1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài

107 923 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài
Tác giả Đỗ Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn TS. Mai Thị Nhung
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 892,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÁC GIẢ (19)
    • 1.1. Nhà văn Tô Hoài (19)
    • 1.2. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của Tô Hoài (23)
      • 1.2.1. Khái niệm cảm quan hiện thực (23)
      • 1.2.2. Những phương diện thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài (24)
        • 1.2.2.1. Cảm quan nhân bản đời thường về con người (24)
        • 1.2.2.2. Cảm quan về xã hội qua cảnh sinh hoạt, phong tục (28)
        • 1.2.2.3. Cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật (30)
        • 1.2.2.4. Cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan (32)
    • 1.3. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực về Hà Nội trong hành trình sáng tạo của Tô Hoài (34)
      • 1.3.1. Tình yêu Hà Nội cháy bỏng và mãnh liệt (34)
      • 1.3.2. Nhãn quan phong tục đặc biệt (38)
  • CHƯƠNG 2 CẢM QUAN VỀ XÃ HỘI, CON NGƯỜI VÀ PHONG TỤC (44)
    • 2.1. Cảm quan về xã hội (44)
      • 2.1.1. Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống (44)
      • 2.1.2. Hà Nội trong sự phồn tạp của nhiều giá trị văn hóa (47)
    • 2.2. Cảm quan về con người (48)
      • 2.2.1. Con người Hà Nội trong nét đẹp văn hoá truyền thống (48)
      • 2.2.2. Con người đời thường với những tính cách và số phận đa đoan (52)
        • 2.2.2.2. Những số phận đa đoan (55)
    • 2.3. Cảm quan về phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài (62)
      • 2.3.1. Hà Nội với những nét phong tục đẹp (62)
        • 2.3.1.1. Hà Nội với những nét đẹp của lễ hội hay sự tôn vinh những giá trị tinh thần (62)
        • 2.3.1.2. Trang phục và thú chơi của một thời xưa cũ (65)
      • 2.3.2. Hà Nội với những hủ tục lạc hậu ấu trĩ (72)
  • CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC (75)
    • 3.1. Người kể chuyện biết lắng nghe trầm tích văn hóa từ những chuyện đời thường (75)
    • 3.2. Ngôn ngữ tự nhiên, có sự pha trộn nhiều màu sắc (83)
    • 3.3. Sự phong phú của không gian nghệ thuật (89)
      • 3.3.1. Phát hiện miền không gian mới, hé lộ những cuộc đời dễ bị lãng quên của Hà Nội phồn hoa (90)
      • 3.3.2. Không gian nghệ thuật có sự tương phản, sự đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại (93)
    • 3.4. Chi tiết đắt giá - một thế mạnh của bút kí Tô Hoài (0)
  • KẾT LUẬN (102)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (105)

Nội dung

không thấy ở tác phẩm của ông, nhất là tiểu thuyết, sự phản ánh những vấn đề xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử được nhìn nhận được tái hiện trong những sự việc, c

NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÁC GIẢ

Nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói cho đúng hơn thì thế giới nghệ thuật mà ông sáng tạo cũng là cả một cánh rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại Nói đến Tô Hoài, người đọc nhớ ngay đến Tô Hoài của những sáng tác về Hà Nội, Tô Hoài với miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, Tô Hoài của Dế Mèn phiêu lưu ký và những sáng tác cho thiếu nhi, Tô Hoài của hồi ký, tự truyện Ở phương diện nào, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không thể nhòe lẫn Trong cái thế giới nghệ thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại, không thể không nói đến bút kí, bên cạnh truyện ngắn, chân dung văn học…

Thời kỳ dò dẫm tìm đường, Tô Hoài bắt đầu làm thơ Mà chẳng riêng gì ông, Nam Cao, Nguyễn Tuân đều thế Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút, dò tìm Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận ra mảnh đất dụng võ của mình là văn xuôi, là những câu chuyện của mình, quanh mình như ông đã nói Ngay cả những chuyện về loài vật cũng là những chuyện về cuộc đời Hơn hai mươi tuổi (thực ra gần đây ông tiết lộ mới chỉ mười bảy tuổi), ông đã tạo được một kiệt tác ở thể đồng thoại: Dế mèn phiêu lưu ký Truyện viết cho thiếu nhi nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác phẩm này là những bài học nhân sinh sâu sắc Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế dặc biệt của Tô Hoài Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy Cuộc sống của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn động: “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà vẫn không sống nổi Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà nghĩ việc đời như thế” Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật Biệt tài ấy còn được Tô Hoài mài sắc mãi về sau Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài

Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: vì sao cảnh đời thường lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngòi bút của Tô Hoài? Vì những sáng tác đầu tiên của ông đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy là những bài thơ như Tiếng reo, Đan áo…Nhưng ngay sau đó, ông đã từ giã vườn thơ để đến với cánh đồng văn xuôi, từ bỏ chân trời lãng mạn để đến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo Có nhiều lí do dẫn đến sự chuyển hướng ấy, trong đó, phải kể tới hoàn cảnh chủ quan của nhà văn, cảnh sống vất vả túng thiếu của bản thân, gia đình khiến ông khó có thể thả mình vào một thế giới của phiêu diêu và mơ mộng, của

“chàng – nàng” Chính một nhân vật văn sĩ nghèo trong truyện ngắn của Tô Hoài - Hết một buổi chiều đã từng độc thoại: “Mạch sống của cuộc đời táp nham này còn có gì đáng lồng vào dòng nước, một nhánh hoa, một dòng nước trắng!” Vả lại sống trong môi trường Nghĩa Đô, những con người cần lao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người nông dân nghèo vẫn quen thuộc và thân thiết hơn với Tô Hoài

Nhớ lại những ngày mới tập viết, Tô Hoài kể: lúc ấy đọc sách Nhất Linh Khái Hưng thì cũng thích lắm, nhưng tự xét mình không sống cuộc sống như họ nên không thể viết như họ Cách nói ý nhị tưởng như một lời tự thú khiêm tốn về sự bất lực của mình, nhưng thực ra ở đó ngầm chứa một thứ tuyên ngôn nghệ thuật: Ngòi bút này dựa trên sự quan sát thực tế chung quanh và sống đến đâu, viết đến đó, viết ngay về những gì từng viết, từng trải quanh mình Có thể bảo một thứ tuyên ngôn như thế quá thông thường, không đủ làm ai giật mình, mà lại cũ Nhưng nó thích hợp với cá tính của Tô Hoài, thói quen ham nghe ham biết, hóm hỉnh hiền lành của ông, cũng như những chăm chỉ dùi mài nghề nghiệp những năm về sau Cuộc sống vốn không chỉ có cái dồn dập sôi nổi bên trên mà còn có cái phần chuyển động chắc chắn ở tận đáy sâu Được khích lệ bởi không khí thời đại, một số người chọn lối viết “đặt vấn đề” dồn hết tâm lực vào những cuộc đấu tranh tư tưởng và quả thật có mang lại cho các trang sách một sinh khí mới Không phải là Tô Hoài đứng ngoài chuyện đó, ông có biết và đã để tâm đưa vào sáng tác cái không khí sôi sục của đời sống Nhưng ông vẫn thấy tạng của mình là viết về cái mạch ẩn chìm kia và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn độc Nhận ra điều đó, nên khi bàn về tập Truyện Tây Bắc, một người khá thâm trầm là Tế Hanh đã nêu nhận xét:

“Trong khi nhiều người chỉ nhớ Vợ chồng A Phủ thì tôi lại rất thích Mường Giơn” Không hẳn có nhiều người cùng quan điểm với Tế Hanh, nhưng có một sự thật là: Trong khi Vợ chồng A Phủ đề cập đến cái lớn lao của thời đại với sự đổi đời của những con người nhỏ bé thì Mường Giơn lại là câu chuyện mà hình như thời nào cũng có Bởi thời nào cuộc sống chẳng gồm những nồng nàn sôi nổi lẫn những mất mát đắng cay, và khi nghĩ lại về nó, nhất là về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn một cái gì tàn phai mà không sao cứu vãn, con người bao giờ cũng ám ảnh một cảm giác nhớ, tiếc, buồn, thương

Nghiên cứu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có một nhận xét chính xác: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường” (1) Đúng thế, Tô Hoài không viết về những đôi lứa lá ngọc cành vàng, không thi vị hóa đời sống, không vẽ vời, lý tưởng hóa các chân dung Ông chỉ viết về những điều mà ông đã nhìn thấy: “Tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình, quanh mình” (Tự truyện) Những cây bút nào trước khi viết về người khác lại biết mang mình ra để tự trào, để giễu chơi cái tôi của mình một chút là những người ghê gớm, tinh tường, bởi lập tức, mọi thứ nghi lễ, rào cản về khoảng cách không còn, chỉ còn lại ta với mình, y với thị, tôi với hắn như đang nói chuyện, tán gẫu trong cuộc sống thường ngày Như vậy, viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế Rất hiếm khi ta thấy Tô Hoài cao giọng Những triết lý về đời sống của Tô Hoài bắt nguồn từ những câu chuyện đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư biện xám màu Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của Tô Hoài Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó Có cảm giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng tự đời nào, bây ông mới hé “cho khách hồng trần thử soi” Sự đời nó thế, dâu bể cũng là đấy mà ngọt ngào cũng từ đấy Chuyện về đời cũng là chuyện về chính bản thân ông Thì đấy, chàng Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký là hình bóng của tuổi trẻ Tô Hoài đi tìm kiếm tư tưởng đại đồng, những câu chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn mà Tô Hoài hồi nhớ lại trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều là những câu chuyện được ông thể hiện qua cái nhìn của mình về những câu chuyện quanh mình.

Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của Tô Hoài

1.2.1 Khái niệm cảm quan hiện thực

Hêghen trong Dẫn luận mỹ học đã nhấn mạnh: “Tác phẩm nghệ thuật là một cái nhằm phục vụ tri giác cảm quan của con người” “Để tỏ lòng biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sỹ dâng trả lại cho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người" Trong thực tế sáng tạo nghệ thuật, mỗi nghệ sỹ có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện, "dâng trả" cho hiện thực khách quan cũng khác nhau Sự "dâng trả" ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật, trong cả gia tài nghệ thuật của họ Căn cứ duy nhất để khảo sát, nhận diện bức tranh hiện thực của người nghệ sỹ là tác phẩm nghệ thuật Các tác giả A.Ja Gurevich khi bàn về Các phạm trù Văn hoá Trung cổ, Mai Nauđôp - tác giả cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học đều chú ý đến sự cảm thụ và nhận thức thế giới Mai Nauđôp cho rằng, người nghệ sỹ là người "cực kỳ nhạy cảm", nên

"anh ta nhanh chóng nhận xét, tóm bắt trúng được tất cả những gì thu hút sự chú ý của mình, để lại những dấu ấn không gì xoá nổi trong tâm khảm" Nghiên cứu khái niệm này, Chu Văn Sơn trong Ba đỉnh cao của Thơ mới- Xuân Diệu- Nguyễn Bính- Hàn Mặc Tử cho rằng: “Có thể hiểu cảm quan như là lối cảm nhận riêng trong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới của từng người nghệ sĩ Trong những trường hợp thật điển hình, cảm quan ấy thường đọng lại trong những hình mẫu tổng quát nào đó”

Như vậy, cảm quan hiện thực chính là lối cảm nhận riêng về thế giới của từng nghệ sĩ Lối cảm nhận ấy được thể hiện trong từng tác phẩm của họ

Nó chi phối mạnh mẽ để làm nên thế giới nghệ thuật riêng của nhà văn Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyên cũ Hà Nội của Tô Hoài, chúng tôi nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn

1.2.2 Những phương diện thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài

Nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài dựa trên sự khảo sát kỹ lưỡng theo những định hướng trên, TS Mai Thị Nhung khẳng định trong cuốn Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài: “Trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị Yếu tố thể hiện tư tưởng nghệ thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật

Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường” Quả thực, đây là cảm quan chi phối toàn bộ những sáng tác của Tô Hoài trong suốt hành trình sáng tạo không biết mệt mỏi của nhà văn

