Nội dung của hương ước cải lương tổng Duyên Hà

Một phần của tài liệu Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942 (Trang 30)

6. Bố cục khóa luận

1.2.2.2.Nội dung của hương ước cải lương tổng Duyên Hà

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

Là một làng cổ nơi có lịch sử phát triển trên dưới 2000 năm thuộc huyện Duyên Hà, cùng với sự xuất hiện của làng xã, hương ước, lệ làng tổng Duyên Hà cũng ra đời khá sớm. Mặc dù hương ước cải lương tổng Duyên Hà xuất hiện dưới sự tác động của thực dân Pháp, song nó vẫn lưu giữ được những nội dung hết sức phong phú. Những nội dung đó là:

*Những quy ước liên quan đến sản xuất nông nghiệp: Bao gồm các điều khoản về bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các công trình thủy lợi, bảo

vệ sức kéo, bảo vệ các thành quả của sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu…). Nhìn chung các làng trong tổng Duyên Hà làm nông nghiệp là chính nên

những quy định bảo đảm sản xuất và phát triển sản xuất nông nghiệp được đề ra hết sức cặn kẽ.

*Những quy ước về tổ chức hành chính−xã hội

Đó chính là các điều khoản liên quan đến:

 Việc bầu cử các cơ quan làng xã như hội đồng kỳ mục, hội đồng chức dịch cũng như chức năng, lề lối làm việc của từng cá nhân và tổ chức đó.

 Việc tổ chức và hoạt động của các phe giáp trong phường hội, phe giáp, xóm ngõ trong làng.

 Việc chia cấp ruộng đất công, mua bán ruộng đất tư.

 Việc sinh tử, giá thú, việc bảo vệ trị an, tuần phòng, ngăn chặn tệ cờ bạc, trai gái, trộm cướp.

 Việc biện lễ, tế lễ, quy định ngôi thứ trong làng khi có họp hành cúng bái.

 Việc khao vọng thành quan, lên lão, đỗ đạt, vọng hương ẩm, mua chức sắc…

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

*Những quy ước về văn hóa: Bao gồm các điều khoản khuyến khích học hành, thi cử, giữ vệ sinh làng xóm, tu tạo đình miếu, đường đi, cầu cống, việc thờ cúng thành hoàng, thờ phật, hội hè, việc giao hiếu…

Bên dưới từng điều khoản có ghi việc thưởng hay phạt đối với từng cá nhân có công hoặc có tội. Cụ thể:

 Đối với người có công sẽ được thưởng tiền, hiện vật, mở rộng quyền lợi chính trị, tuyên dương công trạng ở đình làng…

 Đối với người có tội thì bị phạt tiền nộp công quỹ, cắt quyền lợi chính trị (cấm hội họp, ăn uống…) trong một thời gian ngắn, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đuổi khỏi làng, công bố tội trạng của người đó bằng cách dán niêm yết hoặc cho mõ đi rao…

Nội dung của hương ước cải lương bao quát gần như toàn bộ đời sống của cư dân làng xã tổng Duyên Hà. Do vậy, càng ngày nó càng chiếm vị trí quan trọng trong sự vận hành của làng xã tổng Duyên Hà trước năm 1945.

Tiểu kết

Như vậy, cùng với chính sách ban hành “cải lương hương chính” của thực dân Pháp và sự ra đời hương ước cải lương của các làng xã vùng đồng bằng Trung Du Bắc Bộ, các làng xã tổng Duyên Hà cũng cho ra đời những bản hương ước cải lương với nội dung vô cùng phong phú. Một mặt nó hạn chế đến mức tối đa việc đối lập với luật pháp do chính quyền bảo hộ ban hành. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong việc hầu hết các làng xã tổng Duyên Hà đều lập hương ước cải lương theo mẫu mà chính phủ Pháp ban hành vào năm 1921. Mặt khác nó lại đề cao tính tự trị của làng xã thông qua những tục lệ đã được duy trì từ xa xưa trong làng xã. Đó chính là những tục lệ, những quy ước mà cộng đồng cư dân làng xã đã quy định với nhau để đảm bảo an ninh, nề nếp trong làng xã mình. Cũng chính vì lẽ đó mà thực dân Pháp dù có cố

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

gắng vẫn không thể kiểm soát được. Thế nên, trong bản hương ước cải lương mẫu do phủ thống sứ Bắc Kỳ soạn thảo năm 1921, phần Tục Lệ chỉ nêu không soạn thảo được vì tục mỗi làng mỗi khác. Hoặc nếu có nêu điều khoản thì cũng rất sơ sài. Nhờ đó, tính tự trị của làng xã tổng Duyên Hà vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

Chương 2

TỤC LỆ TRONG HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở TỔNG

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942 (Trang 30)