1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm chuyện cũ hà nội của tô hoài

68 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 624,05 KB

Nội dung

Trong mảng kí, Tô Hoài tạo ra cho mình một nét duyên riêng, với cách kể chuyện nhiều sắc thái giọng điệu khi thì dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên, khi thì mỉa mai phê phán, khi thì xót

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG

TRONG TÁC PHẨM CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

CỦA TÔ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG

TRONG TÁC PHẨM CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

CỦA TÔ HOÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TH.S DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Dương Thị Thúy Hằng, cô đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình học tập trưởng thành và đặc biệt là giai đoạn thực hiện khóa luận, em nhận được sự dạy dỗ ân cần, những lời động viên chỉ bảo của các thầy

cô Qua đây cho phép em bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Xin chân thành cảm ơn các anh chị em, bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ cùng em san sẻ kiến thức, động viên tinh thần trong quá trình thực hiện

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh Viên

Nguyễn Thị Xuân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Dương Thị Thúy Hằng Các kết quả thu được trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào

Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh Viên

Nguyễn Thị Xuân

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG

7

1.1 Cảm quan hiện thực – Cảm quan hiện thực đời thường 7

1.2 Tô Hoài - nhà văn của những cảm hứng đời thường 8

1.2.1 Quan niệm của nhà văn khi tiếp cận hiện thực 8

1.2.2 Sự thể hiện cảm quan hiện cảm quan hiện thực đời thường

trong hành trình sáng tác của Tô Hoài

9

CHƯƠNG II: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG

TRONG NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

16

2.1 Cảm quan hiện thực đời thường trong dòng chảy tự nhiên dung dị 16

2.1.1 Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hóa đời thường 16

2.1.2 Hà Nội của những con người đời thường 26

2.2 Cảm quan hiện thực đời thường trong cuộc sống lam lũ, khổ đau 31

Trang 6

CHƯƠNG III: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG

TRONG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

3.3 Không gian nghệ thuật - Thời gian nghệ thuật 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tô Hoài là một nhà văn lớn trong văn học Việt Nam Với khối lượng sáng tác đồ sộ và phong cách nghệ thuật độc đáo, Tô Hoài có vị trí xứng đáng trong văn đàn Việt Nam trải qua nhiều thời kì, trên nhiều phương diện Trải qua một hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ, nhà văn đã đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại tới trên 160 đầu sách, ở cả hai giai đoạn trước và sau 1945 Một trong những nét cuốn hút của văn chương Tô Hoài chính là ở chỗ ông đã tìm cho mình một giọng điệu, một phong cách rất riêng Cái riêng đó, thâu

tóm ở một chữ “thường” ngòi bút của ông thường hướng vào “Những chuyện

trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đang

sa sút, nghèo khổ” và ngay cả những truyện viết về loài vật cũng nằm trong

khu vườn trước nhà Con người trong tác phẩm của Tô Hoài là con người với những phẩm chất cá tính, thói tật vừa có cái dở vừa có cái hay Con người trước hết là con người trong nghĩa tự nhiên vốn có, con người trong dòng chảy của nhân sinh, con người trong niềm vui nỗi buồn thường nhật Cuộc sống sinh hoạt đời thường lâu nay đã trở thành chất liệu trong sáng tác của ông là những sự việc, chi tiết “vụn vặt”, bình dị đời thường xuất hiện với tần

số dày đặc Nhưng những sự việc “vụn vặt” ấy người đọc vẫn cảm nhận được cái lớn lao của lịch sử, sự chuyển động trong từng bước đi của đời sống Trong mảng kí, Tô Hoài tạo ra cho mình một nét duyên riêng, với cách

kể chuyện nhiều sắc thái giọng điệu khi thì dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên, khi thì mỉa mai phê phán, khi thì xót xa thương cảm…Đến với kí của

Tô Hoài, người ta như lạc vào những câu chuyện được nhẩn nha, chậm rãi

như chính dòng chảy của cuộc sống đời thường Chuyện cũ Hà Nội là một

trong những tập kí sự đặc sắc của Tô Hoài Tập kí sự này in đậm phong cách

nghệ thuật của Tô Hoài, ghi dấu sự trở về “muôn chuyện đời thường”, thể

hiện những hiểu biết phong phú, kĩ càng, thấu đáo về cuộc sống xung quanh

Trang 8

tác giả, trong cảm quan hiện thực đời thường Chuyện cũ Hà Nội đã thể hiện

rõ nét cái nhìn hiện thực rất đỗi dung dị của Tô Hoài về cuộc sống của con người Hà Nội trong dòng chảy văn hóa lịch sử với những đa đoan bộn bề ngổn ngang, với những số kiếp khổ đau và cả những nét tinh hoa văn hóa còn lưu giữa lại của thu đô ngàn năm văn hiến

Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội – Tô Hoài”

2 Lịch sử vấn đề

Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội có

vai trò quan trọng Tác phẩm này đã được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997-1998 và được coi là một tập kí

sự đặc biệt có giá trị về Hà Nội trong khoảng chục năm trở lại đây Nhắc đến

những trang sách viết về Hà Nội, không thể thiếu Chuyện cũ Hà Nội của nhà

văn Tô Hoài Đúng là chuyện cũ, chuyện của những ngày tháng thuộc địa với cái đời sống mệt mỏi, song không nhạt hay lạc lõng đối với bạn đọc thế hệ hôm nay Bởi nó không chỉ là một tập kí sự mà còn được đánh giá như một cuốn biên khảo về văn hóa, phong tục tập quán, hội hè đình đám và thậm chí như một công trình nghiên cứu về xã hội học

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài,

nhưng nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường tập truyện Chuyện cũ

Hà Nội của ông lại rất ít, chỉ có một vài ý kiến của các nhà phê bình được

nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu,

mà chưa thực sự đi vào nghiên cứu chuyên biệt

Trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Có thể coi đó là một thứ Vũ trung tuỳ bút thời hiện đại, vì

với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây Tuy mới qua sáu,

Trang 9

bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa” Trong nhận định này, Nguyễn Vinh Phúc đã chỉ ra đặc trưng

cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài khi viết về Hà Nội, đồng thời khẳng định giá trị của nó không chỉ ở phương diện văn học, mà còn ở phương diện văn hoá và lịch sử Theo Vương Trí Nhàn thì “số tác giả của Thủ đô thật

là nhiều Song có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang được cái chất riêng của vùng đất

mà mình đã từ đó trưởng thành Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút”

GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con

người là con người" đã khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi" Vì thế, nhân vật của ông được khai thác

"toàn chuyện đời tư, đời thường" Ngay cả nhân vật cách mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh: "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật

và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái" Khi giới thiệu cho Tuyển tập Tô Hoài, Giáo sư Hà Minh Đức cũng đưa

ra nhận xét sâu sắc, khẳng định giá trị truyện lịch sử của Tô Hoài: “Ông muốn

trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện

cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa với những cảm nghĩ

và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước”

Cùng với suy nghĩ đó, Vũ Quần Phương khẳng định: “Tô Hoài có lối đi

riêng khi viết truyện lịch sử Đọc truyện của ông, người ta được tắm mình vào không khí Việt Nam truyền thống Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ” Cùng chia sẻ cảm hứng khẳng

định giá trị đặc sắc truyện lịch sử của Tô Hoài, tác giả Lã Thị Bắc Lý trong

Trang 10

Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 đã viết: “Tô Hoài đã mở ra hướng

khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa”

Có một công trình công phu và toàn diện hơn cả đã khảo sát về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài là chuyên luận của T.S Mai Thị Nhung, trong

đó, cảm quan hiện thực của Tô Hoài đã được nghiên cứu công phu trên những phương diện cơ bản Theo đó, tác giả của công trình đã chỉ ra hạt nhân của phong cách nghệ thuật Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường, bao gồm: Cảm quan nhân bản đời thường về con người, cảm quan về xã hội trong dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt và phong tục, cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật, cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan Đây là những kết quả nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa khoa học sâu sắc

Nhà phê bình Đặng Tiến cho rằng: Vào tuổi “thiều quang chín chục”, sau hơn 160 đầu sách, ngòi bút Tô Hoài vẫn dạt dào xuân sắc Vẫn một dòng suy cảm, một khối u hoài Duy niềm u hoài bên Xóm Giếng ngày nay nhẹ

phần mơ mộng, thêm phần tư lự Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên

man về một thành phố, đồng thời là khối trầm tư day dứt một đời người về

thân phận làm người Chuyện cũ Hà Nội nhưng thật ra là “Chuyện cũ Tô

Hoài”, những mảnh đời cụ thể, những mảnh tình cảm, suy tư non một trăm

năm dâu bể Tư liệu và tư duy Nhân chứng và tâm chứng Nghiệm cho cùng, tác phẩm Tô Hoài là chuyện về con người trong tình đời không bao giờ cũ Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Cảm quan đời thường chính là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Tô Hoài Trong

đó Chuyện cũ Hà Nội là một trong những tác phẩm thể hiện xuất sắc cảm

quan đó

Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng

đáng để nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi Tuy

Trang 11

nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội

một cách công phu và toàn diện ở phương diện cảm quan hiện thực đời thường Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả mà nhiều người đi trước đã đạt được, chúng tôi quyết định nghiên cứu “Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài”

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài,

nhằm hướng tới những mục đích sau:

Chỉ ra cảm quan hiện thực của Tô Hoài thể hiện trên nhiều phương diện,

từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn

Từ việc nghiên cứu cảm quan hiện thực của Tô Hoài, chúng tôi góp thêm

cơ sở để khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả

Đóng góp một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về tác giả

Tô Hoài

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm nổi bật cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài trong Chuyện

cũ Hà Nội, qua các phương diện cơ bản và những nét độc đáo của Tô Hoài

Từ đây, chúng tôi khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài đối với đề tài Hà Nội nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cảm quan hiện thực đời thường

của Tô Hoài, thông qua tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội Chúng tôi đi tìm hiểu

các phương diện thể hiện cảm quan hiện thực đời thường và những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc biểu hiện cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm này

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, phân loại

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp khái quát, tổng hợp

Trang 12

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tôi được chia thành ba phần như sau:

Chương I: Giới thuyết chung

Chương II: Cảm quan hiện thực đời thường trong nội dung biểu hiện của

Chuyện cũ Hà Nội

Chương III: Cảm quan hiện thực đời thường qua hình thức biểu hiện của

Chuyện cũ Hà Nội

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1 Cảm quan hiện thực – Cảm quan hiện thực đời thường

Theo từ điển Tiếng Việt: “cảm quan” là nhận thức, cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan, “hiện thực” là cái có thật, tồn tại trong thực tế Như vậy

cảm quan hiện thực là sự cảm nhận của các giác quan về cuộc sống thực, tồn tại khách quan trong cuộc sống

Văn học phản ánh cuộc sống theo cách riêng của mình Từ hiện thực – yếu tố được coi là đầu tiên trong vòng đời của một tác phẩm, mỗi nhà văn sẽ tiếp cận, sẽ cảm nhận và phản ánh theo những cách riêng biệt, tùy theo hoàn cảnh riêng, tính cách, quan niệm văn học… của mỗi một tác giả Cùng là một nhịp đi của thời gian, nhưng trong Truyện Kiều, các tác giả trung đại trong đó

có Nguyễn Du nhìn đó như một lẽ thường hằng của tạo hóa “Xuân tàn cúc lại

nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”, các thi sĩ thơ Mới thấy ở thời

gian là sự tàn héo của kiếp người, của tình yêu và ước vọng, là khát vọng chạy đua cùng với tạo hóa Lý giải vấn đề này, nhà thơ thiên tài Đức - Gớt

đã chỉ rõ: “Để tỏ lòng biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người

nghệ sĩ dâng trả lại cho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người” Sau này, khi nghiên cứu về cảm quan nghệ thuật Xuân

Diệu, tác giả Chu Văn Sơn cũng cho rằng: “Có thể hiểu cảm quan như là lối

cảm nhận riêng trong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới người nghệ sĩ ”

Vậy, cảm quan hiện thực được hiểu là lối cảm nhận riêng, là cái nhìn riêng, là quan niệm riêng của người nghệ sĩ về thế giới khách quan Lối cảm nhận riêng này được huy động tổng lực từ những phẩm chất trí tuệ, phẩm chất tâm hồn, tài năng bẩm sinh của mỗi nhà văn Lối cảm nhận riêng này vừa thể

Trang 14

hiện sự hiểu biết sâu sắc về thế giới khách quan, vừa ghi lại dấu ấn riêng sáng tạo không thể phai mờ của người nghệ sĩ

Từ đây, chúng ta có thể hiểu cảm quan hiện thực đời thường chính là cái nhìn bình dị, thường nhật nhất về hiện thực, như những gì nó vốn có

1.2 Tô Hoài - nhà văn của những cảm hứng đời thường

1.2.1 Quan niệm của nhà văn khi tiếp cận hiện thực

Mặc dù quan niệm văn chương của Tô Hoài chưa được thể hiện một cách hệ thống như Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu…Nhưng trong nhiều tác phẩm của mình, nhà văn đã bộc lộ một cách khá rạch ròi

Ngay từ khi mới cầm bút, Tô Hoài đã nhận thấy: “Tôi chưa bao giờ bắt

chước viết theo truyện của Khái Hưng, Nhất Linh (…) Tôi cũng không bắt chước được” Cách nói ý nhị, tưởng như một lời tự thú khiêm tốn về sự bất

lực của mình, nhưng thật ra ở đó hàm chứa một thứ tuyên ngôn nghệ thuật: Ngòi bút này dựa trên sự quan sát thực tế xung quanh, sống đến đâu, viết đến

đó, viết ngay về những gì từng biết từng trải quanh mình Có thể nhiều người cho đó là một thứ tuyên ngôn quá thông thường, không đủ làm ai giật mình Nhưng nó thích hợp với cá tính Tô Hoài, thói quen ham nghe ham biết, hóm hỉnh hiền lành của Tô Hoài, cũng như sự chăm chỉ dùi mài nghề nghiệp những năm về sau Quan niệm này cũng có sự tương thích lớn với chính những gì diễn ra trong đời sống Bởi xét cho cùng, cuộc sống này vốn không chỉ có cái phần dồn dập sôi nổi bên trên mà còn có phần từ tốn chậm chạp, đôi khi uể oải ngưng trệ, song thật ra là những chuyển động chắc chắn, ở tận đáy sâu

Từ việc ý thức sâu sắc về ngòi bút của mình, về cái “tạng” của riêng

mình, Tô Hoài đã sớm nhận ra con đường sáng tạo riêng Ông tâm sự những

ngày đầu cầm bút, “đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của

chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi Ý nghĩa tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự đã xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình Như vậy là

Trang 15

viết những chuyện viển vông giang hồ kỳ hiệp, những chuyện tình diễm lệ với những người đàn bà rỗi rãi, thoang thoảng nước hoa và đẫm lệ trong thư tình

không phải là sở trường của Tô Hoài, mà là “cuộc sống bình dị của mình,

quanh mình mới là mảnh đất để nhà văn khai phá”

1.2.2 Sự thể hiện cảm quan hiện cảm quan hiện thực đời thường trong hành trình sáng tác của Tô Hoài

Thực tế, trên các trang văn của mình, Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những tập tục, những lời ăn tiếng nói của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người Ngòi bút của ông luôn quan tâm tới những buồn - vui, hay - dở của cuộc sống theo quy luật tự nhiên của nó Tô Hoài từng

khẳng định “nhà văn phải viết về những gì xảy ra quanh mình và với mình”

Có lẽ vì thế cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế: Có mọi thứ của sinh hoạt đời thường, có cái vặt vãnh, có cái cái tốt đẹp và cả cái tầm thường, thói tật, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục Sự phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử được nhìn nhận được tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống thế sự, gắn kết tự nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn, những buồn vui, đổi thay của số phận con người Chính nó đã cho thấy nguồn chất liệu không bao giờ với cạn cho ngòi bút của ông Điều đáng ghi nhận trong sáng tác của ông đó là những sự việc “vụn vặt” ấy người đọc vẫn cảm nhận được sự lớn lao của lịch sử, sự chuyển động từng bước đi của cách mạng của đời sống xã hội Chính vì vậy

mà trong văn Tô Hoài hiện lên bức tranh đời sống nhiều mặt đa dạng, tự nhiên và chân thực

Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám Những sáng tác

đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy Tuy

xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một

Trang 16

loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc trên nhiều phương diện từ truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí, kí sự đến chân dung văn học, lí luận, kinh nghiệm viết văn…

đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), Tự truyện (1978), Chuyện cũ Hà Nội (1986)…

Trên hành trình hơn sáu mươi lăm năm sáng tạo nghệ thuật viết về đề tài nào, thể loại văn học nào, đề tài gì, đối tượng thẩm mĩ nào thì cảm quan hiện thực đời thường vẫn là chủ yếu

Ở truyện ngắn đối tượng thẩm mĩ trong sáng tác của Tô Hoài là thế giới loài vật và cuộc sống con người ở vùng quê nghèo Thế giới loài vật của Tô Hoài khá đông đúc chúng không phải là loài chúa sơn lâm mà chỉ là những con vật nhỏ bé “xoàng xĩnh” rất gần với sinh hoạt con người Mỗi chuyện viết

về loài vật Tô hoài phản chiếu cái nhìn về đời sống của con người có cả phẩm

chất có cả thói tật Tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí là đồng thoại xuất sắc nhất

của Tô Hoài, bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tình thương, lòng chân thành và sự đoàn kết

Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn Đó là số phận

của chị Hối trong truyện Ông cúm bà co bị ốm nhưng không có thuốc men

Trang 17

chữa chạy, rồi bệnh nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải “ra đồng”

bỏ lại mấy đứa con thơ dại Cay đắng hơn là số phận của bé Gái trong cảnh

Nhà nghèo Nó sinh ra trong gia đình nghèo khổ, túng thiếu và nhiều lần

chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau Nó bị rắn cắn chết trong khi cùng với cha

mẹ cố tìm miếng ăn cho gia đình, “người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết

ra cả” Cảnh đó thật xót xa, thê thảm Tất cả cảnh đời của họ đều gợi cho

người đọc bao điều suy ngẫm và nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống nhiều bất hạnh đó

Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưng cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực Ở

đề tài nào và đối tượng khám phá nào thì thế giới nghệ thuật của Tô Hoài trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm

về một quãng đời của ông Ông quan niệm: “Những sáng tác của tôi đều miêu

tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình”

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau

Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của

Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970

Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đề và

đề tài Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc Tây Bắc không còn là miền đất xa lạ, nó đã trở thành quê hương thứ hai của Tô Hoài Ông viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình

Bởi lẽ, với Tô Hoài: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho

Trang 18

tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc“lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng

sáng tạo và thúc đẩy nhà văn viết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này Trên cơ sở đó, có thể xem ông là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học viết về đề tài Tây Bắc.Tác phẩm

đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện Núi cứu quốc (1948) Nhưng phải đến Truyện Tây Bắc, Tô Hoài mới có được sự thành công đặc sắc

ở mảng đề tài về miền núi Tây Bắc Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến Tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi viết về miền núi càng về sau càng được phát huy và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ

sau 1955 như: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai

Châu Nhà văn tiếp tục ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi

Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sống trong cuộc đời mới, nhà văn Tô Hoài cũng không quên “ôn chuyện cũ”, ngòi bút của ông hướng về xã hội trước cách mạng tháng Tám từ cách nhìn, sự suy ngẫm sâu sắc hơn theo thời gian và những trải nghiệm trong cuộc

sống Ở tiểu thuyết Mười năm với tầm nhận thức mới và từ chỗ đứng của

cuộc sống hiện tại nhiều đổi thay mang ý nghĩa lớn trong đời sống dân tộc, Tô Hoài đã phản ảnh chân thật và sinh động hơn cảnh sống bi thảm, đói nghèo, cùng quẫn ở một vùng quê ven đô, nơi mà nhà văn đã chứng kiến và trải qua cùng với bao số phận khác Tô Hoài còn viết nhiều tác phẩm khác về ngoại

thành Hà Nội như: Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, Người đường phố,

và gần đây là Chuyện cũ Hà Nội Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu,

cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phong phú đa dạng Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện

Trang 19

hiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí Nhiều tác phẩm kí của ông xuất hiện sau

những chuyến đi lên Tây Bắc như: Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thăm nước bạn như Tôi thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng

song cửa Đặc biệt, Tô Hoài có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn

và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông như

Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều Từ các tập hồi kí này, người đọc có

điều kiện để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận, nhân cách nhà văn trong hành trình văn chương của ông và một số nhà văn khác Cách viết hồi kí của Tô Hoài rất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc không thua kém gì so với thể loại khác

Mỗi kí sự của Tô Hoài đều có sắc thái riêng Ví dụ mảng hồi kí về thủ đô

Hà Nội, từ Chuyện cũ Hà Nội (1986) đến Hà Nội và Hà Nội (1996) đã đem

lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ

đô Hà Nội hiện lên trong từng trang văn của Tô Hoài với những đa đoan lắm chuyện và có cả một Hà Nội của những số kiếp lầm than, Hà Nội với những phong tục độc đáo mà nay chỉ còn trên trang sách Có lẽ vì thế mà nhà văn Nga Ni-cu-Lin đã tinh tế phát hiện ở nhà văn Tô Hoài một nhà dân tộc học

1.3 Kí sự Chuyện cũ Hà Nội

Thực tế văn chương cho thấy, một tác phẩm văn học có giá trị bao giờ cũng là câu trả lời những yêu cầu của con người về Tổ quốc, gia đình, diện mạo của mỗi thời của mỗi dân tộc Đó cũng là phương diện văn hoá của văn học Lịch sử văn học Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều tác phẩm đạt được

như vậy, trong đó có Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài Đây là một tập kí sự

độc đáo, hấp dẫn người đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn thấu đáo

Trang 20

hồn hậu, thấm đẫm tình yêu sâu lắng, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng về mảnh

đất Thăng Long xưa của Tô Hoài Chuyện cũ Hà Nội được xuất bản từ năm

1986 gồm bốn mươi truyện Đến lần tái bản (2004) là 114 truyện với truyện

mở đầu là Phố mới và kết thúc là Cửa Thiền Cấu trúc tác phẩm đã tạo cảm

hứng bao trùm về một đời sống văn hoá Hà Nội xưa: vận động phát triển

nhưng vẫn trầm lặng, cổ kính Chuyện cũ Hà Nội được viết theo một cách viết

mới, đây không phải là văn hư cấu như trong truyện ngắn và tiểu thuyết mà bạn đọc đã quá quen thuộc, mà là văn kể chuyện, một lối kể hoàn toàn thoát

ra khỏi cái tôi, theo cách kể của dân gian Một lối kể với văn phong giản dị,

cô đúc, ngắn gọn như các loại truyện có trong kho tàng văn học dân gian -

Một kiểu “Vũ trung tùy bút” của thời hiện đại, nhằm ghi lại “muôn mặt đời

thường” của Hà Nội một thời thuộc Pháp chưa xa lắm, khi đất nước chuyển

sang xã hội thuộc địa, vào đầu thế kỉ XX Từ người và cảnh, nếp sống và phong tục, ẩm thực và thú chơi nơi vùng ngoại ô ven đô hay nội thị đều được

Tô Hoài ghi lại rất tỉ mỉ trong tập truyện này Bức tranh Hà Nội ấy đã làm nên

một nét riêng rất giá trị cho Chuyện cũ Hà Nội để phân biệt với những tác

phẩm viết về Hà Nội của Tô Hoài cũng như của nhiều người viết về Hà Nội khác nói chung Như vậy, sau cách mạng, viết về Hà Nội, Tô Hoài đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử của đất nước

Không gian tác phẩm được tái hiện từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường, từ những câu ca dao bình dị kể về sự tích làng Yên Thái, chợ Bưởi, chùa Bà Sách, gái Kẻ Cót buôn dăm, trai làng nghề dệt cửu đến làng Vòng, chuyên làm Cốm tới làng Láng mở hội kéo cờ, đến 36 phố phường với âm vang rộn ràng của tiếng leng keng tàu điện với tà áo dài tha thướt của thiếu nữ

Hà Nội, tới tiếng đàn, nhịp phách, tiếng hát nỉ non ở phố Hàng Giấy “phố ả đào cổ nhất Hà Nội” Tác giả đã dựng lên một bức tranh rất thực của Hà Nội xưa – nơi quần cư của nhiều con người đến từ mọi miền, hoà hợp với những giá trị tự thân của Hà Nội, tạo nên nét tinh tế, tao nhã của văn hoá Thăng

Trang 21

Long Điều khác biệt của Tô Hoài so với các nhà văn khác cùng thời viết về

Hà Nội, là tác giả đi vào tầng sâu của cuộc sống Hà Nội, cảnh lầm than đau khổ của dân nghèo phố thị bị bóc lột, đè nén, áp bức, cảnh bọn thực dân nghênh ngang đầu phố cuối chợ, nhưng trong mạch sâu của cuộc sống vẫn tồn tại một đời sống văn hoá với bao phong tục, tập quán, lễ hội làm nên sắc diện đặc biệt của cuộc sống Hà Nội xưa Viết về mảnh đất Thăng Long xưa, như

lời tác giả “là tự thuật đời sống tinh thần, vật chất và hoạt động của một địa

phương, là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử mỗi vùng làm nên hình ảnh

cả nước, cả dân tộc, có nối tiếp và lâu dài Nó cũng là kỷ yếu đời người, bài học hôm nay và mai sau”

Nói về nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn đã

từng nhận xét như sau: “Óc quan sát tinh tế và tỉ mỉ đã giúp cho Tô Hoài nhớ

và ghi được nhiều chi tiết về cuộc sống ở Hà Nội Xét về thời gian lịch sử, ta thấy Hà Nội đã được Tô Hoài theo dõi liên tục, từ khi Pháp mới sang cho tới những năm 30, 40 và kết thúc bằng Cách mạng tháng Tám…”.Tất cả những

điều này, sẽ được thể hiện trọn vẹn và sinh động trong kí sự Chuyện cũ Hà

Nội

Trang 22

CHƯƠNG II: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG

NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

2.1 Cảm quan hiện thực đời thường trong dòng chảy tự nhiên dung dị 2.1.1 Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hóa đời thường

Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã giành rất nhiều trang viết để ghi lại

những nếp sống đẹp của người Hà Nội xưa Có cả những nếp sống cũ và những nếp sống mới - lạ thời đó, mà giờ đây, trong xã hội hiện đại này, có phần nào đã bị coi nhẹ hoặc không còn

Đầu tiên phải kể đến nếp sống đã ăn sâu vào tâm hồn của người Việt Nam, đó là luôn hướng về nguồn cội, tác phẩm ánh lên những nét đẹp của lễ tết, phong tục tập quán, lễ hội, là tâm hồn trong sáng, bình dị tiềm ẩn trong các mối quan hệ hàng ngày mà vẫn đầy sức mạnh và khát vọng đổi thay của người Hà Nội trong những năm tháng đó Dù có đi bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì, trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người đều hướng về nguồn gốc của mình Cả năm có một ngày như thế: Đó là tết, ngày của sum họp gia đình,

nhưng cũng là ngày rất cơ cực của người dân nghèo Hà Nội thời đó “nhà

nghèo chạy cái tết bở hơi tai” nhưng vẫn chuẩn bị cho ngày đó với tất cả tâm

hồn cho người sống và cho cả tổ tiên ông bà Nhà nào có của nả một chút thì

có miếng thịt lợn, cái chân giò, con gà để cúng tổ tiên Nhà nào thanh bạch thì

có đĩa xôi, nải chuối Nhà túng bấn, kiệt cùng cũng phải có thẻ hương, bát nước cúng đặt lên bàn thờ Cốt là có tấm lòng ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên mình Nét vui của tết lại hiện lên trong niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ

“bánh pháo tép”, “miếng khế khô lẫn mật gừng”, “đôi guốc mộc mới”

Trong cái nhìn giản dị mà cảm động của Tô Hoài, nét đẹp của ngày tết là ngày

tiếp khách thăm hỏi nhau, ân cần, tha thứ cho nhau vì đấy là ngày “thân phận

mỗi người được quý trọng”, là ngày mừng nhau mọi sự tốt lành ngay cả trong

cuộc sống khổ cực Một nét văn hoá của Hà Nội xưa của cha ông để lại đã làm đẹp, làm vui thêm cuộc sống vốn quanh năm nghèo túng, đó là việc kéo

Trang 23

dài những cái Tết Sau ngày tết nguyên đán “còn có những ngày râu ria mà

nhà nghèo rớt mồng tơi cũng phải có được gói hoa, nén hương” Đó là “ngày

giỗ tổ” tổ nghề giấy, nghề lụa, hai mươi ba tết, ông công ông táo, chiều ba mươi cúng trừ tịch, mồng 3 – 4 lễ hoá vàng, mồng bảy hạ cây nêu, nhà nào dệt vải đưa mấy nhát thoi lấy may đến cúng rằm tháng giêng sang tháng ba lại tết bánh trôi, bánh chay, tháng năm tết Đoan Ngọ mừng hoa quả mới Ở các cửa đền miếu đều có cúng quan ôn, cúng cháo vẩy ra bờ bụi cho các âm hồn

bơ vơ lang thang được hớp nước ngũ cốc, ngọc thực đến tết trung thu tháng tám và khi gió heo may về, vào mồng mười tháng mười tết cơm mới Sau lễ tết đến hội hè Làng Mọc tháng giêng vào hội đánh cờ người, tháng tám hội đền Ghềnh, hội rước kiệu bò ở Đền Trại, Thủ Lệ, hội làng Đông, làng Hồ rước về đền Voi Phục, trong sân đình có hội thi cây cảnh cả một không gian

rực rỡ sắc mầu “90 giàn lễ hội áo the, quần lĩnh tía, khăn vuông láng thâm,

khăn nhiễu thanh, áo cánh lụa thâm, quần túm ống vào trong xà cạp hoa đào”

tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cọt kẹt của đu quay cùng tiếng hát hoà điệu trong vùng Thăng Long xưa gợi lên bao nét đẹp riêng của đời sống văn hoá kinh thành Bởi lễ hội là một sản phẩm và là một biểu hiện của nền văn hoá, tham gia lễ hội là thể hiện một cách ứng xử văn hoá của người Hà Nội, họ tìm trong đó sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái

Bên cạnh việc làm sống lại những phong tục cổ xưa Tô Hoài còn kể về: Cái ăn, cái mặc, cái đi đứng, những quan hệ và giao tiếp của người ta đó là cái

nề nếp văn hóa con người rất thân thiết Với quan niệm như vậy ông luôn chăm chú quan sát, lắng nghe, nhìn nhận và khám phá những nét đời thường ở các cung bậc, các giá trị văn hóa dân tộc mỗi thời Nói đến nếp sống của người Hà Nội xưa là còn nói đến nếp sống thanh lịch Sự thanh lịch tinh tế, lịch sự của người Hà Nội được thể hiện qua từng lời nói, lời chào thân thiện

Trong Lời chào cao hơn mâm cỗ, tác giả đã ghi lại những lời chào của người

Hà Nội xưa và nay Người Hà Nội xưa quan niệm “Lời chào cao hơn mâm

Trang 24

cỗ” Ở trong nhà, người nhỏ tuổi phải đi gửi về thưa với người lớn, về đến

nhà hay ra khỏi nhà đều phải chào hỏi Từ khi trẻ vừa bập bẹ tập nói đã được dạy những điều này Khi trẻ lớn hơn một chút, nếu sơ xuất không chào thì được người lớn nhắc nhở Khi ra đường ở phố hay trong làng, họ hàng láng giềng hay những người quen biết khi gặp đều chào hỏi nhau, tác giả viết:

“Ngoài đường, trong làng hay trong phố cũng thế, nhất là ở trong làng, họ

hàng, láng giềng và quen biết rộng, khi gặp đều chào hỏi nhau Với các cụ ông, cụ bà, các vị cao tuổi thì không kể họ hàng láng giềng, miễn là biết mặt, biết tiếng, đều lễ phép chào hỏi Đương đi nhanh, bước chậm lại, dừng lại, chắp tay (trẻ con, học sinh thì khoanh tay) cất tiếng chào Như vậy, là đứng đắn, là ngoan mà mau mồm mau miệng” [5, 419]

Đến cách thức ăn uống trong Chuyện cũ Hà Nội cũng trở thành nét văn hóa “Một mâm cơm dẫu xềnh xoàng ở gia đình, dùng mâm chõng, mâm gỗ,

nhà có thì mâm đồng, mâm nhôm nhưng mỗi thứ bày ra đều có trật tự nhất định Bát nước chấm đặt ở giữa Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên Hai bát canh không đặt liền nhau Trẻ con ngồi mâm với người lớn thì lễ phép lấy đũa so cho mọi người,

để ý đặt đầu đũa to ra ngoài để tiện tay người cầm” [5, 413] Khi ăn mồm

không nhai tóp tép, không vừa lúng búng nhai vừa nói chuyện Cách ngồi

cũng bộc lộ ý tứ riêng, điều mà có lẽ thời nay trở nên mai một “Vợ chồng ý tứ

không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà” [5, 414]

Trong Chuyện cũ Hà Nội, chúng ta còn bắt gặp con mắt đời thường dung

dị của nhà văn khi khám phá văn hóa ẩm thực Từ lâu, nghệ thuật ăn uống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã được các nhà văn quan tâm và đề cập đến trong các tác phẩm văn học Những tên tuổi như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài với những trang viết bất hủ của mình đã làm bừng sáng một khía cạnh quan trọng trong di sản văn hóa của cha ông ta về

Trang 25

nghệ thuật ăn uống Còn đối với Tô Hoài, ông lại có cách nhìn rất riêng và

độc đáo về những món ngon của Hà Nội xưa Ẩm thực trong Chuyện cũ Hà

Nội của Tô Hoài không lãng mạn như Thạch Lam, cũng không cầu kì như

Nguyễn Tuân nhưng vẫn đầy đủ phong thái tinh tế của người Kẻ Chợ Ông viết về nguồn gốc của các món ăn, từ những món ăn bình dân đến những món tinh hoa nhất của Hà Nội Theo dòng chảy của thời gian món ăn Hà Nội cũng dần thay đổi Từ gánh phở chợ ngoại ô những năm 1930 đến phở không người lái thời chống Mĩ đến tô phở vịt ngày nay Món ăn đã phản ánh những biến

thiên của đất nước “Vẫn phở nhưng phở đã thay đổi nhiều, theo thời gian và

theo thời thế” [5, 477] Phở có thật nhiều loại: nào là phở Bắc, phở chua, phở

chín, phở bò, phở gà và mãi về sau lại xuất hiện thêm phở tái bò Thời gian

trôi qua nhiều thứ thay đổi và phở cũng không ngoại lệ “Giờ đây trong phở

lại có thêm hai quả trứng gà, nửa khoanh giò lụa, một cục thịt mọc trắng hếu” [5, 479] Đĩa bánh cuốn cũng bể dâu “Con sâu, cái kiến và chiếc bánh cuốn cũng có bước đường đời của nó” [5, 462] Bên cạnh những nổi chìm của

“Chả cá” những gian truân của “Thịt chó”, sự cầu kì của rau thơm thì “ Cháo” vẫn là đặc sắc

Ở thiên kí sự này, Tô Hoài đã giới thiệu về các món ăn với một hứng thú không vơi cạn, khiến người đọc có được một góc nhìn khác về con người, lối

sống, nếp ăn của người dân Thủ đô Trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài còn viết về món “Chả cá” rất chi tiết và tỉ mỉ Món này có nguồn gốc từ một gia

đình nhà họ Đoàn sống ở phố Hàng Sơn Họ đã lấy cá nướng làm chả và ăn với bún Được nhiều người ưa thích nên họ đã mở quán bán món này và lấy

tên là “Hiệu chả cá Lã Vọng” Sở dĩ gọi là chả cá Lã Vọng là bởi vì trước cửa

quán có bày bức tượng ông Lã Vọng xách cần câu và một xâu cá Để chế biến được món chả cá ngon cũng rất cầu kì Đầu tiên người ta chọn cá lăng để làm chả Đây là loại cá sống ở vùng ngã ba Hạc, cá không tanh, nạc và không có xương răm Đến mùa lạnh không có cá lăng thì người ta thay bằng cá chuối

Trang 26

hay cá sộp Công thức để chế biến món ăn này được Tô Hoài miêu tả rất tỉ mỉ

chi tiết “Cá được lọc kĩ, xắt miếng mỏng con cờ Cá ướp mắm muối nhạt, bóp

nghệ già thật kỹ Miếng chả màu nghệ tươi như hoa hiên, cặp lại từng gắp Cẩn thận cái gắp cũng phải kén tre cật cho hơ vào lửa khi nướng khỏi cháy”

[5, 457] Chả cá ăn với mắm tôm được đánh ngầu trắng lên, vắt chanh và mấy giọt rượu vào rồi bỏ giọt cà cuống là phải vị nhất, món này phải ăn nóng mới ngon

Sang đến món bánh cuốn, Tô Hoài cũng viết về “bước đường đời” của

nó Đây là một thứ quà có từ rất lâu đời ở Hà Nội Bánh cuốn Hà Nội được bắt nguồn từ hai thứ là bánh đa ướt và bánh cuốn Thanh Trì Bánh đa ướt là bánh đa không phơi khô, không được nướng thành bánh đa vừng, bánh đa đường mà khi bánh đã đổ khuôn rồi thì được để nguyên bánh ướt, rắc vào lòng bánh một ít hành khô đã phi mỡ rồi gấp vuông lại Bánh được xếp thành từng mớ từng chồng, cách nhau bằng miếng lá chuối tươi Bánh đa ướt khi ăn được chấm với nước mắm, kèm với chảo đậu rán xốp phồng lên rất ngon và ngậy Còn bánh cuốn Thanh Trì có nguồn gốc từ gánh bánh của ông Tàu già

trên đường phố Những đêm khuya, nghe khàn khàn tiếng rao “lốc bểu, lốc

bểu” Đây là hàng bánh cuốn được tráng mỏng và có nhân thịt, về sau bánh

cuốn Thanh Trì cũng được tráng mỏng như tờ giấy bản trắng trong soi lên được Lúc đầu bánh cuốn Thanh Trì ăn với giò lụa nước mắm cà cuống, dần

về sau nước mắm cà cuống được thay bằng nước mắm dấm ớt

Một thứ quà sáng quen thuộc không thể thiếu ở Hà Nội là “Cháo” Có

nhiều loại cháo khác nhau rất phong phú và đa dạng Cháo có liên quan đến thịt hay cá thì có cháo bò, cháo phổi, cháo lòng, cháo gà, cháo lươn, cháo cá, cháo vịt, cháo bầu dục, cháo tim gan, cháo tiết, cháo trắng Với các loại ngũ cốc, rau đậu thì có cháo kê, cháo ngô, cháo hoa, cháo bột lọc, cháo bột se, cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu om Cháo bột lọc đong vào đĩa, bột đông thành bánh lẫn sườn lợn gọi là cháo sườn Cháo trắng rắc hành với tía

Trang 27

tô, húp nóng, toát mô hôi có thể hạ sốt khi bị cảm cúm Mỗi một loại cháo đều có những cách thưởng thức khác nhau Có nhiều người phu ở bến tàu xe khuân vác cực nhọc cũng chỉ ăn sáng nhẹ nhàng bằng cháo rồi đi làm Cho nên cháo đã trở thành một món quà sáng hết sức quen thuộc đối với người Hà Nội

Bên cạnh cháo là món phở Đây là thứ quà vô cùng đặc biệt của người

Hà Nội Đã có nhiều nhà văn viết rất hay về phở Trong Hà Nội băm sáu phố

phường, Thạch Lam đã say sưa khám phá những vẻ đẹp và vị ngon của phở

với tất cả cái tính tế của món ăn này “Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra

khắp phố Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội không có đâu làm nhiều – thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, với hành tây đủ cả Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa”

Cũng nói về phở, Nguyễn Tuân lại có một cách thưởng thức khác Tô Hoài nhận xét về phở của Nguyễn Tuân như sau: “Nhưng ông Nguyễn cả đời chỉ

xơi thịt bò chín, không đụng một thứ phở nào khác Ông nói: “Ai muốn tẩm

bổ thì cứ chén tái dúng, tái lăn, xào giòn, xào mềm Tôi thì chỉ có thịt bò chín, đấy mới là tinh hoa phở”… Và ăn phở ông Nguyễn lùa rất nhanh, lại theo

thuyết của ông “ăn nhanh cho nóng, phở càng nóng càng ngon” Khác với cách thưởng thức của Thạch Lam và Nguyễn Tuân, Tô Hoài cho rằng “Tôi ăn

kiểu phở nào cũng thấy được, được cả” [5, 475] Theo ông phở có nguồn gốc

từ món ăn “Ngưu nhục phấn” của Quảng Đông, sang đến Hà Nội món ăn này

đã được Hà Nội hóa và trở thành món ăn đặc biệt của vùng đất này Ban đầu chỉ có phở chín - phở bò, phở trâu Đến chiến tranh thế giới lần thứ hai (khoảng những năm 1939) mới có thêm phở gà Mãi về sau mới có phở tái bò Gần đây cũng có nhà hàng làm phở tái gà Cũng gốc ở Hoa Nam lan sang Cao Bằng rồi xuống Hà Nội thì số phận phở chua lại chìm nổi không may Để

làm phở chua người ta lấy “bánh hái nhỏ, trên mặt bánh đặt mấy miếng thịt

Trang 28

lợn luộc xà xíu lẫn với lạc rang giã nhỏ Tất cả được rưới đẫm nước mỡ có vị chua ngọt thoang thoảng Khách rộn phở lên ăn với từng lá húng” [5, 476]

Say mê với đề tài cái “ăn”, Tô Hoài không quên sự chú ý của mình đối với chuyện “mặc” của người Hà Nội Hà Nội ngày nay đã khoác trên mình một chiếc áo mới nhưng không vì lẽ đó mà những nét đặc trưng xưa kia của

Hà Nội thời trước bị rơi vào quên lãng Vẫn ồn ào với tiếng tàu điện leng keng, vẫn nhộn nhịp và sặc sỡ đâu đấy ta vẫn nhận thấy những tà áo dài từ thủa thay vai nhuộm nâu đến những chiếc áo Lơ Muya thời trang Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài Áo dài có từ bao giờ cũng khó xác định, có thể đã hơn trăm năm và ngày nay trở thành trang phục đẹp nhất, tiêu biểu cho cách ăn mặc đậm đà tính dân tộc người phụ nữ Việt Trong

truyện Chiếc áo dài nhà văn Tô Hoài cũng chỉ ra sự khác biệt trong trang phục của chiếc áo dài hồi đầu thế kỉ XX “Cũng là áo dài nhưng không phải

cái nào cũng giống cái nào Ở mỗi vùng, mỗi tầng lớp may mặc cũng khác nhau” [5, 574] Cái áo của kẻ sang khác cái áo của kẻ hèn, nghèo khó Kiểu

cách và màu sắc, cái áo của tuổi con gái khác cái áo của tuổi nạ dòng Nét đẹp của con gái Hà Thành còn được thể hiện ở những kiểu áo dài khác nhau theo từng thời kì Đi liền với áo còn biết bao sự tỉ mỉ tinh tế khác: Áo tứ thân mặc khi đi hội là áo the áo lụa, có thắt lưng buông vạt trước Áo tứ thân nâu non nâu già dùng để đi đường, đi chợ vạt trước thắt lưng lại thả xuống gọi là áo dài thắt lưng quả găng Tức là mỗi nét biến tấu hay khác biệt của một nếp áo hay cách vấn khăn không phải là sự tùy hứng phá cách mà đều xuất phát từ nhứng quy ước ngầm Những nề nếp có từ xưa nhưng không phải ai cũng có khả năng đọc ra những ẩn số văn hóa từ đôi nét tưởng như nhỏ nhoi, bình dị

ấy Đến nay trang phục áo dài của thanh nữ Hà Nội vẫn là nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam

Nối tiếp áo dài, chiếc nón lá cũng giản dị xuất hiện trong trang văn của

Tô Hoài được đặt trong dòng chảy của lịch của người xưa:“Cái nón tương

Trang 29

truyền đã ra đời đã thành tên từ thời Lý Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ…” [5, 394] Theo dòng chảy truyền thống ấy Tô Hoài cũng chau

chuốt trong dòng miêu tả sự khác biệt giữa nón cu li và nón bài thơ “Thời sau

cùng của nón, nón bài thơ ra đời cùng lúc với nón cu li Hai kiểu nón khuôn khổ hơi giống nhau nhưng sang hèn khác nhau, nón bài thơ của các tiểu thư khuê các, nón cu li của người làm phu làm ruộng” [5, 395] Nếu nón bài thơ

quai bằng lụa màu hoa đào hoa cau, đôi khi giắt kín đáo mặt gương tròn lấp lánh trong lòng nón thì nón cu li vẫn khuôn ấy nhưng vành cứng, khâu dây móc diều, lá dày, lá già, lòng nông choèn, vàng sậm, quai bằng mảnh giang,

sợ mây “Nón cu li của người dầm mưa dãi nắng Trời nóng nực, ngồi nghỉ

chân, nón thành cái quạt phe phẩy Vục nón xuống sông, ra vòi máy hứng lấy nước uống, rửa mặt” [5, 396] Như vậy chỉ qua hình dáng chiếc nón, chất liệu

của nón mà nói nên thân phận của người mang nón Có lẽ vì thế mà cái ăn cái mặc không phải chỉ là chuyện về cuộc sống mà nó còn là chiều sâu văn hóa của thời đại

Sẽ là thiếu sót nếu như đã nói đến ẩm thực nói đến trang phục mà lại không nói đến thú chơi Thú chơi của người Hà Nội xưa cũng trở thành một nét đẹp riêng, nó tạo thành một đặc trưng rất riêng của người Hà Nội Trong

Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã ghi lại thú chơi diều sáo của người Hà Nội Đây

là một thú chơi tao nhã vẫn tồn tại cho đến ngày nay Thú chơi diều đã tạo thành một ngày hội vào tháng giêng Làm được một cánh diều quả là rất kì

công Trong truyện Diều sáo, Tô Hoài đã miêu tả rất kĩ về cách làm diều:

“Cây tre, cây hóp ngả vào mùa lạnh mới chắc thớ không bao giờ mọt Hóp đá

và tre đực ngâm vào bùn trong ao cả mùa, cả năm Vớt lên, đẽo vót qua loa rồi đem gác bếp cả bộ sườn, bộ khung Cuối tháng giêng rỡ xuống thanh hóp

đá và những mảnh tre cật đã được khói hun óng đỏ, dẻo như cái lạt” [5, 313]

Sau khi làm khung xong lại phải phết giấy dán diều Bước này cũng rất tỉ mỉ

và vất vả Xong việc diều là việc đi sửa sáo Sáo được đẽo bằng mảnh gộc tre

Trang 30

đực Hoàn thiện diều đợi cho ngày có gió là đem đi thả diều Làm diều, đẽo

sáo đã lắm kỳ công mà thả được diều cũng không phải là điều dễ dàng: “Một

người lực điền vác diều ra giữa cánh đồng, đâm diều lên Hai bàn tay bác hương Cang thoăn thoắt tháo dây Nghe chừng diều hết chao lên cao dần, đến lúc vào gió, mới thong thả cánh tay lên đến gió trên thì coi như cái diều oai hùng đứng thảnh thơi một mình giữa trời” [5, 316] Được thả mình giữa

chiều lộng gió, nghe chính thanh âm mình tạo nên vi vút giữa trời, hòa âm cùng những chiếc diều khác quả là thứ cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản khó thứ gì sánh bằng Diều sáo cũng như là một người bạn tri kỉ, biết làm cho con người ta vơi đi những mệt mỏi lo toan của cuộc sống khó khăn thường ngày Bởi vậy, người ta thường nói chơi diều sáo rất khó, lại mất nhiều thời gian Nhưng hình như, cái gì càng khó, lại càng mê Có thể nói, tất cả những thú chơi này đều mang một vẻ đẹp thuần khiết Tuy nhiên, trong xã hội đang vận động theo xu hướng đô thị hoá lúc bấy giờ thì những thú chơi này cũng đã có

ít nhiều những thay đổi Nó không chỉ mang tính chất tích cực mà bên cạnh

đó cũng có một số thú chơi bị lai tạp và mang tính chất tiêu cực, chạy theo lợi nhuận, chạy theo thời thế

Tuy vậy, bên cạnh những nét văn hóa đẹp trong những ngày lễ hội đầu xuân, trong văn hóa ẩm thực, trong cái ăn cái mặc thường ngày của những con người Hà Nội xưa, thì đâu đó vẫn phảng phất những mảng tối những vị cay đắng trong miếng ăn và những hủ tục lạc hậu ở những vùng quê nghèo khó Đó là các đám ma đám cưới trẻ con xa gần chầu chực lê la suốt ngày ở những nhà có cỗ nửa như vui chơi nửa như phô bày sự thực: Sự mong ngóng được một miếng ăn miễn phí Vậy mà miếng ăn đó lại được lo bởi một nhà

nghèo trong một “Đám ma khô” Tô Hoài đã phơi bày sự thực ấy “Xưa nay,

trong họ ngoài làng, nhà nào chẳng có cha già, mẹ héo mình đã phải đi phúng viếng hào bạc hay chai rượu, bao hương, bao nến Không phải lệ làng, không có khoán hương ước mà đâm trói buộc nặng nề, không có không được”

Trang 31

[5, 53] Nhưng trớ trêu thay “Nhà bác đĩ Hiền chạy ăn từng bữa chưa xong

mà vẫn phải đi mừng rỡ, phúng viếng nhà người Ông bố chết đường đã thảm hại, mà ở nhà lại mất hết, bởi vì xưa nay đi mừng đi phúng tốn kém thế mà từ rày không có dịp nhà ai đền đáp lại nhà mình” [5, 53] Thế nên nỗi đau mất

cha, mất của, trong cái khó ló cái khôn: Quyết định làm ma khô cho cha để

rửa tiếng nhục chết đường chết chợ, chết mất xác lại có cơ hội “Trả lại miệng,

đòi nợ miệng” Chính vì vậy đám ma của người sống trở thành ngày hội của

của người sống “Có đến hai ba ngày nhộn nhịp Gần khắp làng kéo đến ăn cỗ

nhà bác đĩ Hiền” [5, 53] Một cảnh tượng tương phản đã diễn ra chẳng khác

nào Hạnh phúc một tang gia nhưng cái kết lại đau lòng người sống Cuối

cùng bác đĩ Hiền cũng rửa được tiếng nhưng khốn khổ đến mức mấy năm sau phải đi làm cái công việc mà hàng xóm sợ nhất là “đi phu cao su” và chẳng bao giờ về nữa Tô Hoài không khỏi khiến người đọc xót xa về một hủ tục khiến cho người quê đã khổ nay còn khổ hơn Chính miếng ăn lại là miếng nhục, là cái nợ lần “ăn vạ” lẫn nhau đã đẩy người dân nghèo vào bước đường cùng

Những đặc trưng về nếp sống ấy của người Hà Nội, trải qua những thăng trầm biến thiên của lịch sử, giờ đây có những đặc trưng đã trở thành giá trị văn hóa truyền thống và là những tinh hoa của người Việt Tuy nhiên đến nay nếp sống hiện đại đã có nhiều tác động đến đời sống của con người, họ đã phần nào bị “Tây hóa” theo nền văn hóa của nước ngoài mà có phần sao nhãng nếp sống của dân tộc mình Trong hoàn cảnh như vậy, cái cũ chưa mất hoàn toàn, cái mới lại chưa định hình rõ ràng cụ thể Cái mới và cái cũ cùng tồn tại song song nhau, làm cho xã hội có sự thay đổi mạnh mẽ Vì vậy bên cạnh một Hà Nội văn hiến vẫn có một Hà Nội phồn tạp nhiều giá trị văn hóa Như vậy bằng cảm quan hiện thực Tô Hoài đã dựng lại đời sống đất kinh

kỳ xưa bằng hình tượng ngôn từ, tập truyện tạo nên cảm xúc thiết tha cho mọi người đọc về một thủ đô ngàn năm với bao chuyện khổ đau, nhọc nhằn ở một

Trang 32

thời nô lệ tối tăm nhưng tiềm ẩn trong mảnh đất kinh kỳ vẫn là một sức sống, một khát vọng thay đổi, một vẻ đẹp lặng thầm, cổ kính Có lẽ, đây là khoảng lặng đẹp nhất, nêu rõ bản chất tầng sâu văn hoá của người Hà Nội xưa Trong khổ đau vẫn thiết tha hướng đến lý tưởng nhân văn tốt đẹp, tự nhận thức mình, thay đổi mình là bằng mọi giá, nâng mình lên để kịp thời cơ đón nhận ngọn gió cách mạng giành chính quyền 1945 lịch sử và từ đó vận động, phát triển lên, rạng rỡ, đẹp, hào hùng cho đến thời đại mới

2.1.2 Hà Nội của những con người đời thường

Cảm quan nghệ thuật về con người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học Người nghệ sĩ đích thực là người luôn suy nghĩ về con người, vì con người và có cách cảm nhận riêng về con người Khám phá cảm quan nghệ thuật về con người của một tác giả là đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ để

đánh giá đúng về họ Với Tô Hoài, ông quan niệm “Đấu tranh để nói ra sự

thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng” Thế nên, con người trong văn Tô

Hoài không tô vẽ, không xây dựng một hình mẫu lí tưởng nào mà con người xuất hiện trong trang văn với những gì đời thường vốn có, có những buồn vui

rất thực Con người trong Chuyện cũ Hà Nội là những người lao động bình

thường, con người được miêu tả chân thực như bản chất thường ngày của họ,

có nhiều giai tầng nhiều địa vị nghề nghiệp khác nhau từ thượng lưu, hạ lưu quan tây đến những ông chủ giang hồ, ông đồ dạy học, bác phu xe, người đàn

bà dại mất con… Tất cả làm sống lại một xã hội sinh động rất thực với những tính cách số phận đa dạng, mảng sáng tối chen lấn không phân định rành rọt Khi viết về con người, Tô Hoài đã nhìn hiện thực ở một khoảng cách rất gần Tức là trong cuộc sống vất vả khó khăn thì con người có những cái đáng yêu và cũng có những thói xấu vụn vặt, tiêu cực Ngòi bút Tô Hoài không hề

né tránh những điều đó nên ông đã tạo dựng nhân vật của mình như là những con người trong xã hội, những con người đã từng nếm trải, từng va vấp với

Trang 33

đời Chú Cát trong Đêm giao thừa là một nhân vật như thế Chú Cát là một

tay có thói quen đánh trộm chó của làng nước Thói quen nhếch nhác ấy đã ăn sâu vào máu, đến nỗi mỗi đêm giao thừa nếu không khoắng được cái “của giời kia” là thấy bứt rứt khó chịu Nhưng chú Cát đáng thương hơn đáng giận bởi chính cái thói quen ngấm vào máu ấy lại xuất phát từ cái đói nghèo mà ra Ngày thường, chú Cát làm việc quần quật để kiếm miếng ăn cho cả gia đình

Vì miếng cơm manh áo, chú phải đi kéo xe tay, làm thân “người ngựa, ngựa người” với những mong kiếm được cái tết cho vợ con Thế rồi vào đêm giao thừa định mệnh ấy, chú gặp được một thằng Tây Nó ném cho chú Cát một đồng ván, chú mừng khấp khởi Khổ cho chú, đó lại là một thằng Tây bị tim

la “Có thêm hai hào Chỉ tởm một tí Thế là được gần đồng bạc Chú mừng

khấp khởi Cái tết chắc giắt cạp quần rồi” Và rồi “Qua tháng giêng năm ấy, Chú Cát ốm suốt tháng hai Không ai biết chú bị bệnh gì Người cứ trương lên, chỗ nào cũng đau, đít lở loét, tanh hôi không ai dám đến gần Chú thảm thiết kêu rống suốt đêm Đến hôm chú hấp hối, chú nói, xóm giềng mới hay đêm ba mươi chú bị thằng Tây đổ bệnh tim la” [5, 51] Để có một cái tết với

hai đồng bạc, chú Cát đã mất mạng vào tháng giêng năm ấy Dưới ngòi bút khách quan, chân thực của Tô Hoài, cuộc sống được hiện lên với rất nhiều màu sắc trong đó có cả cái bi lẫn cái hài, cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái đẹp

và cái xấu Tất cả được hòa trộn vào nhau Điều đó khiến cho độc giả khi đọc tác phẩm vừa thấy cảm phục yêu mến lại vừa thấy xót xa

Nhà văn Tô Hoài quan niệm “con người là con người” với những mặt tốt

và cả những thói tật tầm thường như nó vốn có trong cuộc sống Theo ông, trời không có thiên thần, đất không có thánh nhân Từ quan niệm này mà chân dung những văn sĩ, trong đó có cả tác giả, hiện lên sinh động với những nét

biếm họa, tự trào Câu chuyện Như đêm ba mươi kể về cái lần nhà văn Tô

Hoài cùng với bạn văn Trần và một số anh em nghệ sĩ khác đi nghe hát ả đào

ở Vĩnh Hồ Trong tối hôm ấy, nhà văn Trần sau một phút yếu lòng, dù “đã hết

Trang 34

sức phanh” nhưng vẫn trót “quan hệ” với đào rượu Sau đó là ba tháng mười

ngày mất ăn mất ngủ vì lo sợ bị lây bệnh truyền nhiễm sẽ “nổ từng đốt xương,

lại lây truyền đến ba đời con cháu Nọc bệnh tim la thì ăn lên óc, mắc phải bệnh này chỉ còn đợi bó chiếu Còn bệnh lậu, ngày đêm đái ra mủ “Nổ ống khói” tóe máu, bước khạng nạng, tanh lộn mửa, không dám đến cạnh ai ”

[5, 503] Nhưng thật may nhà văn Trần không “dính đạn” Câu chuyện dở

khóc dở cười, nửa giận nửa lại thương

Viết về Hà Nội trước hết được bắt nguồn từ sự gắn bó sâu nặng của ông với thủ đô, giữa thủ đô và một đời văn như đời Tô Hoài nhiều mối quan hệ đặc biệt Với những nét đẹp truyền thống đã ngấm vào căn cốt, nên ngay cả trong cảnh đòi nợ và khất nợ, những người Hà Nội đích thực thủa xưa vẫn thể

hiện sự kiềm chế cảm xúc và nhân hậu Người đi đòi nợ trong Những ngày áp

tết mỗi năm một bần hàn, năm trước còn dùng khăn mùi xoa để khạc khi ho,

nhưng năm sau dùng giấy nhật trình Người bị đòi nợ thì chưa bao giờ có của

nả gì đáng kể cho người ta bắt nợ Đáng lẽ đồng tiền đã phải làm cho người ta thô bạo, nhất là khi kẻ mắc nợ lại “Lì lợm thi gan” Vậy mà ông Phán vẫn

ngồi im, cuối buổi chỉ nói một câu, giọng như đứt quãng: “Cụ hẹn…Cụ hẹn

cho tôi một câu chắc chắn, sang giêng tôi lại lên vậy” [5, 44] Điều đáng kể là

hành động của họ lúc người đòi nợ ra về “Bà tôi lúc bấy giờ mới lấy trong

thắt lưng ra mấy đồng xu dúi vào tay ông: Tôi gửi ông suất tàu điện ông cầm tạm vậy” [5, 45] Nhiều năm sau nợ vẫn chưa đòi được, người bị nợ đã đói

khổ càng đói khổ hơn, hành động lịch sự “gửi ông suất tàu điện” cũng không

còn nữa Đã thế kẻ đòi nợ phải đòi lấy tiền xe Vậy mà ông Phán chỉ bảo bà

tôi “Cụ cho tôi một vé tàu điện” Đặt cách ứng xử ấy “Giữa cảnh chợ chiều

cuối năm, táo tác, vội vã, chợ búa như cướp giật” [5, 45] Phải chăng Tô Hoài

thấy nó đáng thương nhưng chính sự lạc lõng của họ đã nói lên một điều rất quý, khi con người ta giành giật nhau vì miếng cơm manh áo, thì cử chỉ nhỏ nhẹ kia vẫn có khả năng làm ấm lòng người, bởi nó có tình người

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w