Không gian nghệ thuật có sự tương phản, sự đối chiếu giữa quá

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 93 - 107)

và hiện tại

Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật trong Chuyện cũ Hà Nội được tạo dựng bằng hồi ức và suy cảm của một người đã đi gần hết cuộc đời mình, qua những thăng trầm và biến động, nên, như một lẽ tự nhiên, hình thành cặp không gian tương phản: Hà Nội trong quá khứ và Hà Nội của hôm nay. Đã có lúc, ông thốt lên rằng: “Giữa Hà Nội quen thuộc quá mà phố phường thì thật xa lạ”.

Tô Hoài viết Băm sáu phố phường với một cái nhìn u hoài của người đã qua thời Thạch Lam xưa, để thấy phố phường nay không như xưa nữa. Ông nhấn mạnh sự khác xa này: “Hà Nội xưa kia không có các huyện ngoại thành. Lên đến Bưởi đã là ngoại ô. Ra Cầu Giấy, nói đầy đủ là ra Ô Cầu Giấy là đã hết địa phận thành phố” [14;35]. Thế nên, ông đột ngột liên hệ đến một chuyện kì cục: Năm 1972, máy bay B52 ném bom rải thảm xuống Khâm Thiên. Thế giới lên án Mĩ mưu toan huỷ diệt Hà Nội. Hãng tin Mĩ UPU cải chính: B52 chưa hề ném bom Hà Nộ. Có nghĩa là Mĩ đem bản đồ của Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thế kỉ trước ra làm chứng” [14;36]. Trở về với hiện tại để thấy, sự khác biệt đầu tiên của không gian Hà Nội ở hai thời là: phố phường thời Tây chia “từng khu khác nhau. Không có bảng chỉ dẫn, không tường chắn, không ai ngăn cấm nhưng người đi đường phải tự hiểu thế, mà liệu bước” [14;36]. Có nghĩa là ông phần nào nuối tiếc cái trật tự xưa cũ khi so sánh nó với Hà Nội hơi xô bồ trong thời hiện tại.

Không gian Hà Nội đã thay đổi đến không ngờ, kèm theo đó là sự phôi phai của những nét đẹp tự nhiên: “Tưởng như cái hoa và cây xương rồng bà dữ tợn với cành rong rấp ngõ, hàng bờ rào rậu lưa thưa ấy cứ đứng đấy mãi, lâu dài đến sốt ruột như trẻ con mong bao giờ thành người lớn. Thế mà cũng biến mất cả”. Tô Hoài trơở lại quê cũ của mình và nhận ra: “Cái xóm nhà tôi ngày trước ẩn mình trong những bụi tre, mấy cây nhãn và giữa những ao chuôm bờ lau la liệt khoai nước và chim cuốc hoàng hôn về kêu khắc khoải” [14;29]. Trông “làng xóm bây giờ san sát”, làm sao người một thuở gắn bó với thôn dã như Tô Hoài không thương nhớ được. Nhất là không gian ấy đã từng là thế giới nghệ thuật quen thuộc, góp phần làm nên không khí nghệ thuật trong tác phẩm của ông, nơi nương náu của những Dế mèn, O chuột. Thế nên, Tô Hoài đối lập hai không gian mà như muốn “chiêu hồn” những cái đẹp tự nhiên đã mất, cả tiếng cuốc nao lòng lẫn những bụi tre bao bọc thôn quê, gọi hồn cả thời thơ ấu và những linh hồn gắn với bụi bờ, ao chuôm lau lách. Thành ra, sau tiếng gọi hồn, ông ngẩn ngơ đối diện trước không gian hiện tại để đối thoại với chính mình trong một tiếc nuối da diết vì tỉnh mộng: “Như vậy đấy. Đôi bên hàng xóm không phải như bây giờ. Nhiều nhà không còn nữa”. Đến cuối tác phẩm, ông lại nhắc điều xưa cũ ấy khiến người đọc hình dung đến một ông già đứng giữa hai bờ không gian quá khứ và hiện tại, lẩm nhẩm điều đã rõ mười mươi: “Dần dà mới nhận ra làng xóm thời ấy với bây giờ khác nhau nhiều”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đọc Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, người đọc vẫn có cảm giác giống

