quên của Hà Nội phồn hoa.
Trong tác phẩm Băm sáu phố phường, Tô Hoài bằng cảm quan hiện thực đời thường đã chia Hà Nội ra thành ba miền không gian cách biệt: Thứ nhất là khu vực phố Tây, “phần đông chỉ có nhà người Pháp hoặc người An Nam giàu có và sang trọng”. Không gian này có tính loại trừ cao, nên thường vắng, chỉ loáng thoáng người qua lại, nếu lạc vào đó, “người như tôi lúc ấy, những thanh niên chân xỏ đôi guốc mộc,áo dài thâm, bước thất thểu, qua cửa nhà sang trọng hay nhớn nhác nhòm ngó. Thế nào cũng có đội sếp dõi mắt xem có phải kẻ gian “chú chích” hay không” [14,36]. Tất nhiên, miền không gian này không dành cho những thân phận của loài “cỏ dại”, nhưng cũng chẳng phải là nơi lưu trú của kẻ giang hồ. Miền không gian thứ hai: Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, người chen chúc đông đúc qua lại bên này Hồ Gươm, khu buôn bán sầm uất - ở đây mới lắm các tay “chích cược” (trộm cắp) và du côn, du kề. Riêng có miền không gian thứ ba sinh sôi với đời sống thành phố mà ít người nhận ra và phân biệt được. Miền không gian này lại tự tách làm đôi: Các phố nhỏ yên tĩnh hai bên chợ Hôm và đường Huế, đó là phố của những công chức, các ông ký, ông thông và nhà buôn trên phố, phảng phất vẻ êm đềm; còn một vùng khác dưới bãi dọc đê sông Hồng: các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá, bãi An Dương xuống tới bến Phà Đen, toàn những nhà lá, lều lá – “Đấy là nhà của những người nghèo, cu-li dọn kho, bắt-tê cửa ga, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, thợ hồ, người các vùng quê đói rách đổ ra kiếm sống ở thành phố đều chui rúc xuống ở bãi này”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong sáng tác của mình, như một lẽ tự nhiên đến từ đời thực, Tô Hoài thường trở đi trở lại với miền không gian cuối cùng này, ở đó, ông mới phát hiện một Hà Nội lam lũ, với những kiếp lầm than mà ít nhà văn chạm tới. Bãi dọc sông Hồng còn là nơi “tụ tập của sòng bạc và các tay chơi có hạng. Bọn trùm gá bạc như Ba Sinh, Cả Vê, Hai Cua và bao nhiêu đầu trộm đuôi cướp khác. Những tù xổng làm quân cướp ngày, những chúa du côn được chủ xe hàng thuê đứng bến đánh nhau tranh khách đều sinh sống ở đây. Ở trên đê trông xuống chỉ thấy những mái lá lươm nhươm, nhôm nhếch bên bãi đất cát lẫn lộn với mặt nước đỏ rực”. Tô Hoài khi miêu tả không gian nghệ thuật này đã dùng ngòi bút tả thực, cảm giác bề ngoài tàn nhẫn xót xa, khiến những người quen nhìn một Hà Nội mĩ lệ ở bề ngoài không tin được: “Sáng sớm, người ra bờ sông ỉa, đi tha thẩn, con chó lũn cũn theo. Các nhà gánh nước về ăn phèn, đôi thùng cũng từ dưới sông lên, bước lẫn giữa mọi thứ củi mục, phân người, rác rưởi. Buổi chiều, gió lạnh ngoài kia quạt hun hút” [14; 38].