1.2.2.1 Cảm quan nhân bản đời thường về con người

Mỗi nhà văn khi xây dựng thế giới nhân vật, đều xuất phát từ cảm quan về con người riêng của mình Cảm quan này vì vậy gắn liền với cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Nói như Nguyễn Đăng Mạnh thì: “Tâm hồn mỗi nhà văn có một “chất dính” riêng Dù ông ta có quan sát thực tế đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau, “chất dính” ấy vẫn chỉ có thể bắt lấy được những gì thích hợp với nó mà thôi Những “cái gì” đó tạo nên ở mỗi cây bút một đối tượng thẩm mỹ riêng, nơi cung cấp những nguồn chất liệu phù hợp để nhà văn dựng nên thế giới nghệ thuật riêng của mình” [23,14] Cảm quan nghệ thuật về con người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học Người nghệ sĩ đích thực là người luôn suy nghĩ về con người, vì con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu con người Về điều này, Nguyễn Minh Châu – một trong những cây bút xuất sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của nền văn xuôi Việt Nam đã khái quát: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” Khám phá cảm quan nghệ thuật về con người của một tác giả là đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ để đánh giá đúng về họ

Tô Hoài viết với quan niệm “đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng”, vậy nên, cảm quan về con người của nhà văn có những điểm độc đáo, táo bạo riêng Tô Hoài, trong cuốn hồi kí Cát bụi chân ai đã từng khẳng định: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”

Nghĩa là với ông, con người trước hết phải là chính mình, phải là tất cả những gì thuộc quyền sở hữu riêng, có xấu và tốt, thiên thần và ác quỷ, ý thức với bản năng tồn tại đan xen, ngay cả những con người vốn được coi là thần tượng cũng có những phần nhỏ nhoi, tầm thường trong họ Thế nên, trong khi nhiều người viết hồi kí với mong muốn “dựng lên dấu ấn muôn đời của bản thân vượt qua thời gian và kí ức cá nhân”, thì Tô Hoài lại viết hồi kí như một sự “giải thiêng”, không tô vẽ bản thân và tô vẽ một mẫu hình lý tưởng nào, ông tự nhiên và táo bạo miêu tả một thế giới nhân vật với những cá tính và thói tật, những vui buồn rất trần tục, đời thường Trong thể hồi ký của Tô Hoài, người đọc còn thấy chân dung đời thường của những nhà văn tên tuổi trong nền văn học hiện đại nước nhà: Xuân Diệu "tình trai" lai láng, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đêm hoan lạc với người bạn tình" khiến hậu thế phải bàng hoàng sửng sốt; Nguyễn Tuân kỹ tính, lịch lãm theo phong cách riêng và cũng không kém phần hóm hỉnh, biết đùa; Nguyên Hồng dễ dãi trong sinh hoạt và ăn uống, lại hay khóc và thường vui buồn đột nhiên khó hiểu; Ngô Tất Tố có tật quệt nước mũi vào gốc cây; Tú Mỡ vừa ngơ ngác vừa thâm thuý Dù viết về ai, những người bạn nghệ sĩ, những con người bình thường hay chính bản thân mình, Tô Hoài cũng xuất phát từ quan niệm: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ” Có sao viết vậy, cả tốt xấu dở hay, cả những thói tật, những chuyện

“bí mật riêng tư”, nhà văn cũng không hề né tránh Chính vì thế, đọc hồi kí của ông, chúng ta một lần nữa được biết thêm rất nhiều điều thú vị về chính nhà văn, về tuổi thơ, những gì ông phải trải qua trong cuộc đời Đó là một Tô Hoài phải lớn lên “giữa những buồn vui, những gian truân trong mọi tập tục thói quen của tầng lớp tuổi tôi ở làng” Đó là một ông ngoại yêu thương cháu hết mực nhưng cũng có nhiều lúc đối xử rất tàn nhẫn với bà, là thầy giáo Tỏi khắt khe với học trò nhưng hoàn cảnh cũng rất đáng thương, là ông Ngải thật thà chịu khó với những thói quen chẳng bao giờ thay đổi: uống nước chè vò đặc sánh thay cho bữa ăn sáng, ngủ ngoài bụi tre… Đến tuổi trưởng thành, Tô Hoài phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống Có những lúc cũng rơi vào bế tắc, thậm chí định làm tiền cả những cô gái làm tiền! Chính trong hoàn cảnh đó, ông đã được tận mắt chứng kiến sự buồn thảm, đen tối của xã hội khiến sự xót thương những con người cùng khổ bất hạnh và nỗi thương chính bản thân mình trong con người nhà văn từng ngày lớn dần lên, thấm ra ngọn bút và biến thành niềm khát khao đổi thay Để có được Tô Hoài như ngày hôm nay, suốt một hành trình dài gần một thế kỉ, Tô Hoài đã trải qua bao khó khăn và phải luôn tự đấu tranh để chiến thắng chính mình Điều đáng nói là xuyên suốt các hồi kí, Tô Hoài luôn thể hiện cái nhìn chân thực về chính bản thân mình Càng có tuổi, lời tự bạch của ông về những quãng đời đã qua càng thấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thía và sâu sắc hơn Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Bàng bạc trên những trang viết là một cách cảm riêng về cuộc đời, một niềm tâm sự đau đáu” của Tô Hoài!

Trong cảm quan về hiện thực của nhà văn còn có chân dung những người nghệ sĩ mà ta rất yêu mến Với cái nhìn nhân bản đời thường ấy, nhà văn đã rút ngắn đến mức thấp nhất khoảng cách giữa người đọc với người kể, giúp chúng ta được tiếp cận, được bước vào một thế giới đời thường phía sau thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo mà ta vẫn thường biết đến qua tác phẩm của những nhà văn Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi viết về những thói tật của những người nghệ sĩ lớn, Tô Hoài vẫn viết bằng tất cả tấm lòng chân thành của một nghệ sĩ chân chính, bằng cái nhìn cảm thông chân tình nên chúng ta không cảm thấy nhà văn hạ thấp họ hay cố tình “đập vỡ” những thần tượng của bạn đọc Trái lại, càng hiểu về cuộc đời riêng của họ, ta càng cảm thấy gần gũi Hoá ra những “thần tượng” của bạn đọc cũng là những con người bằng xương, bằng thịt

Hồi kí là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả Song với

Tô Hoài, hồi kí của ông còn là rất nhiều những cuộc đời, những phong tục riêng ở những vùng miền mà nhà văn có dịp được đến, là cuộc sống của người nông dân có cả thời kì cải cách ruộng đất, có cả không khí sáng tác văn học thời kì Nhân văn giai phẩm… Tất cả những chuyện ấy đâu phải là chuyện của riêng ông Đó là chuyện cuộc đời Như thế, với Tô Hoài, qua những kỉ niệm và hồi tưởng của bản thân, ông đã nhằm nói về cuộc đời chung Những chuyện về cuộc đời riêng mà ông kể trong hồi kí bao giờ cũng gợi ra một điều gì đáng nói của cuộc đời Chính vì thế, có người cho rằng, khó mà nói trong các mạch nguồn làm nên dòng sông chữ nghĩa của Tô Hoài, mạch nào là chìm, mạch nào là nổi “Có chìm có nổi, nhưng nổi hoặc chìm đều dồi dào trữ lượng và mang sự sống riêng, sự sống Tô Hoài” Sự hoà nhập những câu

Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực về Hà Nội trong hành trình sáng tạo của Tô Hoài

1.3.1 Tình yêu Hà Nội cháy bỏng và mãnh liệt

Bị “đóng đinh” cái tên vào “chú dế mèn”, rồi được nhắc đến như một tác giả hàng đầu về truyện thiếu nhi và núi rừng Tây Bắc, vậy nhưng Tô Hoài vẫn bảo rằng tất cả những gì ông viết đều gợi mở từ cảm hứng về một Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhiều thăng trầm Đến giờ, ở tuổi 91, nhà văn đã song hành cùng mảnh đất này gần như suốt toàn bộ thế kỷ XX và cả 11 năm đầu của thiên niên kỷ mới Năm 2010, ông đã được vinh danh với giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội do báo TT&VH phối hợp với Quỹ Bùi Xuân Phái tổ chức, và năm 2011, ông được trao danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú

Quê gốc Tô Hoài ở làng Vạn Phúc, Hà Đông Thế nhưng, ông lại lớn lên ở vùng quê ngoại ven sông Tô Lịch Chẳng vậy, cái bút danh Tô Hoài cũng ghép từ hai chữ Tô Lịch – con sông quê với Phủ Hoài Đức - vùng Nghĩa Đô, Cầu Giấy bây giờ Còn bản thân nhà văn lại không mấy hào hứng khi nói tới khái niệm “Hà Nội gốc” Ông tâm sự:“Thật ra, lập nên Hà Nội cũng là do dân tứ xứ dồn về, chứ làm gì có Hà Nội gốc tới mấy chục đời Họa chăng, gốc là dăm, bảy anh đánh cá từ hồi nó là vùng sông hồ chằng chịt”- nhà văn nói rồi tủm tỉm cười Nghĩ một lát, ông bảo thêm: “Tính cách người Hà Nội hay, nhưng phải hiểu đó là cái hay kết chưng từ tinh hoa bao nhiêu xứ khác về đây Rạch ròi so sánh vùng nọ, vùng kia thì hơi khó”

Hơn năm mươi năm qua, Tô Hoài chủ yếu viết về hai vùng quê Hà Nội và Tây Bắc Hai mảng không gian rất khác nhau này đều là nguồn cảm hứng không vơi cạn của nhà văn Có thể coi ông là nhà văn của Hà Nội, điều này trước hết bắt nguồn từ sự gắn bó sâu nặng của ông với thủ đô Không kể thời gian kháng chiến chống Pháp và không kể những đợt đi công tác ngắn ngày, thì từ nhỏ đến nay, Tô Hoài luôn luôn sống ở thủ đô Tính đến đầu năm 1985, ông từng viết 43 cuốn sách về Hà Nội Bởi vậy, có thể nói, giữa thủ đô và một đời văn như đời của Tô Hoài quả có nhiều mối quan hệ đặc biệt với nhau Óc quan sát tinh tế và tỉ mỉ đã giúp Tô Hoài nhớ và ghi được nhiều chi tiết về cuộc sống Hà Nội Tô Hoài lý giải kinh nghiệm viết đơn giản bằng sự quan sát và suy ngẫm về mọi mặt của cuộc sống đang diễn ra quanh mình Ông kể, thập niên 1990 đọc Bố mìn mẹ mìn, lãnh đạo thành phố gặp ông bèn hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nguyên cớ để dựng được một vỉa hè Hà Nội sống động đến thế - với đủ cả những xe kéo, đội xếp, ông đồng bà cốt, hàng rong ngổn ngang và nhếch nhác trong thời Pháp thuộc? “Thì hồi đi bán thuê cho cửa hàng giày, cứ rảnh là tôi lang thang mãi suốt đoạn dọc Hàng Đậu và Gầm Cầu để đi ra phố cổ” Ông bảo: Ngày xưa, sông Tô Lịch vẫn còn rộng, bờ cỏ đủ xanh dày để trẻ con vùng Hoài Đức bắt dế chọi chơi Cơ duyên ra đời Dế mèn phiêu lưu ký cũng là từ đấy, từ vùng đất ngoại thành Hà Nội Bởi thế, dù không có một cái tên cụ thể nhưng tất cả những cảnh, vật, người trong câu chuyện đồng thoại đấy luôn khiến độc giả hình dung tới những vùng quê quanh lưu vực sông Hồng Thậm chí, truyện Kẻ cướp Bến Bỏi viết về những người học trò Cao Bá Quát ở Bắc Ninh nhưng nhà văn cũng “lôi” được họ về Hà Nội với những địa danh như Kẻ Chợ, Khải Bối, Đình Ngang