như xem một cuốn phim quay chậm từ quá khứ xa, đến quá khứ gần và trở về hiện tại. Góc quay đôi khi rất hẹp, và tâm điểm của ống kính có lúc chỉ hướng về một điểm trên bờ tường đá của nhà pha Hoả Lò. Đấy là khi ông viết: “Trên bờ tường đá nhà pha Hoả Lò nhô lên cái mặt đen nhoáng của người lính da đen bên đầu lưỡi lê sáng rợn. Đã đến giờ đổi tan canh. Năm trước, còn trông thấy cả đôi giày người lính bồng súng đi dạo trên mặt tường chăng dây điện cắm mảnh chai lởm chởm. Bây giờ không thấy nữa. Bức tường quanh nhà Hoả Lò mới được xây cao thêm, có đến một thước, nay vẫn còn hằn cái ngấn xi măng và gờ đá”. Sự tỉ mẩn và chăm chú ấy thật hiếm có và đáng quý. Bởi qua dâu bể, con mắt kia vẫn chăm chú và tinh tế, trí nhớ kia vẫn cắm rễ thuỷ chung để ghi khắc lấy dấu chân của thời gian, như một nhân chứng bền bỉ, nặng lòng với thủ đô.

3.4.Chi tiết đắt giá - một thế mạnh của ngòi bút Tô Hoài

“Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, cảm động và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, cử chỉ, nội tâm, hành vi, lời nói” [7;59]. Thoạt đầu người ta chú ý tới giá trị tạo hình và phản ánh của chi tiết nghệ thuật, thường nói đến tính chính xác của chi tiết hiện thực. Dần dần, người ta thấy bản chất sáng tạo, khái quát của nó, khả năng nói nhiều hơn bản thân nó. Tuỳ theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng trong tác phẩm.

Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm, có chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí, nhưng cũng có chi tiết nghệ thuật tập trung cho cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tứ của tác giả. Các chi tiết nghệ thuật này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Có loại chi tiết thuộc về nghệ thuật, nhưng có loại chi tiết có tính nghệ thuật, những tác phẩm đặc sắc phải là tác phẩm có nhiều chi tiết mang tính nghệ thuật đó

Đọc Tô Hoài, người ta có thể dễ dàng hình dung lại một cách chân xác chân dung của lịch sử, không khí của mỗi thời. Có lẽ, vì mỗi chi tiết dẫu là nhỏ nhất trong văn Tô Hoài chính là một tế bào của đời sống được Tô Hoài cấu trúc lại theo quan niệm nghệ thuật của mình. Dường như, trong mỗi một thông điệp mà ông trao đến cho người đọc, lẩn quất một nụ cười hóm hỉnh, một cái nheo mắt của Tô Hoài: cái thời ấy, cái hồi ấy, nó là thế, cả cái hay lẫn cái dở, cả cái cao cả lẫn cái nhem nhuốc thường ngày. Đặc sắc trong hồi ký của Tô Hoài, theo ý tôi, vẫn không ngoài ba điều cơ bản đã nói ở trên: trước hết là nghệ thuật dựng không khí, thứ hai, đặt nhân vật trong muôn mặt đời thường, và thứ ba, các chi tiết rất giàu chất tiểu thuyết.

