Cái tôi vô thức và tâm linh

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 27)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Cái tôi vô thức và tâm linh

Bùi Giáng “điên” mà “tỉnh”, “ngông” một cách sang trọng và đẹp đẽ. Ông đi để quan sát, phân tích, ghi chép tất cả những sự tình, sự việc mà ông đã chứng kiến cũng như trải nghiệm giữa cuộc đời:

Từ đây sống với sa mù Với cô bác lịm sầu ru hao mòn

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 22 Líp K36B - SP V¨n

Với người mẹ chết bên con Với chàng ngã gục nhìn non sông chào

(Hẹn ước)

Thơ ca Bùi Giáng thấm đẫm giá trị hiện thực. Vùng đất miền Trung mang trên vai mình đôi quang gánh hứng chịu biết bao trận bão lụt của hai đầu Nam - Bắc. Ngoại cảnh khóc thương cho ngoại cảnh? Con người khóc thương cho ngoại cảnh? Hay lòng người đang khóc thương cho chính mình?

Một bờ dương xếp phía sau Nước cằn cỗi đục nghe đau lá vườn

(Thiếu phụ trở về)

Thơ ca Bùi Giáng thấm đẫm giá trị nhân đạo khi quan tâm đến những vấn đề lớn của xã hội. Trong những tháng ngày sống lang thang rong chơi nơi Chợ Lớn của Sài Gòn, thi nhân đã có điều kiện tiếp xúc với những thân phận nghèo khổ trong xã hội mà chủ yếu là những trẻ em mồ côi, phải lang thang nơi “đầu đường xó chợ” mà ông rất mực yêu thương:

Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau

(Anh vẫn tưởng)

Trong thời gian này, Bùi Giáng ý thức rõ tình người hơn bao giờ hết. Không ngờ câu nói của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng” biết yêu thương, biết quan tâm đến người khác lại hiện hình nơi xó chợ chia sẻ từng miếng cơm manh áo mà người đời đã bỏ đi trong lúc đắng cay và cảm động đến như vậy. Trong ngày Tết Nguyên Đán, Bùi Giáng lại chứng kiến một hình ảnh khác tương tự như hình ảnh “cô bé bán diêm” hiện về:

Mồng ba Tết ra đường con gặp Một trẻ em đi bán đậu phụ rang

- “Thầy mua giúp! Đầu năm, dịp Tết” Con mua nhiều, rồi nước mắt chứa chan

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 23 Líp K36B - SP V¨n

Bùi Giáng than với Thượng Đế về những cảnh đời bất hạnh này mà xin một lời giải thích hợp lí, hợp tình nhất từ câu hỏi: Vì sao Người cứ đày đọa những kiếp nhân sinh mãi như vậy?

Hỡi Thượng Đế! Cúi đầu con thưa lại Ở trần gian ai cũng khổ liên miên Người đã dựng cảnh tù đày đọa mãi Để làm gì? Cho sáng nghĩa Vô Biên?

(Dâng)

Tình người không còn nữa cho dù đó là “máu mủ ruột già”. Bởi sau những cơn cuồng phong vật chất, sau những lần giẫm đạp lên nhau để chạy theo đồng tiền, theo danh vọng thì nó đã bị gặm nhấm dần. Con người bị cuốn vào vòng xoáy ma lực của đồng tiền, công danh, phú quý mà quên đi mất chức phận thiêng liêng mà Thượng Đế ban riêng cho mình đó chính là một tâm hồn thuần khiết để hướng vào cái “Chân” - “Thiện” - “Mĩ”:

Cũng vô lí như lần kia dưới lá Con chim đau bỏ lại nhánh xa cành

(Hư vô và vĩnh viễn)

Phiêu du qua bao nhiêu miền đất nhưng vẫn chưa tìm ra được người hiểu mình? Những năm tháng của tuổi trẻ nhọc nhằn, gian nan như một chú ngựa gầy chẳng thể phi nước đại, thi nhân liền dùng thơ để kêu gọi người đời sẽ nhìn lại chính mình, nhìn lại người. Nhưng một mình thi nhân thôi thì không thể, cho nên đã có lúc nhà thơ cảm thấy bất lực:

Rồi từ đó về sau mang trái đắng Bàng hoàng đi trong gió thổi thu bay Tôi chờ em không biết tự bao ngày Để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi…!