Nói về khu phố cổ Hà Nộ i, nhà văn Tô Hoài từng tâm sự : “Nhà cửa có thể khác tí chút, có tân trang hơn hoặc nâng thêm tầng, nhưng đường phố vẫn vậy, nên phố phường về cơ bản vẫn không có gì thay đổi Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được Vỉa hè vẫn là vỉa hè cũ Ở các phố Ngô Quyền , Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài, hay Nguyễn Xí, Đinh Lễ… đầu vỉa hè còn bọc đá xanh Đấy là vỉa hè xưa, vỉa hè đầu tiên của Hà Nội Đá bọc vỉa hè là đá lấy từ núi Thầy, núi Trầm Lý do dùng đá ốp vỉa hè vì dạo ấy ta chưa có lắm xi-măng Đi trên đường phố Hà Nội, tôi thấy quen thuộc vô cùng Cả hệ thống cống ngầm bên dưới cũng thế, cũng là hệ thống cũ Ta còn thấy những nắp cống tròn còn nguyên cả dòng chữ “Marseille” Đó là nắp cống đúc từ bên Pháp, rồi mang sang bán ở ta Hồi bấy giờ, ở phố Quán Thánh, ngay cạnh đền Quán Thánh bây giờ, Pháp có mở Công ty Sacric Đấy là công ty gạch ngói Đông Dương Khu sản xuất khá rộng, đến mấy ngàn mét vuông Đất sét đóng gạch lấy ở Quán La, bên kia Tây Hồ, rồi dùng thuyền chuyên chở sang Thuyền bè bấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giờ tấp nập lắm Hồ Tây trước đây rộng lắm Ngút ngát cả một vùng trời nước Xung quanh hồ, um tùm cây lá rậm rạp Ven bờ, người ta còn thả nhiều sen lắm” Những kí ức về Hà Nội dường như bao giờ cũng ngồn ngộn, đầy ắp, tường tận , rõ ràng và tồn tại mãi mãi trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài Chẳng thế mà với Hà Nội , ông có thể “nhắm mắt đi đến bất cứ khu phố nào cũng được”

Hà Nội gắn liền với cuộc sống của Tô Hoài như hơi thở p hải đi liền với sự sống, vì thế mà ông có những cách nhìn người Hà Nội hết sức độc đáo Ông từng nói rằng : "Người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên Dân Hà Nội là dân tứ chiếng Vì thế, ở

Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội” [16]

Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, tiếng

"thời đại", những mốt quần áo, bài hát, trò chơi thông dụng trong từng giai đoạn Tô Hoài còn cùng với Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đến khắp các quán ăn Hà Nội, Từ Đại Lầu, Hoan Lạc Viên, Mỹ Kinh của người Hoa, đến bà bún thang đeo chuỗi ngọc xanh trong chợ Đồng Xuân, bà nem chua giò chả chợ hàng Da, ông kính cận canh giò sấu phố Hàng Buồm, ông Văn Phú ếch tẩm bột rán phố Ga, ông Sinh thịt chó chợ hoa Cống chéo, bà cụ chả cá phố Hàng Lược, bác phở "sửa sai" phố Hàng Giày, quán ông "Thủy Hử" ngõ Ngô Sĩ Liên, hiệu chả cá Lã Vọng của các con ông My phố Chả Cá Những quán, cửa hiệu này bác Tuân và bác Tưởng đã là khách quen từ trước năm 1945 Khi thấy bác Tuân đến, bà My ra chào và hỏi một câu thân mật:

"Hồi này các ông đóng ở đâu mà không thấy lại chơi" Lại có quán, bà chủ quán tóc trần cuốn lần khăn nhung, mặc the tứ thân nâu, trịnh trọng đưa cơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trầu ra mời bác Tuân bác Tưởng, giọng đặc Hà Nội cũ: "Chẳng hay quý ông nhậm chức đây hay rồi còn phải đổi đi đâu?" Tô Hoài mặc cho bác Tuân, bác Tưởng thù ứng với chủ quán theo phép lịch sự, chỉ tủm tỉm cười quan sát rồi về ghi chép, để sau đó viết ra những trang đặc sắc về quà Hà Nội trong Chuyện Hà Nội tinh tế, cặn kẽ hơn cả những trang viết của Thạch Lam trong

Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Vũ Bằng trong Miếng ngon Hà Nội

Tô Hoài khẳng định: “Nhà văn phải viết về những gì xảy ra quanh mình và với mình Đời tôi chủ yếu sống ở Hà Nội, không viết về nó thì biết làm gì?” Trả lời một cuộc phỏng vấn, Tô Hoài nói về đề tài và cách viết của ông: "Cho tới nay tôi đã viết và in hàng trăm đầu sách, và dù nhân vật có là con vật được nhân cách hóa nhưng thật thì tôi cũng chỉ tập trung vào hai đề tài: 1 - Vấn đề và con người vùng ngoại ô thành phố Hà Nội, bởi vì ngoại thành là sinh quán của tôi và cho tới nay tôi vẫn đi về đấy, do vậy, hầu như đó là một đề tài do bẩm sinh 2 - Trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã ở Việt Bắc ngót mười năm, về sau còn đi lại nhiều nữa, nhờ vậy tôi am tường đôi chút về một số dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, H'Mông Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi Đề tài của tôi chỉ có hai, không nhiều và không phải cái gì cũng viết được Còn như tôi thường miêu tả phong tục, tập quán thì cũng là một quan niệm cho phương pháp xây dựng truyện và nhân vật của tôi Tôi cho rằng câu chuyện và nhân vật phải luôn luôn được bao bọc và ảnh hưởng qua lại với phong tục, tập quán, nghề nghiệp và quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội" Một người có khiếu văn chương được số phận đặt vào giữa dòng chảy đời sống của Thủ đô, hóa ra không phải Tô Hoài mà chính Hà Nội chọn ông là một trong những tác giả viết về con người và cuộc sống nơi này

1.3.2 Nhãn quan phong tục đặc biệt

Nhãn quan phong tục đem lại cho tác phẩm của Tô Hoài sức hấp dẫn riêng biệt và độc đáo Đọc Tô Hoài, người đọc được tiếp xúc với vô số phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi , ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài bên giới Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú, sinh động như của nhà văn Tô Hoài Trong những tác phẩm viết về thời dựng nước xa xưa,

CẢM QUAN VỀ XÃ HỘI, CON NGƯỜI VÀ PHONG TỤC

Cảm quan về xã hội

2.1.1 Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống

Viết về mảnh đất Thăng Long xưa, như lời tác giả, là “tự thuật đời sống tinh thần vật chất và hoạt động của một địa phương…là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử của mỗi vùng làm nên hình ảnh cả nước, cả dân tộc, có nối tiếp và lâu dài Nó cũng là kỷ yếu đời người, bài học hôm nay và mai sau” Vì vậy, vẻ đẹp của một Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống đã được Tô Hoài tạo dựng trên những trang văn giản dị mà diễm tuyệt

Một trong những đặc điểm đầu tiên nhận diện văn hoá của một vùng, miền chính là ở cách người ta ăn uống và cư xử với nhau Tô Hoài đã chỉ ra nét đẹp của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung trong cách thức ăn uống khá riêng này: “Một mâm cơm, dẫu xềnh xoàng ở gia đình, dùng mâm chõng, mâm gỗ, nhà có thì mâm đồng, mâm nhôm, nhưng mỗi thứ bày ra đều có trật tự nhất định Bát nước chấm đặt giữa Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên Hai bát canh không đặt liền nhau Con trẻ ngồi mâm với người lớn thì lễ phép lấy đũa so cho mọi người, để ý đặt đầu đũa to ra ngoài, để tiện tay người cầm Khi ăn, không nhai nhồm nhoàm, tóp tép, không vừa lúng búng nhai vừa nói chuyện” [14,413] Ngay cả cách ngồi cũng bộc lộ sự ý tứ riêng, điều mà có lẽ thời nay, đã trở nên mai một: “Vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà” Ở một nhà cách thức ăn uống đã cẩn thận như thế thì ra chỗ đình trung, cái tiếng to hơn cái miếng, thì chỗ ngồi và cách thức ăn uống càng phải cẩn trọng hơn Như “làng có khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trên về, khách ngồi với các ông chức việc cao, sau đến mâm tuần phiên trai tráng Người mõ có phần, có chỗ ăn uống một mình Phụ nữ thì chẳng bao giờ được dự lễ bái và ăn cỗ uống rượu trong đình” [14,415]

Tô Hoài từng nhận định: “Mỗi người ta đều có nếp nghĩ, cái nhìn và thói quen được truyền lại có lẽ cả nghìn đời Như, người Việt Nam chỉ để ý một năm có tháng nhuận không, tháng này thiếu hay đủ, không quan tâm một năm bao nhiêu ngày Ăn cỗ mừng sinh nhật là môt nét mới, trước kia chỉ có mừng thọ, thượng thọ, lên lão và rất voi trọng nền nếp ngày giỗ Một năm có những ngày bình thường, lại có những ngày khác thường, ngày khác thường ấy là những ngày cúng giỗ, tết nhất” [14;370] Hiểu thấu thói quen và cũng là một nét văn hoá cổ truyền của người Việt, Tô Hoài đã tỉ mẩn ngồi điểm lại những ngày Tết của một năm: Tháng giêng gồm Tết cả, Tết nhất, tết Nguyên Đán; mùng bảy lễ hạ nêu và động thổ; tháng giêng tết thanh minh đi tảo mộ; rằm tháng giêng cúng ngày Phật sinh; mùng ba tháng ba tết bánh trôi bánh dùng; Tết mùng năm tháng năm giữa mùa hè giết sâu bọ; rằm tháng bảy xá tội vong nhân; rằm tháng tám tết Trung thu; mùng chín tháng chín tết trùng cửu; tháng chạp 23 cúng ông Công ông Táo, lễ sắp ấn ngày 25, chiều 30 tết cúng tiên thường…Riêng về ngày giỗ, Tô Hoài cẩn thận lí giải ngay rằng “cúng giỗ không phải chỉ vì mê tín mà trước nhất là nhớ người đã khuất và ý nguyện cầu mong điều tốt lành Dù không phủ nhận những phiền hà, hệ lụy xung quanh chuyện giỗ tết, nhưng nhà văn muốn người đọc nhìn vào chiều sâu của thói quen này để nhận ra một nét đẹp của tâm hồn Việt Vì sao những con người mà ngày thường chỉ có “niêu cơm và vài ngọn rau dền rau bí vơ ngoài vườn xưa kia còn cơm độn, tháng ba ngày tám bát cơm ngữ, bát độn khoai” vậy mà sẵn sàng “no nê đụng bát đụng đũa khi khác thường” Ông đã lí giải căn nguyên của sự “hoang phí khác thường” ấy và nhủ mọi người “đừng lấy thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn làm lạ Người ta gánh cái thiếu thốn cả đời đã lâu, lại cũng thói quen bóp mồm bóp miệng ngày thường” [14;374]

Bàn đến chuyện giỗ tết, nhà văn không quên miêu tả nét đẹp trong đời sống người Việt khi luôn nhớ tới người đã khuất, dành riêng cho người đã khuất một ngày để tảo mộ Thanh minh trong tiết tháng ba… Tô Hoài cho rằng: “Tục lệ sửa sang phần mộ cuối năm khác nào đánh tiếng với người đã khuất hằng năm hết Tết đến nhớ về đoàn tụ Ấy thế mà vẫn áy náy hình như chưa hẳn đã là chu tất Đến bữa cơm canh cúng chiều ba mươi, mỗi nhà lại khẩn thiết khấn mời, xin các cụ, các vong hồn ở xa đến đâu cũng cố về sum họp với cả nhà trước giao thừa, cho kịp năm mới Người sống đoàn tụ đã đành nhưng còn băn khoăn, sốt ruột nữa, người dưới âm có về kịp, đủ không” Phải chăng, chính tình yêu thương xuyên mọi cõi thời gian và không gian ấy, sự giao lưu về mặt tâm hồn giữa người trên dương thế với kẻ đã khuất chốn âm là một vẻ đẹp đáng quý trong nếp sống của người Việt bao đời, bởi điều ấy góp phần tạo nên sự bền vững trong đời sống gia đình, sợi dây kết nối nhiều thế hệ

Dân gian đã có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, Tô Hoài sắc sảo chỉ ra nội dung của hai từ “chào hỏi” mà ta thường rất dễ bỏ qua: Chào là chào người trên, người ngang vai và hỏi người dưới Không chào người dưới, nhưng thường ngỏ lời khéo và thân: thế nào, hồi này con (cháu/em) có khoẻ không? Nhà nề nếp,việc chào hỏi được dạy từ khi trẻ mới biết nói Và lớn hơn, khi thấy sơ suất thì nhắc nhở Không được lừ lừ đi về, dù là người ruột thịt gặp hàng ngày Nhưng nhìn về nét đẹp của Hà Nội xưa, Tô Hoài cũng không nguôi lo lắng về hiện tại, khi ông thấy: “Những chuyện về chào hỏi trên kia xem ra ngày trước được giữ gìn Bây giờ chểnh mảng nhiều Tôi đi vào trong ngõ nhà tôi, các cháu gặp, chẳng mấy cháu nhớ chào tôi Có cháu đi không tránh, cứ đâm thẳng vào chân, vào vai tôi rồi nó tỉnh bơ, cười trừ Những thói ấy xa lạ với nếp nhà”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vốn là một dân tộc yêu lễ nghĩa, quý chữ, lại là người dân của chốn kinh kỳ, người Hà Nội trong trang viết của Tô Hoài rất trọng một nét văn hoá đẹp trong những ngày đầu năm mới, đó là “khai bút” Mà nét đẹp này, có tự thuở xưa “người làm việc quan, dẫu chỉ chức tước ở làng bé bằng con muỗi mắt, có cái triện đồng triện gỗ, đồng triện hay mộc triện giắt hầu bao, ông trưởng bạ trông coi sổ sách về đất cát, điền địa đều làm mâm lễ sắp ấn hôm hai mươi tháng chạp rồi sang giêng được ngày lành lại làm cỗ cúng khai ấn” Người có học thì khai bút, anh thợ cửi thì “động thổ khung cửi” lấy ngày vào mùng sáu, đồng áng nhà nông thì mùng bảy dắt trâu ra cày vài đường làm lễ hạ điền…Tất cả những tục lệ này đều chan chứa ước vọng về một năm mới may mắn, thành công

2.1.2 Hà Nội trong sự phồn tạp của nhiều giá trị văn hóa

Hà Nội trong tác phẩm của Tô Hoài được miêu tả như một dòng chảy phồn tạp với sự hoà hợp của nhiều giá trị Chỉ riêng khuôn mặt của phố Hàng Ngang đã được ông miêu tả với những vẻ mặt khác hẳn nhau: “Phía giáp Hàng Đường thì sầm uất, chen lẫn những nhà làm xưởng với các nhà làm kẹo bột, người cởi trần đứng vắt dây đường vào cột kéo kẹo cả ngày Xưởng dệt Lợi Quyền, hiệu chè Chính Thái, kẻ ăn người làm khách buôn tấp nập ra vào, qua lại Lại đám ăn mày rách lướp tướp chỉ thấy những đầu gối trố ra; bọn bói bài Tây nhâng nháo, với lũ kẻ cắp móc túi nháy mắt tụ tập rồi kéo vào chợ Trên vỉa hè ra đến chợ Đồng Xuân, người nhốn nháo chốc lại hô hoán bị giật nón, người xô đẩy kêu khóc, cái dùi cui của đội xếp nện xuống đám đông túi bụi” [14,110] Chỉ một đoạn văn ngắn miêu tả một con phố đủ thấy hiện lên khuôn mặt của một xã hội trước Cách mạng thu nhỏ lại: một Hà Nội sầm uất phồn hoa của những tay buôn, vẻ lam lũ nhọc nhằn của một Hà Nội cần lao với những thợ thủ công khó nhọc, một Hà Nội rách rưới của những kẻ ăn mày, một Hà Nội nhốn nháo của những kẻ bất lương, một Hà Nội vào nề nếp dưới dùi cui của những tay đội xếp…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng điêu đáng nói là, đó không chỉ là một Hà Nội thuần Việt, mà, vào những tháng ngày thuộc Pháp ấy, nơi đây còn là nơi lưu dấu khuôn mặt của những ông Tây, bà đầm với những hội Tây ồn ã, lai căng Đó là hình ảnh của một phố toàn Tây đen bán lụa, những người tới từ các đất thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, những thành phố Mađrat, Mahê, Săngđecnago, họ gặp gỡ, tán tỉnh ghen tuông ầm ĩ mỗi sáng mai Nếu hội làng trống đánh chiêng reo náo nức sân đình, trai gái hẹn hò, trẻ con nắm váy bà, theo chân mẹ, xúng xính ngắm những ông áo the, khăn sếp…thì hội Tây “toàn trò chơi cù người ta cười” Tô Hoài còn hóm hỉnh, mỉa mai (và có thể, rất nhiều ái ngại xa xót nữa) khi miêu tả một đoàn lính An Nam mặc giả làm đàn bà da đen nước Đa –hô- mây bên Châu Phi: “Ở ngực mỗi người buộc hai chiếc bong bóng lợn nhuộm đen thành hai cái vú giả thỗn thễn, chỏm vú chấm phẩm đỏ hây, mỗi bước đi lại bần bật nảy lên” Để có được đội hình sinh động đó, các “ông cai đã lột trần từng người lính An Nam ra, lấy cồn trộn bồ hóng trát đen nhóng nhánh khắp người, cả chân tay mặt mũi” [14,246] Vậy mà người An Nam vẫn “ham vui”, chen nhau vòng trong vòng ngoài mặc cho bọn đội xếp “chiếc dùi cui cao su trắng quật đôm đốp như mưa xuống đám người đương đun đẩy nhau”

Sự phồn tạp của những giá trị văn hoá ấy còn được thể hiện rõ nét qua hình ảnh các món ăn ở phố Cửa Đông: “Một chiếc bánh tây tròn xoe như cái đấu, môt mảnh lườn gà luộc Một miếng bít tết bò xù xì tím như miếng tiết Những hiệu Nhật Tân, Tây Nam, Mỹ Kinh trên Hàng Buồm, Asia Hàng Bông ” [14;268] Như vậy, dưới con mắt của Tô Hoài, Hà Nội hiện lên vừa gần gũi trong những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, vừa lạ lẫm bởi dòng chảy phồn tạp giữa đời thường.

Cảm quan về con người

2.2.1 Con người Hà Nội trong nét đẹp văn hoá truyền thống

Viết về người Hà Nội, dù ít hay nhiều, đã trở thành mối ám ảnh không chỉ của Tô Hoài Dù ở dạng thức thể loại nào, các cây viết tâm huyết với Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội đều muốn đưa ra những nhận xét, những góc nhìn về con người được coi là tinh hoa đất nước Về Người Hà Nội có thể ấn tượng với bài viết của Hoàng Hưng, của Lê Phú Khải Tuy không phải là nhà nghiên cứu, nhưng họ là người Hà Nội gốc kể về người Hà Nội gốc: Hoàng Hưng có tám nhận xét về Người Hà Nội:

1 Coi trọng đời sống gia đình Một gia đình yên ổn, nền nếp, có trên có dưới, có tình có nghĩa Khó hy sinh gia đình cho sự nghiệp, lý tưởng

2 Có ý thức mạnh mẽ về lợi ích cá nhân, quyền tư hữu, không dễ để người khác xâm phạm, dễ bị coi là "khoảnh", tính toán, nhưng cũng không thích xâm phạm lợi ích người khác, sòng phẳng, rạch ròi ("yêu nhau rào giậu cho kín")

3 Coi trọng tự do cá nhân của mình cũng như của người Trong quan hệ ngoài gia đình như bà con, bè bạn, đồng nghiệp, hàng xóm… giữ giới hạn ở mức phải chăng, "thoang thoảng hoa nhài" Ngại tranh chấp, đối đầu, "dĩ hoà vi quý" Dễ bị xem là "khôn ngoan", dễ trở thành ba phải, "hoà cả làng"

4 Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp xã hội, cả về ăn vận lẫn lời ăn tiếng nói Ghét sự thô thiển, lố bịch, trắng trợn Ngại "nói toạc móng heo" Chỉ muốn làm người tử tế, biết điều

5 Không chỉ cắm cúi làm việc mà biết hưởng thụ cuộc sống, và hưởng thụ một cách hào hoa, thanh nhã, có chừng mực, không mê đắm, sa đà hay "sả láng"

6 Tôn trọng nền nếp có sẵn: gia phong, luật lệ, quy ước xã hội Có thể thích nghi với sự thay đổi chứ không chủ động tạo nên thay đổi

7 Trọng danh dự, trọng chữ "tín" trong các quan hệ Tự trọng trong công việc, có lương tâm nghề nghiệp Có thể kiên nhẫn để vươn lên hoặc khôi phục quyền lợi, điạ vị bị mất một cách từ tốn Không thích mạo hiểm hay thành công bằng mọi giá

8 Trung dung, một vừa hai phải Ôn hoà, không cực đoan hay quyết liệt Lý trí mạnh hơn tình cảm Tư duy lô-gích mạnh hơn trực cảm, bản năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lê Phú Khải nói về đặc trưng phổ quát của người Hà Nội: "Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch không có "máu" tham nhũng, không thích hà hiếp kẻ dưới, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm Họ rất hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với mọi người Nếu ở một thời đại thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất của những vị "tôi hiền" trong một triều đình có "vua sáng", có minh quân Người

Hà Nội không có chí tiến thủ, không dám làm việc lớn "khai sơn phá thạch"

"lay thành nhổ núi" như các cụ Phan, cụ Hồ ở miền sông Lam núi Hồng Người Hà Nội sống khép kín, lo gia đình vợ con, không xâm phạm của ai, quan hệ thì có đi có lại, không hào phóng như người Nam Bộ Người Hà Nội sống bình lặng, lịch lãm, tôn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, thích gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phô trương, rất ghét thói "trưởng giả học làm sang " kệch cỡm lố bịch Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi"

Và tất nhiên, trong tác phẩm của mình, Tô Hoài cũng đưa ra một cách nhìn về người Hà Nội thời xưa và thời nay Ông nhận thấy nét đẹp của sự tinh tế trong cư xử, nét đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong thú chơi tao nhã, trong cách ăn uống, vận trang phục nếp nghĩ, nếp cảm riêng của họ Rất ít gặp trong

Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài chân dung của những người lao động mang một số phận hay tính cách của kiểu nhân vật điển hình Rõ ràng, trong tâm niệm của Tô Hoài khi viết tác phẩm này, ông không có ý định xây dựng nên những nhân vật lớn, như là nhân vật trung tâm của thời đại Người ta thường gặp trong đó bóng dáng của những con người lao động bình thường, chân chất thay vì hình ảnh những con người thượng lưu, đài các của một Hà Nội hào hoa Nhưng điều đáng chú ý là ở họ, vẫn toát lên vẻ đẹp của tâm hồn người bình dân, nhân hậu, trọng nghĩa tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đó là bà Viết, một phụ nữ nông dân nghèo khó, lưng còng rạp làm thợ đụp thợ vá, chuyên đi vá quần áo rách cho các nhà vào tháng chạp khi cái rét tìm đến “Bà Viết thật khéo giật gấu vá vai Cái áo nâu dài của dì tôi được đổi vai hẳn hoi mà không cần thêm một mảnh vải mới Quần áo tôi, đít quần, đầu gối, khuỷu tay, chỗ nào bàn ghế mài mòn, ngã rách, bà Viết vá chằng lên Bà Viết xẻo đằng trước đưa xuống gấu, rồi đột tà, lấp khuy thành dải buộc, tự lo liệu thu xếp lấy tất cả” Bà Viết ngồi nhai trầu “phóm phém” vì răng bà chẳng còn nổi chiếc nào, nhưng bà lại là một kho chuyện, kho vè làm những đứa trẻ con không thể rời ra Nhớ lại những câu vè vu vơ ấy, Tô Hoài đã phải thốt lên: “Chao ôi những câu hát ngớ ngẩn ngày xưa, những niềm mong ước vui sướng ngông nghênh và cười cợt nhạo báng” Còn những câu chuyện của bà, không phải chuyện Tấm Cám, mà bà có một kho chuyện trong làng từ đời xửa đời xưa, nhớ lâu nhớ mới không biết bao nhiêu là chuyện Chuyện ma, chuyện áp tết, chuyện buôn tranh gà, chuyện các ông khởi nghĩa, chuyện người bỏ làng, chuyện vỡ đê…Có cảm giác, chính kiểu nhân vật này lại được Tô Hoài tâm đắc, vì đó là người giữ và lưu truyền những huyền thoại về làng, khiến cho tâm hồn những đứa trẻ quê nghèo khó được tắm trong bầu không khí của tưởng tưởng, hư và thực Bà Viết như kiểu nhân vật thường gặp trong các chuyện của Gorki, chính Tô Hoài cũng khẳng định sự ảnh hưởng của những câu chuyện bà Viết kể tới tác phẩm của mình: “Sau này, khi làm nghề cầm bút, trong tưởng tượng của tôi, cái làng Nghĩa Đô xa xôi từ bao giờ lại trở về trong tôi, có lẽ những hình ảnh ấy đã chồng chất in xa từ những câu chuyện ngày xưa này” Đó chính là vẻ đẹp trong tâm hồn người bình dân mà Tô Hoài mang ơn và ghi nhớ mãi

Cảm quan về phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

2.3.1 Hà Nội với những nét phong tục đẹp

2.3.1.1 Hà Nội với những nét đẹp của lễ hội hay sự tôn vinh những giá trị tinh thần

Về phương diện văn hoá tinh thần, tác phẩm ánh lên những nét đẹp của lễ tết, phong tục tập quán, lễ hội, là tâm hồn trong sáng, bình dị tiềm ẩn trong các mối quan hệ hàng ngày mà vẫn đầy sức mạnh và khát vọng đổi thay của người Hà Nội băm sáu phố phường trong những năm tháng đó Từ góc nhìn chung của văn hoá Việt, lễ hội bao giờ cũng tạo nên một không gian sống thực yên ấm, no đủ, hạnh phúc ngay cả khi cuộc sống còn đói khổ cùng cực

Cả năm có một ngày như thế: đó là tết, ngày của sum họp gia đình, nhưng cũng là ngày rất cơ cực của người dân nghèo Hà Nội thời đó “nhà nghèo chạy cái tết bở hơi tai” nhưng vẫn chuẩn bị cho ngày đó với tất cả tâm hồn cho người sống và người đã khuất Những ngày áp tết được tác giả ghi lại với vài chi tiết đơn giản “miếng thịt lợn nén hương” nhưng tác giả đã tạo dựng nên cả một ngày linh thiêng quan trọng của người dân nghèo Hà Nội xưa, đó là nét văn hoá gia đình người Việt Nét vui của tết lại hiện lên trong niềm vui hồn nhiên của trẻ thơ “bánh pháo tép”, “miếng khế khô lẫn mật gừng”, “đôi guốc mộc mới” nét đẹp của ngày tết còn là ngày tiếp khách thăm hỏi nhau, ân cần, tha thứ cho nhau vì đấy là ngày “thân phận mỗi người được quý trọng” là ngày mừng nhau mọi sự tốt lành ngay cả trong cuộc sống khổ cực”

Một nét văn hoá của Hà Nội xưa của cha ông để lại đã làm đẹp, làm vui thêm cuộc sống vốn quanh năm nghèo túng bằng cái tết được kéo dài Sau ngày tết nguyên đán “còn có những ngày râu ria mà nhà nghèo rớt mồng tơi cũng phải có được gói hoa, nén hương” Đó là “ngày giỗ tổ” tổ nghề giấy, nghề lụa, hai mươi ba tết, ông công ông táo, “chiều ba mươi cúng trừ tịch, mồng 3 – 4 lễ hoá vàng, mồng bảy hạ cây nêu, nhà nào dệt vải đưa mấy nhát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thoi lấy may đến cúng rằm tháng giêng sang tháng ba lại tết bánh trôi, bánh chay, tháng năm tết Đoan Ngọ mừng hoa quả mới Ở các cửa đền miếu đều có cúng quan ôn, cúng cháo vẩy ra bờ bụi cho các âm hồn bơ vơ lang thang được hớp nước ngũ cốc, ngọc thực” [14,10], đến tết trung thu tháng tám và khi gió heo may về, vào mồng mười tháng mười tết cơm mới Điều thú vị là, các làng nghề giấy, nghề lụa không làm ra thóc nhưng cũng “cúng cơm mới” thể hiện tâm thức của cư dân nông nghiệp, lễ hội theo mùa Sau lễ tết đến hội hè Làng Mọc tháng giêng vào hội đánh cờ người, tháng tám hội đền Ghềnh, hội rước kiệu bò ở Đền Trại, Thủ Lệ, hội làng Đông, làng Hồ rước về đền Voi Phục, trong sân đình có hội thi cây cảnh cả một không gian rực rỡ sắc mầu “90 giàn lễ hội áo the, quần lĩnh tía, khăn vuông láng thâm, khăn nhiễu thanh, áo cánh lụa thâm, quần túm ống vào trong xà cạp hoa đào” [14,11] tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cọt kẹt của đu quay cùng tiếng hát hoà điệu trong vùng Thăng Long xưa gợi lên bao nét đẹp riêng của đời sống văn hoá kinh thành Bởi lễ hội là một sản phẩm và là một biểu hiện của nền văn hoá, tham gia lễ hội là thể hiện một cách ứng xử văn hoá của người Hà Nội, họ tìm trong đó sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái Điều này được miêu tả thật sinh động trong đám rước Thánh Tăng Lễ hội mà không cờ, không kiệu, không trống chiêng thanh la… Nhưng không khí lễ hội thật tưng bừng, náo nhiệt, rất lạ và thú vị” Thực sự đây là một lễ hội “phồn thực”, toàn trai gái cứ xông vào nhau cật lực, như đánh vật, lại như đập lúa… Tiếng cười rú, tiếng hí, tiếng hú, tiếng sút rầm rầm Trong không gian “chan chứa ánh trăng, đất trời tự nhiên mát mẻ và trong óng, tiếng trống sư tử tong tong đằng xa, không cờ quạt, long đình hay mũ kiệu”, chỉ thấy “cả một cánh đồng huyên náo sùng sục, kì quái, ai cũng hí hởn lạ thường” [14;182] Vẻ đẹp này táo tợn hơn, phóng khoáng hơn và cũng vì thế mà đậm hơi thở dân gian và quyến rũ hơn, dễ làm người ta háo hức muốn sống lại sự nguyên sơ của những lễ hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngày nào Mọi nghi lễ bị xoá bỏ, mọi khoảng cách bị dẹp đi, không còn ranh giới giữa thanh và tục, chỉ còn sự đam mê của con người với con người hoà quyện trong đám rước Lời ca mới thật lạ tai “chốc chốc văng vẳng hét lên”:

“Đức thánh Tăng…Đức thánh Tăng… Đứa nào không nhung nha nhung nhăng, đức thánh Tăng bóp vú mẹ nó…”

Lễ hội cư dân ngoại ô kinh Thăng Long nhưng vẫn mang những nét hồn hậu, phóng khoáng của cư dân nông nghiệp Việt Nam, mang khát vọng đời sống ấm no, khát vọng về giải phóng tình cảm con người khỏi những luật lệ cấm kỵ của xã hội phong kiến Vẻ đẹp thuần khiết, giản dị mà hồn nhiên của người lao động được tái hiện thật độc đáo trong cảm xúc chân thành, nhân hậu của nhà văn

Ngày nay, thú chơi pháo đã không còn nữa, nhưng Tô Hoài vẫn nặng lòng với những ngày xưa cũ, như muốn chứng minh rằng, đó là một nét phong tục, bởi “ngày trước đốt pháo không mảy may giống với bây giờ Đốt pháo như bây giờ thì chỉ đáng trách, phí phạm và hung tợn” Và nhà văn đã bồi hồi phục nguyên vẻ đẹp của tục pháo xưa khi viết: “Đốt pháo là một thú chơi lâu đời, hàng năm pháo được đốt trong nhiều dịp, nhiều việc khác nhau Hội làng, tết Nguyên Đán, ngày cưới, lễ mừng thọ, khao vọng, khai trương và mở cửa hàng, động thổ, xuống đồng, …Khi trong nhà có cụ đôi năm mươi, lúc chuyển cữu cũng đốt bánh pháo với ý nghĩa cháu chắt, chút, chít, khăn vàng khăn đỏ “mừng được phúc cụ cố” Nhà có người ốm lâu rồi mất, khi đưa ma đốt pháo ngay nơi đầu giường bệnh, có ý đuổi tà ma và mùi pháo khiến cho “sạch nhà” Còn ngày cưới thì đốt pháo đón dâu, đưa dâu, lễ tơ hồng trong tiếng pháo khói xanh lơ” [14; 285] Vậy, điều gì đã làm cho cái đẹp xưa phôi pha đi như thế và nét khác biệt căn bản của tục pháo xưa với pháo nay là gì, Tô Hoài đã mất công tìm hiểu để tiếc nuối mà tâm sự: “Quả pháo ngày trước khác hẳn quả pháo ngày nay, bởi công phu nhất là thuốc pháo Hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thúng bột than hạt quả xoan, hạt quả găng và hồng hoàng đỏ, trộn lại phơi khô để luyện thuốc Pháo thời ấy tuyệt nhiên không làm bằng thuốc nổ, thuốc súng Chẳng ai nghe nói ở đâu có người bị què, gãy Ngày xưa, pháo nổ giòn, xác pháo màu hồng điều hây hây rơi xuống như cánh hoa đào bích, trẻ con ùa ra sân chạy nhảy ngây ngất quơ tay đùa trong khói pháo Người ta đi trong khói pháo thơm ngan ngát, không kinh hãi và không phải xì mũi hắt hơi vì pháo thuốc súng khét lẹt và đen nham nhở cả tường” [14;287] Trong sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại ấy, Tô Hoài khiến người đọc đồng cảm với ông trong niềm nuối tiếc cái đẹp xưa đã vĩnh viễn bị mất đi, trong nuối tiếc, có cả nỗi giận của người yêu cái đẹp: “Thú chơi đốt pháo bị làm sai lệch ý nghĩa, vô duyên quá Ai còn nhớ quả pháo chơi xuân ngày xưa Nhưng, chưa chắc các cụ làm pháo cổ truyền đã còn ai Những như tôi khi còn bé đầu trọc để chỏm kéo nhau đi xem đốt pháo đùng, đốt cây bông ở cánh đồng Bình Đà thuở ấy, nay cũng thành ông lão ngoài bảy mươi cả rồi”

Có thể nhận thấy, trong khi làm sống lại những phong tục cổ xưa, Tô Hoài không triết lý ồn ào về những điều xung quanh phong tục Nhưng rõ ràng, qua những trang viết ấy, người đọc nhận thấy một sự thật hằng tồn: Phong tục là nét đẹp truyền thống do cha ông thuở trước tạo nên và truyền lại cho con cháu đời sau, nhưng không phải điều gì truyền lại cũng được lưu giữ Đã là những giá trị văn hoá, bao giờ nó cũng gắn liền với đời sống xã hội của con người Một khi phong tục tôn vinh giá trị tinh thần thì con người cần có tâm để lưu giữ và tôn thờ nó

2.3.1.2 Trang phục và thú chơi của một thời xưa cũ

“Kể ra cái ăn, cái mặc, cái nói, cái đi đứng, những quan hệ và giao tiếp của người ta là việc của nền nếp văn hoá con người rất thân thiết, nên bàn” Với quan niệm như vậy, ông luôn chăm chú quan sát, lắng nghe, nhìn nhận và khám phá từ những nét đời thường đó các cung bậc, giá trị của văn hoá dân tộc ở mỗi thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chuyện cũ Hà Nội ghi lại những biến đổi trong nếp sống của một thành phố, qua cuộc biển dâu của đất nước suốt thế kỷ XX và sự chuyển động văn hoá trên toàn thế giới, trên con đường Âu hoá, đô thị và công nghiệp hoá Dòng chuyển hoá chung của xă hội loài người lại va phải những ghềnh thác trong lịch sử Việt Nam qua cuộc chiến đấu dai dẳng kéo dài hơn nửa thế kỷ – cuộc tranh chấp – phức tạp, qua nhiều giai đoạn, giữa nhiều thế lực, khi tiềm ẩn, khi thô bạo Tô Hoài sinh hoạt, quan sát, suy ngẫm, hồi tưởng và ghi chép trong ý thức thâm trầm và sáng suốt về văn hoá và nhân đạo Đã nhiều người viết về Phở, thậm chí viết hay hơn Tô Hoài Nhưng những bài viết của Tô Hoài, từ tiếng rao đêm „ngưu nhục phấn’ của người Hoa, đến gánh Phở chợ ngoại ô những năm 1930, đến Phở không người lái thời chống Mỹ, cho đến tô phở Vịt, phở Chó ngày nay, món ăn đã phản ánh những biến thiên của đất nước ô Vẫn phở, nhưng phở đó thay đổi nhiều, theo thời gian và thời thế ằ [14; 616] Đĩa bỏnh cuốn cũng biển dõu : ô con sõu, cỏi kiến, và chiếc bỏnh cuốn cũng cú bước đường đời của nú ằ [14;596] Bờn cạnh những nổi chỡm của Chả Cá những gian truân của món Thịt Chó, bài Cháo là đặc sắc Xưa kia, Vũ Bằng chỉ dừng lại ở bát cháo lòng, Tô Hoài viết cả một chương xã hội học về món cháo