Thế nên, điều dễ hiểu là, đã có lúc, viết về miền không gian cùng khốn với những cảnh đời lam lũ ấy, Tô Hoài đã không giấu nổi sự phẫn uất của mình về những tháng ngày bất công trong quá khứ: “Đời sống thành phố cò con, các ông Tây ăn trên ngồi trốc, còn thì, người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau. Đi ở, đi phu, đổi thùng, làm mướn, phụ bồi, phụ bếp, kéo xe, kéo quạt, cu- li san, nhà nào cũng có người”. Ông nhấn mạnh sự tương phản của hai miền không gian: thượng lưu hào nhoáng và hạ lưu khổ ải, để lí giải sức hút kinh người của miền ánh sáng kia, đồng thời, nhận chân sự thực phũ phàng về sự thất vọng của những kẻ khốn cùng đã bị miền thượng lưu kia làm tan ảo mộng: “Đêm đêm, bốn phía trong cánh đồng trông lên thấy trời thành phố hửng sáng trong ánh đèn điện, thế là ban ngày người lũ lượt kéo vào. Người vô công dồi nghề, người thất nghiệp đâu cũng nhan nhản. Người ta thất thểu đi tìm việc qua đêm qua ngày” [14;39]. Đáng lưu ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là, sinh tồn trong miền không gian ấy còn có cả những nhà văn, nhà văn của những người cùng khổ - Nguyên Hồng. Nơi ông ở là “một căn nhà vách đất tối om, vào cửa phải cúi đầu. Cả gian nhà kê vừa cái giường chõng. Dưới gầm, chiếc hòm gỗ. Tất tật, gạo nước, nồi niêu, quần áo tống cả vào hòm. Bên chân giường dựng bó củi nứa và cái hoả lò để chị ấy thổi cơm” [14;38]. Có lẽ, cũng bởi cuộc sống nhiều khó khăn như thế mà trang văn của Nguyên Hồng mới thấm đẫm nỗi đời và chứa chan tinh thần nhân đạo.
Tô Hoài còn có ý thức miêu tả không gian của những khu chợ tối tăm, nơi ẩn trốn của lũ trẻ lang thang đói khổ, không gian của Phố Mới tên gọi nghe sang mà hoá ra lại là “cái chợ bán mua người” lớn nhất của thủ đô. Trông vào phố Mới “lúc nào cũng thấy ủ ê, hốt hoảng, những nét mặt người ngoài đường, người đứng tụ tập, ướt át bẩn thỉu. Cả đến trong cái ngách cửa Hậu vào chợ Đồng Xuân cũng lôi ra được một nút người sầu thảm như thế”. Ở phố Mới này đủ loại kẻ ăn người ở trong nhà: con sen, con nhài, con nụ, vú em, u già, cậu nhỏ, anh xe, thằng quýt. Không gian tấp nập, hỗn độn bán mua bởi các mụ Tú Bà “nháo nhác, táo tác chạy đèn cù tán tỉnh chào hàng, nói thách, ngã giá, đòi tiền lót tay, xỉa xói và chửi bới”.
Chưa hết, nói đến thủ đô là nói đến thú ăn chơi, trong chốn ăn chơi, không gian cũng phân loại sang hèn, điều mà ít nhà văn viết về Hà Nội chịu tìm hiểu và miêu tả: Nhà hát sang nhất ở phố Khâm Thiên - gắn với nó là những người giàu, tay buôn, tay chơi, mật thám, trùm bạc, chúa tể đầu trộm đuôi cướp, tiêu tiền ném qua cửa sổ. Trung lưu là cô đầu ở Ngã Tư Sở, khách đông và tạp nham, gồm thầy ký sở tư, ông nhà văn, nhà báo đi che tàn, ông buôn nước bọt, ông giáo. Hạ lưu là nhà hát ở Cầu Giấy, Kim Mã và Thượng Cát, đón vét khách bên Hà Nội, khách quê, các ông chánh lý, các bác thợ mũ, thợ khảm, khách lái gỗ, lái dó đường ngược xuôi về. Ứng với loại nhà hát hạ lưu này là những cô đầu Chèm, ngày đi làm cỏ đồng, bắt cua, tối hát, tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trống chầu vì thế mà “trong nhà lá vọng xuống mặt nước nghe lộp độp như dao chặt thịt gà”. Thế mà, cái đêm Vũ Trọng Phụng mất, Nguyễn Tuân và các bạn lại sang ngả bàn đèn suốt sáng hút ở nhà hát bên Thượng Cát. “Cái đêm ngã vào cô đầu nhà quê ấy Nguyễn Tuân có viết trong bài ký Khóc Vũ Trọng Phụng ở tạp chí Tao Đàn. Không hiểu tại sao các ông hút thuốc khóc bạn lạc bước sang tận đấy, buồn quá hay là hết tiền. Bởi vì sáng ra dong từ Thượng Cát về hẳn là cuốc bộ thôi” (14;352).
Với cái nhìn mang đậm cảm quan đời thường này, Tô Hoài có khả năng soi chiếu vào không gian nghệ thuật những vẻ đẹp ở chiều sâu. Ông thuộc một trong số hiếm hoi những nghệ sĩ của hôm nay chỉ cần nhìn “cái nhà, bức tường, vòm cống, bờ hè viền xi măng hay viên đá xanh đều có thể đọc ở đấy ra cuộc đời và nhìn thấy tang thương Hà Nội” [14;39].