0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Sự quân điền, quân thổ

Một phần của tài liệu TỤC LỆ TRONG HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1942 (Trang 38 -38 )

6. Bố cục khóa luận

2.2.1. Sự quân điền, quân thổ

*Công điền, công thổ quân phân

Duyên Hà là một tổng thuần nông, do đó việc chia cấp ruộng đất công có ý nghĩa to lớn đối với đời sống cư dân nơi đây. Năm 1928, nhà nước phong kiến ban hành chính sách quân điền nhằm thống nhất việc chia cấp ruộng đất công trong các làng xã trên phạm vi cả nước. Đến đầu thời Nguyễn, Gia Long lại ban hành thể lệ quân cấp mới, nhưng mỗi làng đều có lệ quân cấp riêng. Trên thực tế, từ đầu thế kỷ XIX trở đi, chỉ trừ các làng ở ven sông, hay các

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

làng xã được hình thành dưới hình thức nhà nước khẩn hoang ruộng đất công còn nhiều, việc chia cấp mới tuân thủ những quy định của nhà nước phong kiến. còn đa số các làng có ít ruộng công việc chia cấp được vận dụng linh hoạt.

Hầu hết các làng xã tổng Duyên Hà đều có những điều khoản quy định về việc phân chia ruộng đất công. Cứ khoảng ba năm sẽ có một lần “quân cấp”. Ví như điều khoản thứ 29 hương ước làng Thọ Bùi quy định như sau:

“ Ruộng công thời thôn nào cũng cứ 3 năm một lần quân cấp. Thôn nào cấp riêng thôn ấy”. [44, tr.6]

*Công điền, công thổ bản xã

Ruộng đất công làng xã tổng Duyên Hà được chia làm 3 hạng. Bao gồm: Ruộng hạng nhất (ruộng tốt), ruộng hạng nhì (ruộng trung bình), ruộng hạng ba (ruộng xấu). Ai cấy ruộng nào thì phải chịu mức thuế quy định riêng cho từng loại ruộng ấy. Làng Phú Hiếu gồm cả ruộng tư điền và ruộng lệ điền có 18 mẫu, 6 sào, 4 miếng được chia làm 3 hạng như khoản 52 quy định:

“−Ruộng hạng nhất có 10 mẫu, 6 sào, 4 miếng, ai cấy cứ giá 1 năm mỗi mẫu là 10 đồng.

−Ruộng hạng nhì có 3 mẫu 2 sào ai cấy cứ giá mỗi mẫu là 8 đồng.

−Ruộng hạng ba có 4 mẫu, 8 sào. Ai cấy cứ giá một năm mỗi giá là 7 đồng.” [40, tr.9]

Hầu hết các làng xã trong tổng đều quy định việc “bắt ruộng” phải “bắt” theo vị thứ nghĩa là những người có chức vị trong thôn được “bắt trước”, được hưởng những thửa ruộng tốt, số còn lại mới được tiến hành chia cho dân đinh. Tuy nhiên, cá biệt cũng có những làng việc “bắt ruộng” được thực hiện có dân chủ hơn. Thí dụ như khoản 50, hương ước làng Phú Hiếu có quy định: “Bắt ruộng cứ xấu tốt đều nhau, không kể vị thứ và tuổi tác hơn kém”.[40, tr.9]

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

Ngoài ra các làng xã cũng đề ra một phần ruộng công chia cho các giáp hoặc những người giữ đình chùa cày cấy lấy hoa lợi thờ cúng thành hoàng hay chia cho các thứ dịch đương nhiệm. Khoản thứ 27, hương ước xã Phúc Duyên quy định:

“Công điền có để 6 sào ruộng thần từ, phật tự dùng về đèn hương trong một năm”. [42, tr.5]

Nhìn chung trong việc chia cấp ruộng đất công, Giáp là một đơn vị phân cấp và quản lý, ruộng đất công của làng chia cho chỉ được quyền sử dụng trong định kỳ chia cấp đó. Không ai được bán, những đối tượng nhận ruộng đất công của làng phải làm tròn các nghĩa vụ mà làng đề ra được quy định bởi mục đích của loại ruộng chia cấp đó. Ruộng tế lễ phải nộp số thóc lúa hay xôi thịt (điều 42, hương ước làng Cổ Trai). Ruộng khẩu phần (được chia theo đầu người) phải nộp thuế, nếu ai không nộp thuế sẽ bị tịch thu ruộng đất và hoa màu trên ruộng đất đó.