(Không đủ gọi)

Thi nhân đặt ra cho mình biết bao câu hỏi tuy biết lời đáp lại là không bao giờ thỏa đáng giữa cõi nhân sinh di động, luân hồi:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

--- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L¨ng ThÞ Thu Loan 24 Líp K36B - SP V¨n

Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại

Chẳng bao giờ thỏa đáng giữa đời câm Em ngó mãi những chiều về trở lại Mang những gì về trong cõi trăm năm…

(Chiều)

Từ những tháng ngày ở quê hương, rồi ngao du trên nhiều miền của đất nước như một kẻ “điên”, Bùi Giáng đã thu nhận vào nhãn quan của mình biết bao câu chuyện nhân gian rồi gửi gắm vào những trang thơ thấm đẫm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

Anh đã định suốt thiên thu vạn kỷ Làm thằng điên rồ dại suốt đêm thâu Nhưng em ơi, dường như anh vô lý Lúc đoạn trường anh đứt ruột khổ đau

(Quá khứ của anh)

Từ những gì bản thân đã chứng kiến và trải nghiệm, Bùi Giáng họa ra trong cõi thơ của mình dạng thể của cái tôi vô biên, vô lượng, vô thường.

Cái tôi vô biên là cái tôi không có giới hạn mà thông qua đó thi nhân thể hiện những trạng thái cảm xúc đan xen của mình.

Thân phận con người trải qua “bao cuộc bể dâu” với biết bao thăng trầm và biến đổi trong sự mơ màng, không cụ thể mà cũng không rõ ràng. Như một thực thể đang tồn tại, thi nhân luôn hoài nghi về số kiếp con người: Ta từ đâu đến? Ta là ai? Tên của ta là gì?

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa

Hỏi tên là một, hai, ba Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 25 Líp K36B - SP V¨n

Con người sinh ra từ cát bụi thì sau bao nhiêu năm trọn kiếp nhân sinh, con người cũng phải trở về với cát bụi như Trịnh Công Sơn đã viết rằng:

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi trở về cát bụi

Ôi cát bụi mệt nhoài

Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi (Cát bụi)

Phải chăng vì lẽ đó mà Bùi Giáng đã không nói quê hương của mình ra bởi làm sao có thể gọi tên được? Trong mỗi chúng ta, ai ai mà chẳng có quê hương - nơi “chôn nhau cắt rốn”, mà chỉ có một “như là chỉ một mẹ thôi” nhưng Bùi Giáng lại nói rằng nó ở rất xa. Có chăng là thi nhân không nhớ hay là đã cố ý quên đi nó rồi? Tên của “ta” là gì “ta” còn không biết nữa là... Như Đặng Quân

khi ở bên Pháp có lần đã trả lời thay cho Bùi Giáng: “Quê hương nhà thơ thuộc

Bông Lông xã, Ba La huyện. Hỏi quê, rằng xứ mơ màng đã quên” [15, tr.225]. Cái tôi có thể là một mà cũng có thể là hai người bởi xuất phát điểm của nó là sự cô đơn khi thi nhân muốn nhận được sẻ chia, đồng cảm từ người khác:

Xổ bầu tâm sự điêu linh Ai người chia sẻ với mình với ta

(Một giờ)

Nhưng không được. Thi nhân liền uống rượu rồi chìm vào cảnh tượng trong giấc mộng và gặp “em”. Trong nhiều khoảng không gian khác nhau, “em” lại hiện lên là một bản thể khác tràn đầy hư ảo, đê mê khó mà nắm bắt. Khi gặp nhau ở khắp những con suối trong rừng - nơi thiên nhiên hoang vắng và u tịch, “em” trong mắt “tôi” là người tiên nữ đẹp dịu dàng:

Gặp em khắp mặt sơn khê Em thành tiên nữ đề huề tiên nương

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 26 Líp K36B - SP V¨n

Khi “em” hiện diện trên những con phố của nơi đô thị phồn hoa, hình ảnh của “em” làm cho “tôi” nhớ đến người thôn nữ làng quê thơ mộng, chất phác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gặp em ở khắp phố phường

Em thành thơ mộng, thôn nương thôn làng

(Uống xong về ngủ chiêm bao thấy gì)

Cuối cùng thì hình ảnh của “em” lồng vào trong bóng trăng sáng vằng vặc trên cao thì “tôi” nhìn thấy “em” đã thành một vị nữ thần tỏa ra những vầng hào quang sáng chói:

Cuối cùng tận nguyệt bóng vang Em thành Thần nữ, huy hoàng không tên

(Uống xong về ngủ chiêm bao thấy gì)

Cái “ta” đó còn luôn là môi trường xung đột hoặc gặp gỡ của những tâm trạng “say” và “tỉnh”. Bởi có ai say mà nhận là mình say đâu? Mượn chút men cay để tiêu đi nỗi sầu nhưng… “Cất chén tiêu sầu, sầu càng sâu”, càng uống càng tỉnh, càng tỉnh thì càng nhớ những chuyện đã xảy ra của một thời xa vắng. Những năm tháng “ta” dày công theo đuổi những hoài bão và lí tưởng, cũng có lúc cánh chim ấy chấp chới theo cơn bão giông để giờ đây ngồi ngẫm lại mà cảm thấy tiếc nuối, ngậm ngùi…

Công lao dai dẳng trầm phù Xiết bao tuế nguyệt đắp bù tháng năm

Đền bù xiết kể bao lăm

Đáp đền muôn một trăm năm dại khờ (Uống ly rượu)

“Điên cuồng” trong sự “sáng suốt”. Bùi Giáng là người có số đào hoa chăng khi ông yêu rất nhiều phụ nữ, mà toàn là những người phụ nữ đẹp như “công chúa Kim Cương”, “nương tử Lyn-rô”... Ông giải thích cho trạng thái điên

trong tình yêu của mình như sau: Gặp người yêu trong mộng là chuyện thường

tình nhưng đến Bùi Giáng thì nó trở thành mộng liều. Vậy thi nhân đã mơ những gì? Có ai mà biết. Nói về mức độ của nỗi nhớ thì xưa nay thơ ca Việt Nam có

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 27 Líp K36B - SP V¨n

“bổi hổi bồi hồi”, “chơi vơi”… Bùi Giáng chỉ nói một cách đơn giản là “quá độ bình thường”, nhưng ai biết được mức độ của cái bình thường ấy là bao nhiêu? Khi đi vào trong cơn mộng mị thì chính nó lại trở thành “quái gở”. Nhưng xảy ra cơ sự này đâu phải là tại “ta”? Tại sắc đẹp kiều diễm của “người” đó thôi!

Lỗi từ tấm tức xế chiều Hào quang phụ nữ diễm kiều mà ra

Tại người đâu phải tại ta Tại người như thế thành ta điên rồ

(Tình yêu)

Thì ra thi nhân đang mắc phải căn bệnh của tình yêu - tương tư. Gặp “em” vào buổi chiều sớm mà nhan sắc của “em” mới diễm kiều làm sao, nó tỏa sáng như vầng hào quang để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Thử hỏi “em” như thế thì “ta” không điên sao được? Để giải thích thêm cho trạng thái điên, tác giả thêm vào một lời nhắn nhủ đến “em” hay rộng hơn là đến những người phụ nữ có tâm niệm lên chùa đi tu thì phải chắc chắn là không vướng bụi hồng trần. Mà muốn như vậy thì bản thân cũng không cần phải làm cho mình đẹp quá, chỉ cần đẹp “chút đỉnh”:

T.B: Đi tu tâm niệm Đi tu em nhớ một lời

Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân Đừng đẹp đẽ đến vô ngần

Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu (đi) (Tình yêu)

“Vui” và “buồn” có sự chuyển hóa lẫn nhau. Thi nhân thường có sự “trở về” để gợi nhắc những kỉ niệm đẹp thời quá khứ với người con gái mang vẻ mĩ

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 27)