6. Bố cục khóa luận
2.3. Việc thực hiện cải lương hương chín hở tổng Duyên Hà
Xâm lược, thống trị và bóc lột Việt Nam, thực dân Pháp luôn vấp phải sự chống đối cực lực của các làng xã tự trị người Việt. Bên cạnh chính quyền cai trị của thực dân Pháp được thiết lập thì hương ước lệ làng−một sản phẩm của văn hóa pháp lý làng xã Việt Nam vẫn tiếp tục tác động vào đời sống của dân làng. Vì không thể xóa bỏ được hương ước, lệ làng nên thực dân Pháp buộc phải tiến hành cải lương hương chính. Từ những năm 20 cho đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp đã ban hành những hương ước mẫu để buộc các làng xã Việt Nam sửa đổi theo những hương ước đó. Trong đó, người Pháp cố tình bỏ đi những gì mà chúng cho là nguy hiểm đối với chính quyền đô hộ. Chúng đưa vào các điều khoản mới với mục đích nhằm tha hóa và chia rẽ cộng đồng người Việt ở nông thôn. Tiện bề cho thực dân Pháp với tay xuống tận cơ sở để dễ bề thống trị và bóc lột.
Toàn bộ những làng xã trong tổng đều có hương ước cũng chứng tỏ việc thực hiện hương ước cải lương của các làng xã tổng Duyên Hà là khá nghiêm túc. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý ở đây là hầu hết các bản hương ước cải lương tổng Duyên Hà đều được lập trong đợt hai (1927−1941) và đợt ba (1942 về sau). Điều đó cũng phản ánh ở một mức độ nhất định sự phản ứng của làng xã tổng Duyên Hà với chính sách cải lương hương chính của chính quyền bảo hộ.
Có thể nói, với việc ban hành cải lương hương chính, thực dân Pháp đã thành công trong việc khắc sâu vào đầu óc người dân nơi đây tư tưởng địa vị ngôi thứ. Hệ thống ngôi thứ đã trở thành cái bóng bao trùm mọi hoạt động của cư dân trong tổng. Từ đó mà nảy sinh mâu thuẫn, ganh đua giữa những người trong làng với nhau để tranh giành địa vị ngôi thứ. Hiện tượng “Con gà tức nhau tiếng gáy” ngày càng trở lên phổ biến. Chính hệ thống thang bậc cùng
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử
với sự mua quan, bán tước đã tạo điều kiện để các chức dịch thao túng việc trong làng, góp phần cùng với chính quyền thực dân ức hiếp cư dân các làng xã trong tổng. Hương ước cải lương tổng Duyên Hà đã tạo ra cơ sở để chính quyền thực dân phong kiến đào tạo ra một lớp cường hào làm tay sai cho chính quyền thực dân nhũng nhiễu, bóc lột cư dân trong tổng. làm cho đời sống của cư dân nơi đây đã khó khăn lại càng trở lên cùng quẫn.
Tuy vậy, hương ước cải lương tổng Duyên Hà cũng góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống đã tồn tại từ ngàn xưa của cư dân nơi đây và hơn hết đó chính là tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng. Chính tinh thần ấy đã biến thành sức mạnh quật khởi giúp cư dân Hưng Hà chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong lịch sử, dù kẻ thù đó có lớn mạnh đến đâu. Điều đó đã giúp cho các làng xã tổng Duyên Hà vẫn giữ được những nét tính cách tự trị tương đối dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, chỉ chờ khi có điều kiện là bùng cháy lên thành ngọn lửa cách mạng thiêu cháy bọn thực dân cướp nước. Công cuộc cải lương hương chính mà Pháp tiến hành ở Bắc Kỳ trải qua ba đợt. Đợt một (1921 – 1926) chính quyền thực dân Pháp tiến hành loại bỏ Hội đồng kỳ mục, thành lập Hội đồng tộc biểu, đợt hai (1927 – 1941) khôi phục Hội đồng kỳ mục, đợt ba (1942 về sau) Pháp lại giải thể Hội đồng kỳ mục và khôi phục Hội đồng tộc biểu. Điều này cho thấy rõ nhất sự lúng túng, luẩn quẩn của thực dân Pháp trong việc áp đặt ách thống trị lên vai dân tộc Việt Nam.
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử