Tô Hoài là một trong những nhà văn đặc biệt nhận rõ: “tinh thông về chữ là một điều cần thiết”. Ông thường mong muốn “mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ nối vào nhau. Chữ của câu văn phải như gõ vào, nó kêu được. Chữ phải nổi hình ảnh liên tiếp”. Nhà văn ao ước: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất, của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”.
Sắc thái ngôn từ trong Chuyện cũ Hà Nội của ông thật đa dạng. Có những phát biểu thẳng thừng, những phê phán trực tiếp, nhưng có loại mà một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ hai giọng, có sự chệch hướng giữa người phát và người nhận cả về thái độ lẫn thông điệp…Có những phát ngôn ngắn, gọn, thoáng qua, cài vào các sự kiện, các sự cố, hẳn là phát ngôn của tác giả, nhưng người đọc cứ phải tự hỏi xem còn có giọng của ai trong đấy nữa… Xen vào những ngổn ngang tâm sự, chua chát mỉa mai lại hài hước là những cảnh vừa nhếch nhác vừa rất mộng mơ. Tô Hoài trước tiên là nhà văn của đô thị, của những hẻm phố và những quán cóc, những bữa nhậu còm và những chủ quán ta Tàu đủ kiểu; văn ông cài vào những câu điêu luyện (nhưng vẫn có vẻ giản đơn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc, “thôi xao” kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết quả của một quá trình quan sát tinh và sắc. Muốn thế, chữ nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các sự kiện một cách chính xác nhất. Nhưng điều đáng nói nhất là việc Tô Hoài thực sự đã xác lập được một nhãn quan ngôn ngữ tự sự cho chính bản thân ông. Cũng giống như chàng thợ sơn guốc Kim Lân, thuở nhỏ, Tô Hoài không có điều kiện học hành. Đó là một thiệt thòi lớn. Nhưng ông đã biết cách bù lại bằng khả năng tự học mà nếu không bền chí, hẳn ông đã rất khác so với một Tô Hoài vạm vỡ hôm nay. Những bài học, những kinh nghiệm ấy được Tô Hoài bày tỏ, đúc rút trong các tác phẩm: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn
đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn
(1997). Tô Hoài cho biết, ông là người chịu khó ghi chép. Với ông: “Học chữ và tiếng nói là cần thiết. Trong ba cửa: tiếng nói quần chúng, tiếng nói trong vốn cũ và trong vốn nước ngoài, học tiếng nói quần chúng là quan trọng hơn cả” (Sổ tay viết văn). Quan niệm này của Tô Hoài rất gần gũi với quan niệm của người xưa: thơ ca sơ học tang ma ngữ. Nhờ ý thức bám lấy ngôn từ của đời sống và dám tạo nên những cách nói mới mà văn Tô Hoài có khả năng gây ám ảnh. Ai kia viết văn có thể tùy hứng, Tô Hoài thì không. Ông có ý thức nghệ thuật riêng. Trong lần trò chuyện với nhà văn Nguyễn Công Hoan về kiến trúc câu văn, Tô Hoài cho biết: “Trước tiên, khi viết văn, bao giờ tôi cũng nghĩ là mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối vào nhau. Chữ của câu văn phải như gõ vào, nó kêu được. Chữ phải làm nổi hình ảnh liên tiếp. Cho nên tôi cố gắng, một là chỉ cho người đọc thấy được dáng câu, chứ không thấy được kiến trúc câu; hai là cách cấu tạo câu phải là hình ảnh, hình ảnh liên tiếp. Người ta đọc bằng mắt, chữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vào trong óc, bao giờ cũng trở thành hình ảnh trước, tôi cố gắng làm theo những cách trên”. Có thể, cái kinh nghiệm này của Tô Hoài chưa chắc đã ứng hoàn toàn với các nhà văn khác. Nhưng với ông, đó là một quan niệm, và quan niệm ấy hiệu quả với con đường viết văn của chính ông.
Văn Tô Hoài viết kỹ nhưng không cầu kỳ, khó hiểu, giọng văn đặc Việt Nam giống Nam Cao, không thỉnh thoảng đặt câu theo ngữ pháp Tây như Ngô Tất Tố, cũng không đôi khi lai Tây như Vũ Trọng Phụng. Về dùng chữ dân gian, ông đằm chứ không sóc kiểu Nguyễn Công Hoan. Chất thơ trong truyện ông kín đáo, nhuần nhị chỉ phảng phất như hoa lý chứ không ngào ngạt như hoa đại kiểu Nguyên Hồng. Văn phong ông giống một cô gái quê nền nã, chứ không táo bạo kiểu văn phong Nam Cao.
Tô Hoài chủ trương dùng từ phải chính xác. Gần đây, ông hay dùng từ ngữ và cách nói ngày xưa, dụng tâm phục hồi ngôn ngữ cổ. Ví dụ « Số bác
Khán cao, phải lấy vợ thiên hạ » có nghĩa là tìm duyên ở làng khác, đi làm
mướn kiếm cơm thiên hạ, người thiên hạ đến cày cấy, cùng nghĩa khác làng.
Ngày nay, chúng ta chỉ dùng động từ cưới trong nghĩa kết hôn, Tô Hoài khôi phục từ cưới trong nghĩa khai trương, khánh thành: cưới chợ, cưới tàu điện.
Ngược lại, nhà văn dùng chữ lấy vợ, lấy nhau, tổ chức đăng ký kết hôn nhưng không một lần dùng chữ “xây dựng” đang thời thượng. Ông còn dùng chữ
bảo học thay vì « dạy học », đôi năm mươi để nói người cao tuổi qua đời, thường dùng chữ seo giấy , thợ seo ít thông dụng. Làm diều cùng một trang, ông dùng ba động ngữ : phiết giấy, phết (quả) cậy, phất giấy. Tuy nhiên, trong bài Nón xưa tác giả dùng nhiều lần động ngữ làm nón, có khi khâu nón,
lợp nón mà không thấy dùng chữ « chằm nón » là chính xác nhất. Tô Hoài bỏ
công giải thích một số từ cổ ngày nay thông dụng nhưng đã mất nghĩa, như
cầu cống : cống có khi nghĩa là cầu, như Cống Đõ, cống Mọc ; còn cầu có khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giấy. Cầu không nhất thiết phải qua sông (tr. 506). Bài Hội Hè Đình Đám giải thích cặn kẽ hội và đám khác nhau ra sao. Nói chung, Tô Hoài đã làm sống lại nhiều phong tục hội hè đình đám bằng phong cách văn học, đọc vui mà trau dồi thêm kiến thức.
Nhiều khi, Tô Hoài sử dụng giọng điệu của văn nói như một sự cố tình, với những từ đậm chất dân gian như “Cái ông Ấm này, là ông Ấm như thế. Bên nội tôi có họ với bà Ấm. Cũng xa lắc, từ đời tám hoánh…Nhưng ông Ấm
thì nghèo, đích xác là nghèo, nghèo xác nghèo xơ. Nhà ông Ấm dưới ô Cầu
Dền. Chỉ có một gian trong sân sau, tối ẩm ướt như hũ nút”.
