Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
578,38 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********** TRẦN THỊ TUYẾT TỤC LỆ HƯƠNG ƯỚC Ở TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS. TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 2 LỜI CẢM ƠN Khoá luận được hoàn thành nhờ sự cố gắng to lớn của bản thân cùng với sự giúp đỡ không thể thiếu của gia đình, thày cô giáo và bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo trong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian qua để khoá luận được hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu đề tài do hạn hẹp về thời gian và sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cản ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Thị Tuyết Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản thân dưới sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Trần Thị Thu Hà, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011 Sinh viên: Trần Thị Tuyết Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN Số thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa 1 HĐTB Hội đồng tộc biểu 2 KHXH Khoa học xã hội 3 Nxb Nhà xuất bản 4 GS, TS Giáo sư, tiến sĩ 5 TL Tài liệu 6 TV Thư viện MỤC LỤC Mở đầu Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 5 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khoá luận 5 6. Bố cục khóa luận 6 Nội dung Chương 1. Khái quát về tổng Duyên Hà, huyên Hưng Hà và sự ra đời của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 7 1.1. Khái quát về tổng Duyên Hà 7 1.1.1. Địa lý và dân cư 7 1.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế, chính trị tổng Duyên Hà trước cách mạng tháng Tám (1945) 9 1.2. Sự ra đời của hương ước cải lương 13 1.2.1. Những nét chung về hương ước cải lương ở Bắc Kỳ 13 1.2.2. Những nét chung về hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà . 22 1.2.2.1. Sự ra đời của hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 22 1.2.2.2. Nội dung của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 24 Tiểu kết 26 Chương 2. Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năn 1921 đến năm 1942 28 2.1. Thực trạng của hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 28 2.2.1. Số lượng hương ước 28 2.2.2. Hình thức văn bản 30 2.2. Tục lệ trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 32 2.2.1. Sự quân điền, quân thổ 32 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 6 2.2.2. Hôn lễ 34 2.2.3. Tang lễ 37 2.2.4. Khao vọng 39 2.2.5. Vị thứ 42 2.2.6. Đình đám tiết lễ 44 2.2.7. Hậu điền 48 2.2.8. Phong tục riêng 49 2.3. Việc thực hiện cải lương hương chính ở tổng Duyên Hà 51 2.4. Tác động của tục lệ trong hương ước cải lương đối với làng xã tổng Duyên Hà 53 2.4.1. Mặt tích cực và mặt hạn chế của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 53 2.4.1.1. Mặt tích cực 53 2.4.2.2. Mặt hạn chế 58 2.4.2. Vai trò của hương ước cải lương đối với việc xây dựng làng văn hóa huyện Hưng Hà ngày nay 61 Tiểu kết 65 Kết luận 66 Tài liệu tham khảo 68 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 7 Việt Nam là một dải đất hình chữ S nhỏ hẹp, lại là một nước có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, nên từ ngàn xưa, dân cư đã biết tụ nhau thành các làng xã quần cư giúp đỡ nhau đối phó chinh phục tự nhiên, đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước, giữ làng, cùng nhau bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Do đó, làng xã Việt Nam đã trở thành đơn vị tụ cư, môi trường sinh hoạt văn hóa – xã hội vô cùng gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Việt. Đánh giá về vai trò của làng xã cổ truyền, ngay trong chiếu Gia Long năm 1804 đã ban rằng: “Nước là hợp các làng mà thành, từ làng mà đến nước dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước”.