2.2.2. Hôn lễ

Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng mãi mãi là chuyện muôn thủa, là quy luật của cuộc sống. Cũng như đông đảo nhân dân ta, cư dân tổng Duyên Hà coi lễ cưới là việc đại sự trong đời một con người. Tuy nhiên tục cưới xin ở đây cũng không hề đơn giản. Trai gái yêu nhau phải tìm ông mai, bà mối. Bởi có “ Đẹp như rối (múa rối) không mối không xong”.

Việc cưới xin bao gồm đại thể sáu lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Trước ngày thành gia thất phải có lệ xin cưới, nhà trai trao thư, nhà gái thách cưới. “Lục lễ bất bị, chinh nữ bất hành” nghĩa là nếu nhà trai không chuẩn bị đủ sáu lễ thì cô dâu sẽ không theo về. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đời sống cư dân trong làng còn nhiều khó khăn nên cũng có sự châm trước, thông cảm cho nhau.

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

Xung quanh nghi lễ cưới hỏi, nhiều làng xã trong tổng đã đưa vào nội dung của hương ước nhằm khuyến cáo dân làng không nên đua nhau bày vẽ đám cưới xa hoa, lãng phí tiền của. Cưới hỏi cốt sao vừa đảm bảo đúng nghi lễ, tập quán mà đôi bên cô dâu chú rể hai họ và các quan viên làng đều chung vui. Tiêu biểu hương ước xã Xuân La, điều thứ 18 có quy định:

“Trong làng nhà nào có con gái lấy chồng trong làng, thiên hạ thì trước hôm cưới phải trình Tiên chỉ, Lý trưởng và nộp 1 đồng bạc cheo, một trăm khẩu giầu cau, tươi hay khô tùy thời.

Số tiền thì bỏ quỹ, còn giầu thì làng cai đánh trống, cả làng ra ăn nếu bên trên không ra thì mõ mang biếu mỗi vị một khẩu”. [43, tr.7]

Đám cưới phải chọn ngày lành tháng tốt, nhưng kiêng cưới vào ngày sinh của chồng hoặc vợ hoặc gia đình đang có đại tang. Để đám cưới được trọn vẹn thì ngoài sáu lễ đã kể trên còn có lệ “Lan nhai” (hay còn gọi là lệ nộp cheo cho làng). Lệ này có nguồn gốc từ tục chăng dây đóng cổng khi đón rước dâu. Trên đường rước dâu về nhà chồng thanh thiếu niên còn bày trò chăng dây, đóng cổng làng để xin khước lấy may (thường là xin tiền lẻ). Đó cũng được coi là “thử thách tượng trưng” cho cô dâu, chú rể trên con đường hôn nhân hạnh phúc. Ban đầu tục lan nhai hoàn toàn mang ý nghĩa tượng trương, trong sáng nhưng càng về sau tục lan nhai càng bị dung tục hóa. Vào thế kỷ XVII trong hương ước cổ đã quy định về việc nộp cheo và đến thế kỷ XIX nó trở lên phổ biến. Khi người con gái xuất giá trước hay sau ngày cưới vài hôm nhất thiết phải nộp cheo cho làng. Dân gian vì thế mà đúc kết nên rằng:

“ Nuôi lợn thì phải băm bèo Lấy chồng thì phải nộp cheo cho làng”.

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

Một số làng xã tổng Duyên Hà đã lợi dụng điều này, đặt ra những điều khoản cheo hết sức nặng nề. Khoản 79, khoản 80 trong hương ước làng Phú Hiếu có quy định:

“Lệ cheo, nguyên trước ai có con gái đi lấy chồng, tiền cheo phải nộp cho làng, giáp, xóm, họ là 4 đồng với giàu cau biếu huynh dịch . Nhưng nay thuận định thu gạch. Chia làm 2 hạng. Giai trong làng phải nộp cho làng 1000 gạch, giai ngoài phải nộp cho làng 2000 gạch để làng làm các việc công ích như xây đường công các xóm, xây chợ, các cầu ao công…”.

“Cheo họ và giầu cau biếu binh dịch thì vẫn theo như cũ”. [40, tr.14] Cheo được chia làm 2 loại: Cheo nội và cheo ngoại. Người con gái lấy chồng cùng làng thì phải nộp cheo nội, nếu lấy chồng làng khắc thì phải nộp cheo ngoại. Thông thường cheo ngoại cao gấp đôi cheo nội như trong khoản 79 hương ước xã Phú Hiếu vừa nêu trên. Hay hương ước xã Phú Vinh cũng quy định:

“Ai có con gái gả chồng trong làng dân lấy cheo 1 đồng bạc, 1 trăm cau, 1 chai rượu. Gả chồng thiên hạ dân lấy cheo 2 đồng bạc, 2 trăm cau và 2 chai rượu.”[39, tr.2]

Như vậy, hôn nhân là việc hỷ, việc hệ trọng trong cuộc đời của mỗi người rất được cư dân trong làng quan tâm. Mặc dù thủ tục cưới xin có nhiều rờm rà, tốn kém và mặc dù trong thời kỳ đó tập tục “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” (con cái lấy chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ) còn phổ biến. Nhưng có thể do khuôn vàng thước ngọc truyền thống, cư dân các làng xã tổng Duyên Hà đã kết tóc thề bồi sống với nhau “đến đầu bạc răng long” rất ít khi li dị, bởi nếu bỏ vợ, bỏ chồng thì sẽ bị làng xã khinh rẻ. Đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống trong cộng đồng làng xã tổng Duyên Hà rất cần được lưu giữ và phát huy trong đời sống xã hội ngày nay.

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

2.2.3. Tang lễ

Với mỗi người dân Việt Nam, quê hương là nơi “Chôn nhau cắt rốn” là

nơi họ tìm về sau lúc đã “Mỏi gối, chồn chân” nơi đất khách quê người. Là nơi họ mong muốn được “An giấc ngàn thu”. Hầu hết cư dân các làng xã Việt đều coi “Nghĩa tử là nghĩa tận” nên việc tang hiếu rất được chú trọng. Quan niệm về sự chết đã giữ phần quan trọng trong việc hình thành, tồn tại những nghi lễ, phong tục quanh cái chết của con người. Nhiều người trong cư dân tổng Duyên Hà quan niệm “Sống ở chết về” (sinh ký tử quy): Sống thì ở trần gian nhưng chết không phải là hết mà là về một cõi nào đấy có thể là cảnh tiên (quy tiên), có thể là cảnh Phật (quy phật) và có thể là nơi xum họp cùng tổ tiên đã chết trước đây (quy tiên tổ, về với các cụ…). Chính vì vậy cái chết đến với tuổi già là sự đến cõi, là sự trăm tuổi, là hai năm mươi…

Cũng có những quan niệm “Dương sao, âm vậy”, “Sống khôn chết thiêng”, “Chết phần xác, sống phần hồn”…từ đó lưu hành những quan niệm về thế giới bên kia có âm ty, địa ngục, rồi có niết bàn, bồng lai, tiên cảnh, cửa đền, cửa phủ…cho những người thiện ác khác nhau. Và mối quan hệ giữa người đã chết với người còn sống rất chặt chẽ. Đó là phù hộ hoặc trừng phạt. Cùng trong xã hội cũ nhưng cũng đã có những quan niệm tương đối tiến bộ quanh những nghi lễ, phong tục về các chết:

“Lúc sống thì chẳng chịu nuôi Lúc chết cúng tế cho ruồi nó bâu”

Đó là một quan niệm đúng về sống và chết: Sống tốt với nhau cho tới lúc còn sống, khi đã chết thì thờ cúng cũng chỉ để ruồi bâu chứ người chết rồi thì còn biết gì nữa.

Mặc dù vậy, đa số người dân nơi đây có tình cảm rất chân thành nên khi các cụ “nằm xuống” là phải báo hiếu để trọn đạo làm con làm cháu, để vơi bớt

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

nỗi xót thương, để khỏi mang tiếng với dân làng, khỏi tủi hổ cho vong linh người đã mất…bắt đầu từ những tình cảm trong sáng ấy, những tệ nạn xã hội trong làng xã cũ đã len lách vào làng xã dẫn đến sự ăn uống linh đình, rước tế phức tạp tốn kém. Khi nhà ai trong làng có người chết, trước tiên tang chủ phải cử người mang theo một cơi trầu đến thông báo với ông giáp trưởng, thôn trưởng, chức dịch xin trợ tang (người trợ tang là những tráng đinh khỏe mạnh chuyên việc khiêng vác trong đám tang).

Hương ước cải lương làng xã tổng Duyên Hà quy định đối với những người chết vì bệnh truyền nhiễm không được để trong nhà quá 1 ngày. Các trường hợp khác không để quá 3 ngày, tránh gây ô nhiễm. Cụ thể khoản thứ 50 hương ước xã Vĩnh Truyền quy định:

“Nếu khi trong nhà có người chết hạn 3 ngày phải mai táng. Chết vì bệnh dịch truyền nhiễm, bệnh dịch hạch thì phải mai táng ngay”. [46, tr.10]

Người của giáp nào giáp đó viếng với mức từ 2 đến 5 quan tiền. Một số làng quy định tang chủ phải làm cỗ linh đình mời làng ăn uống. Một người chết mà muôn người say. Cũng là hương ước làng Vĩnh Truyền quy định: “ Khoản thứ 47: Lệ đám ma có 3 hạng. Hạng nhất phải một con lợn, một thúng xôi, 4 chai rượu và làm cỗ mời cả dân dọn đường, tập đàn tống chung rồi cả dân đem đồ hành tống đi hộ tống. Dân sửa lễ viếng đáng giá là 2 đồng bạc.

Khoản thứ 48: Hạng nhì phải nộp 3 đồng bạc và 150 miếng giầu, dân phải đem đồ hành tống đi hộ tống, cấm không được ăn uống”.

Khoản thứ 49: Hạng ba, người nào không lo được 2 lệ trên thì biện giàu trình hương lý cắt giai hạng thân thích đi hộ tống”. [46, tr.10]

Việc làm cỗ linh đình tiếng là báo hiếu ông bà cha mẹ, thực chất là trả nợ miệng, gây nên tiếng xấu làm bại hoại phong tục. Tuy nhiên nhờ có hương

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

ước cải lương mà một số làng xã trong tổng cũng có nhiều điều chỉnh mới, tiến bộ hơn làm giảm những phiền nhiễu, tốn kém trong tang ma. Khoản 82 trong hương ước làng Phú Hiếu thể hiện rõ điều này:

“ Lệ tống chung, nguyên trước lệ này có hai hạng, người phong phú phải nộp 20 quan, người nghèo phải nộp 10 quan. Nhưng nay thuận định thu làm 3 hạng: Hạng nhất 6 quan, đưa đám được mang đồ hành trang như bát biểu, linh sa, minh tinh, minh khí, đại sa dư…hạng nhì 4 quan đưa đám có bát biểu, cờ, linh sa, đại sa dư…hạng ba 2 quan đưa đám chỉ có đòn song hành, vớ, cờ, biển thôi. Đám nào không đưa đòn cùng đồ hành nghi của làng thì không phải nộp lệ”. [40, tr.14–15]