Hoặc tác giả tả rất kỹ cung cách và vật liệu làm diều : Thân diều làm
bằng hóp đá cứng nhất ... ngả vào mùa lạnh mới chắc thớ. Hóp đá và tre đực
ngâm vào bùn trong ao cả mùa, cả năm. Vớt lên, đẽo gọt qua loa rồi đem gác bếp cả bộ sườn, bộ khung (...) Phiết giấy dán diều cũng tỉ mỉ vất vả ... giấy bản có gân vỏ dó, khi seo tờ giấy lại pha gỗ mò, bền không rách được. Cái dây diều chỉ cần ba dẻ đay thì vừa nhẹ ... xong việc diều, đi thử sáo ... Có ba thứ sáo diều ... hôm nào gió nhỏ lắp sáo còi, gió lửng thì chơi đẩu, có gió trên mới đóng sáo chiêng. Sáo còi lảnh lót, sáo đẩu rền rền... Có gió, sáo chiêng mới lên tiếng... Tiếng sáo bổng trầm hoà khéo vào nhau như phường bát âm
ngồi trên trời. (14; 405-408). Tô Hoài dụng văn kỹ càng, dụng chữ cũ càng
như thể là để nghe tiếng mình nói, nghe lời mình nói, sống lại những âm hao xưa cũ và thơ dại. Đời sau sẽ quý nguồn tư liệu về diều sáo, qua nghệ thuật mô tả của tác giả nhưng động cơ của Tô Hoài khi viết đoạn văn này là để sống lại một thoáng hanh hao xưa vắng. Ngôn ngữ Tô Hoài sắc sảo trong miêu tả, đặc biệt cách dùng những động từ. Miêu tả cảnh một ngôi nhà hoang lạnh, lại nghe đồn là có ma, Tô Hoài viết: “Cánh cửa lúc nào cũng khép hờ. Cây hoa hồng ta bên cái phên nứa, nở vô khối mà cứ rữa ra không ai dám vào hái. Tháng hai, hoa bưởi rụng, mùi thơm và mùi hoa trắn rờn rợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm của Tô Hoài khi sang trọng, lắng sâu, lúc lại mộc mạc, thô dã, tưởng như cà kê, dông dài mà chứa chan sinh động. Như khi ông viết Hội làng: “Làng Tân, làng Dậu lại chẳng mấy khi gom nổi tiền đón phường chèo, chỉ đi xem kẹ hội hát làng bên. Làng Yên Phú
đút nút phường tuồng vào cái cầu giữa làng. Phường kiết xác, không đủ hơi ra
diễn rạp giữa trời”. Tô Hoài dùng “xem kẹ” chứ không phải là “xem ké”, xem ké nghe sang hơn, lịch sự hơn, xem kẹ là một từ dùng cắc cớ, giàu sắc thái, bởi trong đó người ta như nghe thấy sự ghẹ gẫm, chung đụng, nghèo hèn, đành rằng là thân phận xem nhờ, nhưng nghe vẫn thấy thảm hại hơn, nhỏ mọn hơn, đáng thương hơn. Các từ đút nút, kiết xác, không đủ hơi nghe đậm chất văn nói, nhưng chính nó lại làm nên cái duyên trong lối kể chuyện của Tô Hoài bởi thoáng giọng mỉa mai, thoáng như tiếng chửi đời, chửi người mà vẫn ánh lên nỗi thương người và cả tự thương, tủi phận cho làng.
Ngôn ngữ của nhân vật trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài mang màu sắc cá tính rất rõ nét, dù chỉ là một nhân vật thoảng qua, đủ để thấy Tô Hoài là người am hiểu sâu sắc ngôn ngữ của nhiều tầng lớp người trong quá khứ, đặc biệt là ngôn ngữ của người trí thức nghèo và dân lao động ngoại thành. Đây là cuộc đối thoại giữa hai trí thức nghèo nơi vỉa hè dân dã, khi bụng đã đói ăn mà trong túi kẹt tiền:
“Tôi hỏi Dung:
- Chiều rồi, đi nhồi cái gì chứ?
- Tớ chẳng còn xu nào mới phải đi ăn tiệc nhìn thế này. - Nhịn a?
