1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng

60 665 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 460,15 KB

Nội dung

Trong thơ trữ tình luôn hiện lên một cái tôi trữ tình cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng nhằm mang lại cho độc giả sự thật về đời sống tâm hồn của những

Trang 1

***********

LĂNG THỊ THU LOAN

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

***********

LĂNG THỊ THU LOAN

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Bộ môn Văn học Việt Nam

và TS La Nguyệt Anh - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và cô hướng dẫn

Do khả năng hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lăng Thị Thu Loan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1 Khóa luận CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG là kết quả

nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của người đi trước, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ, Giảng viên La Nguyệt Anh

2 Khóa luận không sao chép từ một công trình sẵn có nào

3 Kết quả nghiên cứu là sự tích lũy kiến thức cũng như năng lực của bản thân trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu khoa học về tác giả Bùi Giáng

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lăng Thị Thu Loan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp mới của khóa luận 6

7 Cấu trúc của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

1.1 Giới thuyết chung 7

1.1.1 Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình 7

1.1.2 Các dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ 9

1.2 Vài nét về Bùi Giáng và quá trình sáng tác 11

1.2.1 Vài nét về Bùi Giáng 11

1.2.2 Quá trình sáng tác của Bùi Giáng 12

Chương 2 HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ

BÙI GIÁNG 16

2.1 Cái tôi minh triết 16

2.1.1 Cái tôi tự họa 16

2.1.2 Cái tôi vô thức và tâm linh 21

2.2 Cái tôi hiện sinh 30

2.2.1 Người trẩy hội trần gian 31

2.2.2 Du mục và hồi nguyên 35

Trang 6

Chương 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH

TRONG THƠ BÙI GIÁNG 45

3.1 Ngôn ngữ phiêu bồng, trào tiếu 45

3.1.1 Ngôn ngữ cuồng dại 45

3.1.2 Ngôn ngữ xuề xòa, hài hước 46

3.2 Giọng đối thoại, bông đùa 48

3.2.1 Giọng đối thoại 48

3.2.2 Giọng bông đùa 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 “Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của các nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện trực tiếp Tính chất cá thể hóa và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu biểu hiện của thơ trữ tình Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế gới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những thành kiến, những tư tưởng triết học” [13, tr.317]

Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình hay còn được gọi là chủ thể trữ tình, tức chủ thể trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ Khi lĩnh hội một bài thơ trữ tình, việc cốt yếu đầu tiên là độc giả phải xác định được nhân vật trữ tình để hình dung vị trí, tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách đúng đắn nhất so với ý đồ của người sáng tác

Nhân vật trữ tình là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình Trong thơ trữ tình luôn hiện lên một cái tôi trữ tình cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng nhằm mang lại cho độc giả sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống, các xung đột xã hội cụ thể cũng như những xung đột trong đời sống tâm hồn của chính bản thân cái tôi ấy Cách thức biểu hiện cái tôi trữ tình rất phong phú và đa dạng Mỗi nhà thơ có thể chọn cho mình một cách biểu hiện riêng về cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình với tư cách là hạt nhân của thể loại trữ tình đã được chú ý khảo sát ở nhiều phương diện

và cấp độ khác nhau

1.2 Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, Bùi Giáng được giới nghiên cứu đánh giá là một hiện tượng lạ bởi sự tích hợp nghệ thuật kì bí song hành với cuộc đời của một con người kì dị đến lạ lùng Ông được công chúng yêu thơ mến mộ, truyền tụng và thêu dệt như những giai thoại, đến một ngưỡng nào đó, được xem như huyền thoại

Trang 8

Bản chất văn chương của Bùi Giáng là sự tổng hòa của nhiều mâu thuẫn

và nghịch lí như chính cuộc đời ông vậy: Bao trùm lên cái điên cuồng là một cõi chiêm bao của một ước vọng đẫm tình; bỏ trên mình chiếc áo của người du mục

là cả một thiên tài văn chương; ẩn trong cái bỡn cợt có cả một nỗi ngậm ngùi, chua chát và đắng cay; bên trong cái trạng thái vô ưu, vô tư là một tấm lòng cảm thông và bao dung không đắn đo đối với người khác; ẩn chứa bên trong cái vẻ bề ngoài rong chơi như hài nhi là cả một kho tàng phức hợp muôn vàn triết lí sống

Bùi Văn Nam Sơn đã từng nói: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy” [24 ,tr.30] Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy khẳng định thêm: “Khó vì muốn được sống như ông, muốn giao du được với ông, muốn đọc được ông để cuối cùng viết được về ông dù chỉ một đôi lời thì phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?” [15, tr.413],

nhưng định danh ông thì mỗi người mỗi kiểu như: Bùi Giáng, kẻ tận hiến (Huy Tưởng), Bùi Giáng, một vùng đất hẹp và một thế giới lớn (Nguyễn Hoàng Văn),

Bùi Giáng, người thi sĩ chối bỏ thi ca (Tạ Tỵ),…

Cũng như nhiều nhà thơ khác, Bùi Giáng chọn cho mình một lối thơ riêng

mà ngay cả các nhà nghiên cứu cũng khó định danh trường phái thơ của ông Đọc thơ của Bùi Giáng không phải là đọc một lần hay một bài mà đã hiểu ngay được, bởi thơ ông cần lắm một sự lĩnh hội điềm tĩnh thì mới có thể thấy được hết những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm Chính điều đó đã tạo nên sức hút lớn, cũng như sự quan tâm của công chúng đối với thơ ông trong việc đào sâu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật để làm nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng và một cái tôi riêng Bùi Giáng trong thi ca Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Đã 16 năm, kể từ khi Bùi Giáng (1998 - 2014) rời “cõi tạm” về suối vàng

để “Trùng phùng cùng Lý Bạch, nghênh ngang Tản Đà” thì đời vẫn chưa quên

ông và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu cùng với các buổi tọa đàm khoa học về thơ ca của Bùi Giáng được ra mắt công chúng

Trang 9

Phần lớn các tác giả viết về Bùi Giáng là những bạn bè văn nghệ sĩ, những người đã cùng sống, từng tiếp xúc với nhà thơ, trong đó có những người cùng quê hương xứ Quảng và một số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Những bài viết về Bùi Giáng đa phần đều có dung lượng nhỏ, chủ yếu là kể về những kỉ niệm, ấn tượng, giai thoại, cảm nhận trước một vài bài thơ và bày tỏ cảm xúc, tình yêu đối với thi sĩ

Cuốn Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng nhân kỉ niệm một năm ngày mất Bùi Giáng của nhiều tác giả là sự tổng hợp nhiều bài viết Trong đó có bài Bùi

Giáng, kẻ chăn trâu của Hồ Nguyên Tín đề cập đến tình yêu của thi nhân đối với

nghề du mục đã “vượt lên trên tình yêu của đôi lứa yêu nhau bởi cảm xúc mị kỳ khi trao nhẫn cưới trong giáo đường hay trước bàn thờ tiên tổ với ánh mắt nồng cháy bằng tất cả lửa ấm trong tim” [24, tr.74]

Cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh nói về con đường đời ngao

du của thi nhân để cuối cùng cảm nhận rằng: “Thông lộ Bùi Giáng chính là con đường tìm thấy BẢN LAI DIỆN MỤC, con đường cùng TÂM KHÔNG sánh bước” [16, tr.29]

Trong cuốn Bùi Giáng - Thi sĩ kỳ dị của Trần Đình Thu, tác giả đã nêu

cảm nhận về một số bài thơ nói đến cuộc đời du mục, rong chơi giữa bốn mùa, thoát trần của Bùi Giáng Qua đó, tác giả đã có những phát hiện về cái tôi Bùi

Giáng: Bài thơ Người điên nhưng thật ra không hẳn là một người điên mà là

“một người mù và câm đang yêu Người mù và câm ấy nhắm mắt lại, đi giữa trời mưa gió bão bùng để kiếm tìm một thứ gì mơ hồ mà ta không rõ” [28, tr.105]

“Với Bùi Giáng, lẽ sống chết cũng bình thường như chuyện đi, ở của cõi trần gian này vậy Ngày hết thì ra đi Nhẹ nhàng đơn giản” [28, tr.108]

Trong cuốn Thơ Thi pháp và chân dung của Đặng Tiến có bài viết Bùi

Giáng nguồn xuân bàn về mùa xuân Uyên Nguyên của đất trời và con người trong

thơ Bùi Giáng Qua cảm nhận của Đặng Tiến, Bùi Giáng buổi Uyên Nguyên hiện diện như giọt mưa đầu nguồn trong trẻo

Trang 10

Nhân kỷ niệm mười năm ngày mất của Bùi Bàng Giúi, cuốn Bùi Giáng

trong cõi người ta của nhiều tác giả do Đoàn Tử Huyến chủ biên được xuất bản

Cuốn sách đã tổng hợp 82 bài thơ cùng cùng 45 bài viết về Bùi Giáng Trong đó

có một số bài viết bàn về một vài khía cạnh liên quan đến sự thể hiện hình tượng

cái tôi trữ tình Bùi Giáng Văn Huyền Nguyên gọi Bùi Giáng là Người lữ khách

cuồng điên và khôn cùng kỉ niệm với nhận xét: “Dù bị vận vào một định mệnh

trói buộc nào, Bùi Giáng là Bùi Giáng, một “người điên hoang dại, siêu việt giữa lòng nhân gian mê loạn, u trầm” [15, tr.635] Theo tác giả, những kỉ niệm hãi hùng và bi thương ở thời thơ ấu đến những kỉ niệm ngao du trên các vùng miền rồi vạn lần hẹn ngày trở về “cố quận” yêu thương chính là để giải minh cho cái

“điên” của Bùi Giáng Thụy Khuê với bài viết Hiện tượng Bùi Giáng lại khẳng

định: “Không điên vì ông chỉ đẩy đến tận cùng trạng thái hiện sinh, chứng nghiệm ý thức trần trụi về bản thể” [15, tr.577] Bên cạnh đó, tác giả còn minh chứng thơ Bùi Giáng hiện sinh trong đoạn trường và định mệnh với những “tồn

sinh”, “phố thị”, “cố quận”, “đười ươi” Ý Nhi với bài viết Bùi Giáng trong cõi

người ta khẳng định thi sĩ là người luôn “ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp

người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng, lo lắng” [15, tr.654] Vũ Đức Sao

Biển viết bài Bùi Giáng: rong chơi giữa đìu hiu phố thị đã nhận xét sự rong chơi

ấy là một “phong cách nô giỡn thú vị trong ngôn ngữ thơ ca” [15, tr.649] Huỳnh

trước thiên nhiên và cuộc sống của con người quê hương Bài Bùi Giáng, bước

chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn của Bùi Vĩnh Phúc viết:

“Người đã sống điên dại giữa đời, hay đúng hơn, người đã chọn một cuộc chơi vĩ đại, trầm thống với tất cả “thân thể máu me và da xương” của chính mình mà mẹ cha cũng như trời đất đã ban cho” [15, tr.357] Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, từ góc nhìn phân tâm học đã có những nhận xét xác đáng, lí giải về hiện tượng Bùi Giáng mà ngay cả thi nhân cũng luôn tìm cách tự

“minh định” mình: “Không phải trong trạng thái của một người điên hoặc người

say, mà trong tâm trạng hoài nghi triết học của một nhà thơ” [15, tr.414]

Trang 11

Tuy nhiên, với một cuộc đời đa dạng và một tài năng thơ đa diện và đa chất như Bùi Giáng thì không phải mọi kết luận đều đã thống nhất và bình ổn Vì vậy, sự vẫy gọi từ thế giới thi ca của Bùi Giáng vẫn là khả tính cho những ai quan tâm và muốn đi tìm bản thể cuộc đời và bản mệnh nghệ thuật của thi sĩ tài năng dị biệt này Trân trọng và kế thừa nghiên cứu của những người đi trước,

khóa luận của chúng tôi đi sâu tìm hiểu Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

3 Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật đặt trên tương quan so sánh với một số nhà thơ cùng thời để tìm ra sự giống nhau và nét riêng biệt trong sự thể hiện

- Theo đó khóa luận làm sáng tỏ hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng là cái tôi thơ kì lạ mà thực chất đó là một cái tôi minh triết, một cái tôi hiện sinh, cái tôi tự họa và chứng nghiệm, ý thức trần trụi về bản thể

- Những nét đặc sắc nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình thông qua ngôn ngữ và giọng điệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

được chọn tuyển trong cuốn Bùi Giáng trong cõi người ta của nhiều tác giả do

Đoàn Tử Huyến chủ biên

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trang 12

6 Đóng góp mới của khóa luận

- Khóa luận là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần tìm hiểu về thi sĩ Bùi Giáng - một người thơ kỳ lạ và tận hiến

- Khóa luận sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm muốn tìm hiểu và nghiên cứu về hiện tượng Bùi Giáng

7 Cấu trúc của khóa luận

khóa luận được triển khai thành ba chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Giới thuyết chung

