7. Cấu trúc của khóa luận
3.1.1. Ngôn ngữ cuồng dại
Nếu như Nguyễn Tuân được ca tụng là người “làm xiếc với ngôn từ” thì Bùi Giáng được ca tụng là người thợ đào luyện và tháo lắp ngôn từ. Làm nên một thế giới ngôn ngữ cuồng dại trong thơ, Bùi Giáng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật quen thuộc đối với thơ ca Việt Nam như: Đảo ngữ và nói lái.
Đảo ngữ là sự đảo đổi vị trí của từ ngữ trong cùng một từ, cụm từ và câu:
Kiến bé một con Bò trên cỏ dại
(Lá thổi như bay)
“Kiến bé một con” tức là “một con kiến bé” đang bò trên cỏ dại. Đây là hình ảnh tượng trưng ẩn dụ của kiếp nhân sinh nhỏ bé như triết lí về sự sinh tồn của con người so với thiên nhiên bao la, rợn ngợp.
Giản dị hơn là cách nói đảo “thân thể” thành “thể thân” trong câu thơ sau:
Chúng tôi người ngợm vô thường Lúc mê man lúc chán chường thể thân
(Lời người điên)
Đảo để thanh điệu trở nên hài hòa hơn. Mặt khác, bài thơ là lời của người
điên. Ăn mặc quần áo rách rưới nên bị coi là khác người. Mà đã khác người thì từ ngữ được sử dụng cũng phải khác. Thường thì nói “thân thể con người”. Có lẽ vì thế mà Bùi Giáng đã đảo trật tự các từ mà ta vẫn hiểu được ý nghĩa của từ đó.
Một câu thơ khác cũng có sự đảo ngữ:
Nỗi niềm hè hạn thu mưa Là tâm sự của quê mùa nông dân
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
---
L¨ng ThÞ Thu Loan 46 Líp K36B - SP V¨n
“Quê mùa nông dân” tức là “nông dân quê mùa”. Nếu như Bùi Giáng không đảo trật tự các từ thì thanh điệu vẫn đảm bảo sự hài hòa. Tuy nhiên, câu thơ nói lên nỗi niềm tâm sự của người nông dân khi thời tiết không chiều theo lòng người: hè thì hạn hán, không có nước tưới tiêu, thu đến thì mưa hoài không dứt. Cái hay của thi nhân ở đây là nhấn mạnh đến yếu tố mùa màng bởi “trời yên bể lặng” thì người nông dân mới “yên tấm lòng”.
Bùi Giáng là một bậc thầy của nói lái khi đi tiếp truyền thống trào tiếu dân gian mà câu thơ sau là một minh chứng:
Cá ở ngoài khe có ít nhiều Cồn lau cỏ lách có hoang liêu Em về có hỏi răng ri rứa
Nhắm mắt đưa chân có bận liều
(Bờ trần gian)
Thân thể của cô gái được tác giả miêu tả như bến bờ của trần gian đẹp, hấp dẫn mà cũng vô cùng hoang liêu và bí ẩn, đặc biệt là qua từ “cồn lau” - một bãi bờ hoang vắng toàn cây lau mọc, nhưng ẩn sâu qua lớp ngôn từ đó là hình thể của cô gái đang chờ đợi được người khác khám phá, thậm chí là làm liều.