Theo tục lệ trong lễ 3 ngày (lễ thành phục) tang chủ thường phải sửa soạn cỗ bàn cúng người vừa mất vừa để tạ ân và mời bà con trong nội tộc, cùng xóm ngõ, những đô tùy, quan khách xa gần đã giúp đám tang trọn vẹn cùng chung hưởng.

Như vậy việc báo hiếu là việc riêng của từng cá nhân nhưng trong cộng đồng làng xã Việt nói chung và làng xã tổng Duyên Hà nói riêng được coi như là việc của cộng đồng. Được cộng đồng cư dân cùng sinh sống trong làng chung tay giúp sức, chia sẻ. Điều đó vừa có ý nghĩa đoàn kết, cố kết trong cộng đồng làng xã lại vừa thể hiện nét đẹp “Thuần phong mỹ tục” cần được lưu giữ, bảo đảm cuộc sống yên ổn trong làng xã. Bên cạnh đó, việc nhìn nhận những yếu tố có tính chất nhân dân hay những yếu tố tiêu cực: mê tín, lãng phí…để xây dựng phong tục mới trong tang ma là điều có ý nghĩa quan trọng trong xã hội ngày nay.

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


Khao vọng có thể hiểu một cách nôm na là cách thức mừng thọ hay mừng

sự đỗ đạt thành quan của cư dân trong làng xã. Hương ước các làng xã Việt đều giành ra nhiều quy định đối với các trường hợp phải khao vọng.

Về hình thức, khao vọng có nhiều loại, trong làng có bao nhiêu chức vụ thì có bấy nhiêu loại khao vọng: Vọng Tộc biểu, vọng Chánh, Phó hương hội, vọng Lý trưởng và Phó lý trưởng, vọng Trương tuần, vọng lão… Trong vọng lão lại chia thành nhiều lượt, nhiều hạng (vọng lão 50 tuổi, vọng lão 60 tuổi…) vọng khoa bảng như thi đỗ tiến sĩ, tú tài, thành chung… hoặc được phong quan Tổng đốc, Án sát, Tri phủ, Tri huyện, được ban cửu phẩm, bát phẩm…

Khao vọng tùy theo quy ước của từng làng xã mà mức độ chi ra tiền của khác nhau. Thường trong lúc chờ đợi dân làng chính thức công nhận các chức vị như Xã trưởng, Lý trưởng, Thôn trưởng…người ta phải nộp cho làng xã khoản tiền gọi là tiền vọng. Số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào chức vị mà người đó vọng. Tiền vọng thường phải nộp từ 1−2 đến vài chục quan. Sau khi đã nộp tiền vọng, các vị tân quan, tân chức sắc, những người mới đỗ đạt khoa trường, các vị lên lão đều phải làm lễ khao làng. Khao làng ở đây thực chất là ăn mừng người đỗ đạt , người bước vào cõi thọ có sự tham gia chứng kiến của dân làng. Hầu hết các làng xã tổng Duyên Hà đều quy định khá chi tiết về việc khao vọng.

Khao vọng là hình thức biểu hiện của văn hóa ẩm thực, là tập quán hương ẩm thông dụng trong các làng xã. Đặc biệt đối với những người thành quan, đỗ đạt đi xa về làng làm khao vọng cũng là một cách trình làng, công bố với dân làng rằng họ không thuộc hàng “Áo gấm đi đêm”. Nhưng trong thực tế thì khao vọng không hoàn toàn mang ý nghĩa như vậy. Có lúc, có nơi khao vọng

Một phần của tài liệu TỤC LỆ TRONG HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1942 (Trang 38 -38 )

×