- Lúc nào có tiền thì ăn đúp”
Người đọc hẳn nhiên sẽ làm môt cuộc giải mã thông tin, để thấy bên cạnh thông tin thông thường còn hàm chứa cả sắc thái tâm trạng của người đang nói: đi nhồi = đi ăn (nhưng đi nhồi nghe thô mà dân dã, trẻ trung hơn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấy cả sắc thái ra vẻ khinh bạc cái chuyện ăn của người đang nói, như thể ăn uống là chuyện bắt buộc phải làm, phải chăng là che giấu nỗi xấu hổ nếu như phải trịnh trọng hoá chuyện ăn?), đi ăn tiệc nhìn = dạo loanh quanh, nhìn ngắm tất cả nhưng không có tiền để ăn gì cả (chẳng nhẽ lại thú nhận nỗi nghèo đói chẳng có gì để ăn, cách dùng từ “đi ăn tiệc” sẽ gợi ra cho cả người nói lẫn người nghe sự an ủi về điều sang trọng, nhưng tất nhiên, nó vẫn phải hài hước và chua xót thông báo sự thật với người nghe rằng đó chẳng qua chỉ là bữa tiệc nhìn); ăn đúp = ăn bù bằng hai lần (ăn cho bữa có tiền và ăn bù cả bữa nay phải nhịn, một cách nói tưng tửng mà hứa hẹn một viễn tưởng sáng láng). Giả sử, thay những từ Tô Hoài dùng bằng các từ theo nghĩa thông thường ở vế hai, hẳn những sắc thái trẻ trung, dân dã, đa cảm xúc của ngôn ngữ nhân vật sẽ giảm đi nhiều lắm.
Đó là ngôn ngữ của trí thức nghèo, ngôn ngữ của người dân lao động ngoại thành được Tô Hoài khắc hoạ với sắc thái riêng. Tất nhiên, Chuyện cũ
Hà Nội không phải là sự tập hợp của các truyện ngắn, nên ngôn ngữ nhân vật
không được Tô Hoài quá tập trung. Nhưng, chỉ cần điểm qua những lời nói của một vài nhân vật, vẫn thấy ánh lên cái chất phác, thô dã mà sống động, tươi rói của lời ăn tiếng nói dân gian. Đây là lời người bà tấu lên thánh trước sự kiện con chó đá - vật linh thiêng mà bà đem thờ bên cổng bị con gái đem đi bán trong ngày đói: “Lạy thánh mớ bái…Con dại cái mang, lạy thánh đánh
chữ đại xá cho”, còn đây là lời hỏi người cháu nhỏ: “Sao thằng cu không đi
tìm bà? Cái con giời đánh thánh vật ấy mà bán mất ông chó này thì rồi ông ấy vật chết cả nhà đấy, con ạ”. Đứa cháu trả lời thành thật: “Dì bảo rồi dì về quảy cháu đem bán sang Bắc Bỏi”, bà đã kêu lên: “Ối giời ơi, giời chu đất diệt cái quân độc mồm!”. Chỉ với những lời thoại ấy, đủ thấy sự sinh động trong ngôn ngữ dân gian mà Tô Hoài luôn có ý thức sưu tầm và lưu giữ. Lời người lao động bao giờ cũng nặng tính thổ ngơi, nói có vần có điệu, lẩy ra tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngữ thành ngữ một cách tự nhiên, cái nôn nóng, giận hờn không che giấu, sôi sục đấy mà vẫn nhân hậu, chan chứa, xót xa.
Cũng có khi, chỉ qua một tiếng chào, Tô Hoài hé lộ cả niềm vui lẫn bi kịch trớ trêu của người lao động. Đó là trong Bắt rượu, ông mô tả cảnh chú Bếp Mỡ “hớt hải từ trong xóm ra chạy lẫn vào đám bắt rượu (khi Tây về bắt), trông thấy tôi, chú nói to:
- A, thằng cu Bưởi về quê ăn tết à? Chú đi tù rượu đây nhé. Mẹ con cháu ở nhà chơi nhé” (14;22). Đi tù rượu - tiếng ấy vang lên cứ ngọt như không, thậm chí vừa nói vừa cười hi hí. Tô Hoài còn tinh tế hơn khi miêu tả cả lời bàn tán đầy ghen tị và bỡn cợt của người dân trong xóm: “Thế là tự dưng giời cho nhà bếp Mỡ cái tết nhé, sướng nhé”. Thế mới biết, đâu chỉ có một Chí Phèo của Nam Cao “xin cụ lại cho con đi ở tù”. Vì với bếp Mỡ, đi tù thay là một việc kiếm ăn, sự sum họp đoàn viên có nghĩa gì nếu cả nhà bị đói, đấy là “giời cho” chứ không phải “giời đày”. Nỗi hân hoan trong tiếng chào của nhân vật đã nói lên sự thật ngang trái mà đau lòng đó.