Nhắc đến những con phố trên, những ai đã từng sống ở Hà Nội có lẽ không ai là không biết đến, thậm chí có người chưa từng đặt chân đến đây vẫn biết bởi lẽ chúng là những cái tên khá quen thuộc Kể về Hà Nội, rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những ai sành về ẩm thực Hà Nội ắt hẳn sẽ nhớ ngay về một số món đặc sắc lâu đời như: bánh cuốn, chả cá, phở , cháo… Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc kể về phố chả cá như thế này: “Phố Chả

Cá dài 180m, đi từ phố Hàng Mã đến phố Lãn Ông” Người đọc có thể tưởng tượng ra không khí của sự tấp nập, rộn ràng giữa người mua kẻ bán trên con đường dài này Cái tên Chả Cá nghe cũng thật đơn giản, đó chỉ là cá nướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thành chả rồi ăn chung với bún và một số gia vị nhưng vẫn được nhiều người khen ngon Bây giờ, người thưởng thức món ăn này sẽ nướng cá tại chỗ Nếu người ăn không quen việc bếp núc thì đây quả là một công đoạn rườm rà, hơi khó nhọc, nhưng ngược lại nướng tới đâu ăn tới đó, chả còn nóng sẽ ngon hơn bội phần, hơn nữa việc nướng cá cũng là thú vui của nhiều người “Nước mỡ xèo xèo nổi bọt đã được pha đẫm vào bát rau thì là đặt cạnh gắp chả cá đương tuốt ra bốc khói thơm ngậy”

Nếu như trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường nhà văn Thạch Lam mô tả loại “phở có mấy giọt cà cuống”, hay Nguyễn Tuân sành thưởng thức đã nói “ai muốn tẩm bổ thì cứ chén tái dúng, tái lăn, sào dòn, sào mềm Tôi thì chỉ có phở thịt bò chín, đấy mới là tinh hoa phở”, thì ở đây Tô Hoài chỉ đơn giản: “Tôi ăn kiểu phở nào cũng thấy được, được cả” Phở có thật nhiều loại: nào là phở Bắc, phở chua, phở chín, phở bò, phở trâu cho đến phở gà, và mãi về sau lại xuất hiện thêm phở tái bò Thời gian trôi qua, nhiều thứ thay đổi và phở cũng không ngoại lệ: “giờ đây trong bát phở lại có thêm hai quả trứng gà, nửa khoanh giò lụa, một cục mọc thịt trắng hếu” Mỗi thời mỗi khác, nhu cầu thưỏng thức món ăn của người dân chắc chắn sẽ đổi thay nhưng đến tận ngày nay và có lẽ sau này vẫn thế, phở vẫn là một món ăn truyền thống và rất riêng của Hà Nội Hà Nội ngày nay đã khoác trên mình một chiếc áo mới nhưng không vì lẽ đó mà những nét đặc trưng xưa kia của Hà Nội thời trước bị rơi vào quên lãng Hà Nội vẫn ồn ào với tiếng tàu điện leng keng, vẫn nhộn nhịp và sặc sỡ trong những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm Đâu đấy, ta cũng sẽ bắt gặp những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm hay những chiếc áo Lơ Muya rực rỡ mốt thời trang Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy đã có ít nhiều người ghi lại nhưng dưới cách nhìn của riêng mình, tác giả vẫn tìm ra được cái mới lạ Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn chứa đựng nhiều ý tứ mới, không kém phần hấp dẫn so với tiếng rao

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC

Người kể chuyện biết lắng nghe trầm tích văn hóa từ những chuyện đời thường

Người kể chuyện đóng một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự, đặc biệt trong thể loại hồi ký, tự truyện Sức hấp dẫn của tác phẩm được quyết định một phần bởi người kể chuyện có hấp dẫn hay không Trước khi nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm của Tô Hoài, thiết nghĩ cần bàn về tác phẩm này ở phương diện thể loại, để thấy Tô Hoài đã làm chủ thể loại và linh hoạt khi đứng ở những đường biên của thể kí

Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến đổi phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- và kết thúc Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét

Hồi ký những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được

Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá

Ranh giới giữa các thể loại kí nói trên không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau mà tác phẩm này là một điển hình Trong Người bạn đọc ấy, Tô Hoài nhận xét: “Trước kia từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết Bây giờ ta có thể đọc một bài bút ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn Mà ai dám đánh cuộc: bút ký bây giờ không bằng ngày trước?" Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút

Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết câu chuyện nào đó Một tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống bên trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh

Có thể khẳng định, Tô Hoài là một trong số ít những nhà văn có sự linh hoạt cao độ khi cầm bút, điều này bộc lộ rõ ngay ở người kể chuyện trong tác phẩm của ông: thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu, nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị, một chút “u mặc” với cái giọng khơi khơi mà nói, anh muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật vấn….Và vì thế, sức hấp dẫn chủ yếu là ở sự chân thật Kể ra khen một nhà văn ngoại thất tuần như Tô Hoài là chân thật thì cũng không được lễ phép cho lắm, nhưng trước kia cũng như bây giờ, sự chân thật vẫn luôn là một thách thức các nhà văn của chúng ta

Trong Chuyện cũ Hà Nội lời của người kể chuyện được tổ chức một cách đặc biệt Kể về một cuộc đời, vốn dĩ cuộc đời đã không bao giờ là một quỹ đạo thẳng tắp, có định hướng đều đặn, mà là một mớ bòng bong những mẩu đất và những mảnh vụn luôn luôn được trí nhớ tổ chức lại và biến đổi đi, đâu phải chỉ là chuyện của kinh nghiệm, thạo nghề Không chỉ thế giới ngoài ông mới được (hay bị) soi chiếu, cảm nhận bằng cảm quan hiện thực đời thường mà chính bản thân cái tôi của người viết cũng được quan sát và mô tả bằng con mắt ấy Khi nhớ lại những năm tháng tuổi thơ, trong “Những ngày áp tết”, cái tôi ấy không hề tô vẽ cho ấu thơ của mình thật đẹp đẽ mà ngược lại, rất trung thực với cảm giác ngày thơ dại của mình khi chứng kiến cảnh ông Phán lên đòi tiền: “Tôi biết đấy là ông Phán lên đòi nợ Biết thế tôi cứ vừa buồn, vừa xấu hổ, vừa sợ Tôi tránh đi, tôi lang thang lên chợ, đến trưa mới mò về” Người kể chuyện, bằng môt giọng thì thầm, trầm lắng và buồn tủi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(buồn tủi cho thân phận mình là một đứa trẻ trong gia đình mắc nợ mà không thể trả, buồn tủi cho cả thân phận người chủ nợ nghèo mỗi năm mỗi ốm lặn lội lên đòi nợ rồi lại lầm lũi trở về không), đã miêu tả những cuộc đối thoại trong im lặng của bà mình và ông Phán Để rồi, từ nỗi sợ người chủ nợ, chuyển thành nỗi thương: “Tôi không sợ ông Phán nữa (vì có hôm tôi trông thấy ông khóc, nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt ủ ê) Mà tôi thương ông Phán Còn bà tôi thì cứ ngồi trơ ra Bà tôi chỉ ngồi chịu chuyện nhát gừng Tôi đâm ra ghét bà tôi” (14;44)

Người kể chuyện còn hài hước và thú vị nhớ lại ngày đi học với nỗi sợ phải đi “khám ghẻ” Chính sự trải nghiệm đã làm một câu chuyện tưởng như đơn điệu trở nên hấp dẫn, bởi ông có khả năng khiến người đọc sống lại những cảm giác đau rát của da thịt khi “cái bàn chải sắt nạo cồn cột khắp mông đít, khuỷu tay Cái vòi trên cao lại thình lình thả nước xuống Tưởng như bao nhiêu máu trong người tôi đương tuôn nốt ra theo nước” [14;515] Đó còn là sự khôi hài và cảm động khi Tô Hoài nhớ lại câu chuyện về ao ước có một chiếc xe đạp, giọng điệu của người kể chuyện như vẫn rưng rưng cái khao khát của một thời: “Xe đạp, cái xe đạp ước ao Muốn có, nên lúc nào cũng thèm như có thật” để rồi khi mượn được chiếc xe, lại khốn khổ với nỗi lo không đèn, phải lên ngồi sở cẩm thâu đêm

Có một vấn đề tế nhị, mà nhiều người kể chuyện thường né tránh, để hạn chế những đụng độ, tranh cãi, đó là chuyện đức tin Nhưng, dường với Tô Hoài, chuyện này cũng được ông nhìn và kể như bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống con người Bởi một khi trong cảm quan hiện thực của ông, con người là con người của cái đời thường thì đức tin chẳng qua cũng chỉ là một chuyện đương nhiên như thế Người kể chuyện trong tác phẩm của ông không thiêng liêng hoá đức tin của chính mình, của người thân hay dòng họ, mặt khác, cũng không “trầm trọng hoá” đức tin của người khác Đến cả Đức Chúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giê Su hay Đức Phật, có lẽ ông cũng nhìn bằng cảm quan hiện thực đời thường ấy Nên, trong Bên đời, bên đạo, người kể chuyện ấy sòng phẳng với cả đức tin, khi viết một cách hài hước đến lạnh lùng: “Chẳng biết ai sai ông tôi đi đạo Quả nhiên, bên đạo bênh cho được kiện Ông bà tôi được kiện rồi thì cũng nhạt đạo Đến khi tôi biết, chỉ còn thấy ở cũi bát trong buồng, giữa chồng bát chiết yêu, bát mẫu đong chè, có cái tượng Đức Bà con con bằng sứ trắng, bụi đã bám đen nhẻm” (14;215) Như vậy, chuyện theo đạo hay nhạt đạo của “ông bà tôi”, theo sự quan sát và đánh giá của người kể chuyện, là do cái lợi xui khiến chứ không phải niềm tin dắt lối chỉ đường Đó là sự bạo gan của cái tôi khi đã đi gần hết cuộc đời, chứng kiến nhiều cảnh ngộ Cái tôi ấy không ngần ngại nói về sự dửng dưng của chính mình trước tượng Đức Bà

“mặt gầy gầy, mũi nhọn hoắt” Ông đã táo bạo (thậm chí ngông cuồng) Nhưng đó chỉ là đánh giá của những người đọc giàu đức tin, còn với Tô Hoài, có lẽ ông cũng chẳng nghĩ mình đã ngông cuồng hay nhạo báng ai Chỉ có điều, trong khi số đông thường mải mê theo đuổi huyền thoại thì Tô Hoài từ lâu lắm đã mang cái nhìn “giải huyền thoại” Ông sòng phẳng với đức tin, đồng thời trân trọng đức tin của người khác khi khẳng định: “Nhưng Nam Cao với nhà thờ, cảm tưởng của anh khác hẳn tôi Vào nhà thờ, anh thấy nhà thờ đầm ấm quen thuộc Đêm nghe tiếng chuông nhà thờ làng Đông, tiếng đính đoong đỏng đảnh bao giờ cũng làm anh bồi hồi nhớ nhà” Chỉ thêm từ

“đỏng đảnh” để miêu tả tiếng chuông, đủ biết đó là giọng kể của môt người ngoại đạo, ưa bông đùa nhưng không thiếu một tâm hồn tinh tế Tất nhiên, vốn là một người kể chuyện dí dỏm, khôi hài và trung thực, ông cũng không quên ghi chú rằng (ghi chú mà không sợ niềm tin của mình đang bị chính mình đem ra giễu), “Trông tượng Phật, Nam Cao thấy ghê ghê, anh dửng dưng trước mùi hoa mộc và hoa sói Anh nghe tiếng chuông chùa trong tĩnh lặng ban đêm cũng bằng nghe trống ngũ liên hộ đê hay trống thúc thuế” [14,215]

