Cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên,

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 32 - 34)

Trong các tác phẩm của Tô Hoài, văn hóa, phong tục thường gắn với những trang viết về thiên nhiên rất đỗi tài hoa. Tại đây, ta nhận thấy chất thơ trong duyên kể Tô Hoài. Thiên nhiên trong văn Tô Hoài không kỳ vĩ như thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Nó như những đóa hoa thấp thoáng nhưng rất giàu sức gợi. Nó góp phần làm cho những câu chuyện đời thường có thêm những nét nhạc trữ tình. Dĩ nhiên, để có được những nét nhạc ấy, Tô Hoài phải rất tinh trong quan sát. Sự tinh tường và nhạy cảm ấy, chính là ưu thế của Tô Hoài.

Bức tranh thiên nhiên có giá trị độc lập tự thân, gần với đời sống sinh hoạt của con người. Đó là thiên nhiên trong vẻ quyến rũ đầy sức sống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảnh sắc làng quê ngày mùa: "Mùa đông, giữa những ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau (...). Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm (...). Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối (...). Bụi mía vàng xong (...). Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới (...). Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng" [24,97]. Khác với nhà văn Nguyên Tuân - một nghệ sỹ của sự hoàn thiện tuyệt mỹ, từ con người đến phong cảnh thiên nhiên trong con mắt của ông đều phải đạt tới vẻ đẹp tinh khôi của tạo hoá. Vì thế, bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Tuân luôn có vẻ đẹp rực rỡ, toàn bích. Từ màu sắc của nước biển Cô Tô đến cảnh đất trời Tây Bắc, nơi có dòng sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo", nơi có bạt ngàn là hoa: hoa gạo đỏ, hoa ban trắng, hoa đào hồng rực rỡ... tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp khác thường; Khác với Nguyên Hồng, nhà văn đặc biệt nhạy cảm trước những khung cảnh rộng lớn, hùng vĩ - trời cao, biển cả, sông dài, nước rộng, nắng mênh mông...; Và cũng khác với Vũ Trọng Phụng, thiên nhiên quay cuồng trong dông tố, thiên nhiên khốc liệt, dữ dội luôn báo hiệu sự bất thường trong cuộc đời con người.:.; thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài mang đậm hình ảnh bình dị khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim muông... như trong cuộc sống thực. Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ông lại luôn gần gũi, gắn bó, theo sát với cuộc sống sinh hoạt của con người. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét rất có lý rằng: "Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng, không có dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội. Trong tác phẩm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ông, thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn" [6;54]. Trong cảm quan của Tô Hoài, thiên nhiên còn thể hiện vẻ quyến rũ đầy sức sống. Vẻ quyến rũ hiện diện trong nhiều cung bậc, khi là khoảnh khắc thiên nhiên dữ dội vận động theo quy luật của tự nhiên, khi lại rất hiền hoà, thơ mộng. Rõ ràng là thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài hoàn toàn mang đậm dấu ấn hiện thực khách quan. Nhà văn không tô hồng hiện thực, cũng không né tránh sự thật cho dù đó là sự thật khắc nghiệt khiến cuộc sống con người càng gian truân, vất vả hơn. Từ tấm lòng gắn bó với cuộc sống, với đất trời, Tô Hoài đã cảm nhận phong cảnh thiên nhiên từ những dáng vẻ hoang sơ nhất. Cảm nhận thiên nhiên, Tô Hoài luôn hướng tới mọi phương diện tồn tại khách quan của nó. Do vậy thiên nhiên không chỉ có vẻ dữ dội, khắc nghiệt, mà còn có vẻ đẹp nên thơ của cỏ cây hoa lá chim muông - mang chất liệu nguyên sơ và tinh tuý của tạo hoá. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên mùi thơm dìu dịu trong nắng của bó hương nhu

(Mương Giơn); mùi hương hồi thấm đẫm không gian xứ Lạng, bởi ở đó "một

mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm" (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ); mùi hoa chanh hoa bưởi sực nức, mùi hoa mộc, hoa cau ngoài hiên đưa vào thơm nhẹ (Nỏ

thần). và cũng không thể quên cảnh dữ dội trước con suối lũ (Miền Tây), cảnh

những con vắt nhua nhúa bám lên cổ, lên chân những người đi rừng (Nhớ Mai Châu)... Có thể khẳng định, cảm quan hiện thực của Tô Hoài là yếu tố quyết định tạo nên đặc sắc của tác phẩm.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)