Ngôn ngữ xuề xòa, hài hước

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2. Ngôn ngữ xuề xòa, hài hước

Bùi Giáng không làm thơ, nghĩ thơ mà thơ đến với ông một cách tự nhiên. Nói như Thanh Tâm Tuyền thì Bùi Giáng là người “Ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ” [15, tr.489]. Dường như

ông không phải khổ công tìm câu, chữ. Thơ đến với ông hết sức tự nhiên. Ngôn

ngữ thơ Bùi Giáng là thứ ngôn từ xuề xòa, giản dị, không trau chuốt:

Chợt nghe gió mát vi vu Biết là trực tiếp mùa thu đang về

Tung chăn tích cực nghiệp nghề Gieo vần thích hợp đề huề tặng thu

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 47 Líp K36B - SP V¨n

Đọc bài thơ này ta cảm giác như bài tức cảnh, tức cảnh kiểu Bùi Giáng.

Đón thu, Bùi thi sĩ lập tức Gieo vần thích hợp đề huề tặng thu. Thơ đến với ông

thật tự nhiên mà cũng thật dễ dàng. Mới hay kì tài là ở chỗ ấy. Ngôn ngữ xuề xòa mà ý nghĩa sâu xa. Thi nhân đón thu bằng nhiều giác quan: thính giác để nghe được tiếng gió “vi vu”, xúc giác để cảm nhận cái mát lành, thanh thoát của cơn gió ấy. Chính những điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho thi nhân viết bài thơ dành tặng cho “em thu đang về” như một món quà của ngày gặp lại.

Thi nhân đi tìm kiếm cái mốc thời gian mà mình thường chiêm bao qua một cụm từ thật giản đơn mà hài hước - “khởi sự mọc răng” tức là từ khi còn rất nhỏ - thưở ấu nhi. Xem ra có vẻ phi lí nhưng thật ra lại rất có lí. Bởi khi còn nhỏ, trẻ con thường nằm mơ nói chuyện với các “bà mụ” để học được cách nói chuyện hay những biểu cảm trên gương mặt. Thi nhân muốn nói rộng hơn rằng cuộc sống nhân sinh từ lúc ấy đến bây giờ chán ngán quá, ông không muốn đối diện hay chạy theo nó nữa mà muốn chìm vào những giấc mộng không có thật:

Kể từ khởi sự mọc răng

Đến bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao (Biển Đông se cát)

Bài thơ sau thi nhân sử dụng nhiều từ ngữ hài hước để kể lại quãng đời ngao du sương gió của mình. Bùi Giáng đã tự họa ra bức chân dung của một kiếp nhân sinh với các hành vi say rượu đảo điên, làm thơ quàng xiên để nhận ra rằng mình là “khùng”, là “điên” nhưng đôi khi lại rất mực “thần tiên dịu dàng”:

Kiếp xưa anh một thằng khùng Anh thằng say rượu vô cùng đảo điên

Làm thơ lắm lúc quàng xiên Đôi phen rất mực thần tiên dịu dàng

(Mai sau kể lại)

Những trạng thái tinh thần ấy ăn nhập vào bản thể từ thưở thanh niên sung sức - “tráng niên” là một người cảnh sát điều hành xe cộ trên các ngã ba, ngã tư đường phố Sài Gòn mà đối với Bùi Giáng, công việc ấy như là một thú vui rất mực tao nhã khi “làm trò” để mua vui cho thiên hạ và cho chính bản thân mình:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

---

L¨ng ThÞ Thu Loan 48 Líp K36B - SP V¨n

Tráng niên ra đứng giữa đàng Làm trò cảnh sát công an điều hành

(Mai sau kể lại)

Khi về già, ông trở về nơi “cố quận” và sống đúng với bản thể của một “lão niên” - tuổi cao sức yếu nên không thể làm “anh” cảnh sát giao thông như ngày nào được nữa mà công việc có thể làm bây giờ là ăn no và ngủ say mà thôi:

Lão niên ân hận thập thành Về nhà thân thích họ hàng ăn cơm

Được cho ăn uống thật ngon No nê nằm ngủ vuông tròn lắm thay

(Mai sau kể lại)

Từ ngữ hài hước được Bùi Giáng sử dụng với tần số cao. Nhất là khi thi nhân nói về hiện thể của mình trong cuộc sống. Ông tự nhận mình là một kẻ “du côn” khi “đã đời” rong chơi ở khu Chợ Lớn nơi phố thị Sài Gòn:

Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi Đi lên đi xuống đã đời du côn

(Gái buồn)

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ bùi giáng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)