Ngôn ngữ tự nhiên, có sự pha trộn nhiều màu sắc

Tô Hoài là một trong những nhà văn đặc biệt nhận rõ: “tinh thông về chữ là một điều cần thiết” Ông thường mong muốn “mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ nối vào nhau Chữ của câu văn phải như gõ vào, nó kêu được Chữ phải nổi hình ảnh liên tiếp” Nhà văn ao ước: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất, của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”

Sắc thái ngôn từ trong Chuyện cũ Hà Nội của ông thật đa dạng Có những phát biểu thẳng thừng, những phê phán trực tiếp, nhưng có loại mà một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ hai giọng, có sự chệch hướng giữa người phát và người nhận cả về thái độ lẫn thông điệp…Có những phát ngôn ngắn, gọn, thoáng qua, cài vào các sự kiện, các sự cố, hẳn là phát ngôn của tác giả, nhưng người đọc cứ phải tự hỏi xem còn có giọng của ai trong đấy nữa… Xen vào những ngổn ngang tâm sự, chua chát mỉa mai lại hài hước là những cảnh vừa nhếch nhác vừa rất mộng mơ Tô Hoài trước tiên là nhà văn của đô thị, của những hẻm phố và những quán cóc, những bữa nhậu còm và những chủ quán ta Tàu đủ kiểu; văn ông cài vào những câu điêu luyện (nhưng vẫn có vẻ giản đơn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc,

“thôi xao” kỹ lưỡng Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết quả của một quá trình quan sát tinh và sắc Muốn thế, chữ nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện một cách chính xác nhất Nhưng điều đáng nói nhất là việc Tô Hoài thực sự đã xác lập được một nhãn quan ngôn ngữ tự sự cho chính bản thân ông Cũng giống như chàng thợ sơn guốc Kim Lân, thuở nhỏ, Tô Hoài không có điều kiện học hành Đó là một thiệt thòi lớn Nhưng ông đã biết cách bù lại bằng khả năng tự học mà nếu không bền chí, hẳn ông đã rất khác so với một Tô Hoài vạm vỡ hôm nay Những bài học, những kinh nghiệm ấy được Tô Hoài bày tỏ, đúc rút trong các tác phẩm: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn

(1997) Tô Hoài cho biết, ông là người chịu khó ghi chép Với ông: “Học chữ và tiếng nói là cần thiết Trong ba cửa: tiếng nói quần chúng, tiếng nói trong vốn cũ và trong vốn nước ngoài, học tiếng nói quần chúng là quan trọng hơn cả” (Sổ tay viết văn) Quan niệm này của Tô Hoài rất gần gũi với quan niệm của người xưa: thơ ca sơ học tang ma ngữ Nhờ ý thức bám lấy ngôn từ của đời sống và dám tạo nên những cách nói mới mà văn Tô Hoài có khả năng gây ám ảnh Ai kia viết văn có thể tùy hứng, Tô Hoài thì không Ông có ý thức nghệ thuật riêng Trong lần trò chuyện với nhà văn Nguyễn Công Hoan về kiến trúc câu văn, Tô Hoài cho biết: “Trước tiên, khi viết văn, bao giờ tôi cũng nghĩ là mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối vào nhau Chữ của câu văn phải như gõ vào, nó kêu được Chữ phải làm nổi hình ảnh liên tiếp Cho nên tôi cố gắng, một là chỉ cho người đọc thấy được dáng câu, chứ không thấy được kiến trúc câu; hai là cách cấu tạo câu phải là hình ảnh, hình ảnh liên tiếp Người ta đọc bằng mắt, chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vào trong óc, bao giờ cũng trở thành hình ảnh trước, tôi cố gắng làm theo những cách trên” Có thể, cái kinh nghiệm này của Tô Hoài chưa chắc đã ứng hoàn toàn với các nhà văn khác Nhưng với ông, đó là một quan niệm, và quan niệm ấy hiệu quả với con đường viết văn của chính ông

Văn Tô Hoài viết kỹ nhưng không cầu kỳ, khó hiểu, giọng văn đặc Việt Nam giống Nam Cao, không thỉnh thoảng đặt câu theo ngữ pháp Tây như Ngô Tất Tố, cũng không đôi khi lai Tây như Vũ Trọng Phụng Về dùng chữ dân gian, ông đằm chứ không sóc kiểu Nguyễn Công Hoan Chất thơ trong truyện ông kín đáo, nhuần nhị chỉ phảng phất như hoa lý chứ không ngào ngạt như hoa đại kiểu Nguyên Hồng Văn phong ông giống một cô gái quê nền nã, chứ không táo bạo kiểu văn phong Nam Cao

Tô Hoài chủ trương dùng từ phải chính xác Gần đây, ông hay dùng từ ngữ và cỏch núi ngày xưa, dụng tõm phục hồi ngụn ngữ cổ Vớ dụ ô Số bỏc

Khỏn cao, phải lấy vợ thiờn hạ ằ cú nghĩa là tỡm duyờn ở làng khỏc, đi làm mướn kiếm cơm thiên hạ, người thiên hạ đến cày cấy, cùng nghĩa khác làng

Ngày nay, chúng ta chỉ dùng động từ cưới trong nghĩa kết hôn, Tô Hoài khôi phục từ cưới trong nghĩa khai trương, khánh thành: cưới chợ, cưới tàu điện

Ngược lại, nhà văn dùng chữ lấy vợ, lấy nhau, tổ chức đăng ký kết hôn nhưng không một lần dùng chữ “xây dựng” đang thời thượng Ông còn dùng chữ bảo học thay vỡ ô dạy học ằ, đụi năm mươi để núi người cao tuổi qua đời, thường dùng chữ seo giấy , thợ seo ít thông dụng Làm diều cùng một trang, ông dùng ba động ngữ : phiết giấy, phết (quả) cậy, phất giấy Tuy nhiên, trong bài Nón xưa tác giả dùng nhiều lần động ngữ làm nón, có khi khâu nón, lợp nún mà khụng thấy dựng chữ ô chằm nún ằ là chớnh xỏc nhất Tụ Hoài bỏ công giải thích một số từ cổ ngày nay thông dụng nhưng đã mất nghĩa, như cầu cống : cống có khi nghĩa là cầu, như Cống Đõ, cống Mọc ; còn cầu có khi là nhà trạm, có cột và mái ngói, thường gọi là Cầu Chợ Cầu Giấy là chợ bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giấy Cầu không nhất thiết phải qua sông (tr 506) Bài Hội Hè Đình Đám giải thích cặn kẽ hội và đám khác nhau ra sao Nói chung, Tô Hoài đã làm sống lại nhiều phong tục hội hè đình đám bằng phong cách văn học, đọc vui mà trau dồi thêm kiến thức

Nhiều khi, Tô Hoài sử dụng giọng điệu của văn nói như một sự cố tình, với những từ đậm chất dân gian như “Cái ông Ấm này, là ông Ấm như thế

Bên nội tôi có họ với bà Ấm Cũng xa lắc, từ đời tám hoánh…Nhưng ông Ấm thì nghèo, đích xác là nghèo, nghèo xác nghèo xơ Nhà ông Ấm dưới ô Cầu

Dền Chỉ có một gian trong sân sau, tối ẩm ướt như hũ nút”

Hoặc tác giả tả rất kỹ cung cách và vật liệu làm diều : Thân diều làm bằng hóp đá cứng nhất ngả vào mùa lạnh mới chắc thớ Hóp đá và tre đực ngâm vào bùn trong ao cả mùa, cả năm Vớt lên, đẽo gọt qua loa rồi đem gác bếp cả bộ sườn, bộ khung ( ) Phiết giấy dán diều cũng tỉ mỉ vất vả giấy bản có gân vỏ dó, khi seo tờ giấy lại pha gỗ mò, bền không rách được Cái dây diều chỉ cần ba dẻ đay thì vừa nhẹ xong việc diều, đi thử sáo Có ba thứ sáo diều hôm nào gió nhỏ lắp sáo còi, gió lửng thì chơi đẩu, có gió trên mới đóng sáo chiêng Sáo còi lảnh lót, sáo đẩu rền rền Có gió, sáo chiêng mới lên tiếng Tiếng sáo bổng trầm hoà khéo vào nhau như phường bát âm ngồi trên trời (14; 405-408) Tô Hoài dụng văn kỹ càng, dụng chữ cũ càng như thể là để nghe tiếng mình nói, nghe lời mình nói, sống lại những âm hao xưa cũ và thơ dại Đời sau sẽ quý nguồn tư liệu về diều sáo, qua nghệ thuật mô tả của tác giả nhưng động cơ của Tô Hoài khi viết đoạn văn này là để sống lại một thoáng hanh hao xưa vắng Ngôn ngữ Tô Hoài sắc sảo trong miêu tả, đặc biệt cách dùng những động từ Miêu tả cảnh một ngôi nhà hoang lạnh, lại nghe đồn là có ma, Tô Hoài viết: “Cánh cửa lúc nào cũng khép hờ Cây hoa hồng ta bên cái phên nứa, nở vô khối mà cứ rữa ra không ai dám vào hái Tháng hai, hoa bưởi rụng, mùi thơm và mùi hoa trắn rờn rợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự phong phú của không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật chính là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó, thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hình tượng nghệ thuật Có thể khẳng định, không gian nghệ thuật trong

Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài vô cùng phong phú, bởi ông đã khám phá và miêu tả những miền không gian mới, hé lộ những cuộc đời vô danh thường bị lãng quên

3.3.1 Phát hiện miền không gian mới, hé lộ những cuộc đời dễ bị lãng quên của Hà Nội phồn hoa

Trong tác phẩm Băm sáu phố phường, Tô Hoài bằng cảm quan hiện thực đời thường đã chia Hà Nội ra thành ba miền không gian cách biệt: Thứ nhất là khu vực phố Tây, “phần đông chỉ có nhà người Pháp hoặc người An Nam giàu có và sang trọng” Không gian này có tính loại trừ cao, nên thường vắng, chỉ loáng thoáng người qua lại, nếu lạc vào đó, “người như tôi lúc ấy, những thanh niên chân xỏ đôi guốc mộc, áo dài thâm, bước thất thểu, qua cửa nhà sang trọng hay nhớn nhác nhòm ngó Thế nào cũng có đội sếp dõi mắt xem có phải kẻ gian “chú chích” hay không” [14,36] Tất nhiên, miền không gian này không dành cho những thân phận của loài “cỏ dại”, nhưng cũng chẳng phải là nơi lưu trú của kẻ giang hồ Miền không gian thứ hai: Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, người chen chúc đông đúc qua lại bên này Hồ Gươm, khu buôn bán sầm uất - ở đây mới lắm các tay “chích cược” (trộm cắp) và du côn, du kề Riêng có miền không gian thứ ba sinh sôi với đời sống thành phố mà ít người nhận ra và phân biệt được Miền không gian này lại tự tách làm đôi: Các phố nhỏ yên tĩnh hai bên chợ Hôm và đường Huế, đó là phố của những công chức, các ông ký, ông thông và nhà buôn trên phố, phảng phất vẻ êm đềm; còn một vùng khác dưới bãi dọc đê sông Hồng: các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá, bãi An Dương xuống tới bến Phà Đen, toàn những nhà lá, lều lá – “Đấy là nhà của những người nghèo, cu-li dọn kho, bắt-tê cửa ga, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, thợ hồ, người các vùng quê đói rách đổ ra kiếm sống ở thành phố đều chui rúc xuống ở bãi này”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong sáng tác của mình, như một lẽ tự nhiên đến từ đời thực, Tô Hoài thường trở đi trở lại với miền không gian cuối cùng này, ở đó, ông mới phát hiện một Hà Nội lam lũ, với những kiếp lầm than mà ít nhà văn chạm tới Bãi dọc sông Hồng còn là nơi “tụ tập của sòng bạc và các tay chơi có hạng Bọn trùm gá bạc như Ba Sinh, Cả Vê, Hai Cua và bao nhiêu đầu trộm đuôi cướp khác Những tù xổng làm quân cướp ngày, những chúa du côn được chủ xe hàng thuê đứng bến đánh nhau tranh khách đều sinh sống ở đây Ở trên đê trông xuống chỉ thấy những mái lá lươm nhươm, nhôm nhếch bên bãi đất cát lẫn lộn với mặt nước đỏ rực” Tô Hoài khi miêu tả không gian nghệ thuật này đã dùng ngòi bút tả thực, cảm giác bề ngoài tàn nhẫn xót xa, khiến những người quen nhìn một Hà Nội mĩ lệ ở bề ngoài không tin được: “Sáng sớm, người ra bờ sông ỉa, đi tha thẩn, con chó lũn cũn theo Các nhà gánh nước về ăn phèn, đôi thùng cũng từ dưới sông lên, bước lẫn giữa mọi thứ củi mục, phân người, rác rưởi Buổi chiều, gió lạnh ngoài kia quạt hun hút” [14; 38]

