Trang phục và thú chơi của một thời xưa cũ

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 65 - 72)

“Kể ra cái ăn, cái mặc, cái nói, cái đi đứng, những quan hệ và giao tiếp của người ta là việc của nền nếp văn hoá con người rất thân thiết, nên bàn”. Với quan niệm như vậy, ông luôn chăm chú quan sát, lắng nghe, nhìn nhận và khám phá từ những nét đời thường đó các cung bậc, giá trị của văn hoá dân tộc ở mỗi thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chuyện cũ Hà Nộighi lại những biến đổi trong nếp sống của một thành

phố, qua cuộc biển dâu của đất nước suốt thế kỷ XX và sự chuyển động văn hoá trên toàn thế giới, trên con đường Âu hoá, đô thị và công nghiệp hoá. Dòng chuyển hoá chung của xă hội loài người lại va phải những ghềnh thác trong lịch sử Việt Nam qua cuộc chiến đấu dai dẳng kéo dài hơn nửa thế kỷ – cuộc tranh chấp – phức tạp, qua nhiều giai đoạn, giữa nhiều thế lực, khi tiềm ẩn, khi thô bạo. Tô Hoài sinh hoạt, quan sát, suy ngẫm, hồi tưởng và ghi chép trong ý thức thâm trầm và sáng suốt về văn hoá và nhân đạo. Đã nhiều người viết về Phở, thậm chí viết hay hơn Tô Hoài. Nhưng những bài viết của Tô Hoài, từ tiếng rao đêm „ngưu nhục phấn’ của người Hoa, đến gánh Phở chợ

ngoại ô những năm 1930, đến Phở không người lái thời chống Mỹ, cho đến tô

phở Vịt, phở Chó ngày nay, món ăn đã phản ánh những biến thiên của đất nước. « Vẫn phở, nhưng phở đã thay đổi nhiều, theo thời gian và thời thế » [14; 616]. Đĩa bánh cuốn cũng biển dâu : « con sâu, cái kiến, và chiếc bánh

cuốn cũng có bước đường đời của nó » [14;596]. Bên cạnh những nổi chìm

của Chả Cá những gian truân của món Thịt Chó, bài Cháo là đặc sắc. Xưa kia, Vũ Bằng chỉ dừng lại ở bát cháo lòng, Tô Hoài viết cả một chương xã hội học về món cháo.

Nhắc đến những con phố trên, những ai đã từng sống ở Hà Nội có lẽ không ai là không biết đến, thậm chí có người chưa từng đặt chân đến đây vẫn biết bởi lẽ chúng là những cái tên khá quen thuộc. Kể về Hà Nội, rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những ai sành về ẩm thực Hà Nội ắt hẳn sẽ nhớ ngay về một số món đặc sắc lâu đời như: bánh cuốn, chả cá, phở , cháo… Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc kể về phố chả cá như thế này: “Phố Chả

Cá dài 180m, đi từ phố Hàng Mã đến phố Lãn Ông”. Người đọc có thể tưởng

tượng ra không khí của sự tấp nập, rộn ràng giữa người mua kẻ bán trên con đường dài này. Cái tên Chả Cá nghe cũng thật đơn giản, đó chỉ là cá nướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành chả rồi ăn chung với bún và một số gia vị nhưng vẫn được nhiều người khen ngon. Bây giờ, người thưởng thức món ăn này sẽ nướng cá tại chỗ. Nếu người ăn không quen việc bếp núc thì đây quả là một công đoạn rườm rà, hơi khó nhọc, nhưng ngược lại nướng tới đâu ăn tới đó, chả còn nóng sẽ ngon hơn bội phần, hơn nữa việc nướng cá cũng là thú vui của nhiều người. “Nước mỡ xèo xèo nổi bọt đã được pha đẫm vào bát rau thì là đặt cạnh gắp chả cá

đương tuốt ra bốc khói thơm ngậy”.

Nếu như trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường nhà văn Thạch Lam mô tả loại “phở có mấy giọt cà cuống”, hay Nguyễn Tuân sành thưởng thức đã nói “ai muốn tẩm bổ thì cứ chén tái dúng, tái lăn, sào dòn, sào mềm. Tôi thì chỉ có phở thịt bò chín, đấy mới là tinh hoa phở”, thì ở đây Tô Hoài chỉ đơn giản: “Tôi ăn kiểu phở nào cũng thấy được, được cả”. Phở có thật nhiều loại: nào là phở Bắc, phở chua, phở chín, phở bò, phở trâu cho đến phở gà, và mãi về sau lại xuất hiện thêm phở tái bò. Thời gian trôi qua, nhiều thứ thay đổi và phở cũng không ngoại lệ: “giờ đây trong bát phở lại có thêm hai quả trứng gà, nửa khoanh giò lụa, một cục mọc thịt trắng hếu”. Mỗi thời mỗi khác, nhu cầu thưỏng thức món ăn của người dân chắc chắn sẽ đổi thay nhưng đến tận ngày nay và có lẽ sau này vẫn thế, phở vẫn là một món ăn truyền thống và rất riêng của Hà Nội. Hà Nội ngày nay đã khoác trên mình một chiếc áo mới nhưng không vì lẽ đó mà những nét đặc trưng xưa kia của Hà Nội thời trước bị rơi vào quên lãng. Hà Nội vẫn ồn ào với tiếng tàu điện leng keng, vẫn nhộn nhịp và sặc sỡ trong những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm. Đâu đấy, ta cũng sẽ bắt gặp những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm hay những chiếc áo Lơ Muya rực rỡ mốt thời trang. Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy đã có ít nhiều người ghi lại nhưng dưới cách nhìn của riêng mình, tác giả vẫn tìm ra được cái mới lạ. Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn chứa đựng nhiều ý tứ mới, không kém phần hấp dẫn so với tiếng rao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng ban đêm của Thạch Lam, Tô Hoài cảm thấy: “những tiếng rao hàng nghe thật lạ tai nhưng cũng thật quen thuộc”. Phải chăng, tác giả thấy lạ là do giọng nói của mỗi người sống từng vùng khác nhau, hoặc cũng có thể là vì đặc trưng riêng của từng món ăn… nhưng nếu nghe những tiếng rao đêm ấy, chắc chúng ta cũng sẽ đồng cảm với tác giả rằng, đằng sau lời mời là một sự khổ cực, cam chịu và chứa nhiều hi vọng. “Phố xá đêm dài buồn như chấu cắn”. “Tiếng gõ sực tắc (thức đắc: ăn được) chốc lại thấp thoáng văng vẳng như tiếng vạc ăn đêm. Không biết con vạc đi ăn về lững lơ thơ thẩn phía nào”. Mỗi ngày lại có người nghèo khó rời xa quê hương đến đây làm ăn với mong muốn cuộc sống của mình sẽ dễ thở hơn tại cái thủ đô Hà Nội rực rỡ ấy. Chính vì lẽ đó, tiếng rao đêm đối với người dân nơi này quá đỗi quen thuộc, từ chập tối đến tận trời sáng, âm thanh này vẫn vang lên khắp mọi ngóc ngách, phố phường: “Lồ mái phàn… lồ mái phàn… xôi lạp xường nóng. Cái tiếng xôi lạp xường kèn tàu ấy cất lên là lúc trời đã mờ mờ sáng”. Cuộc sống của mỗi con người ấy có lẽ sẽ mãi lẩn quẩn trong mớ bòng bong “cơm áo gạo tiền”. Bàn về cái mặc, ông đã điểm lại những kiểu áo dài khác nhau qua biến thiên lịch sử và sự cách điệu của áo sau những cú va chạm, tiếp xúc giữa các nền văn hoá. Tô Hoài tỉ mỉ miêu tả đặc điểm của nhiều kiểu áo dài, bởi “cũng là áo dài, nhưng không phải cái nào cũng giống cái nào. Ở mỗi vùng, mỗi tầng lớp, may mặc đều khác nhau”. Cái áo của kẻ sang khác áo của kẻ hèn nghèo khó, cái áo của tuổi con gái khác áo của tuổi nạ dòng. Đi liền với áo còn biết bao sự tỉ mỉ và tinh tế khác: áo tứ thân mặc khi đi hội là áo the áo luạ, có thắt lưng buông vạt trước; áo tứ thân nâu non nâu già dùng để đi đường đi chợ vạt trước thắt lưng lại thả xuống gọi là áo dài thắt quả găng. Tức là mỗi nét biến tấu hay khác biệt của một nếp áo hay cách vấn khăn không phải là sự tuỳ hứng hay ngẫu nhiên phá cách, mà nó đều xuất phát từ những “quy ước ngầm”, những nền nếp có từ xưa, vấn đề là không phải ai cũng có khả năng đọc ra những ẩn số văn hoá từ đôi nét tưởng như nhỏ nhoi, bình dị ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tô Hoài còn có khả năng đọc trong từng kiểu vai áo của người phụ nữ sự khác biệt của hai nền văn hoá, để rồi tự hào về nét đẹp của thân thể người phụ nữ Việt Nam. Lần về lịch sử những sự cách tân của áo dài, Tô Hoài điểm danh cái nhất thời và cái bất biến, để thấy, các mốt áo dài vai bồng mà các báo của Tự lực Văn đoàn cổ động một thời “chỉ háo hức lúc ấy rồi mai một dần vì nó Tây quá, không hợp. Phụ nữ Châu Âu và Ả Rập cao lớn, vai và ngực đồ sộ, áo vai bồng càng tôn lên cái rực rỡ. Phụ nữ Việt Nam thân mảnh dẻ, thêu hoa lá và khuy tết rườm rà, hai cái vai áo bồng lởm chởm che mất vẻ đẹp của đôi vai nhỏ nhắn. Vai tròn, vai lẳn, cái áo dài mượt mà càng thêm ý nhị, duyên dáng con người” [14,579].

Tô Hoài là nhà văn có ý thức ghi lại phong tục của quê hương xứ sở mình, chứ không phải một người làm nghề ngẫu hứng tạt qua rồi ghi lại. Điều ấy có thể được khẳng định qua phần lớn các trang viết của ông. Có lần, ông đã giản dị và tự nhiên bàn về điều ấy, khi đặt công việc của mình trong dòng chảy của người xưa, nhân nói về cái nón: “Cái nón tương truyền đã ra đời đã thành tên từ thời Lý. Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm Đình Hổ, thời các cụ chưa có các môn xã hội học, phong tục học nhưng các cụ đã có ý thức ghi chép cẩn thận về mũ áo và cái nón, bởi cái nón cũng tỏ rõ phân biệt địa vị từng người” [14,394]. Tiếp nối nguồn mạch ấy, Tô Hoài trau chuốt trong những dòng miêu tả sự khác biệt của nón bài thơ và nón cu li: “Thời sau cùng của nón, nón bài thơ ra đời cùng lúc với nón cu li, hai kiểu nón khuôn khổ hơi giống nhau nhưng sang hèn khác nhau, nón bài thơ của các tiểu thư khuê các, nón cu li của người làm ruộng làm phu”. Nếu nón bài thơ quai bằng lụa màu hoa đào, hoa cau, đôi khi giắt kín đáo mặt gương tròn lấp lánh trong lòng nón, thì nón cu li, tuy vẫn khuôn ấy, nhưng vành cứng, khâu dây móc diều, lá dày, lá già, lòng nông choèn, vàng sậm, quai bằng mảnh giang, sợi mây. “Nón cu li của người dầm sương dãi nắng. Trời nóng nực, ngồi nghỉ chân, nón thành cái quạt phe phẩy. Vục nón xuống sông, ra vòi máy hứng lấy nước uống, nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rửa mặt”. Như vậy, nhà văn, qua hình dáng, chất liệu nón còn chiêm nghiệm về thân phận của người mang nón. Phải chăng, Tô Hoài đã nghiệm ra nhưng không quen phát biểu thành mệnh đề triết lí như các nhà văn khác, mà để người đọc trải lòng rồi tự rút ra nhận xét cho mình, rằng: Cái ăn, cái mặc, đó không chỉ là chuyện để tồn tại, mà còn là chiều sâu văn hoá của mỗi thời.

Cảm quan phong tục của Tô Hoài không thể nào bỏ qua chuyện “hàm răng, mái tóc”, vì từ xưa nó đã được quan niệm là “góc con người”. Với những trang viết giản dị và tỉ mỉ, Tô Hoài đã giúp người đọc của thời hiện đại “răng trắng” trở về với hồi ức của những thuở “răng đen”, để thấy “nghề chơi cũng lắm công phu”. Đó là công phu của kẻ nhuộm răng. “Bảy tám tuổi bắt đầu nhuộm răng đỏ. Chưa biết làm thuốc thì mẹ, thì chị làm cho. Lên chợ mua cục cánh kiến. Tán nhỏ ra bột, đổ rượu vào quấy sánh lên. Một mảnh lá chuối cắt dài bằng hàm răng, phết cánh kiến. Tối tối ấp mảnh lá chuối cánh kiến vào hai hàm rồi mím miệng lại. Làm thế, cho đến một buổi sáng soi gương, thấy hàm răng đã lên màu cánh gián. Thế là mừng rơn, vì đã phải ngậm cánh kiến ròng rã cả phiên, tối ngủ mê hay nghiến răng, lá thuốc tuột ra ngoài miệng. Có khi không kiêng cữ được, ăn tạp quá, thuốc bong ra. Nhuộm mất mấy phiên chợ mới làm được hàm răng trắng bóng như thế”. Tỉ mỉ và công phu như vậy cũng chưa dừng lại, bởi đây mới chỉ là bước đệm, “có hàm răng cánh gián mấy năm rồi mới được nhuộm răng đen”. Đấy là lí do cho sự hình thành câu ca dao mà người xưa dặn nhau hay ao ước về việc chọn chồng:

“Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen”

Nói về chuyện tóc, Tô Hoài thiết tha hồi tưởng lại từ mái tóc trái đào xinh xinh hai bên thái dương của những đứa trẻ con đến mái tóc “đuôi gà”, vẻ đẹp ám ảnh của một thời đã đi vào thơ ca, âm nhạc. Nhà văn còn tỉ mỉ kể những câu chuyện hài hước có thực xung quanh chuyện làm dáng của “cái đuôi gà ấy”: “Người trẻ có tóc đuôi gà bỏ ra ngoài vành khăn đã đành. Còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người có tuổi, nạ dòng, người tóc thưa cũng hay ra vẻ mĩ miều ta đây tốt tóc, đã độn tóc, làm tóc đuôi gà”. Nhân đó, Tô Hoài có dịp làm sống dậy những tiếng rao đã đi vào dĩ vãng của một thời xưa cũ: “Có những chị hàng rong đi mua chai, bao chè, đồng nát, lại có người quảy thúng đựng nồi kẹo mạch nha qua các phố, các xóm rao ời ời “Ai tóc rối đổi kẹo!”. Tóc rối, tóc rụng giắt lên khe vách thỉnh thoảng lấy một mớ đem bán đổi que kẹo cho trẻ con mút. Người mua tóc mang về xe xe vuốt vuốt thế nào tết ra được từng mớ tóc đuôi gà, khắp chợ quê chợ tỉnh treo bán trên quang gánh các hàng xén”. Thế mới biết, bao nhiêu biến thiên dâu bể đã trải qua trên một mái đầu, kiểu tóc, từ tóc quấn trong khăn nhung đến quấn búi tóc trần, cái búi tóc mượt mà, cài trâm chặt chẽ nhưng lại như tự nhiên trễ xuống gáy, dịu dàng lả lướt; rồi một ngày, văn hoá Phương Tây xâm nhập, các cô đua nhau sấy tóc phi dê, hết mốt tóc phi dê, người ta lại để tóc dài phất phơ nhuộm xanh nhuộm đỏ - điều mà mấy mươi năm trước cho là chuyện dở hơi, điên đại. Tô Hoài tự cho mình mang vị thế của kẻ bên lề mốt, mà điềm đạm “chẳng hơi đâu khen chê, mà chỉ nhận xét cái thời thượng bởi tôi đã vào tuổi những cụ khọm, dửng dưng trước sự biến thiên của trang sức thời đại rồi” [14,364].

Có lúc, Tô Hoài mê mải nói về phong tục, về sự biến đổi chóng mặt của “mốt” để rồi đưa ra cái lí “của người già”: “Mỗi thời một khác, người ta chỉ yêu thương thời của mình, chẳng còn biết nói thế nào”. Dẫu định kiến của một thời là không thể tránh, nhưng thiết nghĩ, Tô Hoài đã vượt qua được cái bó hẹp của thế hệ mình để thẩm thấu cái nhìn của nhiều thế hệ, để vẫn háo hức với cái mới nhưng vẫn nâng niu trân trọng nét đẹp cổ xưa. Trong cái nhìn của ông, vừa có sự bao dung của một kẻ thấu hiểu lẽ đời, vừa có sự nghiêm khắc của người quá yêu sự sống này và đau đáu lo cho nó. Thế nên, có lần ông phản ứng trước sự “biến chất, tạp nham” của những hội hè, đình đám: “Bây giờ nhiều làng đua nhau mở hội mà ý nghĩa sâu xa chưa chắc đã là phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hồi di sản truyên thống, có khi chỉ vì con gà tức nhau tiếng gáy” [14,402]; hay sự lai căng của những đám cưới bị “thương mại hoá” ngày nay: “Khách đến dự, có phong bì tiền, cô dâu chú rể đi từng bàn chào khách, với bố mẹ hoặc người thân đi cùng để thu phong bì khách mừng đã đưa ngay ở bàn như trả tiền ăn” [14,400].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 65 - 72)