1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (1939-1945)

101 882 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 874,36 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HIỀN QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANH (1939 - 1945) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 6 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 6 5. Đóng góp của luận văn 7 6. Kết cấu luận Văn 8 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TRƢỚC NĂM 1939 10 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 10 1.2 Dân tộc, dân cƣ và đặc điểm kinh tế - xã hội. 14 1.3 Truyền thống yêu nƣớc và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp trƣớc năm 1939 21 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (TỪ 1939 - 3/ 1945). 35 2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng mới của Đảng. 35 2.2 Quá trình vận động cách mạng từ 1939 đến 1942 42 2.3 Xây dựng Hiệp Hoà thành một trong những căn cứ trong An toàn khu 2 (ATKII) của Trung ƣơng (từ 1943 – 3/1945). 55 Chƣơng III: KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (TỪ THÁNG 3- 8/1945) 68 3.1 Đánh đổ chính quyền địch, thành lập Uỷ ban giải phóng các cấp (tháng 3- 5/1945). 68 3.2. Phát triển thế và lực của cách mạng tiến lên giải phóng toàn huyện (tháng 5- 8/1945). 78 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm đã bị đập tan, chế độ quân chủ chuyên chế từng ngự trị nghìn năm đã bị lật nhào. Nƣớc ta từ một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập với chính thể dân chủ cộng hoà, dân ta từ thân phận nô lệ đã vƣơn dậy, trở thành ngƣời tự do, ngƣời chủ đất nƣớc mình. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thành tựu đó không những là bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu của chúng ta mà còn đóng góp vào kho tàng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám còn là kết quả của quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở các địa phƣơng trong cả nƣớc trong đó có huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa là một bộ phận khăng khít không thể tách rời quá trình vận động Cách mạng tháng Tám trong cả nƣớc. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa đã góp phần vào thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở tỉnh Bắc Giang – một trong bốn tỉnh đầu tiên tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi của cả nƣớc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), ánh sáng cách mạng của Đảng đã sớm chiếu rọi đến huyện Hiệp Hòa, Hiệp Hòa là một trong những huyện có cơ sở Đảng và phong trào cách mạng tƣơng đối sớm. Những cơ sở cách mạng đầu tiên nhƣ Hoàng Vân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Vân Xuyên, Vạn Thạch (tổng Hoàng Vân, Hiệp Hòa) đƣợc thành lập và ngày càng ảnh hƣởng sâu rộng trong nhân dân, nhất là trong thời kỳ 1936-1939. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), trƣớc tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiểu chuyển biến mau lẹ, Đảng ta đƣa ra chủ trƣơng giải phóng dân tộc. Trong công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thì huyện Hiệp Hòa đã từng bƣớc xây dựng lực lƣợng trong nhân dân. Đặc biệt khi Mặt trận Việt Minh ra đời (1941) công cuộc chuẩn bị lực lƣợng gồm các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và lực lƣợng vũ trang ở huyện Hiệp Hòa ngày càng đƣợc xúc tiến mạnh mẽ và chuyển biến mạnh nhất từ năm 1943 đến đầu năm 1945. Trong thời kỳ vận động cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa, huyện Hiệp Hòa có vị trí chiến lƣợc rất quan trọng nối liền sự liên lạc giữa Xứ ủy và khu căn cứ Võ Nhai, Bắc Sơn với tình thế liên hoàn vững chắc. Trong quá trình xây dựng lực lƣợng, huyện Hiệp Hòa đã đƣợc Trung ƣơng chọn làm một trong ba huyện (Hiệp Hòa, Phổ Yên, Phú Bình) có địa bàn giáp ranh để xây dựng An toàn khu dự bị (ATKII). Trong cao trào chống Nhật cứu nƣớc tiến lên Tổng khởi nghĩa tháng Tám, nhân dân huyện Hiệp Hòa đã đẩy mạnh đấu tranh, xoá bỏ chính quyền tay sai của đế quốc, thành lập chính quyền cách mạng góp phần đƣa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở trong tỉnh và cả nƣớc. Việc nghiên cứu tìm hiểu Cách mạng tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, làm phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Vì vậy qua việc nghiên cứu tìm hiểu quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa 1939-1945 góp phần làm sáng tỏ truyền thống yêu nƣớc, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân trong toàn huyện, đồng thời thấy đƣợc sự sáng tạo của Đảng bộ huyện trong quá trình lãnh đạo cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn “ Quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945)” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề. Định hƣớng cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài có: Văn kiện Đảng (1930-1945), các chủ trƣơng, chỉ đạo về cách mạng của Hồ Chí Minh, bài viết của các đồng chí lãnh đạo của Đảng nhƣ Trƣờng Chinh, các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Hiệp Hòa từ 1930-1945. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, bài viết, hồi kí đƣợc công bố liên quan tới cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở huyện Hiệp Hòa nhƣ: Viện Sử học biên soạn “Cách mạng tháng Tám: Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương-quyển1” (Nxb Sử học, 1960); Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn “Lịch sử Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sử học, 1960); Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng biên soạn “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám” (Nxb Sự Thật, 1963); Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” (Nxb Sự Thật, 1985) và nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh biên soạn: “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945” (Nxb Chính trị Quốc gia, 1995); Gs Văn Tạo chủ biên “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử” (Nxb Khoa học xã hội, 1995); Nhiều báo cáo khoa học có giá trị đƣợc tuyển chọn in thành sách “Việt Nam trong thế kỷ XX”, “Cách mạng tháng Tám những sự kiện” của tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng năm 2000; “Cách mạng tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2005) Các tác phẩm trên ít nhiều đã đề cập tới cuộc vận động Cách mạng trong tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng, trong đó liên quan nhiều nhất là công tác xây dựng An toàn khu II (ATKII) trên vùng đất Hiệp Hòa. Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, còn có các công trình nghiên cứu lịch sử của địa phƣơng. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên soạn: “Sơ thảo lịch sử Cách mạng tháng Tám Bắc Giang”(xuất bản 1969), tác phẩm đã trình bày một cách sinh động về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng tháng Tám ở trong tỉnh, trong đó có huyện Hiệp Hòa; Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên soạn các công trình:“Kỷ niệm sâu sắc” (xuất bản 1971); “ Những chặng đường lịch sử vẻ vang” (xuất bản 1977);“Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, tập 1” (xuất bản 1981). Các công trình nghiên cứu này đã trình bày một cách khái quát nhất về lịch sử truyền thống của địa phƣơng trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc mà đậm nét nhất là thời kỳ từ khi có Đảng lãnh đạo cho tới ngày nay, đặc biệt là các tác phẩm đó đề cập tới quá trình chuẩn bị lực lƣợng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang, trong đó có huyện Hiệp Hòa. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà bắc xuất bản cuốn “Hiệp Hòa một vùng quê cách mạng” do Nguyễn Văn Thăng làm chủ biên (xuất bản 1985), tập sách truyền thống sƣu tầm thơ ca và hồi kí cách mạng đã giới thiệu những giá trị lịch sử truyền thống, nhất là truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Cuốn sách là một công trình văn hoá lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa, là nguồn tài liệu có giá trị về lịch sử văn hoá, truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hƣơng Hiệp Hòa. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc biên soạn “Đảng bộ Hà Bắc một số tư liệu” (xuất bản 1986), cuốn sách giới thiệu sự ra đời, quá trình trƣởng thành và phát triển của Đảng bộ Hà Bắc trong việc tổ chức và xây dựng lực lƣợng vũ trang của cách mạng tại các cơ sở huyện thị để lãnh đạo quân, dân vùng lên đấu tranh giành chính quyền. Tập sách còn giới thiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 những chiến sĩ cách mạng tiền bối của quê hƣơng Hà Bắc, những gƣơng sáng đảng viên, những cơ sở cách mạng kiên trung sắt son với Đảng. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề vai trò của ATKII với sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Tại hội thảo Khoa học – thực tiễn: “ATKII và Hội nghị quân sự Bắc kỳ trong tiến trình Cách mạng tháng Tám” vào tháng 8-1995, Gs Trịnh Nhu có báo cáo về ATKII trong Cách mạng tháng Tám. Tác giả đã phác thảo những nét cơ bản về xây dựng và sự hoạt động của ATKII trong Cách mạng tháng Tám. Mới đây nhất Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Bắc Giang biên soạn “Lịch sử ATK2 của Trung ương Đảng ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” (xuất bản 2009). Tác phẩm đã trình bày sự thành lập không ngừng lớn mạnh của ATK2 với sự đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hòa trong quá trình vận động và phát triển góp phần đƣa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Những công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, dƣới nhiều góc độ khác nhau đã nêu lên những nét khái quát nhất về mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa với cách mạng trong nƣớc, truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Hiệp Hòa trong tiến trình lịch sử cách mạng, góp phần tìm hiểu thêm tính phong phú của Cách mạng tháng Tám năm 1945; sự sáng tạo trong đƣờng lối, trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, qua đó bổ sung thêm những thông tin, tƣ liệu, sự hiểu biết về truyền thống quý báu của Đảng và nhân dân huyện Hiệp Hòa. Những công trình đó là cơ sở quan trọng, tài liệu hết sức quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề “Quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945)”. Tuy nhiên cho tới nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 cứu, trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945). 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Huyện Hiệp Hòa theo địa giới hành chính thời kỳ 1939-1945. - Phạm vi thời gian: Từ năm 1939 đến năm 1945. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến các vấn đề liên quan trong thời gian trƣớc năm 1939. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài. - Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa-xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc của nhân dân huyện Hiệp Hoà trƣớc 1939. - Làm rõ quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hiệp Hòa (1939-1945). - Làm nổi bật những đóng góp của nhân dân Hiệp Hòa trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng nhiều nguồn tài liệu: - Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang; các văn kiện Đảng; các bài viết, bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Cách mạng tháng Tám; các chỉ thị nghị quyết của Đảng bộ Bắc Giang, của huyện Hiệp Hoà trong thời kì 1939-1945. - Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đƣợc công bố, kỷ yếu, báo cáo của hội thảo khoa học, hồi kí của các lãnh tụ và những ngƣời trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở huyện Hiệp Hoà. - Ngoài những tài liệu thành văn nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn thu thập thêm nguồn tƣ liệu qua lời kể của những cán bộ lão thành cách mạng. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện yêu cầu của đề tài này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, khảo sát điền dã để thu thập xử lý thông tin và đảm bảo tính chính xác. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu về “Quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang (1939-1945). - Đây là công trình khoa học đầu tiên trình bày một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hoà (1939-1945). - Luận văn làm rõ vai trò, vị trí của huyện Hiệp Hoà trong công cuộc xây dựng và phát triển lực lƣợng cách mạng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945; đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của nhân dân huyện Hiệp Hoà đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. - Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Luận văn là tài liệu tham khảo nghiên cứu giảng dạy và học tập lịch sử địa phƣơng ở trƣờng PTTH, bổ sung và làm phong phú nguồn tƣ liệu cho lịch sử địa phƣơng. 6. Kết cấu luận Văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn còn đƣợc xây dựng thành ba chƣơng. Chƣơng 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa trƣớc năm 1939. Chƣơng 2: Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền từ năm 1939 đến tháng 3-1945. Chƣơng 3: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945 [...]... hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TRƢỚC NĂM 1939 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Hiệp Hòa là một huyện trung du ở phía tây tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 201,12 km2 Hiệp Hòa nằm giữa 21018’ - 21016’ vĩ tuyến bắc, 105052’ 106002’ kinh đông, phía đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên (Bắc Giang) , phía nam giáp huyện. .. chúng, hầu hết các viên quan nắm quyền cai trị đều thuộc giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết làm tay sai cho thực dân Pháp Ngay từ khi xâm lƣợc và đặt ách thống trị ở tỉnh Bắc Giang, thực dân Pháp đã xác định huyện Hiệp Hòa là vành đai bao bọc và ngăn chặn ảnh hƣởng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế Chúng cho thiết lập bộ máy quân sự đàn áp, lực lƣợng quân sự ở huyện Hiệp Hòa đƣợc bố trí khá đông thƣờng xuyên... nƣớc trong vùng để mở rộng địa bàn chiếm đóng, mặt khác chúng tiến hành hàng loạt các chính sách nhằm từng bƣớc áp đặt hệ thống cai trị của chúng Thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Giang thành 2 phủ: phủ Đa Phúc, phủ Lạng Giang và 6 huyện là huyện Kim Anh, huyện Yên Dũng, Phƣợng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hoà và Yên Thế Bộ máy hành chính từ tỉnh trở xuống gồm 4 cấp : tỉnh, huyện, tổng và xã Cấp tỉnh đứng đầu là công... huyện Kim Hoa nhiều hơn rồi đến huyện Hiệp Hoà, huyện Thiên Phúc và huyện Việt Yên - Huyện Kim Hoa có 17 ngƣời, huyện Hiệp Hoà 10 ngƣời, huyện Thiên Phúc 8 ngƣời, huyện Việt Yên có 6 ngƣời” Nếu kể cả một ngƣời ở Ngọ Xá, một ngƣời ở Đoan Bái, một ngƣời đỗ ở thời Nguyễn mà Phan Huy Chú không thống kê thì qua 11 khoa thi dƣới các triều đại phong kiến thì huyện Hiệp Hòa có 13 ngƣời đỗ tiến sĩ Số hóa bởi... nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía tây nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phía tây bắc giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình (Thái Nguyên) Thời kỳ các vua Hùng - Hiệp Hòa thuộc bộ Vũ Ninh Trong tiến trình phát triển của lịch sử tiếp theo, huyện Hiệp Hòa nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ, thời Lý Hiệp Hòa có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ Bình Lỗ thuộc Lộ Bắc Giang, sang thời Trần có... của hệ thống đƣờng bộ thì hệ thống giao thông đƣờng thuỷ ở huyện Hiệp Hòa cũng phát triển và đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của nhân dân Dòng sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn ( Bắc Kạn) chảy vào Bắc Giang ở địa giới huyện Hiệp Hoà Dòng sông ôm lấy địa phận Hiệp Hoà tạo nên vị trí và ý nghĩa kinh tế to lớn, tạo luồng chuyên chở khách và hàng hoá thuận tiện Ngay từ ngàn xƣa, dòng sông thơ... của cải, xƣơng máu, trở thành địa bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Yên Thế Đó là những cuộc đấu tranh chuẩn bị cho một phong trào quần chúng rộng rãi và quyết liệt hơn khi nó đƣợc một tổ chức của những ngƣời cách mạng theo con đƣờng của chủ nghĩa Mác- Lênin lãnh đạo Tháng 12- 1885 lực lƣợng nghĩa quân cuộc khởi nghĩa do cai Biều, tổng Bƣởi lãnh đạo sáp nhập vào cuộc khởi nghĩa Yên Thế chiến đấu... các vùng lân cận Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên nhƣ quốc lộ 37 từ Đình Trám (huyện Việt Yên, Bắc Giang) qua Thắng và lên Hà Châu (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đoạn qua huyện Hiệp Hòa dài 14km; đƣờng 295 nối bến đò Đông Xuyên qua Thắng lên Cao Thƣợng (huyện Tân Yên, Bắc Giang) đoạn qua huyện dài 20km; đƣờng 296 nối Thắng qua cầu Vát tới phố Nỉ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đoạn qua huyện dài 8km Ngoài... lƣợc và bộ phận giai cấp địa chủ, tƣ bản tay sai của chúng Không chịu khuất phục trƣớc sự đè nén, áp bức, bóc lột của đế quốc phong kiến, nhân dân huyện Hiệp Hòa đã đứng lên đấu tranh, tham gia vào các hoạt động khởi nghĩa và phong trào yêu nƣớc trong vùng ngay từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc tỉnh ta Nhân dân Hiệp Hòa đã tham gia chiến đấu trong đội quân khởi nghĩa của cai Biều, tổng Bƣởi nổ ra ở Vôi,... Sơn Quả và Thiện Mỹ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng giải thể Tổ chức liên xã hoặc xã ra đời Hoà bình lập lại, đơn vị hành chính cấp cơ sở ổn định là xã và thị trấn Thị trấn đƣợc xác định rõ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện, về tổ chức là đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc huyện Ngày nay huyện Hiệp Hòa chia thành 26 đơn vị hành chính gồm: các xã Bắc Lý, . tới quá trình chuẩn bị lực lƣợng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang, trong đó có huyện Hiệp Hòa. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà bắc xuất bản cuốn Hiệp Hòa một vùng quê cách mạng . hiểu quá trình chuẩn bị lực lƣợng cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (1939-1945). 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Huyện Hiệp Hòa. có huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Quá trình vận động cách mạng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở huyện Hiệp Hòa là một bộ phận khăng khít không thể tách rời quá trình vận động Cách

Ngày đăng: 31/10/2014, 23:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc (1969), Sơ thảo lịch sử cách mạng tháng Tám, Tỉnh uỷ Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử cách mạng tháng Tám
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc
Năm: 1969
2. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc (1971), Kỷ niệm sâu sắc, Tỉnh uỷ Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ niệm sâu sắc
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc
Năm: 1971
3. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Bắc (1981), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Bắc (1926-1945), Tỉnh ủy Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Hà Bắc
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Hà Bắc
Năm: 1981
4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc (1977), Những chặng đường lịch sử vẻ vang, Tỉnh ủy Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chặng đường lịch sử vẻ vang
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc
Năm: 1977
5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc (1986), Đảng bộ Hà Bắc (Một số tư liệu), Tỉnh ủy Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ Hà Bắc (Một số tư liệu)
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc
Năm: 1986
6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1999), Bắc Giang những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Giang những chặng đường lịch sử
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hòa (1992), Lịch sử đấu tranh cách mạng tập 1 (1938-1945), Huyện ủy Hiệp Hòa xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đấu tranh cách mạng tập 1
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hòa
Năm: 1992
8. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hòa (2005), Kỷ yếu BCH Đảng bộ huyện Hiệp Hòa qua các kỳ đại hội ( từ năm 1940-2005), Huyện ủy Hiệp Hòa xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu BCH Đảng bộ huyện Hiệp Hòa qua các kỳ đại hội
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hòa
Năm: 2005
9. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng (1963), Tìm hiểu tính chất đặc điểm của cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tính chất đặc điểm của cách mạng tháng Tám
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1963
10. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng (1971), Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Sự thật , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám 1945
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1971
11. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng (1976), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 1 (1920 - 1945), Nxb Sự thật , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 1
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Ƣơng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
12. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang (2009), Lịch sử ATK2 của Trung Ương Đảng ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Tỉnh ủy Bắc Giang xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ATK2 của Trung Ương Đảng ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang
Năm: 2009
13. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang (2010), Lịch sử 80 năm công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1930-2010), Tỉnh ủy Bắc Giang xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 80 năm công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang
Năm: 2010
14. Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám 1945
Nhà XB: Nxb Sự thật
15. Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX (2005), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX
Tác giả: Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 2005
16. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
17. Trường Chinh (2005), Cách mạng tháng Tám, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2005
18. Di sản văn hóa Bắc Giang về văn hóa phi vật thể (2006), Bảo tàng Bắc Giang xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa Bắc Giang về văn hóa phi vật thể
Tác giả: Di sản văn hóa Bắc Giang về văn hóa phi vật thể
Năm: 2006
19. Phan Đại Doãn chủ biên (2005), Bắc Giang những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Giang những chặng đường lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Lê Duẩn (1959), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1959

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w