Nhãn quan phong tục đem lại cho tác phẩm của Tô Hoài sức hấp dẫn riêng biệt và độc đáo. Đọc Tô Hoài, người đọc được tiếp xúc với vô số phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi..., ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài bên giới. Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú, sinh động như của nhà văn Tô Hoài. Trong những tác phẩm viết về thời dựng nước xa xưa, Tô Hoài tạo dựng được không khí và màu sắc huyền sử bằng những bức tranh chi tiết cụ thể sống động về phong tục, sinh hoạt, lao động của thời xưa cùng với những bức tranh thiên nhiên, trong thời kỳ mà bước chân và bàn tay khai phá của con người đang lấn dần từ vùng đồi núi xuống vùng châu thổ còn hoang sơ, rậm rạp, mênh mông, đến cả những hòn đảo ngoài biển. Tô Hoài không hấp dẫn độc giả bằng các thủ pháp mới lạ trong cách viết, trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Nhà văn cứ để dòng đời trên trang sách trôi chảy tự nhiên, nhiều khi khá lặng lẽ, với nhiều quãng dừng, mạch rẽ ở những chỗ miêu tả sinh hoạt, phong tục thiên nhiên. Mạch truyện vì vậy thường chậm, ít có những chỗ được đẩy tới căng thẳng, những cao trào. Người kể chuyện trong truyện của Tô Hoài cứ nhẩn nha, bình thản mà kể, mà tả. Nhịp điệu chậm trong tiểu thuyết của Tô Hoài có thể làm cho một số người đọc dễ sốt ruột, khó kiên trì theo cùng với tác giả trên hành trình của dòng đời và nhân vật. Đây phải chăng cũng là một đặc điểm khiến cho tiểu thuyết của ông khó được ưa thích với một số người đọc. Nhưng vượt qua những hạn chế ấy, bạn đọc đến với tiểu thuyết Tô Hoài là đến được với những pho bách khoa thư về đời sống, cả hiện tại và xa xưa, ở nhiều vùng từ gần gũi đến xa xôi.
Trước Cách mạng, Tô Hoài viết nhiều về vùng quê ngoại của mình – làng Nghĩa Đô với các khu vực lận cận như Bưởi, Trích Sài, Thuỵ Khuê, Võng Thị…Những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những “tàu seo” róc rách nước đêm khuya, những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cánh đồng ruộng, những mảnh vườn đủ thứ cây quả của một làng quê nghèo. Nơi đó là không gian sinh tồn của thế giới nhân vật Tô Hoài: những người nông dân, người thợ thủ công hoặc nông dân pha thợ thủ công, vừa làm ruộng vừa dệt lụa và dệt lĩnh. Ông còn miêu tả một thế giới những loài vật bé nhỏ với sự phong phú của tính cách, số phận và tâm trạng. Thông qua thế giới loài vật ấy, nhà văn muốn hướng tới những phận người, như qua đôi chim ri đá, ông thấy cả “hình bóng của một thứ người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn chân lấm tay bùn - thứ người cần lao của đồng ruộng”. Chúng “ăn ở dè sẻn, bình lặng, chịu khó, ồn ã. Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới khu lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khó trên cái khung cửi, trong bốn luỹ tre già” (Đôi ri đá - truyện ngắn).
Tác phẩm Cỏ dại miêu tả cụ thể hơn một xã hội của vùng ngoại thành Hà Nội thông qua hồi ức của chính mình thời thơ dại. Tác giả kể lại những hồi ức khó quên của thời học sinh những ngày đi học trường làng thật khủng khiếp và hài hước: hơn hai mươi năm trời ra Hà Nội ở với người bạn thân của bố, tiếng là trọ học nhưng cả ngày quần quật làm đủ thứ việc của một chân giúp việc ở cửa hàng tạp hóa: dọn hàng, đánh giày, cọ chai, lau xe, rửa bát…Với những trang văn ấy, Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng ngoại thành Hà Nội với những phong tục và những con người đặc trưng của nó, đã ghi nhận cảnh đời ngày một lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của lớp thị dân nghèo.
Nói là viết về Hà Nội, nhưng không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu thu hẹp trong phạm vi vùng “kẻ Bưởi” quê ông. Càng về sau, quy mô hiện thực càng có sự bao quát, rộng mở và biến chuyển, thay đổi cả về không gian và thời gian. Ông viết về Hà Nội hồi đầu thế kỷ với những cuộc đấu tranh, quật khởi chống Pháp ngấm ngầm công khai (trong tiểu thuyết Quê nhà, truyện ngắn Câu chuyện bờ đầm sau cửa miếu Đồng Cổ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài muốn dựng lại một giai đoạn lịch sử dữ dội và phức tạp, đau thương nhưng sôi động thời kỳ Mặt trận dân chủ đến Cách mạng tháng Tám ở vùng ven thành quen thuộc. Tô Hoài còn dụng công miêu tả Hà Nội trong những ngày xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh B.52 trong truyện ngắn Phố và tiểu thuyết Những ngõ phố, người đường phố. Các tác phẩm đó của Tô Hoài đứng cạnh nhau, tạo thành một bức tranh liên hoàn, khắc hoạ những chặng đường biến đổi của Hà Nội. Nhân vật chính trong các tác phẩm đó, không ai khác, vẫn là những người thân thiết cũ của ông: người nông dân ngoại thành. Nhưng họ xuất hiện với tư thế khác, không còn là những con người nạn nhân bé nhỏ, mà là những người có ý thức về sức mạnh của mình, về nghĩa vụ đối với đất nước lúc nan nguy, lặng lẽ và kiên trì đóng góp vào cuộc vận động chống Pháp đầu thế kỷ.