[10, tr.5] Góp phần không nhỏ tạo nên sức sống trường tồn và đặc trưng của làng xã phải đề cập đến vai trò của hương ước. Quá trình ra đời của hương ước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam. Vì vậy, hương ước phản ánh hầu hết các mặt hoạt động và phát triển của làng xã. Thông qua hương ước bức tranh toàn cảnh vô cùng đa dạng của làng xã người Việt hiện lên rất rõ nét. Tổng Duyên Hà là một tổng nằm trong huyện Duyên Hà xưa (nay là huyện Hưng Hà). Vốn là một tổng thuần nông, nông dân là lực lượng chiếm đại đa số dân cư toàn tổng và các làng xã là nơi tụ cư chủ yếu của thành phần cư dân đó. Tổng gồm có 11 làng xã, đều có lịch sử hình thành trên dưới 2000 năm. Các thôn làng ở đây tồn tại với tên gọi là các nét đặc trưng của văn hóa làng. Do có bề dày lịch sử như vậy nên toàn bộ các làng xã trong tổng đều sớm xây dựng cho mình những quy ước riêng gọi là hương ước tồn tại song song với luật pháp của nhà nước. Nhờ có những bản hương ước này mà trong suốt chiều dài lịch sử các làng xã tổng Duyên Hà vẫn lưu giữ được những nét sắc thái rất riêng của miền quê mình. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 8 Ngày nay, trong thời đại nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, nhất là từ sau khi Đảng ta tiến hành đổi mới thì các làng xã nông thôn Việt Nam không còn là những đơn vị tự trị, tự cung, tự cấp nữa. Cùng với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội. Đó là nền văn hóa truyền thống bị pha trộn, mai một, tệ nạn xã hội, thói gia trưởng dòng họ, tranh chấp đất đai…ngày càng phổ biến. Do đó, tìm hiểu, khôi phục và soạn thảo lại những bản hương ước, lệ làng ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, mặc dù có một số thời kỳ hương ước bị tẩy chay nhưng vai trò to lớn của nó đối với làng xã nông thôn Việt Nam xưa và nay là không thể chối bỏ. Khi xã hội có nhiều bất cập thì việc quay trở về nghiên cứu hương ước đã bắt đầu thu hút rất đông các học giả. Với riêng tôi, việc tìm hiểu nghiên cứu bản sắc làng văn hóa Việt Nam qua hương ước là một đề tài rất hấp dẫn. Do đó tôi đã chọn đề tài “Tục lệ trong hương ước ở tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thời gian gần đây hương ước đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều các học giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến luận án tiến sĩ của Phạm Huy Tính với tên gọi “Hương ước mới – một phương tiện góp phần quản lý nông thôn Việt nam hiện nay”, xuất bản thành sách năm 2003. Trong đó, Phạm Huy Tính đã vạch rõ vai trò, vị trí của hương ước nói chung và hương ước mới nói riêng. Mối quan hệ giữa hương ước làng xã với pháp luật của nhà nước. Trên cơ sở đó ông cũng đưa ra những quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt hương ước mới trong giai đoạn hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 9 Tiếp theo phải kể đến Phạm Sơn với luận án tiến sĩ mang tên “Research on village convenants in Vietnamese rural communities management” (nghiên cứu về hương ước làng xã trong việc quản lý nông thôn Việt Nam), được xuất bản thành sách năm 2007. Cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về luật tục, luật dân gian, hương ước với góc độ nhân loại học và xã hội học pháp luật. Nghiên cứu sự biến thiên của hương ước Việt nam với vai trò quản lý trong xã hội nông thôn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa luật nước và hương ước. Xu thế phát triển của hương ước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bùi Xuân Đính với luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Về một số hương ước làng Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ” đề ra một số nội dung cơ bản của hương ước, vai trò tác động của hương ước mới trong quản lý làng xã hiện nay… Bên cạnh đó là rất nhiều các tác phẩm đã được xuất bản thành sách như các tác phẩm “Hương ước cổ làng xã Đồng Bằng Bắc Bộ” của PGS, TS Vũ Duy Mền, xuất bản thành sách năm 1977; “Về hương ước lệ làng” của Lê Đức Tiết, xuất bản thành sách năm 1998; “Hương ước Thái Bình” do Nguyễn Thanh biên soạn, được xuất bản thành sách năm 2000; “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” của GS,TS Đào Trí Úc, được xuất bản thành sách năm 2003; “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc, ra mắt bạn đọc năm 2009… Thời gian gần đây, hương ước đã trở thành một đề tài mới mẻ và khá hấp dẫn đối với nhiều học giả. Do đó, trên hàng loạt các tạp chí đã xuất hiện rất nhiều các bài nghiên cứu có liên quan tới hương ước làng xã. Tiêu biểu là Lê Hồng Sơn với “Một số ý kiến về hương ước trong giai đoạn hiện nay” đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12, tr.1 – 3, xuất bản năm 1994; Bùi Thị Tân với “Hương ước sản phẩm của văn hoá làng” đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.69 – 72, xuất bản năm 1994; Phạm Hồng Toàn với “Hương ước Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 10 và tác động của nó đối với đời sống văn hóa nông thôn (Thái Bình) trong quá trình phát triển” Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 5−1995; Cao Văn Bền với “Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc kỳ”, được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, tr 73 – 83, xuất bản năm 1998; Nguyễn Quang Ngọc với “Hương ước – một phương thức quản lý văn hoá dân gian truyền thống”, đăng trên tạp chí văn hoá dân gian, số 10, tr.11 – 14, xuất bản năm 1998; Ninh Viết Giao với “Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay” đăng trên tạp chí Lí luận – nghiên cứu, tr.58 – 66; Trần Nhật Tân với “Hương ước, quy ước trong việc xây dựng làng văn hóa ở Thái Bình”, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 04, xuất bản năm 2001; Đặng Hoàng Giang với “Một nét tính cách làng xã văn hoá Việt nam: Nhìn từ hương ước”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 75 – 77, xuất bản năm 2008 Mặc dù Thái Bình là một tỉnh còn khá nhiều hương ước được lưu giữ đến ngày nay, nhưng các học giả mới chỉ tiếp xúc ở mức độ bao quát, chưa đi sâu tìm hiểu nghiên cứu trong từng tổng, từng làng xã. Do đó vấn đề nghiên cứu về tục lệ trong hương ước ở tổng Duyên Hà là một vấn đề mới mẻ và khá hấp dẫn. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu mà các học giả đã đạt được về hương ước tôi đã chọn đề tài “|Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942” làm khoá luận tốt nghiệp. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Khóa luận đi sâu nghiên cứu những tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà. Qua đó tìm ra những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Hưng Hà nói riêng và cư dân Việt Nam nói chung Nhiệm vụ: Sưu tầm, thu thập, xử lý tài liệu có liên quan tới hương ước cải lương tổng Duyên Hà. Qua đó ta thấy được thực trạng của hương ước cải [...]... Khái quát về tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà và sự ra đời của hương ước cải lương tổng Duyên Hà Chương 2 Tục lệ trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942 Chương 1 Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 13 Khóa luận tốt nghiệp KHÁI QUÁT VỀ TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỔNG DUYÊN HÀ 1.1.KHÁI QUÁT VỀ TỔNG DUYÊN HÀ 1.1.1... xã tổng Duyên Hà vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định dưới ách thống trị của thực dân Pháp Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử 34 Khóa luận tốt nghiệp Chương 2 TỤC LỆ TRONG HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1942 2.1 THỰC TRẠNG CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở TỔNG DUYÊN HÀ Thực hiện chủ chương cải lương hương chính của chính quyền thực dân, các làng xã trong. .. 