Thế nên, điều dễ hiểu là, đã có lúc, viết về miền không gian cùng khốn với những cảnh đời lam lũ ấy, Tô Hoài đã không giấu nổi sự phẫn uất của mình về những tháng ngày bất công trong quá khứ: “Đời sống thành phố cò con, các ông Tây ăn trên ngồi trốc, còn thì, người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau Đi ở, đi phu, đổi thùng, làm mướn, phụ bồi, phụ bếp, kéo xe, kéo quạt, cu- li san, nhà nào cũng có người” Ông nhấn mạnh sự tương phản của hai miền không gian: thượng lưu hào nhoáng và hạ lưu khổ ải, để lí giải sức hút kinh người của miền ánh sáng kia, đồng thời, nhận chân sự thực phũ phàng về sự thất vọng của những kẻ khốn cùng đã bị miền thượng lưu kia làm tan ảo mộng: “Đêm đêm, bốn phía trong cánh đồng trông lên thấy trời thành phố hửng sáng trong ánh đèn điện, thế là ban ngày người lũ lượt kéo vào Người vô công dồi nghề, người thất nghiệp đâu cũng nhan nhản Người ta thất thểu đi tìm việc qua đêm qua ngày” [14;39] Đáng lưu ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn là, sinh tồn trong miền không gian ấy còn có cả những nhà văn, nhà văn của những người cùng khổ - Nguyên Hồng Nơi ông ở là “một căn nhà vách đất tối om, vào cửa phải cúi đầu Cả gian nhà kê vừa cái giường chõng Dưới gầm, chiếc hòm gỗ Tất tật, gạo nước, nồi niêu, quần áo tống cả vào hòm Bên chân giường dựng bó củi nứa và cái hoả lò để chị ấy thổi cơm” [14;38] Có lẽ, cũng bởi cuộc sống nhiều khó khăn như thế mà trang văn của Nguyên Hồng mới thấm đẫm nỗi đời và chứa chan tinh thần nhân đạo

Tô Hoài còn có ý thức miêu tả không gian của những khu chợ tối tăm, nơi ẩn trốn của lũ trẻ lang thang đói khổ, không gian của Phố Mới tên gọi nghe sang mà hoá ra lại là “cái chợ bán mua người” lớn nhất của thủ đô Trông vào phố Mới “lúc nào cũng thấy ủ ê, hốt hoảng, những nét mặt người ngoài đường, người đứng tụ tập, ướt át bẩn thỉu Cả đến trong cái ngách cửa Hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế” Ở phố Mới này đủ loại kẻ ăn người ở trong nhà: con sen, con nhài, con nụ, vú em, u già, cậu nhỏ, anh xe, thằng quýt Không gian tấp nập, hỗn độn bán mua bởi các mụ Tú Bà “nháo nhác, táo tác chạy đèn cù tán tỉnh chào hàng, nói thách, ngã giá, đòi tiền lót tay, xỉa xói và chửi bới”

Chưa hết, nói đến thủ đô là nói đến thú ăn chơi, trong chốn ăn chơi, không gian cũng phân loại sang hèn, điều mà ít nhà văn viết về Hà Nội chịu tìm hiểu và miêu tả: Nhà hát sang nhất ở phố Khâm Thiên - gắn với nó là những người giàu, tay buôn, tay chơi, mật thám, trùm bạc, chúa tể đầu trộm đuôi cướp, tiêu tiền ném qua cửa sổ Trung lưu là cô đầu ở Ngã Tư Sở, khách đông và tạp nham, gồm thầy ký sở tư, ông nhà văn, nhà báo đi che tàn, ông buôn nước bọt, ông giáo Hạ lưu là nhà hát ở Cầu Giấy, Kim Mã và Thượng Cát, đón vét khách bên Hà Nội, khách quê, các ông chánh lý, các bác thợ mũ, thợ khảm, khách lái gỗ, lái dó đường ngược xuôi về Ứng với loại nhà hát hạ lưu này là những cô đầu Chèm, ngày đi làm cỏ đồng, bắt cua, tối hát, tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trống chầu vì thế mà “trong nhà lá vọng xuống mặt nước nghe lộp độp như dao chặt thịt gà” Thế mà, cái đêm Vũ Trọng Phụng mất, Nguyễn Tuân và các bạn lại sang ngả bàn đèn suốt sáng hút ở nhà hát bên Thượng Cát “Cái đêm ngã vào cô đầu nhà quê ấy Nguyễn Tuân có viết trong bài ký Khóc Vũ Trọng Phụng ở tạp chí Tao Đàn Không hiểu tại sao các ông hút thuốc khóc bạn lạc bước sang tận đấy, buồn quá hay là hết tiền Bởi vì sáng ra dong từ Thượng Cát về hẳn là cuốc bộ thôi” (14;352)

Với cái nhìn mang đậm cảm quan đời thường này, Tô Hoài có khả năng soi chiếu vào không gian nghệ thuật những vẻ đẹp ở chiều sâu Ông thuộc một trong số hiếm hoi những nghệ sĩ của hôm nay chỉ cần nhìn “cái nhà, bức tường, vòm cống, bờ hè viền xi măng hay viên đá xanh đều có thể đọc ở đấy ra cuộc đời và nhìn thấy tang thương Hà Nội” [14;39]

3.3.2 Không gian nghệ thuật có sự tương phản, sự đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại

Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội được tạo dựng bằng hồi ức và suy cảm của một người đã đi gần hết cuộc đời mình, qua những thăng trầm và biến động, nên, như một lẽ tự nhiên, hình thành cặp không gian tương phản: Hà Nội trong quá khứ và Hà Nội của hôm nay Đã có lúc, ông thốt lên rằng: “Giữa Hà Nội quen thuộc quá mà phố phường thì thật xa lạ”

Tô Hoài viết Băm sáu phố phường với một cái nhìn u hoài của người đã qua thời Thạch Lam xưa, để thấy phố phường nay không như xưa nữa Ông nhấn mạnh sự khác xa này: “Hà Nội xưa kia không có các huyện ngoại thành Lên đến Bưởi đã là ngoại ô Ra Cầu Giấy, nói đầy đủ là ra Ô Cầu Giấy là đã hết địa phận thành phố” [14;35] Thế nên, ông đột ngột liên hệ đến một chuyện kì cục: Năm 1972, máy bay B52 ném bom rải thảm xuống Khâm Thiên Thế giới lên án Mĩ mưu toan huỷ diệt Hà Nội Hãng tin Mĩ UPU cải chính: B52 chưa hề ném bom Hà Nộ Có nghĩa là Mĩ đem bản đồ của Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thế kỉ trước ra làm chứng” [14;36] Trở về với hiện tại để thấy, sự khác biệt đầu tiên của không gian Hà Nội ở hai thời là: phố phường thời Tây chia “từng khu khác nhau Không có bảng chỉ dẫn, không tường chắn, không ai ngăn cấm nhưng người đi đường phải tự hiểu thế, mà liệu bước” [14;36] Có nghĩa là ông phần nào nuối tiếc cái trật tự xưa cũ khi so sánh nó với Hà Nội hơi xô bồ trong thời hiện tại

Không gian Hà Nội đã thay đổi đến không ngờ, kèm theo đó là sự phôi phai của những nét đẹp tự nhiên: “Tưởng như cái hoa và cây xương rồng bà dữ tợn với cành rong rấp ngõ, hàng bờ rào rậu lưa thưa ấy cứ đứng đấy mãi, lâu dài đến sốt ruột như trẻ con mong bao giờ thành người lớn Thế mà cũng biến mất cả” Tô Hoài trơở lại quê cũ của mình và nhận ra: “Cái xóm nhà tôi ngày trước ẩn mình trong những bụi tre, mấy cây nhãn và giữa những ao chuôm bờ lau la liệt khoai nước và chim cuốc hoàng hôn về kêu khắc khoải” [14;29] Trông “làng xóm bây giờ san sát”, làm sao người một thuở gắn bó với thôn dã như Tô Hoài không thương nhớ được Nhất là không gian ấy đã từng là thế giới nghệ thuật quen thuộc, góp phần làm nên không khí nghệ thuật trong tác phẩm của ông, nơi nương náu của những Dế mèn, O chuột Thế nên, Tô Hoài đối lập hai không gian mà như muốn “chiêu hồn” những cái đẹp tự nhiên đã mất, cả tiếng cuốc nao lòng lẫn những bụi tre bao bọc thôn quê, gọi hồn cả thời thơ ấu và những linh hồn gắn với bụi bờ, ao chuôm lau lách Thành ra, sau tiếng gọi hồn, ông ngẩn ngơ đối diện trước không gian hiện tại để đối thoại với chính mình trong một tiếc nuối da diết vì tỉnh mộng: “Như vậy đấy Đôi bên hàng xóm không phải như bây giờ Nhiều nhà không còn nữa” Đến cuối tác phẩm, ông lại nhắc điều xưa cũ ấy khiến người đọc hình dung đến một ông già đứng giữa hai bờ không gian quá khứ và hiện tại, lẩm nhẩm điều đã rõ mười mươi: “Dần dà mới nhận ra làng xóm thời ấy với bây giờ khác nhau nhiều”

Ngày đăng: 21/11/2014, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Chiến (2011), Nét văn hoá Thăng Long xưa trong Chuyện cũHà Nội của Tô Hoài, www.vanhoa,vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Chiến (2011), "Nét văn hoá Thăng Long xưa trong Chuyện cũ "Hà Nội của Tô Hoài
Tác giả: Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Chiến
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2011
3. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
4. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945 -1975), Tập I, NXB Đại học và TH chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam (1945 -1975)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại học và TH chuyên nghiệp
Năm: 1979
5. Nguyễn Đăng Điệp (2004), “Tô Hoài, sinh ra để viết”, Tạp chí văn học số 9, tr.113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tô Hoài, sinh ra để viết”
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2004
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
8. Tô Hoài (1985), Tự truyện, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1985
9. Tô Hoài (1987), Tuyển tập Tô Hoài tập I, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài tập I
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1987
10. Tô Hoài (1989), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội 11. Tô Hoài (1994), Tuyển tập Tô Hoài tập II, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi", NXB Văn học, Hà Nội 11. Tô Hoài (1994), "Tuyển tập Tô Hoài tập II
Tác giả: Tô Hoài (1989), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội 11. Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1994
14. Tô Hoài (2010), Chuyện cũ Hà Nội, NXB Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện cũ Hà Nội
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Thời đại
Năm: 2010
15. M. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M. Khrapchenkô
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1978
16. Quế Lam (2012), Nét riêng Hà Nội – xưa và nay, www.vanchuongviet, org 17. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Băng Sơn (2001), Nhữngáng văn ẩm thực, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét riêng Hà Nội – xưa và nay", www.vanchuongviet, org 17. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Băng Sơn (2001), "Những "áng văn ẩm thực
Tác giả: Quế Lam (2012), Nét riêng Hà Nội – xưa và nay, www.vanchuongviet, org 17. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Băng Sơn
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2001
18. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
19. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trong thời đại mới
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
20. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
21. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn – tư tưởng và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn – tư tưởng và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1983
22. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2003
23. Nhiều tác giả (1997), Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1975), NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1975)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1997
24. Mai Thị Nhung (2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Tô Hoài
Tác giả: Mai Thị Nhung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
29. Trần Đình Sử (1999), Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong truyện Kiều, Tạp chí Văn học (số 2), tr. 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong truyện Kiều
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w