1.1.1 Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình

“Cái tôi là một trong những khái niệm triết học đánh dấu ý thức đầu tiên

của con người về bản thể tồn tại của mình Từ đó nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, là một cá thể độc lập khác với người khác” [1, tr.19]

Quan niệm về cái tôi gắn liền với những hình thái và sự phát triển xã hội nhất định, thể hiện nhận thức về con người, sự phong phú và đa dạng của tư duy con người về chính bản thân mình

R.Descartes (1596 - 1650) cho rằng: “Cái tôi thể hiện ra như một cái nhìn thuộc về thực thể biết tư duy, như càn nguyên của nhận thức duy lý Do đó, cái tôi thể hiện tính độc lập của mình với định nghĩa: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” [20, tr.15]

G.H.Phichter (1762 - 1814) quan niệm: “Cái tôi là thực thể, là căn nguyên sáng tạo tuyệt đối, là thực tại duy nhất Thế giới là thực tại của tôi hoặc là sự biểu hiện của tôi” [20, tr.15]

G.W.F.Hegel (1770 - 1831) đã giải thích “thực chất xã hội của cái tôi như một sức mạnh (lí tính thế giới) bị tha hóa trên những con người cụ thể Nói cách khác đó là lí tính thế giới bộc lộ ở từng con người nhất định Ông đã phát triển quan niệm về cái tôi của Phichter như sau: Cái tôi hoàn toàn trừu tượng và hình thức, làm nguyên lí tuyệt đối của mọi hiểu biết, mọi lí tính và mọi nhận thức Mọi cái đều tồn tại nhờ có cái tôi và cái tôi có thể chi phối mọi sự tồn tại và tiêu diệt của thế giới: Đạo đức, luật pháp, con người, thần linh… Cái tôi là một cá nhân hoạt động có sức sống, và cuộc sống của nó là ở chỗ xây dựng cá tính và tính cách của mình, biểu hiện mình và khẳng định mình Bởi mỗi người khi còn sống đều cố gắng tự thể hiện và thể hiện mình một cách hiện thực” [20, tr.16]

Trang 14

H.Bergson (1858 - 1941) đã chú ý đến cái tôi thuần tuý trong ý thức khi nhấn mạnh đến đời sống bên trong cá nhân Theo ông, con người có hai cái tôi

đó là cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu “Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội Còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức Đó mới chính là đối tượng của nghệ thuật” [20, tr.16]

S.Freud (1856 - 1939) cho rằng: “Cái tôi là sự hiện diện của động cơ bên trong của ý thức con người” [20, tr.17]

Triết học Mác - Lênin xác định: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình” [20, tr.17]

Sự vận động và các biểu hiện đa dạng của quan niệm cái tôi trong thực tiễn lịch sử chính là căn nguyên của sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ với những biến thể phong phú

Cái tôi trữ tình là sự tự ý thức của cái tôi trong nghệ thuật, cái tôi của hành

vi sáng tạo, là cái tôi được thể hiện thông qua phương tiện trữ tình

Theo Lê Lưu Oanh thì “cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình” [20, tr.18] và đưa ra hai cách hiểu:

tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện chính mình” [20, tr.21]

Theo nghĩa rộng: “Cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình Quan điểm này hiểu cái tôi trữ tình như một khái niệm phổ quát của trữ tình, phân biệt trữ tình với các thể loại khác” [20, tr.21]

Có thể xác định khái niệm cái tôi trữ tình là: “Sự thể hiện một cách nhận

thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến người đọc” [1, tr.32]

Trang 15

1.1.2 Các dạng thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ

Sự biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ là đa dạng, đa hình, muôn vẻ Chính và vậy mà các nhà nghiên cứu thơ trữ tình Việt Nam đã đưa ra nhiều cách

phân chia khác nhau

Vũ Tuấn Anh đưa ra các dạng thức của cái tôi trữ tình trên phương diện nội dung và nghệ thuật

Về mặt nội dung: Cái tôi trữ tình cá nhân với các vấn đề nhân sinh - thế sự

thể hiện sự phẫn nộ trước cái phi lí, nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách và những giá trị tinh thần; đi tìm mình và khẳng định mình, nhìn sâu vào bản thể tồn tại với câu hỏi “Ta là ai?”; nhận ra những triết lí về thân phận con người từ nỗi buồn và sự cô đơn: nhạy cảm trước mọi nỗi đau của nhân thế, trước sự không hoàn thiện của cuộc sống, đó cũng chính là trạng thái “âm bản” của niềm khao khát hạnh phúc, sự đồng cảm và tình người; mở ra nhiều triết lí nhân sinh: Đo mình vào thời gian, vỡ mộng, giữ vững niềm tin, cảm giác siêu nghiệm về cái chết, tình yêu với sự chung đụng thể xác Cái tôi trữ tình ân nghĩa và trân trọng quá khứ, mở nhiều hướng trở về nguồn với thiên nhiên thể hiện đậm đà hồn quê hương, dân tộc Cái tôi trữ tình có tính chất cực đoan: Lặn sâu vào cõi Vô thức, Bản thể và Tâm linh Cái tôi trữ tình nhập vai: Nhà thơ phát ngôn thơ với nhiều

tư thế thể hiện tính chất phân thân

Về mặt hình thức: Cái tôi trữ tình thể hiện cảm xúc mãnh liệt, tính đối

thoại, sự va chạm các luồng tư tưởng qua thể loại trường ca, thơ văn xuôi đậm chất tiểu thuyết, thơ tự do chiếm ưu thế Cái tôi trữ tình thể hiện phong cách và thế giới tinh thần qua câu thơ có độ giãn tự do mang hình thức câu văn xuôi thể hiện sự tràn đầy, buông thả, trùng điệp của các lớp sóng cảm xúc Dồn nén câu chữ, nói ít gợi nhiều, mỗi chữ gợi một khái niệm, biểu tượng Giọng điệu đa dạng: tự sự khách quan, băn khoăn triết lí, trầm tư, giễu cợt… “Ngôn ngữ phong phú, dung nạp mọi loại ngôn ngữ, chấp nhận mọi đối cực từ tôn giáo, triết học, chính trị đến thông tục, thậm chí thô tục” [1, tr.196]

Trang 16

Lê Lưu Oanh cũng đưa ra các dạng thức của cái tôi trữ tình trên phương diện nội dung và nghệ thuật Nhìn chung tác giả cũng đồng quan điểm với Vũ Tuấn Anh nhưng có sự đào sâu thêm và phân chia rõ hơn

Về mặt nội dung: Cái tôi trữ tình đưa ra triết lí về sự tồn tại của con người

trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: Con người là gì? Ta là ai? Sống là gì? Chết là gì? Hạnh phúc và khổ đau là gì? Con người tồn tại như thế nào giữa thế giới? Niềm cô đơn và nỗi buồn vừa gắn với sự tan vỡ của giấc mơ, bất lực trước những đòi hỏi tất yếu, trước sự tha hóa của những giá trị đời sống, vừa gắn với sự tự ý thức của cái khó chia sẻ, là dấu hiệu của sự tự cắt đứt mối liên hệ đời sống khi một mình đối diện với những nỗi đau, đặc biệt là nỗi đau tinh thần Triết lí về nhân dân, phong tục và văn hóa cội nguồn trong xu hướng tìm về với hồn quê Triết lí về thiên nhiên: Coi thiên nhiên như là một phân thân của con người Thiên nhiên được coi là một vũ trụ lớn, cõi tâm linh con người là một tiểu vũ trụ Vì vậy, cách thống nhất cái hữu hạn và bản thân mình với cái vô hạn của trời đất là một cách xác định phong thái tồn tại trong vũ trụ

Về mặt nghệ thuật: Cái tôi trữ tình tiến tới dạng tâm sự cá nhân qua những

câu thơ lục bát truyền thống đổi dạng thay hình ở sự phá vỡ tính chất ru ngọt ngào, mê hoặc để tiến tới một giọng điệu lí trí, tỉnh táo Cái tôi trữ tình ý thức về bản thể tồn tại qua hệ thống các hình ảnh biểu trưng ẩn dụ: Con người cô độc - ngã ba đường, lạc giữa hoang vắng… Đói nghèo - người ăn mày, trẻ bán hàng, trẻ đói, trẻ bới rác, người hết gạo,… Số phận - bụi, hạt bụi, hạt phù sa, hạt cát, Điểm nhìn thấp - cỏ dại, hoa súng, hoa bèo,… Thế giới chúng sinh nhỏ bé - muỗi, kiến, sâu bọ, gà,…

Cái tôi trữ tình hiện sinh là kết quả của việc “đẩy quá cao phần cảm giác,

chối bỏ lí tính, ham vô thức, chối bỏ kinh nghiệm mà ham siêu nghiệm bởi phần

ý thức (cái tôi) bị thu hẹp mà đẩy cao phần bản năng (cái nó)” [20, tr.131] Con người đầy những cảm giác vật chất, phi lí và tính dục trong hành trình kiếm tìm

“hình ảnh trọn vẹn của con người toàn nguyên, không chỉ miêu tả phần ý thức

mà còn đánh thức dậy rõ nhất cả phần thấp hơn của thế giới tinh thần với những miền tiềm thức và vô thức” [20, tr.132]

Trang 17

Các quan niệm về các dạng thức của cái tôi trữ tình của các nhà nghiên cứu nhìn chung là tương đồng và có sự nhấn mạnh riêng Về cơ bản dạng thức của cái tôi trữ tình được hiểu là sự thể hiện của hình tượng cái tôi trữ tình trên nhiều kiểu dạng dựa trên nhiều tiêu chí như: “Đặc điểm nhân cách - cái tôi cá nhân, cái tôi bản năng,… Loại hình nội dung - cái tôi thế sự đời tư, cái tôi nhân sinh, Phương thức bộc lộ - cái tôi cảm xúc, cái tôi triết lí, ” [20, tr.57]

Những quan niệm trên về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Giáng

Hiện diện trong thơ Bùi Giáng là hình tượng cái tôi trữ tình độc đáo và kì

dị Từ xuất phát điểm ban đầu, nhân vật trữ tình ngôi thứ nhất - nhà thơ thể hiện

sự hi vọng, dấn thân, mơ mộng rồi nhanh chóng chuyển qua trạng thái ưu tư, bất tín để quá trình tiếp theo xuất hiện cảm thức cô đơn và hư vô, cảm thấy mình bị

ẩn ức, bị lưu đày trong cõi nhân gian khổ đau và hệ lụy Sự nổi loạn trong tình cảm là một logic biện chứng dẫn dắt Bùi Giáng đi cùng thi ca một hành trình khá dài và rồi tiếp theo là điểm đến cuối cùng xuất hiện tư tưởng hiện sinh siêu việt

Tư tưởng này đã chứng minh Bùi Giáng chịu ảnh hưởng từ những khái niệm và mệnh đề triết học phương Tây và tôn giáo, muốn thể hiện cái vô cùng để hóa giải thực tại một cách vừa cao cả, vừa thiêng liêng

1.2 Vài nét về Bùi Giáng và quá trình sáng tác

1.2.1 Vài nét về Bùi Giáng

Bùi Giáng thuở nhỏ tên là Bùi Khắc Gián sinh ngày 17 tháng 12 năm

1926 tại làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Nơi đây gần năm trăm năm trước, cụ tổ dòng họ này đã theo chân đoàn quân nam tiến của vua Lê Thánh Tông từ Hoan Châu , Nghệ An vào để khai khẩn lập làng, từ đó truyền dõi dòng họ Bùi Thân sinh là Bùi Thuyên (tục danh là Cửu Tý), thuộc đời thứ 16 của một trong những dòng họ lớn nhất ở đất Quảng Nam

Do người vợ cả qua đời sớm nên ông lấy vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền - cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, em ruột Hoàng Diệu (đậu phó bảng khoa năm 1853,

Trang 18

làm quan tới chức Thượng thư Bộ binh, Tổng đốc Hà Ninh, tuẫn tiết tại Hà Nội năm 1882) Bùi Giáng là con thứ hai của Bùi Thuyên với Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5 nếu tính tất cả các anh em

Năm 1933, Bùi Khắc Gián bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu và đổi tên thành Bùi Giáng Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy

Lê Trí Viễn Năm 1939, ông ra Huế học tư tại trường Trung học Thuận Hóa Trong số thầy dạy ông có Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Đào Duy Anh Năm

1940, ông về quê chăn bò tại vùng rừng núi Trung Phước Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp nhưng ông cũng kịp thi đỗ bậc Thành chung rồi lập gia đình Năm 1948, vợ qua đời trong lúc ông đang học trường Nguyễn Huệ ở Bình Định Năm 1949, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh, sau giải ngũ Năm 1950, ông thi đỗ tú tài II Ban Văn chương Năm 1952, ông vào Sài Gòn dạy học, viết sách và vẽ tranh Năm 1969, ông “bắt đầu điên rực rỡ” Sau

đó, ông “lang thang du hành Lục tỉnh”, trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc, Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn

Sau những năm tháng sống trọn đời phiêu bồng, giờ hẹn cũng đã đến, Bùi Giáng phải rời bỏ cuộc lữ hiện tại vào lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998

do một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh)

để đi về miền miên viễn

1.2.2 Quá trình sáng tác của Bùi Giáng

Bùi Giáng xuất hiện với nhiều bút danh: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ đười ươi, Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn

Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ,…

Giáng viết về Nguyễn Du, Truyện Kiều, Bà Huyện Thanh Quan, Chinh phụ ngâm, Quan Âm Thị Kính Năm 1957, ông viết giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Chu Mạnh Trinh,… nhưng chưa được công chúng biết đến Đến năm

1962, ông bắt đầu nổi tiếng với tập thơ Mưa Nguồn

Trang 19

Với hơn 60 tác phẩm, Bùi Giáng đã để lại cho đời một di sản văn chương

đồ sộ, đa dạng trên nhiều thể loại: Thơ, giảng luận, khảo cứu, tạp văn, dịch thuật

Tập thơ: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên ngàn (1963), Bài ca quần đảo (1963), Sa mạc trường ca (1963), Mười hai con mắt (1964), Rong rêu (1972), Mùa màng tháng tư (1987), Đêm ngắm trăng (1997),

Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994), Thơ Bùi Giáng (California, 1994),…

Giảng luận: về Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị… (tất cả đều được xuất bản năm 1957-1959)

Triết học: Tư tưởng hiện đại (1962), Martin Heidegger và tư tưởng hiện

đại I và II (1963), Sao là không có triết học tư tưởng Heidegger? (1963),…

Tạp văn: Đi vào cõi thơ (1969), Sa mạc phát tiết (1969), Mùa thu trong thi

ca (1970), Ngày tháng ngao du (1971), Lời cố quận (1971),…

Sách dịch: Cõi người ta (1966), Bạo chúa Caligula (1967), Mùa hè sa

mạc (1968), Ophélia Hamlet (1969), Hoàng tử Bé (1973),… Hiện nay, nhiều tác

phẩm của ông đã và đang được tái bản và xuất bản trong và ngoài nước

Bùi Giáng nói “Thơ ca là cõi phiêu bồng” Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của ông Thơ là cõi huyền nhiệm, kì bí đến bát ngát, mênh mông của tâm tưởng và tư tưởng mà chỉ có thi sĩ mới đạt đến và đem thông điệp cho người

đời cùng ngẫm nghĩ Thơ Bùi Giáng siêu thăng mà gần gũi, hòa nhập với hiện

thể thiên nhiên và cuộc sống Người đọc phải xuất phát từ cõi vô thức, tiềm thức

ấy, thậm chí phải nhập vào thế giới ấy để đối thoại thì mới mong hiểu và đồng cảm với thơ ông Nhưng điều đó đâu phải là dễ dàng đối với mọi chủ thể tiếp nhận vì thơ ông quá đa dạng, đa ngôn và luôn biến ảo Mối quan hệ bộ ba: Tác giả - Tác phẩm - Người đọc theo quan niệm của Bùi Giáng đã mở ra chân trời vẫy gọi cho liên chủ thể tiếp nhận để đồng sáng tạo, làm đầy nghĩa cho tác phẩm theo từng cách đọc, từng “tầm đón đợi” của độc giả Bùi Giáng điên với cỏ, cây, hoa, lá một cách chan hòa trên mặt đất để tìm ra triết lí cho đời một cách có ý thức Thơ ông là “Tinh hoa phát tiết” từ những trạng thái tình cảm tự nhiên của mình, không bắt chước, không giống ai để làm nên một cái tôi trữ tình riêng - kì

lạ và tận hiến

Trang 20

Bùi Giáng sinh ra và lớn lên trong một miền quê hẻo lánh thuộc vùng trung

du xứ Quảng giữa một thiên nhiên phong phú, nhiều sắc thái của sông hồ, đồi núi, ruộng nương Đây chính là thiên đường mang tên “cố quận” mà ông suốt đời hoài vọng Sinh thời ông có khuôn mặt kì dị với một cặp mắt của rắn tròn vành vạnh và sắc sảo, một nụ cười khá bảng lảng, một giọng nói hiền hòa, không phân tranh Hai đắc trưng này họa ra một Bùi Giáng trọn một đời phiêu bồng, không mảy may danh vọng, quyền lực, không mái nhà Ông sống tha thiết với cuộc đời nhưng thường trực ở ngã ba, ngã tư lem luốc bụi giang hồ trên đường phố Sài Gòn Người ta thường gặp Bùi Giáng trong bộ dạng của một người hành khất với hình hài người điên quần áo đủ màu sắc, đôi khi say ngất ngưởng, ngủ bên lề đường dưới gốc cây xanh và dùng những đồ ăn, thức uống mà người đời bỏ đi Bùi Giáng “điên” mà

“tỉnh” bởi ông ý thức rõ trạng thái điên của mình Cũng như nhiều nhà thơ khác, khi niềm tuyệt vọng như nước triều dâng, lấn át bờ bến của niềm hi vọng thì ông cũng thoát li khỏi thực tại Bùi Giáng mượn rượu giải sầu rồi chìm vào giấc chiêm bao Nhưng không được, ông liền kết thân với chủ nghĩa “xê dịch” Điều tuyệt vời ở đây

là những chuyến “xê dịch” ấy đâu phải là không mục đích Ông đi để thưởng ngoạn cái mà Xuân Diệu gọi là “Thiên đường trên mặt đất”, để tận hưởng đến tận cùng niềm vui thú và hoan lạc trong cuộc vui của “Lễ hội trần gian” cùng chuồn chuồn, châu chấu; hóa thân thành người anh du mục chăn bò, chăn dê Ông đi để chuyển hóa những gì mình thu nhận được từ nhãn quan thành những dòng triết lí sâu sắc: Cảm thông cho những thân phận nhỏ bé trong xã hội; trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đề cao vấn đề quyền sống của con người với những nhu cầu, đòi hỏi của cá nhân, với những tư tưởng mang tầm triết lí cao diệu Trong những năm tháng ấy, Bùi Giáng còn biên khảo về tư tưởng Phương Tây mà chủ yếu

là Chủ nghĩa Hiện sinh đang thời thượng để rồi thân xác phiêu bạt ở một góc trời

xa, tâm thức còn phiêu bồng xa hơn nữa: Cùng Hoàng Tử Bé của Saint - Exupéry bay qua những tinh cầu để nhìn thấy được sự lạ lùng trong tính chất của “con người” hay khoe khoang, thích ăn nhậu cần phải được “tuần dưỡng” Chắp cánh

Trang 21

sang vòm trời tư tưởng Âu Châu băn khoăn cùng Camus về cuộc đời phi lí, nghĩa sa mạc hư vô của tồn sinh để cố gắng giữ thăng bằng giữa cuộc đảo điên của thế sự đang xô đẩy nhân gian vào con đường cùng cực và lui về hai trăm năm trước để thổn thức nỗi lòng cùng Tố Như Nhưng người thi sĩ ấy vẫn cảm thấy “thiếu quê hương” nên thơ ông phải nói lời “cố quận”, tìm về hình ảnh của nguyên mộng, nguyên xuân, “đười ươi” và “cô em mọi nhỏ”

Đến với Bùi Giáng, sức mạnh truyền thống của thơ ca Việt Nam một lần nữa được khẳng định ở phương diện thể thơ chỉ có ở dân tộc ta - thể thơ lục bát Ông được xem là người làm giàu cho ngôn ngữ tiếng Việt với việc sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mà nhiều người gọi đó là “trò chơi ngôn ngữ quái dị” như: nói lái, vờn chữ tức lặp từ, lặp nguyên âm, lặp phụ âm đầu Giọng đa thanh: Khi đối thoại bông đùa, xuề xòa; khi tâm tình, tha thiết và lắng sâu

Trang 22

Chương 2 HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI GIÁNG

2.1 Cái tôi minh triết

2.1.1 Cái tôi tự họa

Khoác trên mình bộ quần áo của người hành khất với túi thơ trên vai đó chính là bức họa về Bùi Giáng - nhà thơ của những tháng ngày ngao du Kể từ những ngày tháng thường trực giữa ngã ba đường của phố thị huyên náo, cho đến lúc thả hồn mình vào chiếc lá để trở về với cát bụi, phiêu du cùng mây gió thì ông vẫn như một thanh nam châm đầy ma lực khi thu hút người khác bởi những tranh cãi về mình chỉ với một câu hỏi đó là Bùi Giáng điên hay tỉnh? Bản thân thi sĩ cũng thừa nhận mình là một kẻ điên nhưng là “cái điên thượng thừa” Điên để tìm kiếm “hạnh phúc thần tiên ở đời” Điên để tạo cho mình một thú vui tinh thần:

Ông điên mà zdui zdẻ thập thành Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn hiu

(Đi về làng xóm)

Điên là một bệnh lí của con người, vậy thì có gì mà phải thắc mắc hay phân bua? Có điều, như nhà thơ Nguyễn Quang Sáng viết: “Bệnh điên của anh là bệnh điên thi ca, nó không gây ra những hành động phá phách hung dữ khiến chúng ta sợ mà rót vào hồn ta những vần thơ nhân ái ngọt ngào” [15, tr.178] Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói: “Anh là một người biết yêu thương thành khẩn mặt đất này Yêu và nhớ nó tha thiết đến độ điên đảo Điên đảo để càng yêu và càng nhớ nó thiết tha” [15, tr.179]:

Bỏ trăng gió lại cho đời

Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa

Bỏ người yêu, bỏ bóng ma

Bỏ hình hài của tiên nga trên trời

(Mắt buồn)

Trang 23

Đi sâu vào tìm hiểu bản mệnh thơ Bùi Giáng, độc giả nhận ra rằng ông đã

tự tạo cho mình một cốt cách riêng, một minh triết riêng trong đời sống để xác định “cõi điên” của mình Ông tìm đến những giấc chiêm bao, hăm hở chạy theo nhịp đập của giấc mơ, tận tụy, hăng say, hết lòng cho đến khi bầu nhiệt huyết thanh tân đã cạn kiệt:

Máu trong mình mòn rũa Xương trong mình rã riêng Anh đi về đô hội

Ngó phố thị mơ màng Anh vùi thân trong tội lỗi Chợt bên nào gió bờ nọ bay sang

(Ngủ yên)

Hay mượn rượu giải sầu:

Uống và say nói lăng nhăng Miệng mồm lý nhí thằn lằn đứt đuôi

(Người điên uống rượu)

Trang 24

Nằm ngủ giữa thiên nhiên tươi đẹp từ chiều cho đến đêm, tự do thả hồn mình vào cỏ cây để ngủ một giấc dài mà không sợ bị làm tỉnh giấc:

Ngủ yên cây cỏ ngậm ngùi Một giờ yên ngủ lấp vời trăm năm Tỉnh ra tìm lại chỗ nằm Chốn xa xôi ấy đêm nằm trăng soi

(Chuyện chiêm bao 17)

Trong hành trình đi tìm nguyên nhân cho trạng thái điên của Bùi Giáng,

có thể tìm thấy sự giải minh trong cõi ông

Thơ Bùi Giáng đôi khi còn gọi là thơ ngông Nó được khơi nguồn từ sự sáng tạo - một dòng suối không bao giờ vơi cạn ở trong ông trong những năm tháng thưởng thức, ngao du với cái đẹp Dòng suối mát trong ấy đã gột rửa tâm hồn ông

để đẩy sự sáng tạo đối diện với cái đẹp vũ trụ trong khi cắt bỏ những cái khô khan trong cuộc sống thường ngày, những mưu toan và dự định của cuộc đời Ý thức về ngoại giới trong ông đã tạo nên một trạng thái tinh thần ngây ngô, thậm chí xa lạ đối với con người Bùi Giáng không suy luận, không phán đoán mà tập trung tinh thần vào đối tượng, quên mình vào sự vật, làm cho chúng trở nên đẹp đẽ, sang trọng hơn với những gì nó đã có từ trước

Cuộc sống nơi trần thế đã tạo ra trong cuộc đời của Bùi Giáng những kỉ niệm khó phai nhòa Dường như ông nghe thấy đâu đây những thanh âm vọng lại

từ thưở nào với lời mời tha thiết thoát trần cùng Tản Đà, lên tiên cùng Thế Lữ:

Gánh than lên bán chợ Trời Thiên thần xúm hỏi: em người ở đâu?

(Ly Tao I)

Thi nhân đã hóa thân thành nàng Li Tao gánh than lên chợ Trời Nàng làm việc chăm chỉ, cần mẫn để quên đi thời gian của một đời người, quên đi khoảng không tươi đẹp của đất trời - nơi có những bông hoa đang khoe sắc Sự tồn sinh của mình - “lo đốt than” tách rời sự sinh tồn của sự vật khác, nàng không biết những bông hoa nở vào mùa nào trong năm:

Trang 25

Hỏi rằng: dưới đó bông hoa

Nở vào mùa Hạ hay là mùa Xuân Thưa rằng: cái đó em quên

Vì chưng lo đốt than nên không nhìn

(Ly Tao I)

Trở về hạ giới, Bùi Giáng liền đón nhận những của ngon, vật lạ mà trần gian không có một cách vui sướng, vội vàng như tranh giành, như sợ ai lấy mất:

Những nàng Tiên Nữ trên cao

Bỏ xuống cho ta những trái đào

Ù té ra sân ta chộp lấy

Gà con sợ hãi chui vô rào

(Tượng số) Thi nhân đề cập đến vấn đề sinh tồn trong cuộc sống - “bao tử mơ mòng”

tức là trạng thái xuất phát từ bản năng và sự chọn lựa theo nhu cầu ăn uống của chính bản thân con người Nhưng ẩn sâu trong bề mặt ngôn từ ấy là cả một nỗi niềm phân vân giữa cuộc đời:

Sáng nay bao tử mơ mòng

Cà phê bên nọ, cháo lòng bên kia

(Sáng nay)

Bùi Giáng những mong ông Trời sẽ giải đáp những thắc mắc của bản thân nói riêng và của nhân gian nói chung về những khái niệm trừu tượng đang tồn tại

trong đời sống tinh thần của con người: “Hỏi ông trời: - chớ thuyền quyên là

gì?”! Thật khó nắm bắt! Nó khiến cho ta cứ mải miết đi tìm kiếm khởi nguồn mà

quên mất rằng mình là ai?

Trời rằng: - ngươi rất có quyền Hỏi như rứa đó…nhưng…

- Nhưng sao

- Nhưng ta không đủ thẩm quyền đáp đâu

(Ông trời chịu thua)

Trang 26

Có lúc, ông hóa thân vào một vị vua gửi nỗi lòng tương tư của mình qua

Tình thư một bức phong còn kín tới Kim Cương công chúa:

Kính thưa công chúa Kim Cương Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây

Tờ thư rất mực mỏng dày Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?

(Kính thưa)

Nhưng rồi ông Trời cũng chẳng giải đáp được bởi cũng bị cuốn vào vòng bản năng của con người Đứng trước “một tòa thiên nhiên đẹp” thì thử hỏi trái tim của con người không rung động sao được? Từ cái ngông trong thơ, Bùi Giáng giúp người đọc nhìn thấy “bản lai diện mục” của mình

Cái ngông trong thơ Bùi Giáng đã giúp ta đi đến tận cùng sự bí ẩn của con người trong sự trở về bến bờ hiện thực, từ vô thức trở về ý thức, từ tưởng tượng trở về với thực tại:

Nó về tồn hoạt chịu chơi

Nó đi suốt cõi chơi vơi hồng trần

Nó từ vô tận mông lung

Nó đi suốt kiếp trùng phùng thiên thai Giữa đêm thở vắn than dài Khóc hu hu nó khóc hoài trăm năm

(Hôm hôm)

Thi nhân như đứng giữa ranh giới của vô thức và hữu thức, hữu hình và vô hình, hiện thực và mộng ảo Cái tôi “ngông” của Bùi Giáng đã tạo nên sự nô giỡn thú vị trong thi ca nhưng cũng rất mực tinh tế Từ thế giới ấy, thi nhân đã hướng cho con người tìm thấy được cái bản thể của chính mình để biết rằng: Ta

là ai? Ta cần gì? Và ta muốn gì?

Nếu điều ước giản đơn của ta trong cõi nhân gian chỉ là một niềm hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ thì mỗi người đều có thể tự mình vươn tới một cách thỏa đáng miễn là tự biết cách với một tâm hồn không mảy may tham vọng Thi nhân cũng đang trên con đường tìm kiếm nó:

Trang 27

Anh đã định sẽ yêu đời suốt kiếp Suốt thiên thu từ vạn thuở phiêu bồng Rồi anh chợt thấy mình luôn liên tiếp Nửa điên cuồng nửa rồ dại lông bông

(Quá khứ của anh)

Thi nhân vừa uống rượu vừa trò chuyện với “em” về sự sống và cái chết

Sự đi, ở là tùy số mệnh nhưng Bùi Giáng sở dĩ phải nói ra để chứng tỏ mình đã sẵn sàng chờ đón nó, can đảm và không hề sợ hãi Sống và chết là hai vấn đề cùng chung định lí: Có sinh phải có tử, lằn ranh giữa sinh, tử quả thật rất mong manh Thi nhân u uẩn đi vào cõi Tịch Mịch, ở nơi mà mình nguyện ước: Một con đường

lẻ loi, không ngã rẽ trong một giây phút ngẫu nhiên nào đó không có ai báo trước:

Hãy mang tôi tới dặm trường Giết tôi chết giữa con đường bơ vơ Hãy mang tôi tới bất ngờ Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên

(Cầu nguyện ca)

Từ thực tại, Bùi Giáng thong dong bước vào cõi lãng đãng chiêm bao gặp lại tiền kiếp hoang vu, bàng hoàng, mập mờ không phân định để rồi chẳng còn thắc mắc, ân cần hay vồ vập:

Tôi về giữ mộng mù khơi Kết thành viễn tượng cho đời chiêm bao

(Ngày nay ngày mai)

2.1.2 Cái tôi vô thức và tâm linh

Bùi Giáng “điên” mà “tỉnh”, “ngông” một cách sang trọng và đẹp đẽ Ông

đi để quan sát, phân tích, ghi chép tất cả những sự tình, sự việc mà ông đã chứng kiến cũng như trải nghiệm giữa cuộc đời:

Từ đây sống với sa mù Với cô bác lịm sầu ru hao mòn

Trang 28

Với người mẹ chết bên con Với chàng ngã gục nhìn non sông chào

(Hẹn ước)

Thơ ca Bùi Giáng thấm đẫm giá trị hiện thực Vùng đất miền Trung mang trên vai mình đôi quang gánh hứng chịu biết bao trận bão lụt của hai đầu Nam - Bắc Ngoại cảnh khóc thương cho ngoại cảnh? Con người khóc thương cho

ngoại cảnh? Hay lòng người đang khóc thương cho chính mình?

Một bờ dương xếp phía sau Nước cằn cỗi đục nghe đau lá vườn

(Thiếu phụ trở về)

Thơ ca Bùi Giáng thấm đẫm giá trị nhân đạo khi quan tâm đến những vấn

đề lớn của xã hội Trong những tháng ngày sống lang thang rong chơi nơi Chợ Lớn của Sài Gòn, thi nhân đã có điều kiện tiếp xúc với những thân phận nghèo khổ trong xã hội mà chủ yếu là những trẻ em mồ côi, phải lang thang nơi “đầu đường xó chợ” mà ông rất mực yêu thương:

Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ

Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau

(Anh vẫn tưởng)

Trong thời gian này, Bùi Giáng ý thức rõ tình người hơn bao giờ hết Không ngờ câu nói của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng” biết yêu thương, biết quan tâm đến người khác lại hiện hình nơi xó chợ chia sẻ từng miếng cơm manh áo mà người đời đã bỏ đi trong lúc đắng cay và cảm động đến như vậy Trong ngày Tết Nguyên Đán, Bùi Giáng lại chứng kiến một hình ảnh khác tương tự như hình ảnh “cô bé bán diêm” hiện về:

Mồng ba Tết ra đường con gặp Một trẻ em đi bán đậu phụ rang

- “Thầy mua giúp! Đầu năm, dịp Tết”

Con mua nhiều, rồi nước mắt chứa chan

(Dâng)

Trang 29

Bùi Giáng than với Thượng Đế về những cảnh đời bất hạnh này mà xin một lời giải thích hợp lí, hợp tình nhất từ câu hỏi: Vì sao Người cứ đày đọa những kiếp nhân sinh mãi như vậy?

Hỡi Thượng Đế! Cúi đầu con thưa lại

Ở trần gian ai cũng khổ liên miên Người đã dựng cảnh tù đày đọa mãi

Để làm gì? Cho sáng nghĩa Vô Biên?

(Dâng)

Tình người không còn nữa cho dù đó là “máu mủ ruột già” Bởi sau những cơn cuồng phong vật chất, sau những lần giẫm đạp lên nhau để chạy theo đồng tiền, theo danh vọng thì nó đã bị gặm nhấm dần Con người bị cuốn vào vòng xoáy ma lực của đồng tiền, công danh, phú quý mà quên đi mất chức phận thiêng liêng mà Thượng Đế ban riêng cho mình đó chính là một tâm hồn thuần khiết để hướng vào cái “Chân” - “Thiện” - “Mĩ”:

Cũng vô lí như lần kia dưới lá Con chim đau bỏ lại nhánh xa cành

(Hư vô và vĩnh viễn)

Phiêu du qua bao nhiêu miền đất nhưng vẫn chưa tìm ra được người hiểu mình? Những năm tháng của tuổi trẻ nhọc nhằn, gian nan như một chú ngựa gầy chẳng thể phi nước đại, thi nhân liền dùng thơ để kêu gọi người đời sẽ nhìn lại chính mình, nhìn lại người Nhưng một mình thi nhân thôi thì không thể, cho nên

đã có lúc nhà thơ cảm thấy bất lực:

Rồi từ đó về sau mang trái đắng Bàng hoàng đi trong gió thổi thu bay Tôi chờ em không biết tự bao ngày

Để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi…!

(Không đủ gọi)

Thi nhân đặt ra cho mình biết bao câu hỏi tuy biết lời đáp lại là không bao giờ thỏa đáng giữa cõi nhân sinh di động, luân hồi:

Trang 30

Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại Chẳng bao giờ thỏa đáng giữa đời câm

Em ngó mãi những chiều về trở lại Mang những gì về trong cõi trăm năm…

(Chiều)

Từ những tháng ngày ở quê hương, rồi ngao du trên nhiều miền của đất nước như một kẻ “điên”, Bùi Giáng đã thu nhận vào nhãn quan của mình biết bao câu chuyện nhân gian rồi gửi gắm vào những trang thơ thấm đẫm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

Anh đã định suốt thiên thu vạn kỷ Làm thằng điên rồ dại suốt đêm thâu Nhưng em ơi, dường như anh vô lý Lúc đoạn trường anh đứt ruột khổ đau

(Quá khứ của anh)

Từ những gì bản thân đã chứng kiến và trải nghiệm, Bùi Giáng họa ra trong cõi thơ của mình dạng thể của cái tôi vô biên, vô lượng, vô thường

Cái tôi vô biên là cái tôi không có giới hạn mà thông qua đó thi nhân thể hiện những trạng thái cảm xúc đan xen của mình

Thân phận con người trải qua “bao cuộc bể dâu” với biết bao thăng trầm

và biến đổi trong sự mơ màng, không cụ thể mà cũng không rõ ràng Như một thực thể đang tồn tại, thi nhân luôn hoài nghi về số kiếp con người: Ta từ đâu đến? Ta là ai? Tên của ta là gì?

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa

Hỏi tên là một, hai, ba Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm

(Tặng Mã Giám Sinh)

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 - 1995: Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 - 1995: Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
2. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
3. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 2006
4. Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc
Tác giả: Trần Thiện Đạo
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
5. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Huyền Giang dịch, Đỗ Lai Thúy biên soạn (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Huyền Giang dịch, Đỗ Lai Thúy biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
7. Bùi Giáng dịch, biên soạn (2001), Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heidegger và tư tưởng hiện đại
Tác giả: Bùi Giáng dịch, biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
8. Bùi Giáng (2005), Cõi người ta, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cõi người ta
Tác giả: Bùi Giáng
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2005
9. Bùi Giáng dịch (2005), Hoàng tử bé, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng tử bé
Tác giả: Bùi Giáng dịch
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2005
10. Bùi Giáng (2008), Ngày tháng ngao du, Nxb Văn hóa, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày tháng ngao du
Tác giả: Bùi Giáng
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2008
11. Bùi Giáng dịch (2008), Tư tưởng hiện đại, Nxb Văn hóa, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng hiện đại
Tác giả: Bùi Giáng dịch
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2008
12. Hồ Thế Hà (2011), Bản mệnh thơ Bùi Giáng, Tạp chí Non Nước, số 189, Văn nghệ Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản mệnh thơ Bùi Giáng
Tác giả: Hồ Thế Hà
Năm: 2011
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Nguyễn Xuân Hiến dịch (2001), Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học nhập môn
Tác giả: Nguyễn Xuân Hiến dịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
15. Đoàn Tử Huyến chủ biên (2011), Bùi Giáng trong cõi người ta, Nxb Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Giáng trong cõi người ta
Tác giả: Đoàn Tử Huyến chủ biên
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2011
17. Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu (1994), Lão Tử đạo đức kinh, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Tử đạo đức kinh
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1994
18. Nguyễn Hiến Lê dịch (1994), Trang Tử và Nam Hoa Kinh, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê dịch
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1994
19. Huyền Li (2008), Bùi Giáng qua 99 giai thoại, Nxb Lao Động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Giáng qua 99 giai thoại
Tác giả: Huyền Li
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2008
20. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990
Tác giả: Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 1998
21. Hoàng Phê chủ biên (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, T.p Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w