1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bản sắc cái tôi trữ tình của xuân diệu qua thơ

24 971 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 55,43 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.Xuân Diệu là t

Trang 1

A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ XUÂN DIỆU

1 Vài nét về tiểu sử và con người :

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu; sinh ngày 02 - 2 – 1916 (năm Bính Thìn) tại Vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Cha là Ngô Xuân Thọ, quê ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tú tài kép Hán Học, vào làm thầy dạy học ở Bình Định, kết duyên với bà Nguyễn Thị Hiệp.

Thuở nhỏ, Xuân Diệu học chữ Nho, chữ quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha Năm 1927, xuống học ở Quy Nhơn, đỗ bằng thành chung năm 1934 Thời kỳ này, Xuân Diệu đã tập làm những bài thơ theo các thể thơ truyền thống và rất mến phục Tản Đà.

1935-1936, Xuân Diệu ra học tú tài phần thứ nhất ở trường Trung học Bảo hộ, tại Hà Nội 1936-1937,ông vào học tú tài phần thứ hai ở trường Trung học Khải Định Huế Tại đây ông gặp Huy Cận hai bạn thơ đã kết nghĩa với nhau, một tình bạn cho đến nay đã bền bỉ ngót 50 năm.

Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thương chính và vào làm việc tại Mĩ Tho Năm

1943, Huy Cận tốt nghiệp kỹ sư Canh nông, Xuân Diệu xin thôi làm Tham tá nhà Đoan để về sống với Huy Cận tại Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”.

Xuân Diệu tham gia cách mạng từ năm 1944 Sau Cách mạng tháng Tám, ông

là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong Ông là đại biểu Quốc hội khóa I; năm 1948 là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu luôn được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam Ông được kết nạp vào Đảng năm 1949 Năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời.

Xuân Diệu để lại một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại:

- Trước Cách mạng tháng Tám:

+ Thơ : Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945).

+ Văn xuôi : Phấn thông vàng (1939)

- Sau Cách mạng tháng Tám:

Trang 2

+ Thơ : Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay ( 1962), Khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982).

+ Văn xuôi, tiểu luận, phê bình : Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966), Đi trên đường lớn (1968), Và cây dời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( hai tập; 1981& 1982).

+ Dịch và giới thiệu thơ nước ngoài của các nhà thơ như : Targo, Puskin, Maiacốpxki, Đimitrôva,

+ Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hương đất nước Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đường Tổ quốc để phục vụ nhân dân

… Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu được tất cả độc giả trong nước yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sưa và chân thành của ông trước cuộc đời

Trang 3

2 Những yếu tố tác động đến hồn hồn thơ của ông và ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách thơ của ông: Xuân Diệu là 1 hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn (Hoài Thanh)

Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu:

Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho cuộc sống Xuân Diệu luôn có mặt trong cuộc sống, ông đặt tên cho một tập thơ của mình là Tôi giàu đôi mắt Ông hăm hở, say mê sáng tạo với trách nhiệm của một công dân trước cuộc sống Thơ ông bám lấy thực tại của cuộc sống, đưa sự vật, hiện tượng vào thơ, muốn mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào, do vậy trong thơ ông có sự bề bộn của những chi tiết hiện thực cuộc sống Ông muốn thơ phải có sức chứa lớn và sức phản ảnh rộng lớn phong phú.

Xuân Diệu là nhà thơ giàu sức sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm trên nhiều phương diện (cách xây dựng hình tượng, nhịp điệu, ngôn ngữ … ) Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên thơ hay và thơ trung bình ở mỗi tập thơ của ông.

Tâm hồn thơ Xuân Diệu luôn có sự tinh tế và nhạy cảm Đó là yếu tố bền vững trong thơ Xuân Diệu trước và sau cách mạng Nói cách khác, sức thanh xuân luôn tràn đầy trong tâm hồn thơ Xuân Diệu Tươi trẻ, hăng say như cái thuở ban đầu yêu và đang yêu là nét nổi bật trong thơ Xuân Diệu Sự nhạy cảm của tâm hồn đã tạo cho thơ ông thêm giàu hương vị của cuộc đời, tác động mãnh liệt đối với nhận thức của người đọc.