Điều đáng quý ở những tác phẩm này còn ở giá trị tư liệu của nó. Biết bao nhiêu thứ chuyện, bao nhiêu cảnh đời một thời vang bóng đã được tái hiện một cách sống động. Nó giúp ta hiểu quá khứ từ những chi tiết nhỏ nhặt. Những tên đất, tên trạm, những đặc sản địa phương. Cách chạm cửa miếu và lễ dựng nóc, cảnh rước kiệu linh đình, kiệu bay, kiệu bò, cách nói, cách gọi đồ vật theo lối xưa…Tất cả làm tăng màu sắc cổ kính của tác phẩm và chứng tỏ công phu tìm tòi hết sức say mê, tỉ mỉ của tác giả để có thể gợi lên “hồn núi sông ngàn năm”.
Tuy vậy, nhược điểm dễ thấy của những tác phẩm này là kết cấu chuyện không chặt, dễ gây ấn tượng tản mạn, rời rạc, nhiều cái kết đột ngột nhưng kém dư ba, nó là kết vội. Sự kiện, chi tiết còn ngổn ngang, bề bộn, chưa được sắp xếp theo một cấu trúc nhất quán hay một trật tự hợp lý. Và ở một khía cạnh nào đó, tác giả chưa miêu tả được những khía cạnh bản chất nhất của hiện thực lịch sử những năm tiền khởi nghĩa. Nhiều nhân vật, kể cả những nhân vật chính – chưa được thể hiện trong những mối quan hệ xã hội chính trị, vì thế, họ không thực sự có cá tính sắc nét và đạt tới độ điển hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hơn 90 năm sống với hàng loạt thăng trầm của Hà Nội, Tô Hoài gần như viết về mọi giai đoạn lịch sử của mảnh đất này. Thời Pháp thuộc có Bố
mìn mẹ mìn, Chuyện cũ Hà Nội. Thời chống Mỹ, Hà Nội dưới mắt ông tổ
trưởng tổ dân phố Tô Hoài ẩn hiện trong những Chiều chiều, Cát bụi chân
ai... Rồi sang thế kỷ 21, ở tuổi ngót 90, ông lại có tập tản văn Giấc mộng ông
thợ dìu với những cái nhìn khá độc đáo về một Hà Nội đang thay đổi từng ngày. “Tôi chỉ thích viết về quần chúng, viết về người lao động bình thường. Bắt mình viết về anh trí thức nghèo như Nam Cao thì khó, bởi mình có phải là anh giáo như “hắn” đâu” - Tô Hoài nói. Ngẫm ra, từ khi mới cầm bút, những trang viết về Hà Nội của Tô Hoài luôn có những nét rất riêng: có lúc hơi bụi bặm, nhếch nhác xô bồ nhưng vẫn đáng yêu bởi tràn đầy hoài niệm và sự cảm thông, chia sẻ của những con người đang sống nơi ấy. Con mắt tinh đời và có phần “lọc lõi” từ rất sớm của Tô Hoài luôn giúp ông đọc ra những góc khuất các mẫu nhân vật của mình, để từ đó thanh thản biết chấp nhận cái phần không hoàn thiện của cuộc sống như nó đang diễn ra. Tô Hoài tâm sự, suốt ngần ấy năm, đi đâu về đâu, ông vẫn yêu và nhớ nhất là vùng quê ngoại Nghĩa Đô, Cầu Giấy của mình. Hà Nội có thay da đổi thịt đến mấy, ông vẫn có thể nhắm mắt mà đi băng băng trên những vỉa hè trong khu phố cổ, dù đã không còn lát đá xanh và những nắp cống tròn đúc bằng gang như thời xưa.
Cũng theo tâm sự của người trong cuộc, Tô Hoài đã từng trả lời về mục đích viết tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội: “Hà Nội: Thủ đô nghìn năm của đất nước. Nơi chung đúc tinh hoa của cả nước. Mọi sự việc xảy ra ở đây đều mang tính tiêu biểu và điển hình văn hóa, chính trị, xã hội từng thời kỳ. Những chuyện cũ viết hầu hết khi nước ta còn bị thực dân Pháp đô hộ… Hà Nội: lầm than và quyết liệt thuở ấy, để lớp trẻ sau này có dịp so sánh đối chiếu với cuộc sống hôm nay”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuổi 91, yếu đi rất nhiều vì bệnh gout và tiểu đường, nhà văn lão thành này vẫn hào hứng kể về một cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành nếu sức khỏe cho phép: “Tôi muốn viết về Cách mạng tháng Tám như những gì mình trông thấy. Ở đó không chỉ có khí thế ngút trời của quần chúng mà còn có cả những chuyện dở khóc dở cười của những anh trí thức nghèo đang lúng túng không biết chọn đường nào”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
CẢM QUAN VỀ XÃ HỘI, CON NGƢỜI VÀ PHONG TỤC TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI