Giọng đối thoại

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 54)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1. Giọng đối thoại

Bùi Giáng tâm sự, trò chuyện với nhiều đối tượng khác nhau về những vấn đề trong cuộc sống để bày tỏ suy nghĩ, tâm trạng và tư tưởng của mình.

Nguyên Xuân chào thi nhân khi gặp nhau trong làn mưa bụi rồi hỏi người lữ khách từ đâu đến nhưng chỉ nhận được câu trả lời đầy mơ hồ, quê hương ở đây không được “tôi” xác định một cách cụ thể:

Xin chào nhau giữa bụi đầy Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: Người quê ở đâu? Thưa rằng: Tôi ở rất lâu quê nhà

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 49 Líp K36B - SP V¨n

Tiếp đó thi nhân liền thắc mắc rằng kể từ khi bước chân ra đi thì toàn thấy sóng gió trên các chặng đường dài. Nguyên Xuân phủ nhận ngay điều mà thi nhân nhận định bởi chặng đường gió bão ấy đã đi qua, trước mắt là gió xuân đang chào đón bước chân phiêu du của người:

Hỏi rằng: Từ bước chân ra Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài?

Thưa rằng: Nói nữa là sai Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào

(Chào Nguyên Xuân)

Thân thể xin gửi ở cõi trần, tâm hồn thi nhân đi vào cõi chiêm bao lãng đãng để chuyện trò với người con gái đẹp. Trước sắc đẹp kiều diễm, thi nhân mạo muội hỏi nàng “bao giờ có đẹp hơn”? Câu hỏi chứa đầy ẩn ý bởi nó là lời khẳng định nhan sắc là do tạo hóa ban tặng nên chẳng thể tồn tại mãi mãi bên cạnh bước đi của thời gian. Điều này thì ai cũng biết, nàng khẳng định câu hỏi đó là thừa và nàng cũng không cần trả lời:

Giập đầu vái tạ cô nương đẹp Dám hỏi bao giờ có đẹp hơn

Miệng ngọc cười xòa lên tiếng đáp Rằng xin các hạ hãy vô ngôn

(Hãy vô ngôn)

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)