6. Bố cục khóa luận
2.1. Thực trạng của hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà
NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1942
2.1. THỰC TRẠNG CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở TỔNG DUYÊN HÀ DUYÊN HÀ
Thực hiện chủ chương cải lương hương chính của chính quyền thực dân, các làng xã trong tổng Duyên Hà đã cải tổ lại hương ước cũ của làng mình theo mẫu hương ước mà chính quyền thực dân ban hành. Tuy nhiên phần tục lệ lại được soạn thảo theo những nét riêng độc đáo trong phong tục của mỗi làng trong tổng tồn tại từ lâu đời.
2.1.1. Số lượng
Theo tư liệu−đính chính sử liệu “Kho hương ước cải lương hương chính ở
Bắc Kỳ” của Cao Văn Bền về khối lượng và phân bố hương ước giữa các tỉnh ở đồng bằng thì vào năm 1943 tỉnh Thái Bình có tổng số 819 làng xã. Trong đó có 441 làng xã có hương ước chiếm 54,7% số làng xã có hương ước với tổng số trang là 6477 trang và trung bình quân mỗi hương ước là 14 trang. [19, tr.75]
Trong đó, theo một thống kê khác thì sự phân bố hương ước tại các phủ, huyện trong tỉnh Thái Bình cũng không đều nhau. Thể hiện:
Tên phủ, huyện Tổng số làng xã Số làng xã có hương ước % số làng xã có hương ước Duyên Hà 74 65 87,0 Đông Quan 63 51 80,9 Hưng Nhân 83 3 3,6
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử Kiến Xương 88 57 64,7 Phụ Dực 39 46 Thái Ninh 86 76 88,3 Thụy Anh 69 33 47,8 Tiền Hải 81 55 67,9 Tiên Hưng 63 61 96,0 Vũ Tiên 59 1 1,6 Quỳnh Côi 52 [19, tr.75] Như vậy, theo bản thống kê trên thì huyện Duyên Hà cũng là một huyện có tỉ lệ hương ước cải lương khá lớn chiếm 87% tổng số làng xã có hương ước. Tổng Duyên Hà có 11 làng xã thì cũng có tới 11 bản hương ước cải lương. Chiếm 100% tổng số làng xã có hương ước cải lương. Điều đó đã chứng tỏ những làng xã tổng Duyên Hà có nền văn hóa lâu đời với những nền văn hóa cổ truyền độc đáo.
Hiện nay Thư viện tổng hợp tỉnh Thái Bình và Thư viện Thông tin khoa
học xã hội vẫn lưu giữ được toàn bộ số hương ước của 11 làng xã trong tổng Duyên Hà. Đó là:
Số TT Tên các làng có hương ước Năm
soạn thảo
1 Hương ước làng Cổ Trai 1944
2 Hương ước làng Thọ Bùi 1936
3 Hương ước làng Phúc Duyên 1942
4 Hương ước làng Long Nãi 1944
5 Hương ước làng Xuân La 1937
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
7 Hương ước làng Phú Vinh 1942
8 Hương ước làng Phú Hiếu 1936
9 Hương ước làng Duyên Lãng 1936
10 Hương ước làng Phú Cấm 1936
11 Hương ước làng Vạn Thọ 1936
2.1.2. Hình thức văn bản
*Nguyên liệu tạo văn bản
Căn cứ theo những dẫn liệu qua khảo cứu của các nhà sử học thì khoán ước, hương ước cổ (XV–XIX) thì khoán ước, hương ước cổ thường được viết trên giấy bản hoặc giấy dó–sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam. Sang thế kỷ XX, hương ước cải lương được viết trên giấy học sinh. Hương ước cải lương tổng Duyên hà cũng không ngoại lệ.
*Ngôn ngữ văn bản
Từ đầu thế kỷ XX đến những năm 1945, hương ước của đại đa số các làng ở Đồng Bằng Bắc Bộ chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ, một số được viết bằng chữ Hán. Song tất cả các bản hương ước cải lương làng xã tổng Duyên Hà còn được lưu giữ ở Thư viện tổng hợp tỉnh Thái Bình và Thư viện Thông tin khoa học xã hội ngày nay đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Như vậy việc xác định tự dạng của hương ước như chúng vốn tồn tại chính là góp phần xác định một yếu tố hết sức cơ bản trong hệ thống các yếu tố cấu thành lên hình thức văn bản hương ước.