Thơ Xuân Diệu có khi còn nặng về kể, giải bày, ít ẩn ý, thiếu hàm súc,

dễ dãi, dài dòng trong nhạc điệu, từ ngữ Điều đó tạo nên sự hạn chế phần nào về sức truyền cảm và hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc

Ảnh hưởng của thơ nước Pháp đối với Xuân Diệu

Câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu: Yêu là chết trong lòng một ít là sự vay mượn của câu thơ của Edmond Haraucourt: Partir, c'est mourir un peu (Ði là chết đi một ít)

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi

được lấy cảm hứng từ câu nói của Alfred de Musset nói với George Sand: Dépêche-toi, George, notre amour est vieux (Nhanh lên em, George, mối tình chúng ta

đã già rồi).

Những câu dịch sát chữ từ câu thơ Pháp:

Hơn một loài hoa đã rụng cành Plus d'une espèce de fleurs a quitté les branches Ảnh hưởng của thơ nước Pháp đối với Xuân Diệu.

Giục giã của Xuân Diệu :

Trang 4

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ

Em, em ơi, tình non đã già rồi

Tình non đã già rồi thời đó là một kết hợp từ ngữ khá bạo Theo lời thú nhận của Xuân Diệu, " Một số đông độc giả quen thuộc với thơ cổ điển, đã bất bình trước lời văn quá Âu hoá của Xuân Diệu, không còn đặc tính dân tộc, thi vị kín đáo của phương Ðông ; một số người xấu miệng còn cho rằng một số câu thơ của Xuân Diệu làm người ta phải đỏ mặt vì tính suồng sã của nó "

Những câu dịch sát chữ từ câu thơ Pháp :

Hơn một loài hoa đã rụng cành

(Xuân Diệu "Ðây mùa thu tới",Thơ thơ, 1938)

Nhưng ta cũng có thể tìm ra những cái đổi mới, hay cả những phát minh nằm ở mép giới hạn chấp thuận của ngữ nghĩa, tư duy Việt Nam thời bấy giờ :

Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút trước sang tôi phút này

(Xuân Diệu "Ði thuyền", Thơ thơ, 1938)

(Cái) bay, (cái) trôi, những động từ được biến thành danh từ ; đó chứng tỏ cách dùng từ rất bạo dạn của Xuân Diệu trong câu văn tiếng Việt kể từ những năm 30 của thế kỷ 20 Hơn nữa ta còn có (cái) tôi dùng để chỉ bản ngã, một khái niệm thời thượng lúc bấy giờ, trong trào lưu muốn nâng cao cá nhân, tách cá nhân ra khỏi cộng đồng.

Nói về cú pháp của câu thơ thì các nhà thơ mới không ngại ngùng từ bỏ luật đối ngẫu của thơ truyền thống mà áp dụng phương thức bắc cầu kiểu thơ Pháp :

Thức dậy nắng vàng ngang mái nhạt

Buồn gieo theo bóng lá đong đưa ->

Bên thềm Ố Ai nấn lòng tôi rộng

Cho trải mênh mông buồn xế trưa

Bắc cầu không những chỉ là phương tiện nối liền một yếu tố của một câu thơ với một câu kế tiếp, câu trước trên mặt ý nghĩa chưa được trọn vẹn, còn treo lơ lửng,

mà đối với Xuân Diệu còn là một cách thức để " chuyển tải cái tràn đầy của vế thơ trước qua vế thơ sau theo tinh thần tự do lồng lộng trong thơ Pháp ":

Ố Một tối bầu trời đắm sắc mây,

Cây tìm nghiêng xuống đám hoa gầy,

Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ ->

Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy ->

Trang 5

Những lời huyền bí toả lên trăng,

Những ý bao la rủ xuống trần

(Xuân Diệu "Với bàn tay ấy", Thơ thơ, 1938)

Mặc khác, Xuân Diệu đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người cha Ông ảnh hưởng học tập và tiếp thu những văn hóa truyền thống ông am hiểu sâu sắc văn chương ca dao, cho đến Truyện Kiều, Trinh phụ ngâm… ông đã sáng lập rất nhiều thơ theo lối cổ điển trước khi hướng theo thơ hiện đại Pháp.

Sinh ra ở quê mẹ, thiên nhiên ở Quy Nhơn đã tác đông sâu sắc đến hồn thơ của ông Chính vì là con của người vợ lẽ nên Xuân Diệu luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời.

Xuân Diệu là người có tâm hồn nhạy cảm với một tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng với tình yêu cuộc sống tha thiết, người thi sĩ ấy rất dễ run động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, khao khát dược chan hòa với cuộc sống, giao cảm với cuộc đời ông tìm mọi cách giao cảm với cuộc đời: làm thơ, viết văn bắng cách nói chuyện với mọi người…

Sau cách mạng tháng 8, ông lại càng say mê cuộc đời cùng với say mê tổ quốc, cách mạng Đảng ông đã thực sự hòa nhập với cuộc đời, với cuộc sống chung, với công cuộc lao động xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Trang 6

A. BẢN SẮC “CÁI TÔI” TRỮ TÌNH CỦA XUÂN DIỆU QUA THƠ THƠ VÀ GỦI HƯỜNG CHO GIÓ

I. Một “cái tôi” cá nhân luôn luôn được khẳng định

Thơ ca muôn đời vẫn là sự bộc lộ cảm xúc của chủ thể sáng tác trước conngười và vật : “Mây gió cò hoa xinh tươi kỳ diệu đến đâu hết thảy cũng đều tựtrong lòng mình nẩy ra” (Ngô Thì Nhậm) Cùng với văn xuôi lãng mạn, thơ lãngmạn ra đời là một sự khẳng định và đề cao “cái tôi”, cái “bản ngã” cá nhân Nếutrong văn xuôi , đời sống cá nhân được khẳng định bằng những cuộc đấu tranhgiải phóng con người tuổi trẻ, nhất là những người những người phụ nữ ra khỏinhững ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến thì ở trong thơ đời sống cánhân được bộc lộ rõ bằng sự khao khát đòi giải phóng tình cảm, phát huy bảnngã và tự do cá nhân

Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu được coi là người phátngôn đầy đủ nhất cho tư tưởng cá nhân của phong trào Thơ mới Không triềnmiên trong sầu mộng như Lưu Trọng Lư, không ấp ủ nhìu giấc mộng chinh phunhư Thế Lữ hay những hoài vọng xa xăm như Huy Thông…, Với Xuân Diệu,cái “tôi” cá nhân được ý thức sâu sắc và mới mẻ hơn Lần đầu tiên trên thi đàn,

“cái tôi” tiểu tư sản mạnh dạn bày tỏ những tâm tư thầm kín,những xúc cảm yêuđương tuôn trào, những kháo vọng được hưởng thụ không dứt, không nguôi hoathơm trái ngọt của cuộc đời trần thế Vì thế Xuân Diệu không chỉ hoàn toàn mới

lạ so với các thế hệ trước mà còn so với các nhà thơ cùng thời Chỉ có XuânDiệu mới có đủ độ nồng nàn say đắm của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, vớimột cách cảm nghĩ rất phương Tây và một triết lí hưởng thụ cũng rất phươngTây :

Hái một mùa hoa lá thuở măng tơĐốt muôn nến sánh mặt trời chói lóiThà một phút huy hoàng rồi chợt tốiCòn hơn buồn lẻ loi suối trăm năm

Với Xuân Diệu sự tồn tại của “cái tôi” được đẩn lên với ý nghĩa tuyệt đốicủa nó cùng sự nảy nở ý thức phát huy bản ngã, phát huy tự do và tình cảm cánhân “Xuân Diệu” không ngần ngại phô bày “cái tôi” của mình.Thơ ông ngập

tràn chữ “tôi” Trong 47 bài của tập thơ thơ, có 25 bài nhắc đến chữ “tôi”, tỉ lệ

đó ở Gửi hương cho gió là 20/57 Tất nhiên là không thể căn cứ vào số lượng

nhiều hay ít của chữ “tôi” để kết luận Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất củacái “tôi” trong phong trào thơ mới Điều quan trọng là “cái tôi” ấy được khaithác và biểu hiện ở nhiều gốc độ, cấp độ khác nhau Nó có thể là sự phô diểnbức chân dung tự họa của nhà thơ, nhiều khi nhỏ nhoi, yếu đuối :

Tôi chỉ là một cây kim nhỏ bé

Trang 7

Mà vạn vật là muôn đá nam châm (Cảm xúc)

Tôi chỉ là con chim đến từ núi lạ

(Lời thơ

vào tập “Gửi hương”)

Tôi là con nai bị chiều đánh lưới

Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối (Khi chiều giăng

Tôi là một kẻ điên cuồng

Yêu những ái tình ngây dại (Thở than)

Tôi là kẻ đưa răng bấu mặt trời

(Hư vô)Tôi nhớ ; tôi buồn ; tôi đã yêu ; tôi đã nguôi quên tôi cứ đi ; tôi biết ; tôi sung sướng ; tôi sẻ chết vv… Nhiều khi là sự bộc bạch ruột gan :

Lòng tôi đó một vườn hoa cháy nắng Xin long người mở cửa ngó lòng tôi (Tặng thơ)

Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ

Trang 8

Một giây cũng cam một phút cũng đành (Lời thơ vào tập

“Gửi hương”)

Ở xuân diệu, nhân vật trữ tình thường tự xưng ‘’anh ‘’

Có một bận em ngồi xa anh quáAnh bảo em ngồi xích lại gần hơn

…Yêu tha thiết thế vẫn con chưa đủ Anh tham lam anh đòi hỏi quá nhiều (Xa cách)

Anh một mình nghe tất cả buổi chiều Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnhAnh nhớ tiếng, Anh nhớ hình, Anh nhớ ảnhAnh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi (Tương tư chiều)Nhưng đôi khi xưng ‘ta’ nhưng ‘ta’ ở đây không những che giấu cái ‘tôi’

mà còn khẳng định quyết liệt hơn :

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Hoặc chua cah1t hơn :

Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai

Trang 9

(Nước đổ lá khoai)

Và một lần xưng là ‘’chúng ta ‘’ trong nổi sầu thế hệ :

Buồn thế hệ ta cũng đang u uất Chúng ta đau thôi em tới đây mà

(Sầu)Dầu là ‘’tôi’’, ‘’anh’’, ‘’ta’’ hay ‘’chúng ta’’, dần là đối tượng gủi gắmtâm trạng là trăng, sao, cây, cỏ hay lòng người thì chung quy vẫn là lòng người,tâm khảm ấy, sự nồng nàn và những nổi buồn rất riêng tây ấy hơn nữa, khẳngđịnh ‘’cái tôi’’ tích cực, ‘’cái tôi’’ thấm đẫm màu sắc cá thể trong thơ Xuân Diệukhông chỉ căn cứ vào tần số xuất hiện của nó trên văn bản, hoặc vào sự đề caoquá đáng vào bản ngã cá nhân mà cơ sở chính là sự thành thật của cảm xúc Dù

ở dạng nào, chúng ta cũng tìm thấy ở hồn thơ Xuân Diệu những phẩm chất nổibật tiêu biểu cho khát vọng được khẳng định ‘’cái tôi’’ như một tâm điểm nghệthuật thơ lãn mạn 1932 - 1945

Những quan niệm mới mẻ, tích cực về ‘’cái tôi’’, cái bản ngã trên đây của Xuân Diệu đã quyết định chỗ đứng và điểm nhìn của nhà thơ trước cuộc

đời Ở Xuân Diệu, quá trình khẳng định ‘’cái tôi’’ diễn ra song song với quátrình khẳng định ý nghĩa của đời sống trần thế hiện tại Đó là một điểm khácbiệt rõ rệt giữa Xuân Diệu với các nhà thơ lãng mạn cùng thời

Trong thơ mới, hầu hết các nhà thơ đều tìm cho mình một con đường đểtrốn khỏi thực tại Con đường đó không thể dẫn tới tương lai bởi tương lai quá

mờ mịt Vì vậy, nó thường đi ngược về quá khứ hoặc dẫn vào một thế giới mộng

mơ khi nhà thơ không thể hòa nhập vào cái thực tại bơ vơ, trắc trở Thế Lữ nếukhông nuôi giấc mộng lên tiên Bồng lai, Tiên nga, Hạc trắng thì cũng da diếtnhớ về ‘’Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa’’ Chế Lan Viên với tâmtrạng thường trực : ‘’Trời hỡi hôm nay ta chán hết – Những sắc màu hình ảnhcủa trầngian’’ , hoặc thay vì hành động tìm lối thoát, nhà thơ chỉ có nguyện cầu :

‘’Hảy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa’’, ‘’Để nơi

ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những yêu phiền đau khổ với buồn lo’’ ( những sợ

tơ lòng) Huy Cận nhập vào vũ trụ, trăng sao và cũng nói nhiều về những cái

ngày xưa ; về một buổi ‘’chiều xưa’’ : ‘’ Ngàn năm sực tỉnh lê thê Trên thànhson nhạt Chiều tê cuối đầu’’, về những vẻ đẹp xưa : ‘’Vi vu gió hút nẻo vàng.Một trời thu rộng mấy hàng mây nao’’ Lưu trọng chu du trong coi mộng, kýthác tâm hồn mình vài những thú giang hồ và cả thú… đau thương ( Hãy lịmmình trong thú đau thương) Chủ ngĩa lảng mạn thích đi vào những nghịch lý,ngoại lệ Đơn giản chỉ là đối lập với cái bình thường, tẻ nhạt Xuất phát từ ýngĩa ấy, nhà thơ họ Lưu đã không thể tiếp tục nếp sống thông thường ‘’Ngoanngoãn như con cừu non dại Cỏ trong vườn cắn mãi còn non’’ Có thể nói, tim về

Trang 10

quá khứ là lối thoát trong sạch nhất theo quan điểm của các nhà thơ mới lúc bấygiờ.

Xuân diệu cũng đã từng ‘’Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây’’ Thêm váo

đó, dưới sự chi phối của bút pháp lãng mạn, cũng có lúc ông đã tự an ủi băngcách lấy mộng làm thực để mà nhớ nhung, tiếc nuối Nhà thơ đã thi vụ hóa cáiquá khứ với những hình ảnh không biết có tự đời nảo đời nào :

Ai có nhớ những thời hương phảng phất, Hạc theo trăng, tiên còn lẫn với người;

Những thời xa chim phượng xuống trần chơi, Hoa cúc nở có người chờ đợi trước

Người thuở ấy du dương từng kiểu bước, Thân mình thơm khoá buộc giải hương la, Son phấn dịu dàng - Tay áo thướt tha, Chàng trai trẻ cũng xinh dường thiếu nữ

(Mơ xưa)

Nhưng câu thơ viết theo dạng này chiếm một tỉ lệ quá ít ỏi trongtoàn bộ tác phẩm của Xuân Diệu Và quan trọng nhất là nó không tiêu biểu chocảm quan về vũ tru, triết lý nhân sinh và tư tưởng thẩm mỹ của nhà thơ XuânDiệu dù có mơ xưa thì trước hết ông vẫn là người của đời, một người ở giữa loàingười” (Thế Lữ)

Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,Làm giây da quấn quít cả mình xuân;

Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất

(Thanh niên)Tuy có lúc Xuân Diệu cũng cay đắng thốt lên : ‘’Ta bỏ đời mà đờicũng bỏ ta’’, ‘’Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt’’, ‘’Xin đừng cười, đời có nghĩa chiđâu’’ Nhưng rồi nhà thơ lại khẳng định dứt khoác rằng : Sống vẫn hơn là chết –gần hơn xa yêu mến ngọt ngào thay’’ trái tim tha thiết yêu loài người và sự sốngkhông những không ‘’bỏ đời’’ mà còn níu kéo cuộc đời với một sức mạnh siêunhân kì lạ : ‘’Kẻ dựng trái tim trìu máu đất - Hai tay chín móng bám vào đời’’.Nói như Hoài Thanh :’’Xuân Diệu đã đốt cánh Bồng Lai xua ai nấy bề hạ giới’’

Trang 11

(thi nhân Việt Nam) Hoặc : Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn duy nhất tìm ra lối

thoát duy nhất cho mình ngay giữa cõi trần ai

Trang 12

2 Quan niệm về “cái tôi” và ý thức về sự tồn tại cá nhân không chỉ

quyết định chỗ đứng và điểm nhìn của nhà thơ trước cuộc đời mà còn chi phối đến hệ thống quan điểm nghệ thuật của Xuân Diệu.

Trong số các nhà thơ mới, Xuân Diệu là người có hệ thống quanniệm tương đối hoàn chỉnh về mục đích vai trò của sáng tạo nghệ thuật, mặcdầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn giữa những lời tuyên ngôn với quá trình sángtác Ngoại Lời đưa duyên cho tập Thơ Thơ, Xuân Diệu có hai bài thơ trực tiếpbộc lộ quan điểm sáng tác của mình Đó là cảm xúc trong tập thơ thơ và Lời thơvào tập Gửi hương trong tập gửi hương cho gió Trên nền tảng của chủ nghĩalãng mạn, cùng với cây đàn muôn điệu của Thế Lữ, có thể coi là hai bài thơ củaXuân Diệu là những lời tuyên ngôn của trào lưu Thơ mới Nếu Thế Lữ trong

buổi đầu ra mắt đã ví tâm hồn mình như một ‘’cây đàn muôn điệu’’ rất dễ rung

ngân trước vẻ đẹp cuộc đời : ‘’Tôi chỉ là một khách tình si – Ham vẻ đẹp cómuôn hinh vạn thể - Mượn lấy bút nàng Ly tôi vẽ - và mượn cây đàn ngàn phímtôi ca’’ (Cây đàn muôn điệu) thì Xuân Diệu cũng mộng mơ, cũng tôn thờ cáiđẹp nhưng đằm thắm say sưa với cuộc đời hơn trong bổn phận thi sĩ của mình :

Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dâyHay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến (cảm xúc)Xuân Diệu trước sau chỉ nguyện làm thi sĩ, ông không có cái nét

‘’lặng nhìn thiên hạ’’ của Thế Lữ, không tự cắt đứt mọi đường dây ‘’thông cảm’’với cuộc đời và khép lòng mình như Vũ Hoàng Chương mà chỉ muốn đem lòngmình “ ràng rịt với muôn xuân’’, muôn thắt chặt với cuộc đời bởi ‘’trăm tìnhyêu mến’’ Có lúc ông tự ví mình như con chim lạ mang tiếng hót dâng đời :

Tôi là con chim đến từ núi lạ,

Ngày đăng: 28/08/2017, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w