Một trong những chi tiết giàu tính nghệ thuật và tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài là chi tiết về con chó đá trong tác phẩm cùng tên. Hình ảnh con chó đá vốn liên quan tới tục thờ cúng của người ở làng quê, vậy mà qua việc miêu tả quan sát mối quan hệ của con vật vô tri vô giác này với những con người xung quanh nó, Tô Hoài khiến người đọc liên tưởng và suy ngẫm ra bao điều thấm thía, có hài hước có xót xa đắng đót trong lòng. Thứ nhất, con chó đá vốn không thân phận, chẳng qua chỉ là vật để thờ, nhưng việc được thờ ở những nơi khác nhau khiến nó cũng có những hình thù, thân phận khác nhau: “Con chó đá nhà tôi bé tí teo, còn bên cổng đình, cổng chùa thì con chó đá lừng lững cao to bằng chó thật…Con chó đá xây bên cổng nhà ông hộ Nghĩa trong xóm thì tuần rằm được hai nén hương, một miếng thịt lợn sống đặt trong cái đĩa sứ, một cút rượu mở nút sẵn. Nhà có nhà nghèo đều khói hương những ngày tết nhất mời ông thần , về “thượng hưởng”, nhưng chó nhà khó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì ngửi hơi nước lã, chó nhà có máu mặt mới được cúng rượu thịt thật” [14;353]. Mặt khác, nếu chó đá với người lớn là con vật thiêng, nhất mực được tôn thờ, thì đặt con vật này trong mối quan hệ với đám trẻ làng quê, Tô Hoài lại “giải thiêng” cho nó. Bởi vì, với trẻ con, không có ranh giới giữa thiêng và tục, chó đá đơn giản chỉ là một vật vô tri, thế nên “trẻ con nghịch thi nhau cứ xoa đầu chó rồi dạng chân ra cưỡi chó…Có đứa mỏi chân, ngồi xổm lên đầu chó như với mẩu gỗ kê đít”. Chưa đủ, ngay trong thế giới của người lớn “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, con chó đá cũng phải chịu cảnh lao đao vòng tục luỵ. Trong nạn đói, con chó đá suýt nữa thì bị đào trộm, thoát vụ trộm, đến ngày áp Tết, đói và rét cắt da cắt thịt, “dì Bảy cắp cái rổ ra ngõ. Dì Bảy đứng lại trước con chó đá, hai tay dì túm đầu con chó đá, lay mấy cái rồi bê lên, vụn đất lả tả. Dì bỏ con chó đá vào rổ, con chó đá lọt thỏm giữa cái vỉ buồm đậy trên” [14,355]. Trong mắt của dì Bảy, hay trong mắt của người đói lúc ấy, thì con chó chỉ “là hòn đá chứ cái quái gì. Để hòn đá sống cho người đói chết nhăn răng à?”. Như vậy, qua những chi tiết kì thú liên quan tới con chó đá, Tô Hoài không chỉ giản đơn ghi lại một nét phong tục thờ cúng của làng quê, mà, bằng cảm quan hiện thực của mình, ông gửi vào đó cả sự thật về những nỗi đời khó nhọc, thế nên, con chó đá là một hình ảnh đa nghĩa. Nó tượng trưng cho niềm tin và khát vọng được bình an của người dân, nhưng thân phận và sự hoạn nạn thăng trầm của nó còn gợi lên cái nhá nhem của cõi đời, cái đáng thương và tính lưỡng diện của kiếp người nơi trần thế.

Các tác phẩm trong Chuyện cũ Hà Nội, do đặc điểm thể loại của nó, thường không thiên về cốt truyện. Tác phẩm trụ được là nhờ một phần lớn ở chi tiết độc đáo, một chi tiết mà đủ sức ám ảnh về những nghịch lý và thân phận con người. Đó là câu chuyện về một gia đình nghèo ở Trạm Trôi, trong thời kỳ Mặt trận Bình dân có hai đứa con “trạc lên ba, bốn, thau tháu như nhau”. Nhưng, điều khó hiểu là “hai đứa con xống áo khác hẳn nhau. Một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thằng thì áo chồi vàng choé, cái dấu bán khoán của nhà chùa đỏ sẫm to bằng bàn tay đóng giữa lưng. Cổ đeo vòng bạc đính chiếc vuốt hổ, cách thức của con nhà hiếm. Một thằng thì trần truồng nồng nỗng, mũi thò lò xanh xuống tận bụng, cái rốn lồi dài như thằng bé có hai dái. Thằng bé cởi truồng lúc nào cũng nắm váy mẹ khóc ê a. Cái thằng đeo vòng bạc áo quần tử tế kia được ẵm, hai gót chân trắng hồng” [14; 175]. Đã thế, môt đứa gọi người đàn bà bằng bu, đứa kia lại gọi người đàn bà bằng chị. Tìm hiểu mãi, mới biết, hoá ra “thằng gọi chị là con người ta ở ngoài phố đem về gửi. Ấy là hiếm nên lo xa thế, đã gửi nuôi mà vẫn sợ ma bắt”.

Và để đặc tả sự hiếu khách của một người nghèo nhưng lại mang tiếng là dân Kẻ Chợ, Tô Hoài đã miêu tả hành động của bà Ấm với bát phở chia năm: “Bà Ấm đặt cái liễn con đậy vung, xách quang đi mua bát phở một xu rưỡi nhiều nước. Một xu phở không, thêm nửa xu, được phở thịt. Bà Ấm đổ cơm nguội trộn vào liễn phở. Rồi xẻ ra mấy bát chiết yêu. Thằng con bà Ấm và cả tôi, cả ông bà, cả u tôi cùng chén một liễn chia thành năm sáu bát phở cơm nguội như thế” [14; 235]. Cách tả thong thả, điềm tĩnh và tỉ mỉ như những thước phim quay chậm và cận cảnh, để thấy nửa đồng xu thêm vào ấy là chắt bóp và hoang phí lắm với người đang tiêu nó. Bát phở kia trở thành niềm mong ngóng của cả người chiêu đãi lẫn người được chiêu đãi. Nên, đâu chỉ có những đứa trẻ con mà cả người lớn cũng dự phần vào bát phở trộn cơm nguội kia, hân hoan một cách xót xa. Trong chi tiết ấy, người đọc không chỉ nhận thấy cái khổ, cái tình, mà còn cảm thấy sự tằn tiệm, đảm đang của bà Ấm, niềm háo hức, sự hẫng hụt của một đứa trẻ con, sự ngậm ngùi của tác giả cho một kiếp phong lưu đã đến hồi mạt vận.

Nhưng, những kẻ phong lưu đến hồi mạt vận thường cố níu giữ hình ảnh thuở vàng son bằng những gì chắp vá, nên rất dễ tạo ra sự tương phản giữa thực chất với vẻ bên ngoài. Thế nên, “mới đầu tôi không ngỡ nhà ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ấm lại khốn khó. Cả ông bà lúc nào cũng ăn mặc oách lắm. Bà Ấm chứng chạc cái áo đoạn thâm, lót sa tanh cánh chả, giày mõm nhái. Khăn len tua nâu quấn rườm rà quanh cổ. Ông Ấm càng chỉnh tề hơn. Đôi giày ban đánh xì đạt đen nhánh. Quần là ống sớ thẳng tắp”. Phải đến khi nghe lời bình phẩm thẳng thắn và phũ phàng của ông ngoại “chẳng ra cái gì đâu, toàn là lộn kiếp người ta thải đấy mà. Nón dứa cụt mẹ nó cả cái núm chóp bạc kia kìa”, tôi mới ngớ ra, biết nhận ra cái nghèo hèn của kẻ mang nón thải. Chi tiết về chiếc nón dứa, mới trông “bóng nhoáng, choáng mắt. Nhìn kỹ, quả là nón đã bị tháo mất chóp. Tun hút một lỗ xuống đỉnh đầu, thò ngón tay vào ngoáy được” là một chi tiết hay. Nó không chỉ biểu lộ cái nhìn trẻ thơ, chiêm ngưỡng của một đứa trẻ nghèo với thế giới hào nhoáng (dù là giả tạo) bên ngoài nó, mà còn có khả năng nói lên những nỗ lực che đậy và cả sự nâng niu dấu ấn vàng son nay đã bị suy tàn của lớp người cậu ấm cô chiêu. Theo lối ấy, đứa trẻ kia “cứ mỗi lần lại tìm thêm ra những cái xấu xí trong cái choáng lộn ở người ông Ấm. Những vòng tròn hoa chữ triện to như cái trôn bát trên tấm áo gấm trần. Nhưng ở cuối vạt gần gấu chỉ còn phảng phất màu tím. Các hoa trên thân áo là những vết tròn mờ mờ. Hai bên bả vai, mồ hôi muối đã ăn ra thành màu xỉn gỉ sắt” [14;236]. Đó chính là những chi tiết đậm màu hiện thực, một thứ hiện thực không tô hồng cũng chẳng cố ý bôi đen hay hạ thấp đối tượng mà mình đang mô tả, Tô Hoài đã trả mọi con người về với cái đời thường của nó. Tất nhiên, như người đọc tự chiêm nghiệm thấy, từ cái nhìn lý tưởng hoá, chiêm ngưỡng đến cái nhìn thực tế thẳng thắn và sắc sảo không phải ngày một ngày hai và chắc chắn sẽ phải trải qua sự thất vọng vì phát hiện ra cái đẹp kia không thực đẹp như mình đã thấy. Tức là, qua những chi tiết sắc sảo trong Chuyện cũ

Hà Nội của Tô Hoài, người đọc không chỉ thấy vấn đề thân phận con người hay

chiều sâu hiện thực, mà điều đáng kể là, người đọc còn bắt gặp cuộc “lột xác” của những cái nhìn. Bởi tác phẩm là hồi ức và cũng là sáng tạo, trong hồi kí,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người ta có thể bắt gặp nhiều cái nhìn trong một cái nhìn, thậm chí, đó còn là những cái nhìn đối lập, tương phản để rồi bổ sung thấm thía cho nhau.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)