*Niên đại
Hương ước cải lương tổng Duyên Hà chủ yếu được ra đời trong khoảng đợt 2 (1927–1941) như hương ước các làng Thọ Bùi, Xuân La, Vĩnh Truyền, Phú Hiếu, Duyên Lãng, Vạn Thọ và đợt ba (1942 về sau) như hương ước các
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
làng Cổ Trai, Phúc Duyên, Long Nãi, Phú Vinh. Điều này ở mức độ nhất định đã thể hiện sự phản kháng của làng xã tổng Duyên Hà với âm mưu thống trị của kẻ thù.
*Về cấu trúc
Các bản hương ước cải lương tổng Duyên Hà đều được cải tổ theo mẫu
cải lương hương ước do phủ thống sứ Pháp ban hành. Mở đầu là phần “tiên lệ” đưa ra lý do làng lập hương ước. Phần tiên lệ thường khẳng định “Hương ước này biên chép các phong tục riêng và ấn định những điều tiểu tiết trong hương thôn, còn việc chính trị trong làng đều nhất nhất tuân theo nghị định và pháp luật hiện hành của chính phủ”.
Sau phần mở đầu là phần nội dung bao gồm phần Chính trị và phần Tục lệ trong làng xã.
Phần Chính trị bao gồm những điều khoản về thuế khóa, tạp dịch, tuần phòng, việc trợ cứu, của công làng…Phần tục lệ bao gồm những điều khoản về vị thứ, đình đám tiết lệ, khao vọng, sự quân điền quân thổ, hôn lễ, việc tang tế, hậu điền…cuối mỗi hương ước là phần “tổng tắc”, tổng kết lại những quy định được ghi trong hương ước.
*Về con dấu và chữ ký
Cuối mỗi bản hương ước là con dấu, chữ kí của Lý trưởng, Chánh hội, Tuần phủ, của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và chính quyền bảo hộ. Các con dấu triện (áp) trên các văn bản hương ước cải lương tổng Duyên Hà thể hiện quyền lực hay sự can thiệp sâu của nhà nước phong kiến đối với làng xã tổng Duyên Hà nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung.
Tất cả những quy định trên đều mang tính bắt buộc thi hành đối với cư dân cư trú trong làng xã tổng Duyên Hà. Trong đó bao gồm cả những quy
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
định về khen thưởng và xử phạt đối với người có công và những người có tội với làng xã.
Nhìn chung, các hương ước cải lương còn lại ở tổng Duyên Hà ngày nay là nguồn tư liệu phong phú và quý giá trong công cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về làng xã tổng Duyên Hà nói riêng và làng xã người Việt nói chung từ đó có thể đề ra những phương hướng sát thực trong công cuộc khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc và công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới trong xã hội ngày nay.
2.2. TỤC LỆ TRONG HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở TỔNG DUYÊN HÀ HÀ
Khi tiến hành cải lương hương chính, chính quyền thực dân Pháp đã đề ra
các hương ước mẫu, trong đó bao gồm các quy chế về cải cách hành chính dưới hình thức những điều khoản về hương ước và bắt buộc xã dân phải tuân theo. Tuy nhiên các bản hương ước mẫu đều nêu một số tiểu mục để các làng xã tự khai tục lệ của làng mình.Ở mỗi tiểu mục đều có câu nhắc nhở “Điều này mỗi làng có tục lệ riêng nên châm trước cho hợp thời”[19, tr.81]. Nhờ đó, mỗi làng xã trong tổng Duyên Hà đã lưu giữu được những tục lệ, những nét đẹp văn hóa của làng mình.
2.2.1. Sự quân điền quân thổ *Công điền, công thổ quân phân *Công điền, công thổ quân phân
Duyên Hà là một tổng thuần nông, do đó việc chia cấp ruộng đất công có ý nghĩa to lớn đối với đời sống cư dân nơi đây. Năm 1928, nhà nước phong kiến ban hành chính sách quân điền nhằm thống nhất việc chia cấp ruộng đất công trong các làng xã trên phạm vi cả nước. Đến đầu thời Nguyễn, Gia Long lại ban hành thể lệ quân cấp mới, nhưng mỗi làng đều có lệ quân cấp riêng. Trên thực tế, từ đầu thế kỷ XIX trở đi, chỉ trừ các làng ở ven sông, hay các
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
làng xã được hình thành dưới hình thức nhà nước khẩn hoang ruộng đất công còn nhiều, việc chia cấp mới tuân thủ những quy định của nhà nước phong kiến. còn đa số các làng có ít ruộng công việc chia cấp được vận dụng linh hoạt.
Hầu hết các làng xã tổng Duyên Hà đều có những điều khoản quy định về việc phân chia ruộng đất công. Cứ khoảng ba năm sẽ có một lần “quân cấp”. Ví như điều khoản thứ 29 hương ước làng Thọ Bùi quy định như sau:
“ Ruộng công thời thôn nào cũng cứ 3 năm một lần quân cấp. Thôn nào cấp riêng thôn ấy”. [44, tr.6]
*Công điền, công thổ bản xã
Ruộng đất công làng xã tổng Duyên Hà được chia làm 3 hạng. Bao gồm: Ruộng hạng nhất (ruộng tốt), ruộng hạng nhì (ruộng trung bình), ruộng hạng ba (ruộng xấu). Ai cấy ruộng nào thì phải chịu mức thuế quy định riêng cho từng loại ruộng ấy. Làng Phú Hiếu gồm cả ruộng tư điền và ruộng lệ điền có 18 mẫu, 6 sào, 4 miếng được chia làm 3 hạng như khoản 52 quy định:
“−Ruộng hạng nhất có 10 mẫu, 6 sào, 4 miếng, ai cấy cứ giá 1 năm mỗi mẫu là 10 đồng.
−Ruộng hạng nhì có 3 mẫu 2 sào ai cấy cứ giá mỗi mẫu là 8 đồng.
−Ruộng hạng ba có 4 mẫu, 8 sào. Ai cấy cứ giá một năm mỗi giá là 7 đồng.” [40, tr.9]
Hầu hết các làng xã trong tổng đều quy định việc “bắt ruộng” phải “bắt” theo vị thứ nghĩa là những người có chức vị trong thôn được “bắt trước”, được hưởng những thửa ruộng tốt, số còn lại mới được tiến hành chia cho dân đinh. Tuy nhiên, cá biệt cũng có những làng việc “bắt ruộng” được thực hiện có dân chủ hơn. Thí dụ như khoản 50, hương ước làng Phú Hiếu có quy định: “Bắt ruộng cứ xấu tốt đều nhau, không kể vị thứ và tuổi tác hơn kém”.[40, tr.9]
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
Ngoài ra các làng xã cũng đề ra một phần ruộng công chia cho các giáp hoặc những người giữ đình chùa cày cấy lấy hoa lợi thờ cúng thành hoàng hay chia cho các thứ dịch đương nhiệm. Khoản thứ 27, hương ước xã Phúc Duyên quy định:
“Công điền có để 6 sào ruộng thần từ, phật tự dùng về đèn hương trong một năm”. [42, tr.5]
Nhìn chung trong việc chia cấp ruộng đất công, Giáp là một đơn vị phân cấp và quản lý, ruộng đất công của làng chia cho chỉ được quyền sử dụng trong định kỳ chia cấp đó. Không ai được bán, những đối tượng nhận ruộng đất công của làng phải làm tròn các nghĩa vụ mà làng đề ra được quy định bởi mục đích của loại ruộng chia cấp đó. Ruộng tế lễ phải nộp số thóc lúa hay xôi thịt (điều 42, hương ước làng Cổ Trai). Ruộng khẩu phần (được chia theo đầu người) phải nộp thuế, nếu ai không nộp thuế sẽ bị tịch thu ruộng đất và hoa màu trên ruộng đất đó.
2.2.2. Hôn lễ
Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng mãi mãi là chuyện muôn thủa, là quy luật của cuộc sống. Cũng như đông đảo nhân dân ta, cư dân tổng Duyên Hà coi lễ cưới là việc đại sự trong đời một con người. Tuy nhiên tục cưới xin ở đây cũng không hề đơn giản. Trai gái yêu nhau phải tìm ông mai, bà mối. Bởi có “ Đẹp như rối (múa rối) không mối không xong”.
Việc cưới xin bao gồm đại thể sáu lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Trước ngày thành gia thất phải có lệ xin cưới, nhà trai trao thư, nhà gái thách cưới. “Lục lễ bất bị, chinh nữ bất hành” nghĩa là nếu nhà trai không chuẩn bị đủ sáu lễ thì cô dâu sẽ không theo về. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đời sống cư dân trong làng còn nhiều khó khăn nên cũng có sự châm trước, thông cảm cho nhau.
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
Xung quanh nghi lễ cưới hỏi, nhiều làng xã trong tổng đã đưa vào nội dung của hương ước nhằm khuyến cáo dân làng không nên đua nhau bày vẽ đám cưới xa hoa, lãng phí tiền của. Cưới hỏi cốt sao vừa đảm bảo đúng nghi lễ, tập quán mà đôi bên cô dâu chú rể hai họ và các quan viên làng đều chung vui. Tiêu biểu hương ước xã Xuân La, điều thứ 18 có quy định:
“Trong làng nhà nào có con gái lấy chồng trong làng, thiên hạ thì trước hôm cưới phải trình Tiên chỉ, Lý trưởng và nộp 1 đồng bạc cheo, một trăm khẩu giầu cau, tươi hay khô tùy thời.
Số tiền thì bỏ quỹ, còn giầu thì làng cai đánh trống, cả làng ra ăn nếu bên trên không ra thì mõ mang biếu mỗi vị một khẩu”. [43, tr.7]
Đám cưới phải chọn ngày lành tháng tốt, nhưng kiêng cưới vào ngày sinh của chồng hoặc vợ hoặc gia đình đang có đại tang. Để đám cưới được trọn vẹn thì ngoài sáu lễ đã kể trên còn có lệ “Lan nhai” (hay còn gọi là lệ nộp cheo cho làng). Lệ này có nguồn gốc từ tục chăng dây đóng cổng khi đón rước dâu. Trên đường rước dâu về nhà chồng thanh thiếu niên còn bày trò chăng dây, đóng cổng làng để xin khước lấy may (thường là xin tiền lẻ). Đó cũng được coi là “thử thách tượng trưng” cho cô dâu, chú rể trên con đường hôn nhân hạnh phúc. Ban đầu tục lan nhai hoàn toàn mang ý nghĩa tượng trương, trong sáng nhưng càng về sau tục lan nhai càng bị dung tục hóa. Vào thế kỷ XVII trong hương ước cổ đã quy định về việc nộp cheo và đến thế kỷ XIX nó trở lên phổ biến. Khi người con gái xuất giá trước hay sau ngày cưới vài hôm nhất thiết phải nộp cheo cho làng. Dân gian vì thế mà đúc kết nên rằng:
“ Nuôi lợn thì phải băm bèo Lấy chồng thì phải nộp cheo cho làng”.
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
Một số làng xã tổng Duyên Hà đã lợi dụng điều này, đặt ra những điều khoản cheo hết sức nặng nề. Khoản 79, khoản 80 trong hương ước làng Phú Hiếu có quy định:
“Lệ cheo, nguyên trước ai có con gái đi lấy chồng, tiền cheo phải nộp cho làng, giáp, xóm, họ là 4 đồng với giàu cau biếu huynh dịch . Nhưng nay thuận định thu gạch. Chia làm 2 hạng. Giai trong làng phải nộp cho làng 1000 gạch, giai ngoài phải nộp cho làng 2000 gạch để làng làm các việc công ích như xây đường công các xóm, xây chợ, các cầu ao công…”.
“Cheo họ và giầu cau biếu binh dịch thì vẫn theo như cũ”. [40, tr.14] Cheo được chia làm 2 loại: Cheo nội và cheo ngoại. Người con gái lấy chồng cùng làng thì phải nộp cheo nội, nếu lấy chồng làng khắc thì phải nộp cheo ngoại. Thông thường cheo ngoại cao gấp đôi cheo nội như trong khoản 79 hương ước xã Phú Hiếu vừa nêu trên. Hay hương ước xã Phú Vinh cũng quy định:
“Ai có con gái gả chồng trong làng dân lấy cheo 1 đồng bạc, 1 trăm cau, 1 chai rượu. Gả chồng thiên hạ dân lấy cheo 2 đồng bạc, 2 trăm cau và 2 chai rượu.”[39, tr.2]
Như vậy, hôn nhân là việc hỷ, việc hệ trọng trong cuộc đời của mỗi người rất được cư dân trong làng quan tâm. Mặc dù thủ tục cưới xin có nhiều rờm rà, tốn kém và mặc dù trong thời kỳ đó tập tục “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” (con cái lấy chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ) còn phổ biến. Nhưng có thể do khuôn vàng thước ngọc truyền thống, cư dân các làng xã tổng Duyên Hà đã kết tóc thề bồi sống với nhau “đến đầu bạc răng long” rất ít khi li dị, bởi nếu bỏ vợ, bỏ chồng thì sẽ bị làng xã khinh rẻ. Đó là một nét đẹp văn hóa truyền thống trong cộng đồng làng xã tổng Duyên Hà rất cần được lưu giữ và phát huy trong đời sống xã hội ngày nay.
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
2.2.3. Tang lễ
Với mỗi người dân Việt Nam, quê hương là nơi “Chôn nhau cắt rốn” là
nơi họ tìm về sau lúc đã “Mỏi gối, chồn chân” nơi đất khách quê người. Là nơi họ mong muốn được “An giấc ngàn thu”. Hầu hết cư dân các làng xã Việt đều coi “Nghĩa tử là nghĩa tận” nên việc tang hiếu rất được chú trọng. Quan niệm về sự chết đã giữ phần quan trọng trong việc hình thành, tồn tại những nghi lễ, phong tục quanh cái chết của con người. Nhiều người trong cư dân