước mới (qui ước) nhằm quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư nơi thôn xóm. Và bước đầu đã mang lại những kết quả tốt thúc đẩy sự phát triển của quê hương. Do vậy, muốn hiểu thực trạng nông thôn nhằm đưa chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp không thể không bắt đầu từ việc nghiên cứu đặc điểm của làng xã trong quá khứ. Hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa còn khá nhiều, chủ yếu lưu giữ ở Viện TTKHXH các bản viết tay rất có giá trị. Thư viện Bắc Giang chụp lại 54 bản, thư viện huyện và phòng văn hóa thông tin không giữ bản hương ước nào. Một điều đáng buồn là khi trao đổi với những cán bộ làm ở phòng văn hóa huyện hay ở xã thì họ dường như không có khái niệm gì về hương ước cải lương. Là một người con của quê hương Hiệp Hòa, hơn nữa là sinh viên học chuyên nghành lịch sử trong quá trình học tập, tìm hiểu tôi đã biết được những giá trị thiết thực của những bản hương ước trong lịch sử. Đối với tôi hương ước là một đề tài nghiên cứu rất thú vị, vì vậy tôi chọn đề tài “Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1921 – 1942)” để đi sâu tìm hiểu với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc lưu giữ những phong tục tốt đẹp, phù hợp với việc xây dựng làng văn hóa của quê hương mình hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề Khóa lun tt nghip - 10 - Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà Hương ước là một đề tài lý thú, hấp dẫn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn hóa, pháp luật Đầu tiên phải kể đến: Các công trình nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu và dịch hương ước, chủ yếu là tập hợp các bản hương ước trên phạm vi từng tỉnh như: “Hương ước Hà Tĩnh” (Sở VHTT Hà Tĩnh, 1996); Ninh Viết Giao (chủ biên) “Hương ước Nghệ An” (Nxb CTQG, HN 1998); “Hương ước Thái Bình” do Nguyễn Thanh biên soạn (Nxb VHDT, HN 2000)… Các bản hương ước này chủ yếu bàn về vùng đất nơi có hương ước, nêu những vấn đề lớn và những quy định cụ thể trong hương ước: Thái Bình, Nghệ An. Ngoài ra còn giới thiệu cho bạn đọc những văn bản hương ước tiêu biểu ở từng nơi, rồi từ đó rút ra nét đặc sắc. Đây là nguồn tư liệu rất đầy đủ về hương ước của một địa danh nhất định để tôi tham khảo trong quá trình làm khóa luận. Các công trình nghiên cứu trực tiếp như: tác phẩm “Hương ước và quản lý làng xã” xuất bản năm 1998 của Bùi Xuân Đính đã tập hợp các tài liệu về hương ước làng xã trước đây và việc tái lập hương ước hôm nay để quản lý làng xã; Gs.Ts. Đào Trí Úc với tác phẩm “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” xuất bản năm 2003: Giới thiệu hương ước xưa và nay, hương ước và quản lý với việc thực hành và phát huy dân chủ ở nông thôn hiện nay; hay tác phẩm “Tìm lại làng Việt xưa” xuất bản năm 2006 của Vũ Duy Mền: đã tìm hiểu về thuật ngữ khoán ước, hương ước, dòng họ, gia phả của nguời Việt. Đây là những công trình nghiên cứu rất có giá trị, góp phần tìm hiểu sâu hơn về hương ước nói chung. Thêm vào đó nhiều bài nghiên cứu về hương ước được đăng trên các báo, tạp chí. PGS. TS Vũ Duy Mền – nhà nghiên cứu đầu ngành về hương ước đã có rất nhiều bài viết in trên tạp chí NCLS như: số 4/1982 “Hương ước – Khoán ước trong làng xã” cùng với tác giả Bùi Xuân Đính hay số 3 + [...]... GVHD: Trần Thị Thu Hà Khóa lu n t t nghi p - 35 - Chương 2 HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG ( 1921 – 1942) 2.1 Thực trạng hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa 2.1.1 Giới thiệu tổng quát về hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa Quan hệ cộng đồng nơi làng quê Việt Nam được cố kết bằng rất nhiều yếu tố, trong đó có Tục lệ (hương ước) cổ Tỉnh Bắc Giang có Tục lệ cổ, song do thời gian, bảo... tố nhất định Từ những công trình đó, tôi đã được thừa hưởng những kiến thức vô cùng quý báu về hương ước Tuy nhiên, nghiên cứu về hương ước cải lương của một địa phương đó là huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thì chưa có học giả nào đi sâu nghiên cứu Chính vì vậy, mà tôi chọn đề tài: Hương ước cải lương của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1 921 - 1942) để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu 3 Nhiệm vụ, đối tượng... cho việc giảng dạy lịch sử địa phương 6 Bố cục của khóa luận Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà Khóa lu n t t nghi p - 14 - Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa và sự ra đời của hương ước cải lương Chương 2: Hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1 92 1-1 942) Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch... thư viện tỉnh Bắc Giang chụp lại Ngoài ra, còn tham khảo hương ước cải lương của các huyện khác trong và ngoài tỉnh Bắc Giang Phạm vi Về không gian: huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Về thời gian: từ năm 1921 – 1942, đây là giai đoạn thực dân Pháp tiến hành công cuộc cải lương hương chính 4 Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài người viết có sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử cụ thể với phương pháp... Khóa lu n t t nghi p - 15 - B NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG 1.1 Khái quát về huyện Hiệp Hòa 1.1.1 Địa lý và dân cư 1.1.1.1 Địa lý Vị trí Cùng chung đặc điểm với nhiều vùng quê trung du khác, Hiệp Hòa là vùng đất phù xa cổ, bạc màu Diện tích là 201,59km2 Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) , cách thành phố Bắc Giang 16km đường chim... ước cải lương, tôi đến thư viện tỉnh Bắc Giang và được tiếp xúc với 177 bản trong đó có 54 bản của huyện Hiệp Hòa Tất cả các bản hương ước này đều được sao chụp tại Viện TTKHXH Khi đến Viện TTKHXH, tôi đã được tiếp cận với tất cả các bản hương ước Tại đây lưu giữ được 265 bản hương ước cải lương của tỉnh Bắc Giang, trong đó Hiệp Hòa có 54 bản Do phải khai theo mẫu nên bố cục các bản khá giống nhau Mở...Khóa lu n t t nghi p - 11 - 4/1989 “Góp phần xác định thuận ngữ khoán ước, hương ước , số 1/1993 là bài “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã ở vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ” Tạp chí NCLS số 3/1996: “Sự quản lý của Nhà nước đối với hương ước trong lịch sử”, số 3/1998 đăng bài “Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì”, của Cao Văn Biền Ngoài ra, trên tạp... p - 36 - ước xã Mai Phong, hương ước làng Mai Hạ Một số hương ước ngoài 82 điều còn ghi thêm phần phụ thường ở trang cuối cùng, ghi các tục lệ của làng mà trong hương ước mẫu không có hoặc bổ sung vào sao cho phù hợp với làng như: hương ước làng Đức Thắng có 126 điều chia làm rất nhiều mục Đây được coi là bản hương ước khác nhất trong các bản hương ước Dù các bản hương ước được lập trong các đợt cải. .. trung gian giữa xã và huyện Phủ là cấp trung gian giữa huyện và tỉnh (hoặc trấn) Gia Thị Hà – K33 Cử nhân Lịch Sử GVHD: Trần Thị Thu Hà Khóa lu n t t nghi p - 19 - Trấn Kinh Bắc thời Lê gồm 4 phủ: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng Giang Phủ Bắc Hà có 180 xã, gồm 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (nay là Việt Yên), Kim Hoa (nay là Kim Anh), Tiên Phúc (nay là Đa Phúc) Vào thời Lê, Hiệp Hòa là một huyện nhỏ, chỉ có... nội dung và hình thức, đa số được viết bằng chữ Hán Các bản hương ước thời kì này được gọi là hương ước cổ” + Thời kì thứ hai: Từ năm 1921 đến trước cách mạng tháng Tám Thời kì này hương ước được soạn thảo theo ý đồ cải lương hương thôn và mẫu hương ước của thực dân Pháp nên nội dung và hình thức không đa dạng bằng hương ước cổ Các bản hương ước soạn thảo trong thời kì này chủ yếu được viết bằng chữ . chính của cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kì Tiểu kết Chương 2: Hương ước cải lương ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1 92 1- 1942) 2.1. Thực trạng hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa 2.1.1 hai chương: Chương 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa và sự ra đời của hương ước cải lương Chương 2: Hương ước cải lương huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1 92 1-1 942) Khóa lun tt nghip - 15 - Gia. thư viện tỉnh Bắc Giang chụp lại. Ngoài ra, còn tham khảo hương ước cải lương của các huyện khác trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. Phạm vi Về không gian: huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.