11 lương tổng Duyên Hà, nhất là phần tục lệ của mỗi làng xã trong tổng Gạt đi những mặt hạn chế để thấy được tác dụng quản lý làng xã của tục lệ trong mỗi bản hương ước đối với làng xã tổng Duyên Hà Phạm vi nghiên cứu: Những tục lệ trong hương ước làng xã tổng Duyên Hà, trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1942 Từ đó đánh giá những tác động, ảnh hưởng của tục lệ ấy đối với đời sống cư dân trong. .. Trước năm 1894, đất Duyên Hà thuộc về tỉnh Hưng Yên Đến tháng 11.1894 hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà được tách khỏi tỉnh Hưng Yên và sát nhập vào tỉnh Thái Bình Sau này, vào năm 1969 Đảng ta đã gộp hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà ngày nay Huyện Hưng Hà ngày nay thuộc về phía Bắc tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 30km Với tổng diện tích tự nhiên là 20012,68 ha Với tổng. .. trong tổng Duyên Hà Đó là: Số TT Tên các làng có hương ước Năm soạn thảo 1 Hương ước làng Cổ Trai 1944 2 Hương ước làng Thọ Bùi 1936 3 Hương ước làng Phúc Duyên 1942 4 Hương ước làng Long Nãi 1944 5 Hương ước làng Xuân La 1937 6 Hương ước làng Vĩnh Truyền 1936 Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử Khóa luận tốt nghiệp 36 7 Hương ước làng Phú Vinh 1942 8 Hương ước làng Phú Hiếu 1936 9 Hương ước làng Duyên Lãng... vào năm 1943 tỉnh Thái Bình có tổng số 819 làng xã Trong đó có 441 làng xã có hương ước chiếm 54,7% số làng xã có hương ước với tổng số trang là 6477 trang và trung bình quân mỗi hương ước là 14 trang [19, tr.75] Trong đó, theo một thống kê khác thì sự phân bố hương ước tại các phủ, huyện trong tỉnh Thái Bình cũng không đều nhau Thể hiện: Tên phủ, huyện Tổng số làng xã Số làng xã có % số làng xã có hương. .. tổng số làng xã có hương ước Tổng Duyên Hà có 11 làng xã thì cũng có tới 11 bản hương ước cải lương Chiếm 100% tổng số làng xã có hương ước cải lương Điều đó đã chứng tỏ những làng xã tổng Duyên Hà có nền văn hóa lâu đời với những nền văn hóa cổ truyền độc đáo Hiện nay Thư viện tổng hợp tỉnh Thái Bình và Thư viện Thông tin khoa học xã hội vẫn lưu giữ được toàn bộ số hương ước của 11 làng xã trong tổng. .. dân cư Tổng Duyên Hà là một khu làng cổ, có bề dày lịch sử trên dưới 2000 năm, thuộc huyện Duyên Hà−một trong 11 huyện thuộc tỉnh Tháí Bình xưa. (Tỉnh Thái Bình xưa bao gồm: Duyên Hà, Đông Quan, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Thái Ninh, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên, Quỳnh Côi) Trong đó Duyên Hà là một tổng nằm ven bên bờ sông Luộc Có lẽ vì vậy mà từ rất sớm vùng này đã mang tên là huyện Duyên. .. lương theo hướng có lợi cho thực dân Pháp thì các bản hương ước cải lương cũng có những thay đổi tích cực như nó đưa ra một số điều giảm bớt phiền phức, tốn kém trong tang ma, cưới xin, khao vọng…đồng thời hương ước cải lương cũng xóa bỏ những hình phạt hà khắc 1.2.2 Những nét chung về hương ước cải lương tổng Duyên Hà 1.2.2.1 Sự ra đời của hương ước cải lương tổng Duyên Hà Như chúng ta đều biết, hương. .. trong tổng Duyên Hà đã cải tổ lại hương ước cũ của làng mình theo mẫu hương ước mà chính quyền thực dân ban hành Tuy nhiên phần tục lệ lại được soạn thảo theo những nét riêng độc đáo trong phong tục của mỗi làng trong tổng tồn tại từ lâu đời 2.1.1 Số lượng Theo tư liệu−đính chính sử liệu “Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kỳ” của Cao Văn Bền về khối lượng và phân bố hương ước giữa các tỉnh ở . về tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà và sự ra đời của hương ước cải lương tổng Duyên Hà. Chương 2. Tục lệ trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến. tổng Duyên Hà 22 1.2.2.2. Nội dung của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 24 Tiểu kết 26 Chương 2. Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năn 1921 đến. đạt được về hương ước tôi đã chọn đề tài “ |Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942 làm khoá luận tốt nghiệp. 3. Mục đích, nhiệm