Điểm qua quá trình sáng tác của Tô Hoài gần 60 năm qua, tôi thấy ông không chỉ là nhà văn viết nhiều về số lượng và thể loại, mà còn là một trong những nhà văn viết nhiều đề tài; trong đ
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUY ỄN PHÚ BÌNH
LU ẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
- Thành ph ố Hồ Chí Minh 1996 -
Trang 3MỤC LỤC
M ỤC LỤC 3
PH ẦN DẪN LUẬN 5
I./QUAN NI ỆM VỀ ĐỀ TÀI: 5
II./L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ : 8
III./ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: 9
IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 10
1.Phương pháp phân tích - Tông hợp: 10
2.Phương pháp so sánh: 10
3.Phương pháp thống kê - hệ thống: 10
V./ CÂU TRÚC C ỦA LUẬN VĂN: 11
CHƯƠNG 1: TÔ HOÀI VỚI ĐỀ TÀI MIỀN NÚI 13
1.1.Đề tài miền núi trong văn học 13
1.2.Quá trình chi ếm lĩnh đề tài miền núi của Tô Hoài và Vị trí "Truyện Tây Bắc" và "Mi ền Tây" trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn 14
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢN SẮC DÂN TỘC 19
2.1.V ấn đề bản sắc dân tộc và sự thể hiện bản sắc dân tộc trong văn học: 19
2.1.1.Vấn đề bản sắc dân tộc: 19
2.1.2.Sự thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học: 20
2.2.Tây B ắc: miền núi giàu bản sắc 24
CHƯƠNG 3: BẢN SẮC DÂN TỘC MIỀN NÚI TRONG "TRUYỆN TÂY BẮC" VÀ "MI ỀN TÂY" CỦA TÔ HOÀI 29
3.1.B ản chất cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc qua "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" c ủa Tô Hoài: 29
Trang 43.2.B ản sắc miền núi qua những bức tranh sinh động về cảnh đời cùng những điển hình chân th ực về số phận người nông dân miền núi trong “Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" 40 3.3.B ản sắc miền núi trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thống trị, giành quyền sống
và vươn tới cuộc đời hạnh phúc, qua "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" 48
Trang 5PHẦN DẪN LUẬN I./QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI:
1 Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học việt Nam hiện đại Hơn
nửa thế kỷ cầm bút, tính đến nay, ông đã có một khối lượng tác phẩm nhiều đáng khâm phục: hơn một trăm tác phẩm thuộc nhiều đề tài và thể loại; trong đó có nhiều trang viết khá chất lượng, có giá trị hình thành phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời góp phần không nhỏ trong sự phát triền chung của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Tô Hoài bước vào làng văn khá sớm Lúc đầu ông làm thơ, nhưng hầu như không có thành tựu gì đáng kể Ngoài hai bài thơ "Đan áo" và "Tiếng reo" (đăng trên Tiểu thuyết thứ
bảy) còn thì hầu hết là những vần thơ lãng mạn, rỗng và sáo
Con đường của Tô Hoài là con đường văn xuôi Ông viết từ năm 16 tuổi và ngay trong giai đoạn đầu (1936-1939) đã có truyện ngắn đăng ở báo Nước Nam, Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm, Hà Nội tân văn: Nước lên, Bụi ô tô, Một đêm sáng trăng suông, Bệnh già, Trê cóc Cũng trong thời gian này ông đã thực hiện "Một chuyến đi" vào miền Trung và Nam
Bộ, vừa đi, quan sát, vừa viết Sau chuyến đi này, năm 1941, thiên đồng thoại "Dế mèn phiêu lưu ký" ra đời, nổi lên như một hiện tượng văn học độc đáo, bộc lộ rõ thiên hướng và tài năng văn chương ở ông, khẳng định vị trí văn học của ông trong làng văn đương thời, cũng như trong lịch sử văn học sau này
Điểm qua các tác phẩm chủ yếu của Tô Hoài trước Cách mạng tháng 8: Giăng thề (1941),
D ế mèn phiêu lưu ký (1941), Quê người (1942), O chuột (1942), Nhà nghèo (1942), Xóm
Gi ếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) V.V ta thấy tác giả hướng ngòi bút vào hai mảng đề
tài chính: viết về vùng quê ngoại - Nghĩa Đô với những người nông dân, thợ thủ công nghèo, lam lũ và viết về loài vật những con vật hiền lành, bé nhỏ gần gũi với sinh hoạt của con người
Những trang viết này thể hiện rõ nét đặc sắc của ngồi bút Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
"Một tâm hồn gắn bó với quê nghèo, hiển hòa bình lăng, với những người áo nâu chân lấm Ông biết tìm cái đẹp, cái giản dị trong khung cảnh đơn sơ rất đời ở Việt Nam, trong những con người bé nhỏ, chất phác, nghĩa tình và thông cảm với niềm vui, nỗi đau thường trực của họ"1
Trang 6Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong tư tưởng và sáng tác của
Tô Hoài So với nhiều nhà văn cùng thời, Tô Hoài sớm vượt qua thời kỳ "nhận đường" để nhanh chóng tiếp cận các vấn đề mới của đời sống và hướng ngòi bút của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Trong giai đoạn này, nhịp độ sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài ngày càng tăng tiến cả về
số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật, ông viết nhiều, viết đều tay và thành công nhiều thể loại
Những tác phẩm của ông sau 1945 có thể kể: về truyện ngắn và tiểu thuyết có Lão đồng chí, Núi c ứu quốc, Xuống làng, Truyện Tây bắc, Khác trước, Mười năm, Vô tình, Miền Tây, Người ven thành, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tự truyện, Những ngõ phố, Người đường
ph ố, Họ Giàng ở Phìn-sa, Quê nhà ; về ký có : Đại đội Thăng Bình, Thành phố Lê-nin, Tôi thăm Cam-pu-chia, Nhật ký vùng cao, Lăng Bác Hồ, Trái đất tên người, Hoa hồng vàng song c ửa, Mùa thu Lu-ang-pha-bang, Nhớ Mai Châu, Cát bụi Châu Ái và hàng loạt
truyện, kịch truyện phim, kịch múa rối, hoạt họa cho thiếu nhi : Kim Đồng, Vừ A Dính, Ông Gióng, Con mèo lười, Trâu hóc, Đảo hoang, Sự tích Thăng Long, Chim chích lạc rừng, Đàn chim gáy v.v
Điểm qua quá trình sáng tác của Tô Hoài gần 60 năm qua, tôi thấy ông không chỉ là nhà văn viết nhiều về số lượng và thể loại, mà còn là một trong những nhà văn viết nhiều đề tài; trong đó thành tựu nổi bật nhất có giá trị khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của ông
tập trung phần lớn vào hai mảng đề tài: viết về loài vật và viết về miền núi) Nói đến phong cách Tô Hoài, ta nghĩ ngay đến Tô Hoài của truyện loài vật và Tô Hoài của vùng cao Tây Bắc Đặc biệt đáng lưu ý ở Tô Hoài sau Cách mang tháng Tám là đề tài miền núi, một đề tài đã thu hút tâm lực, tình cảm của ông nhiều hơn cả, đồng thời cũng mang đến cho ông thành công nhiều hơn cả, một đề tài sáng tác gần hơn với tên tuổi nhà văn, hơn nửa thế kỷ qua, đã giúp nhà văn cắm những cái mốc quan trọng trong cuộc đời sống tác Có thể khẳng định rằng: những thành tựu chủ yếu của Tô Hoài trong quá trình chuyển biến từ một nhà văn hiện thực phê phán sang nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa tập trung phần lớn vào đề tài miền núi Tìm hiểu Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám, không thể không tìm hiểu quá trình sáng tác và những thành
tựu về đề tài miền núi của ông với hai tác phẩm tiêu biểu: Truyện Tây Bắc (1953) - Giải nhất
về tiểu thuyết, giải thưởng văn học 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam và Miền Tây
(1967) - Giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn Á-Phi 1971
Trang 72 Một đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác Tô Hoài đó là nghệ thuật thể hiện bản
sắc dân tộc Ông là một nhà văn có biệt tài về miêu tả phong tục với một cảm quan nghệ thuật đặc biệt nhạy bén, sâu sắc, tinh tế Những trang viết của ông ở mọi đề tài đều thấm đượm màu
sắc dân tộc, rất gần gũi với đời sống và tâm hồn dân tộc Đúng như Hà Minh Đức nhận xét:
"Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy qua những sáng tác của Tô Hoài là tính dân tộc rõ nét và đậm sắc thái Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và tiêu
bi ểu của đời sống dân tộc”.1
Đặc điểm này có thể thấy bàng bạc trong hàng loạt tác phẩm của ông ở nhiều đề tài: đề tài làng quê Việt Nam (Quê người, Quê nhà, Mười năm), trong các tiểu thuyết dựa vào các
truyền thuyết cổ (Đất hoang, Nhà Chử), tiểu thuyết viết về người thật, việc thật (Hoàng Văn
Th ụ, Vừ A Dính), hoặc trong các tác phẩm ký viết về nước ngoài (Thành phố Lênin, Tôi thăm Campuchia, Trái đất tên Người, Hoa hồng vàng, Song cửa, Mùa thu Lu-ang-pha- bang, K ỷ niệm Ấn Độ v.v )
Đặc biệt trong những sáng tác về đề tài miền núi, bản sắc dân tộc miền núi Tây Bắc đã được Tô Hoài thể hiện đậm nét
Tất nhiên, không phải ngay từ đầu ông đã có được những thành công đó Trong tập truyện
ngắn đầu tay "Núi cứu quốc" khi đi vào miêu tả con người và cảnh vật vùng cao, Tô Hoài đã rơi vào xu hướng tản mạn, tham lam nhiều chỉ tiết lạ Chỉ đến "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" nhược điểm này mới được khắc phục, bản sắc dân tộc miền núi được thể hiện rõ nét, bằng
một nghệ thuật thể hiện độc đáo, khẳng định phong cách cùng những cống hiến to lớn của ông trong đề tài này
Từ trước đến nay, tìm hiểu Tô Hoài với tư cách là một nhà văn hiện thực XHCN, phần căn bản nhất là tìm hiểu đề tài miền núi Tìm hiểu đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài
căn bản là tìm hiểu giá trị "Truyện Tây Bắc” và "Miền Tây” trong đó vấn để bản sắc dân tộc
là một giá trị lớn cẩn được đi sâu nghiên cứu và thẩm định đúng mức
1 Hà Mi nh Đức -Lời giới thiệu "Tuyển tập Tô Hoài", Tập I, NXB Văn học, 1987, trang 31
Trang 8Hà Minh Đức (“Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài”)(1), của Phan Cự Đệ ("Tô Hoài với Miền Tây”)(2)
Trong các chương viết, các bài phê bình này các tác giả tập trung phân tích, nhận định, đánh giá những giá trị Tông quát về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện của tác phẩm và
ở mức độ đậm, nhạt đều có nhấn mạnh đến đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài trong
việc thể hiện bản sắc dân tộc miền núi Đơn cử một vài nhận xét:
- "Vi ết về đề tài miền núi, Tô Hoài đã thể hiện khá đậm nét tính chất dân tộc trong nội
- "Tô Hoài mu ốn giữ cho mình một phong cách đậm đà màu sắc dân tộc, có khi rất gần
thông minh tinh t ế” (Phan Cự Đệ).(4)
- "Tô Hoài có m ột nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén, sắc sảo Trước Cách Mạng
Hoài đặc hiệt chú ý đến những phong tục độc đáo của các dân tộc miền núi Tây Bắc, đặc biệt
là dân t ộc Mèo " (Trần Hữu Tá).(5)
1 Hà Minh Đức – “Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài" - Tạp chí Văn học, 2/1969
2 Phan C ự Đệ - “Tác phẩm và chân dung" - NXB Văn học, H, 1981, trang 98-108
3 Hà Minh Đức – “Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài" - Tạp chí Văn học, 2/1969
4 Phan C ự Đệ - "Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" - NXB ĐH-CN, H, tr.78
5 Tr ần Hữu Tá - Tlđd trang
Trang 9Ở mức độ sâu hơn khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài miền núi trong sáng tác của Tô Hoài,
đáng lưu ý các chuyên luận của Phan Cư Đệ trong "Nhà văn Việt Nam hiện đại Tập 1”(1),
của Hà Minh Đức trong lời giới thiệu "Tuyển tập Tô Hoài''(2)
, của Vân Thang trong bài viết
"Tô Hoài v ới đề tài miền núi"(3) Ở các chuyên luận này, các tác giả đã dành một dung lượng
nhất định cho việc đi sâu tìm hiểu nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc trong các sáng tác về
miền núi của Tô Hoài, nhất là qua hai tác phẩm "Truy ện Tây Bắc" và "Miền Tây" Tuy nhiên
việc tìm hiểu cũng chỉ nằm trong khuôn khổ nghiên cứu những giá trị chung của tác phẩm,
những thành tựu chung của tác giả chứ chưa đưa thành vấn đề nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu
Chúng tôi nghĩ rằng, đi sâu nghiên cứu bản sắc dân tộc miền núi trong các sáng tác của
Tô Hoài, đặc biệt là ở “Truyện Tây Bắc" và “Miền Tây" là một công việc có ý nghĩa Bởi lẽ,
tính chất dân tộc, nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc là một đặc điểm lớn trong sáng tác của Tô Hoài nói chung, đặc biệt là trong các sáng tác về đề tài miền núi Tìm hiểu vấn đề này, sẽ thấy
hết quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của ông, có thêm cơ sở để khẳng định những cống
hiến cùng phong cách nghệ thuật đích thực của ông trong quá trình chiếm lĩnh đề tài này
III./ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Thật khó có thể đòi hỏi ở luận văn này những phát hiện, khám phá mới Bản thân đề tài cũng đã nói lên điều ấy Cái mới ở luận văn này là công phu của người viết trong việc tiếp thu
có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của người đi trước, Tông hợp, hệ thống lại thành vấn đề chuyên sâu
Trên phương hướng đó, từ hai tác phẩm "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây", người viết sẽ
đi sâu khắc họa bức tranh toàn diện về bản sắc của cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc:
từ trong bản chất truyền thống, trong cuộc đời cũ và trong cuộc đấu tranh giành quyền sống, vươn tới tự do hạnh phúc; đồng thời tìm hiểu những nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện bản
sắc miền núi của Tô Hoài, đặc biệt đi sâu khám phá, phân tích những biểu tượng cụ thể của bút pháp trữ tình và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà văn
1 Phan C ự Đệ - "Nhà văn Việt Nam biện đại, Tập I”, NXB ĐH-CN, H 1979 trang
2 Tuy ển tập Tô Hoài T 1, NXB văn học H, 1978, trang 31
3 Vân Thanh – “Tô Hoài v ới đề tài miền núi", TCVH, số 1/1972 trang 32 - 46
Trang 10Thực hiện được những yêu cầu trên, bản luận văn sẽ có những đóng góp:
1.Góp phần khẳng định những cống hiến xuất sắc của Tô Hoài cho để tài miền núi nó! riêng và cho nến văn xuôi Việt Nam hiện đại hơn nữa thế kỷ qua Đặc biệt, góp phần làm sáng
tỏ một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài là giàu tính dân tộc, đậm sắc thái dân tộc 2.Sự thành công của luận văn sẽ góp phần khẳng định: có một phong cách Tô Hoài ở đề tài miền núi, cũng như trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
IV./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng hệ thống các phương pháp chung và phương pháp chuyên ngành sau :
1.Phương pháp phân tích - Tông hợp:
Chủ yếu sử dụng kỹ năng - phương pháp phân tích tác phẩm văn học để đi sâu phân tích
sự kiện, chỉ tiết, tính cách nhân vật trong hai tác phẩm "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" và
các tác phẩm Hồn quan, trốn cơ sở đó Tông hợp, khái quát, kiến giải vấn để
3.Phương pháp thống kê - hệ thống:
Tìm hiểu vấn đề bản sắc dân tộc là tìm hiểu những nét đặc thù, độc đáo của dân tộc, nên
sẽ có phần phải gia công khai thác những yếu tố lặp đi lặp lại của các phương tiện biểu hiện trong nghệ thuật chiếm lĩnh thực tại của nhà văn Do vậy cần thiết sử dụng phương pháp thống
kê -hệ thống Với phương pháp này, người viết đặc biệt sử dụng để đi sâu khảo sát nghệ thuật
sử dụng từ, sáng tạo từ mới của nhà văn
Trang 114.Cùng với hệ thống phương pháp cơ bản trên, để thực hiện luận văn này, người viết sẽ
khảo sát, vận dụng thêm phần lớn kiến thức về lịch sử, địa lý, dân tộc học để bổ trợ làm nền soi sáng những vấn đề kiến giải
5.Một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận được đặc biệt lưu ý trong thực hiện luận văn này là việc quán triệt và vận dụng một cách thấu đáo đường lối, quan điểm và các chính sách
của Đảng về vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc Lịch sử phát triền của các dân tộc miền núi hơn 60 năm qua luôn gắn liền với các chính sách dân tộc của Đảng Vì vậy đây chính là điểm
tựa quan trọng để xem xét vấn đề dân tộc, bản sắc dân tộc trong văn học
PHẦN DẪN LUẬN
I./Quan niệm về đề tài II./Lịch sử vấn đề III./Những đóng góp của luận văn IV./Phương pháp nghiên cứu V./Cấu trúc của luận văn
PHẨN NỘI DUNG
Chương I: Tô Hoài với đề tài miền núi
I./Đề tài miền núi trong văn học
II./Quá trình chiếm lĩnh đề tài miền núi của Tô Hoài và vị trí "Truyện Tây
Bắc" và "Miền Tây"
Chương II: Vấn đề bản sắc dân tộc
I./Vấn đề bản sắc dân tộc
II./Tây Bắc : miền núi giàu bản sắc
Chương III: Bản sắc dân tộc miền núi trong "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" của Tô Hoài
Trang 12I./Bản chất cuộc sống và con người Tây Bắc qua "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây"
II./Bức tranh sinh động về cảnh đời cùng những điển hình về số phận người nông dân miên núi Tây Bắc trong "Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây"
III./Bản sắc dân tộc miền núi trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thống trị giành quyền sống và vươn tới cuộc đời hạnh phúc qua "Truyện Tây Bắc" và
"Miền Tây"
Chương IV: Nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc miền núi của Tô Hoài trong "Truyện Tây
Bắc" và "Miền Tây"
I./Bút pháp trữ tình
II./Nghệ thuật tả phong tục
III./Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
KẾT LUẬN
THƯ MỰC
Trang 13
PH ẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÔ HOÀI VỚI ĐỀ TÀI MIỀN NÚI
1.1 Đề tài miền núi trong văn học
Miền núi là một bộ phận của đất nước Đồng bào miền núi là thành viên của cộng đồng dân tộc Vấn đề dân tộc miền núi từ hàng nghìn năm nay là vấn đề hiện thực của lịch sử, lẽ ra
phải được phản ánh và trở thành một đề tài có vị trí xứng đáng trong nền văn học trong các thời đại Thế nhưng, không phải trong bất kỳ nền văn học nào, vấn đề miền núi cũng được phản ánh
và phản ánh đúng đắn Với chính sách áp bức, khinh miệt các dân tộc nhỏ, từ xưa đến nay, trong nền văn học của bọn thống trị: phong kiến và đế quốc, đề tài miền núi hoàn toàn không
có chỗ đứng Lý do đơn giản: chúng không muốn đồng bào các dân tộc thiểu số - những người
mà chúng coi là lạc hậu, đần độc, man rợ -được quyền bình đẳng về văn hóa
Trước Cách mạng tháng Tám, văn học của bản thân các dân tộc thiểu số hoàn toàn không phát triền, nhất là về lĩnh vực văn xuôi, trừ các sáng tác dân gian như: Khan, Mo, Hơmon, truyện cổ, truyện thơ Trong văn học công khai, đề tài miền núi cũng không được quan tâm, ngoài một hiện tượng viết về rừng núi cần lưu ý, đó là loại "Truyện đường rừng” tưởng tượng
của một số cây viết lãng mạn Tiêu biểu có thể kể : Lan Khai với "Truyện đường rừng" (1940), "Ti ếng gọi rừng thẳm" (1939), Thế Lữ-với "Vàng và máu" (1934) Qua các truyện
này, ta thấy hiện thực miền núi bị dựng lên một cách sai lạc: Khung cảnh núi rừng lúc hiện lên
một cách thơ mộng kỳ ảo giả tạo với các cô gái Thổ đẹp mê ly, bí ẩn, lúc là những cảnh ma
thiêng, nước độc với những con người man rợ cuồng nhiệt, quái dị Một kiểu "Truyện đường
Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, với chính sách dân tộc, chính sách phát triền văn hóa dân tộc đúng đắn của Đảng, đề tài miền núi mới được khôi phục đúng với vị trí của nó trong văn học
Văn học của bản thần các dán tộc anh em được quan tâm phát triền : về thơ và truyện thơ
có các tác giả : Vương Anh (Mường), Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lương Qui Nhân, Vương Trung (Thái), Nùa A Sấu, Mã A Lềnh (H'Mông), Nô Lô Y Cla Vi (Ê Đê), Klay-lăng (Ba Na), Lò
Trang 14Ngân Sủn (Giáy), Nông Văn Bút (Nùng), Nông Quốc Chấn (Tày) v.v Đặc biệt văn xuôi miền núi được hình thành và ngày càng xuất hiện nhiều cây viết: Nông Minh Châu, Vi Thị Kim Bình, Vi Hồng, Hoàng Triều Ân, Hoàng Trung Thu, Hoàng Đình Đạt, Bế Dôn, Nông Viết
Toại, Vương Hùng, Triệu Báo, Hoàng Hạc, Chu Thanh Hùng (Tày), Lò Văn Sỹ (Thái), Nông Trung (Giáy), Y Điêng (Ê Đê), Tu Tếch (Padí), Mã A Lềnh (H'Mông) v.v
Bên cạnh sự phát triền văn học của bản thân các dân tộc miền núi, thành tựu đáng chú ý trong văn học sau cách mạng là sự khôi phục và phát triền đội ngũ nhà văn miền xuôi viết về
miền núi Hiện thực miền núi ngày càng được các nhà văn nhận thức và thể hiện đa dạng trong các tác phẩm Con người miền núi đã có nhưng đại biểu xứng đáng - trong nhiều tác phẩm tiêu
biểu sau cách mạng: Tập thơ việt Bắc của Tố Hữu, Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Ký s ự Cao
L ạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Nhật Ký lên Mèo, Sông Đà của Nguyễn Tuân, Rừng Đông của Mạc Phi, Kan Lịch của Hồ Phương, Đồng
B ạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gió rừng, Xa phủ, Vệ sĩ của quan châu của Ma Văn Kháng, R ừng xà nu của Nguyễn Trung Thành v.v và nhiều tác phẩm khác của nhà văn Đỗ
Quang Tiến, Bàng Thúc Long, Xuân Cang, Phùng Lê
Trong những thành tựu chung đó, phải đăc biệt kể đến Tô Hoài, nhà văn có công đầu trong việc triền khai và chiếm lĩnh đề tài miền núi, với hai tác phẩm nổi tiếng: "Truy ện Tây
B ắc" giải nhất về tiểu thuyết trong giải thưởng văn học 1945-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam
và tiểu thuyết "Miền Tây" : giải thưởng Hoa Sen của Hội nhà văn Á - Phi, 1971
1.2 Quá trình chiếm lĩnh đề tài miền núi của Tô Hoài và Vị trí "Truyện Tây Bắc"
và "Miền Tây" trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn
Tô Hoài là một trong những nhà văn viết nhiều và viết thành công sớm nhất về đề tài
miền núi Mấy chục năm qua, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại nhiều tác phẩm viết về các dân tộc thiểu số anh em, đặc biệt là các dân tộc vùng rừng núi Tây Bắc Phải chăng nhà văn
vốn có duyên nợ với đề tài này ? Tô Hoài có tâm sự rằng hồi còn hoạt động bí mật ở Hội Văn hóa cứu quốc, khi nghe đồng chí Bé trong đơn vị ca ngợi tinh thần dũng cảm của đội nữ du kích ở Ba Bể, ông có ý định viết về sự kiện này, nhưng chỉ bằng tưởng tượng nền không thành công Sau này trong hồi ký "Một quãng đường", ông đã nhắc lại kỷ nhiệm đó: "Đội du kích Ba
Trang 15ngu ồn cho tư tưởng và tình cảm của tôi sau này, khi tôi đi vào cuộc sống miền núi - quê hương
nhân kỷ niệm hai mươi năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tô Hoài nói về quá trình viết về miền núi của mình: "Trước Cách mạng, rừng núi hoàn toàn xa lạ với tôi Lần đầu
và th ực tế cách mạng ấy hấp dẫn tôi, gợi tôi suy nghĩ”(1)
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm phóng viên báo Cứu quốc, được cử đi vào mặt
trận phía Nam, vào Nha Trang, lên chiến trường Tây Nguyên, rồi xuống mặt trân An Khê Hai năm 1947-1948 ông lên công tác ở những vùng người Dao như: Cốc Phương, Vàng Kheo, Pích-Cáy, Khuổi-Buồn trên triền núi Phia-boóc Suốt thời gian ở đây ông đi sâu vào vùng căn
cứ địa Việt Bắc: Làm công tác báo chí, tuyên truyền, rồi làm cán bộ địa phương, cùng ăn, cùng
ở với đồng bào Từ những chuyến thâm nhập thực tế đầu tiên ấy, Tô Hoài đã viết nhiều tác
phẩm nhằm ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của đồng bào miền núi trong những năm tháng
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể kể đến: Lão đồng chí, Lên Củng Sơn
(1946), Ngược sông Thao (1949), Đại đội Thăng Bình (1950), Xuống làng (1951) Đáng
chú ý nhất trong giai đoạn này là tập truyện ngắn "Núi Cứu quốc" (1948) gồm bốn truyện : Đồng chí Hùng Vương, Nà-Lộc, Tào Lường
Công tác xa và hai bút ký "Đường bí mật xuống làng" và "Qua Ba Bể", tập trung phác
họa những hình ảnh đầu tiên về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở những triền núi
cứu quốc, căn cứ địa của cuộc kháng chiến Tuy chỉ mới là phác họa, tập truyện đã ghi nhận được những hình ảnh khá chân thực về hiện thực cuộc sống và con người miền núi, hoàn toàn khác hẳn loại "Truyện đường rừng" tưởng tượng của các cây viết lãng mạn trước đây Tác
phẩm đã cho ta hiểu con người miền núi đúng với bản chất của họ là những con người thật thà,
chất phác, thủy chung và có lòng tin tưởng mãnh liệt ở cách mạng Những nhân vật Hùng Vương, Bảo, Sìn đã để lại ấn tượng sâu sắc khó quên về người cán bộ miền núi nhiệt tình, tận
tụy trong công tác cách mạng
1 Tô Hoài tr ả lời phỏng vấn TCHV số 10/1965, trang 60
Trang 16Tuy có những thành công nhất định, ở "Núi Cứu quốc" cũng chỉ mới đánh dấu quá trình chuyển biến bước đầu của Tô Hoài - một quá trình chuyển biến hãy còn dang dở Trong Núi
Cứu quốc và những tác phẩm ngày đầu cách mạng của ông, từ nội dung phản ảnh cho đến ngôn
ngữ biểu hiện còn mang khá nhiểu dấu vết của chủ nghĩa tự nhiên Phản ánh hiện thực miền núi, ông thiên về khai thác, miêu tả cái đẹp tự nhiên Nhìn người miền núi ông còn nhìn với con
mắt của một kẻ xa lạ say ngắm như để tìm kiếm trong đó một sự kỳ thú Sau này trong "Nh ững kinh nghiệm viết văn của tôi" Tô Hoài đã thú nhận nhược điểm của mình hồi đó là "quả
chuông l ạ, thích lạ và khoe chữ”(1)
Tất nhiên đó là một hạn chế không thể tránh khỏi Tô Hoài chưa thể nào có được sự hiểu biết sâu sắc về các dân tộc miền núi khi chỉ mới tiếp xúc lần đầu tiên
Phải đến 1953, tập "Truyện Tây Bắc" ra đời mới thật sự đánh dấu bước ngoặt quyết định
của Tô Hoài trong quá trình chiếm lĩnh đề tài miền núi và chuyển biến từ một nhà văn hiện
thực phổ phán sang một nhà văn hiên thực xã hội chủ nghĩa "Truy ện Tây Bắc" là tác phẩm
đầu tiên viết về miền núi thành công nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn học sau 1945 nói chung Đó là kết quả của quá trình chuyến biến đến mức độ chín muồi về tư tưởng tình cảm của nhà văn trong thực tiễn cuộc sống kháng chiến ở miền núi Đó công là kết quả của một quá trình nhận thức sâu sắc, thông qua hành động thực tiễn đường lối giai cấp và chính sách dân tộc
của Đảng Tô Hoài đã kể về thực tế sáng tác "Truyện Tây Bắc" : " Năm 1952 tôi theo bộ đội
sông Thao, đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch, cho đến lúc vượt sông Đà, thì đã giải phóng được một giải đất rộng lớn phía hữu ngạn, trong đó bao gồm nhiều khu du kích của các
trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho
Tà Sua, cùng v ẫy tay gọi "chéo lù!chéo lù" (trở lại!trở lại) hai tiếng "trở lại !trở lại" chẳng
nh ững nhắc tôi có ngày trở lại mà còn phải đem "trở lại" cho những người thương ấy một kỷ
1 Tô Hoài - "Nh ững kinh nghiệm viết văn của tôi", NXB VH, H 1979
Trang 17trong tâm trí tôi Ngay cho t ới hôm nay tôi vẫn bổi hồi nhớ như in Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác Ý thức tha thiết với đề tài là một lẽ quyết định, vì thế tôi viết Truyện Tây
B ắc”1
Sau "Truy ện Tây Bắc”, Tô Hoài vẫn tiếp tục thâm nhập thực tế miền núi trong những
chuyến đi công tác và sáng tác Tuy nhiên trong những năm đầu sau ngày hòa bình lập lại ông không viết được tác phẩm nào đáng kể Nhất là trong giai đoạn miền Bắc đi vào cải tạo Xã hội
chủ nghĩa Cuộc sống mới và những yêu cầu mới của cách mạng có làm ông bỡ ngỡ ? ông bị phê phán là mơ hồ trước cuộc đấu tranh giai cấp Trong bài "T ổ chức phát triển lực lượng sáng tác trước nhất" (báo Văn số 13, 02/08/1957) và trong bài "Góp phần ý kiến về con người thời đại" (báo Văn số 22, 04/10/1957), Tô Hoài đã nhấn mạnh việc thúc đẩy tổ chức,
phát triển sáng tác, không chú trọng đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ, "không nên dán thuốc
cao khi chưa có nhọt đấu tranh" Chính trong giai đoạn này tiểu thuyết "Mười năm" ra đời,
chịu những đòn mổ xè, phê bình quất mạnh Sau này trong hồi ký "Cát bụi chân ai"(2) ông đã
lạnh lùng nhắc lại sư kiện này như một kỷ niệm đau xót khó quèn
Sau cuộc đấu tranh "Nhân văn giai phẩm", tư tưởng Tô Hoài chuyển biến mạnh Tuy
nhiên việc nhận thức cái mới trong sáng tác của ông có phần sút hẳn so với thời kỳ đầu cách
mạng và trong kháng chiến chống Pháp Trong tình trạng đó, những sáng tác về miền núi của ông thời kỳ này cũng không có gì nổi bật, ngoài một số bút ký được tập hợp chung trong tác
phẩm "Vỡ tỉnh" (1962)
Lại phải đến năm 1967, tiểu thuyết "Miền Tây" ra đời cắm cái mốc thứ hai, đánh dấu một
bước tiến mới của nhà văn trong quá trình chiếm lĩnh đề tài miền núi So với những tác phẩm
trước đó, "Mi ền Tây" đã thể hiện một cách toàn diện và quy mô hơn chủ đề này Viết "Miền Tây", một lần nữa Tô Hoài thể hiện rõ tấm lòng yêu mến, thủy chung đối với đồng bào ruột thịt
ở vùng cao Từ khi hòa bình lập lại, trở về thành thị miền xuôi, nhưng trong lòng ông luôn nhớ
về Tây Bắc Năm 1959 Tô Hoài lại về Châu Mộc, Châu Thuận, Châu Tuần Giáo Từ năm 1964-1966 ông lại nhiều lần trở lên Tuần Giáo, Hà Giang, lên cao nguyên Đồng Văn, Mèo
Vạc, Phó Bảng, Văn Chải thăm lại tất cả những người anh em vùng cao Trong hồi ký "Cát b ụt chân ai" Tô Hoài đã dành trọn chương bốn, để ghi lại những ngày trở lại vùng cao yêu dấu của
1 M ột số kinh nghiệm viết văn của tôi - Sđd, trang 70-71
2 Tô Hoài "Cát b ụi chân ai", hồi ký, NXB Hội Nhà văn H 1992
Trang 18mình "Mi ền Tây" chính là kết quả được ấp ủ, thai nghén trong suốt thời gian dài của những
chuyến hồi hương tình nghĩa ấy
Sau "Mi ền Tây" Tô Hoài vẫn tiếp tục viết về miền núi Nhưng những thành công chủ yếu
của ông trong giai đoạn sau này là những tác phẩm viết về người thật, việc thật, về những
người anh hùng miền núi, tiêu biểu là "Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ" "Vừ A Dính" v.v
Điểm qua quá trình sáng tác vể miền núi của Tô Hoài, có thể rút ra một nhận xét cơ bản:
Gần năm mươi năm qua, những thành tựu chủ yếu của Tô Hoài trong sáng tác, có một phần lớn
tập trung ở đề tài miền núi, trong đó “Truyện Tây Bắc" và "Miền Tây" là những tác phẩm
xuất sắc nhất, có giá trị như những cột mốc đánh dấu những bước phát triền quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật của ông trong quá trình chiếm lĩnh phương pháp sáng tác hiện thực xã hội
Trang 19CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢN SẮC DÂN TỘC
2.1 Vấn đề bản sắc dân tộc và sự thể hiện bản sắc dân tộc trong văn học:
Nước ta cũng như nhiều nước trẽn thế giới bao gồm nhiều dân tộc anh em Để nhận diện, phân biệt một cách tổng quát người ta gọi chung là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số Giữa các đồng tộc người này có địa bàn cư trú, cùng những điều kiện sinh hoạt, làm ăn khác nhau Do
vậy, trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã dần dần hình thành nên ở mỗi dân tộc những nét bản lĩnh, bản sắc riêng
tộc đó mới có, ví dụ như: trang phục - cách ăn mặc ; nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật dân gian, đặc
biệt là ngôn ngữ: "Tính dân tộc thể hiện trước hết là ở ngôn ngữ, ngôn ngữ là đặc trưng chủ
y ếu của một dân tộc” "Khái niệm về tính dân tộc ở đây gần giống như khái niệm về ngôn
ng ữ”(1)
- Quan niệm thứ hai, đối lập với quan niệm thứ nhất, cho rằng bản sắc dân tộc thể hiện
chủ yếu ở các đặc thù bên trong và cũng chỉ dân tộc mình mới có: phong tục, tập quán, nếp
sống, nếp nghĩ v.v "Dân tộc là kết quả của sự gom góp tất cả các nết hay mà dân tộc ấy sẵn có"(2)
- Quan niệm thứ ba, phổ biến và phức tạp nhất, đi tìm bản sắc dân tộc ở tám lý dân tộc,
tức là những giá trị tinh thần của một dân tộc "Nhưng yếu tố chính quyết định bản sắc dân tộc,
1 Mai Th ức Luân - Thử bàn về tính chất dân tộc trong văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ số 53, 10/62
Trang 20ch ất dân tộc biểu hiện cấu tạo tâm lý dân tộc là tổng hợp các đặc điểm tinh thần của dân tộc, hình thành d ần trong quá trình phát triển của dân tộc” (1)
Điểm qua các quan niệm trên, ta thấy mỗi quan niệm đều có phần "hạt nhân hợp lý” của
nó Đúc rút, tổng hợp phẩn "hạt nhân hợp lý" trong các quan niệm ấy ta có một cách hiểu hoàn
chỉnh về vấn đề bàn sắc dân tộc
Nói đến bán sắc dán tộc là nói đến "những nét đặc sắc, những nét truyền thống, những giá
sướng, quyền tự do, chống sức thù địch của thiên nhiên và xã hội - những đức tính đúc nên cá tính và danh d ự của dân tộc”(2)
Bản sắc dân tộc bao gồm nhiều nhân tố Có nhân tố thể hiện ra ở thế giới bên ngoài như: cách ăn mặc, cử chỉ, dáng điệu, lời nói, phong tục, tập quán và có những nhân tố thể hiện qua tâm lý, tính cách, qua sắc thái tình cảm: tin yêu, căm ghét, giận dữ, buồn vui ở mỗi con người Nói chung, bản sắc dân tộc - nói như Đồng chí Phạm Văn Đồng là: "những nét riêng biệt, độc đáo cửa một dân tộc thể hiện trong nền văn hóa, nghệ thuật, trong phong tục, tập quán, trong đời sống muôn màu của dân tộc đó"(3)
2.1 2.Sự thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học:
Ta biết rằng trong tác phẩm văn học, tính chất dân tộc, bản sắc dân tộc luôn thể hiện xuyên thấm trong tất cả các yếu tố từ hình thức đến nội dung "Có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm là có bấy nhiêu chỗ để tính dân tộc thể hiện"(4)
; trong đó nổi rõ ở những yếu tố sau:
Thứ nhất ở đề tài tác phẩm: Nhà văn vĩ đại Nga Pu-skin cho rằng "mỗi dân tộc có vô vàn
ngay ở phạm vi đề tài nhà văn hướng tới, các yếu tố: lịch sử, địa lý, văn hóa của dân tộc và
2 Nguy ễn Khánh Toàn -Lời tựa "Về tính cách dân tộc trong văn học" của Thành Duy, NXB KHXH, H, 1982
3 Ph ạm Văn Đồng -Bài nói tại hội nghị kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Viện Dân tộc học
5 Pu-Skin toàn t ập, NXB Viện hàn lâm Liên Xô, M, 1949, trang 40
Trang 21ngay những phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp của đất nước được phản ảnh đều làm tăng thêm tính chất dân tộc trong tác phẩm
Thứ hai là ở hình tượng nhân vật: Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng thể
hiện rõ nết cá tính, tâm lý, tâm hồn dân tộc mình Qua hình tượng nhân vật ta nhận ra rõ nét
những đặc trưng bản chất, những dấu ấn của dân tộc trong những điều kiện lịch sử, cụ thể
Thứ ba là ở ngôn ngữ: Đây có lẽ là một lĩnh vực dễ nhận thấy nhất: tất cả những yếu tố
ngữ âm, từ vựng, cú pháp, biện pháp tu từ, cách thể hiện lời ăn tiếng nói của nhân vật đều có
khả năng diễn đạt, thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học Tuy nhiên cần lưu ý phân
biệt ngôn ngữ (lời ăn tiếng nói) của nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Không phải
cứ để cho nhân vật nói đúng ngôn ngữ của dân tộc mình thì tác phẩm mới có tính dân tộc (vấn
đề này đáng lưu ý trong các tác phẩm viết về miền núi)
Việc nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc dân tộc xưa nay luôn luôn là một công việc thú vị và
hết sức cần thiết nhằm phát huy những cái hay, cái đẹp, phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của
từng dân tộc, làm cho đời sống các dân tộc ngày được nâng cao Đây là công việc thuộc nhiều ngành khoa học xã hội - nhân văn : xã hội học, đến tộc học, lịch sử, địa lý, tâm lý v.v Riêng trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, vấn đề bản sắc dân tộc luôn được đặt ra như một yêu cầu
bức bách Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói!: "Ta không nói khoa học kỹ thuật dân tộc, ta cũng
đời sống vật chất, đời sống tinh thần, từ bữa cơm, cái nhà ở, quần áo, trang sức, cho đến ca,
sáng và đẹp đẽ”(1) thực sự là một vườn hoa "muôn hương ngàn sắc"
Xưa nay đề cập đến bản sắc dân tộc miên núi là để cặp đến những nét riêng, nét độc đáo trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số anh em
1 Ph ạm Văn Đồng - "Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và vấn đề văn hoá các dân tộc ít người:, Tạp chí VHNT, 7/1978, trang 63
Trang 22Miền núi là một vùng quê hương thuần phác thiên nhiên Con ngươi miền núi nói chung
là những con người hiển lành, lặng lẽ, chịu thương, chịu khó, yêu tự do, dũng cảm trong lao động và trong đấu tranh, mộc mạc trong nếp nghĩ, cách làm
Trong những nét đặc thù chung thống nhất đó, luôn tồn tại những nét riêng, những bản
sắc riêng đa dạng của từng dân tộc, từng vùng dân tộc khác nhau không thể lầm lẫn
Cũng là dân tộc thiểu số miền núi, nhưng dân tộc Tây Bắc mang những nét bản sắc khác
với các dân tộc Tây Nguyên Đặc biệt trong đời sống văn hóa, rõ ràng không thể lầm lẫn giữa đời sống "bản, mường" Tây Bắc với đời sống "buôn làng" Tây Nguyên, càng không thể lẫn lộn
nền văn hóa Thái - H'Mông ở Tây Bắc mà tiêu biểu là sinh hoạt thơ ca trữ tình "Hạn-khuổng"
và chất nghệ thuật hổn nhiên của "xòe múa Thái" với nền văn hóa "Cồng chiềng" đầy chất anh hùng ca của đồng bào Tây Nguyên
Ngay trong từng dân tộc cũng thấy rõ sự khác nhau này:
Cùng nói về Tổ quốc, quê hương đổi mới, nhưng mỗi dân tộc có cách nói riêng, thể hiện
rõ bản sắc, tích cách dân tộc mình:
Người Thái biểu lộ phong thái hiền hòa, ung dung:
"Nước Việt Nam có chủ Cây cao có chim lành đậu Nhà to đã có cột bền
Đường lớn có hướng lớn
(Lương Qui Nhân - "Biên giới lòng người")(1)
Người H'Mông đứng trên ngọn núi cao, cảm thấy đầu đội cả bầu trời, đôi chân bám chắc
Trang 23Miền núi cao một tay vỗ không kêu Nhưng ta biết nói, họ biết làm, thì có ngày họ tìm đến, và nhiều tay vỗ kêu
Một chân đứng lên thì không vững Nhưng ta biết nói, họ nghe ra, thì có ngày sẽ ào ào tiến cùng một con đường?”
(Nùa A Sấu – “Núi mọc trong mặt gương")(1)
Còn người Chơ-Ro (Tây Nguyên) thì hát trong tiếng công chiêng, đậm sắc thái hào hùng
của những người chiến thắng thời Đăm-san:
"Hãy đánh chiêng lên
Trong như hạt sương
Bò qua núi, v ọng lên trời Đánh cho tiếng chiêng lan khắp xứ, đi khắp nơi
Bá o cho loài người biết
(Prêkimala Mak - Ngày h ội mừng chiến thắng)(2)
Trong "Bàn v ề sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa kinh tế quốc dân" V.I Lê
Nin đã từng viết: "Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh được Nhưng không phải là tất cả các dân tộc đều đi đến đó bằng những biện pháp hoàn
c ủa chế độ dân chủ "
(1)(2) Hà Văn Thư, Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1980) - NXB Văn hoá, H 1981
Trang 24Rõ ràng cũng là đấu tranh chống thực dân, phong kiến, nhưng cuộc chiến đấu của các dân
tộc Ba-na, Hà-ro ở Tây Nguyên trong "Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc mang sắc thái
riêng so với cuộc chiến đấu của các dân tộc Thái, Mèo, Dao ở Tây Bắc
Nếu không hiểu rõ bản sắc dân tộc, sẽ không lý giải được tại sao hiện thực đấu tranh trong tác phẩm của Tô Hoài kém góc cạnh, căng thẳng, nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thiếu
chất anh hùng như trong sáng tác của Nguyên Ngọc
2.2.Tây B ắc: miền núi giàu bản sắc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Đại bộ phận là dân tộc Kinh (Việt) và hơn 50 dân
tộc thiểu số anh em sống rải rác từ Lạng Sơn đến Cà Mau Dân tộc Kinh sống trên khắp lãnh
thổ, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và đô thị, còn các dân tộc thiểu số sống tập trung chủ
yếu ở vùng trung du và miền núi Riêng miền núi với ba phần tư diện tích cả nước, là xứ sở tự
do, trù phú của hơn năm mươi dân tộc anh em Từ các thung lũng ruộng bậc thang, những cánh đồng miền núi bát ngát, nên thơ: Thất Khê, Cao Bằng, Than Uyên, Nghiên Lô, Quang Huy, Điện Biên đến các cao nguyên xen kế núi trùng điệp : Đồng Văn, Đông bắc Lào-Cai, Sơn La,
Mộc Châu, Plâycu, Đắc Lắc, Lang-bi-ang, Gi-Rinh quê hương miền núi được phân bố tập trung thành nhiều khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Việt Bắc và Trường Sơn, Tây Nguyên
Tây Bắc là một trong những miền núi tiêu biểu của Tổ quốc
Từ Hà Nội đi qua thị xã Hà Đông, rồi đến nhà máy thủy điện sông Đà, thuộc tỉnh Hòa Bình - nơi đây vốn là vùng đất xứ Mường nổi tiếng - qua khỏi suối Rút, một địa danh tiếp giáp
với cao nguyên Mộc Châu, ta đã bước chân vào vùng Tây Bắc Việt Nam Đây là một vùng đất
rộng lớn chiếm một phần sáu diện tích cả nước Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ với núi non trùng điệp tạo nên thế đứng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng mang một vẻ đẹp diệu kỳ, tình tứ tiềm ẩn trong những vùng đồi xanh mênh mông, lớp lớp chạy tít tắp đến tận chân trời Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết về nơi đây: "Miền Tây ở đây cây to bóng cả, núi vót ngọn xanh, núi dầy đặc
bi ểu bằng thơ”(1)
Trang 25
Tây Bắc gồm phần đất của hai tỉnh Sơn La (690.000 dân) và Lai Châu (438.000 dân) với nhiều thành phần dân tộc cư trú: Tày, Mường, Thái, Nùng, Mèo (H'Mông), Dao, Lô-lô, Hà Nhì, Lào, Lự, Phù Lá, Sila, Padí, Tudí, Sándìu, Sán Chỉ, Xá, Cao Lan v.v Tuy nhiên, nói đến Tây
Bắc là nói đến một vùng văn hóa Thái-H'Mông lâu dời trong lịch sử nước ta Người Thái ở Tây
Bắc chia thành hai nhóm theo màu áo ngắn của phu nữ: Thái Trắng và Thái Đen Người Mèo cũng chia thành nhiều nhóm tùy theo cách ăn mặc: Mèo Hoa, Mèo Trắng, Mèo Đen Cũng tương tự như vậy, người Dao có Dao Thanh Y, Thanh Phán, Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Đại bản, Dao Quần Chẹt: v.v
Mỗi dân tộc Tây Bắc tuy có khác nhau về cách ăn mặc, thói quen sinh hoạt, nhưng đều
giống nhau ở bản chất thuần phác, hiển lành, ưa sự trung thành, làm nhiều, nói ít, luôn sống lạc quan và giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước
Cũng như nhiều dân tộc khác, các dân tộc Tây Bắc vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện rõ qua kho tàng văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, phong phú Thần thoại truyền thuyết của các dân tộc Tây Bắc xuất hiện khá sớm cùng với thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc anh em thể hiện rõ ý thức về cội nguồn "một gốc nhiều cánh" của mình : cùng cha
mẹ sinh ra, cùng một làng một nước, cùng uống chung một dòng suối, trồng chung một giống
bắp, giống lúa, cùng hái chung một điệu, đắp chung một kiểu chăn "AI Lậc Cậc" (dân tộc Mèo), "Q ủa bầu Mường Then" (dân tộc Thái) là những thần thoại, truyền thuyết tiêu biểu
Truyện cổ dân gian của các dân tộc Tây Bắc cũng rất phong phú, mang ý nghĩa nhân sinh, nhân đạo cao cả, thể hiện khát vọng chiến thắng của cái tốt đối với cái xấu, của chính nghĩa đối
với gian tà: truyện "Sáu chàng trai khỏe", "Gầu-Nà", "Tujua-Tú njua", "Hòn gạch vàng"
(dân tộc Mèo), "Nàng Khao" (dân tộc Thái), "Mồ côi không chết" (dân tộc Dao) v.v
Đặc biệt dân ca và truyện thơ là hai loại hình phổ biến, gắn với đời sống các dân tộc Tây
Bắc, dường như từ lúc thức giấc họ đã nghe tiếng hát lời ca rồi khi đi rừng, làm nương, ra
bến, gọi lợn gà về chuồng, xay ngô, giã gạo cho đến đêm khuya tình tự với người yêu dường như giờ phút nào họ cũng tắm mình trong lời ca Thơ ca đã thực sự trở thành một bộ
phận của cuộc sống các dân tộc Tây Bắc: "Xóng chụ xon xao" (Thái), "Gầu-Plênh" (Mèo),
"Toi lol dolluy" (Dao), hay nh ững truyện thơ "Tiếng hát làm dâu" "Nhàng nhợ-Chà tăng"
Trang 26(Méo), "Khun Lú-nàng Ua" (Thái) là những khúc ca dân gian nổi tiếng của các dân tộc Tây
Bắc
Người miền núi Tây Bắc vốn rất yêu văn nghệ Trong cuộc sống hàng ngày văn nghệ đã
trở thành tập quán không thể thiếu được Mỗi dân tộc đều có những hình thức ca múa, hát xướng rất duyên dáng, vui tươi, đậm chất trữ tình, như hát ném Còn, Dàn Môi, múa Khèn của đồng bào Mèo, hát Hạn khuông múa xoè của đồng bào Thái v.v Ai đã từng một lần xem múa Xoè xứ Thái thì mãi mãi không quên hình ảnh cô gái trẻ dịu dàng với búi tóc mượt, thả lỏng
chấm vai, với thân hình thon và đôi chân dài, đều đặn, bó gọn trong chiếc váy Thái dài chấm gót, với đôi tay uyển chuyển theo nhịp trống và nhạc Khèn, lượn vòng và lướt nhanh trên bãi
cỏ mùa Xuân
Nền văn hóa lâu đời của các dân tộc Tây Bắc còn được lưu lại trong các phong tục, tập quán đẹp, đầy bàn sắc như các phong tục Lễ hội ngày Xuân, các trò chơi dân gian, tục ăn thể,
tục cướp vợ, tục đến nhà thổi sáo gọi bạn v.v
Đến Tây Bắc, chúng ta đặc biệt không nôn quên vùng cao mát lạnh của người Mèo, một vùng dân cư độc đáo, đầy bản sắc:
" Đường quê người Mèo Bao nhiêu d ốc, bao nhiêu núi
Đường nào qua Tà Sùa Đường quê người Mèo,
M ột nghìn bài hát khó nhọc " (1)
Làng Mèo thường ở thành từng cụm, ít thì dăm ba nhà, nhiều thi hàng trăm nhà, đều làm trên các triền núi cao chót vót từ 1000m cách mặt biển trở lên, nơi có hoa Ban trắng và hoa Đào màu hồng khoe sắc khi xuân sang Hai phóng viên Bùi Việt Sơn và Nguyễn Trọng Hoàn đã ghì
lại rất chính xác hình ảnh làng Méo độc đáo này : "Có một buổi chiều, chúng tôi đang trên
1 Dân ca Mèo
Trang 27đường từ Hồng Ngài về thị xã Trong làn sương chiều đa giăng kín lưng chừng núi, bỗng thấy
nhà nào đó của đồng bào H'Mông (Mèo) Nhà của họ cheo leo như tổ chim đại bàng trên đỉnh núi Có cái gì đó vừa kiêu hãnh, vừa cô độc trong cái ánh lửa xa xăm kia"(1)
Cũng như các dân tộc khác, đồng báo Tây Bắc vốn mang những phẩm chất tốt đẹp, luôn khao khát sống tự do, hạnh phúc Thế nhưng từ bao đời dưới chế độ phong kiến, cuộc sống của
họ luôn bị các ách thống trị đè nặng Họ không chỉ chịu sự áp bức bóc lột của các thế lực hữu hình, của các luật lệ phong kiến dã man, mà còn bị các phong tục, tập quán lạc hậu, tồn tại như
những thế lực vô hình, trói buộc, kìm hãm
Từ khi Pháp xâm lược, cuộc sống của đồng bào miền núi Tây Bắc càng khốn đốn, tăm tối hơn Với chính sách kỳ thị, chia rẽ dân tộc, bên cạnh việc duy trì các phong tực, tạp quán lạc
hậu, bọn thực dân tiếp tục duy trì các chế độ Thổ Ty, Phìa Tạo và cấu kết chặt chẽ với các thế
lực này để tăng cường bóc lột và đàn áp nhân dân miền núi
Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, lợi dụng lúc chính quyền nhân dân còn non yếu, thực dân Pháp với sự ủng hộ của đế quốc Mỹ quay trở lại chiếm các vùng xung
yếu miền núi để xây dựng căn cứ quân sự, làm bàn đạp tiến tới chiếm toàn lãnh thổ Việt Nam
Để thực hiện âm mưu đó, chúng tiếp tục thi hành chính sách "chia để trị", lập các xứ "Tây kỳ",
"Thái-Nùng" tự trị giả hiệu để lôi kéo các phần tử mất gốc, lạc hậu, đồng thời tăng cường đàn
áp, bóc lột Cuộc đời tăm tối, đau khổ của đồng bào Tây Bắc lại tiếp diễn
Từ trong cuộc sông đọa đày đó, các dân tộc miền núi Tây Bắc luôn vùng lên phản kháng Phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của toàn dân tộc hàng ngàn năm nay, ngay buổi đầu thực dân Pháp đặt chân xâm lược, cùng cả nước, đồng bào Tây Bắc đã tích
cực tham gia các phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức, giành quyền sống, đánh đuổi kẻ thù chung Nhiều tên tuổi đã gắn bó mãi mãi với lịch sử vinh quang của các dân tộc Tây Bắc, như: Giàng Nủ Lâu (Mèo), Đặng Phúc Thành (Dao), Sa Văn Moi, Hà Văn Ráng, Cai Khụt (Thái)
1 Bùi Vi ệt Sơn - Nguyễn Trọng Hoàn, Phóng sự : "Sơn La - Những tín hiện báo mùa" - báo Lao Dộng số 20/93, 11/3 trang 2
Trang 28Thế nhưng, chỉ đến khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời với chính sách dân tộc đúng đắn, cũng như các dân tộc khác cuộc đời đồng bào các dân tộc Tây Bắc mới thực sự tìm thấy ánh sáng, vận mệnh của họ mới thực sự gắn liến với vận mênh dân tộc
Đất nước và con người miền Tây là một mảng của hiện thực Nhân thức và phản ảnh đúng đắn hiện thực đó trong văn học, xưa nay không phải bất cứ nhà văn nào cũng thành công Đặc
biệt, từ trong hiện thực đó, việc tìm hiểu, khắc họa được những nét bản sắc của dân tộc, càng là
một yêu cầu lớn của văn học viết về đề tài miền núi Trong yêu cầu đó, "Truyện Tây sắc" và
"Mi ền Tây" của Tô Hoài là những thành tựu lớn