Cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 30 - 32)

Với một khả năng quan sát đặc biệt rất thông minh, hóm hỉnh, tinh tế, lại có những ngày thơ ấu gần gũi với thế giới loài vật ngộ nghĩnh đáng yêu ở bãi cơm thi đầu làng, cùng một tình cảm đặc biệt dành cho những "người bạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thân tình", ông đã cảm nhận thế giới loài vật nhỏ bé đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên của nó.

Trong thế giới loài vật của Tô Hoài, mỗi con vật có một "cá tính" riêng: Dế Mèn thích phiêu lưu,"sống" có " lý tưởng", có " hoài bão"; Dế Trũi "dũng cảm" trong công việc, "thuỷ chung" trong "tình bạn"; chị Nhà Trò yếu đuối hay bị "bắt nạt"; bác Xiên Tóc "chán đời" thích rong chơi; lão Cóc "khoác lác, huênh hoang"; lão ếch Cốm đại vương "dở hơi"; Ri Đá "cần cù, chịu khó"; Mèo già "thâm độc"; Chuột Nhắt "huênh hoang"; Bọ Ngựa "khệnh khạng"; vợ chồng Trê "gian ác xảo quyệt"...Không những thế, thế giới loài vật của Tô Hoài còn có "đời sống tinh thần" phong phú, đa dạng. Mỗi loài, thậm chí mỗi con vật bé nhỏ đều có tốt - xấu, dở - hay, vui - buồn trong trạng thái tự nhiên của nó. Con My (Con mèo lười) là giống mèo mũi đỏ không biết bắt chuột, chỉ biết ăn vụng, suốt ngày nó rong chơi, lười nhác. Đã lười còn hay đòi ăn ngon - phải ăn cơm với cá và nằm tro bếp ấm. Mụ Ngan (Mụ Ngan) thì "đần độn" quá, "đần độn đến phát ghét lên được", "thật là một thứ đàn bà đồ tồi", tranh ăn với cả lũ con, bất chấp tiếng kêu thảm thiết của con ngan nhỏ, mụ chẳng biết, chẳng đoái hoài gì. Không những thế, mụ còn "dí chặt chân lên lưng nó mà xốc ngô như thường", để đến nỗi ngan con bị gẫy xương lưng. Thậm tệ hơn nữa là, đến lúc ấy mụ lại rong chơi để mặc thây đứa con bị trọng thương đang kêu khắc khoải. "Mụ làm như không biết rằng có một đứa con mình vừa mới chết". Trong khi đó Gà Mái (Một cuộc bể dâu) vừa là "một người đàn bà giỏi giang", vừa là "người đàn bà rất đa tình". Khi chưa vướng vào bổn phận "nuôi nấng dạy dỗ con trẻ", "người đàn bà ấy" "yêu hết mình". Nhưng khi đã được "làm mẹ", nó lại là một "bậc mẹ hiền gương mẫu". Mụ không dám rời lũ con thơ đến nửa bước. Chăm chỉ kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được một hạt đền nhỏ mụ cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn. Mụ vừa "nhìn các con ăn, vừa nói chuyện vui vẻ". Chẳng may con mụ gặp hiểm nguy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mụ "cong chòm đuôi lên, sù vành lông cổ", "nhảy lên như choi choi", bảo vệ cho kỳ được những đứa con yêu quý của mình...

Thế giới loài vật trong cảm quan của Tô Hoài sinh động, ngộ nghĩnh, có "thế giới nội tâm", có "số phận", có "phẩm chất", "cá tính" và "thói tật" như con người. Chính cảm quan ấy đem lại một sắc thái riêng trên từng trang sách viết về loài vật của ông. Trong con mắt của Tô Hoài, thế giới loài vật không những có "đời sống nội tâm" phong phú mà còn rất "hoạt bát", "năng động". Chúng cũng có "suy tính" và "hành động", có "phong tục" và "tập quán" như con người. Vậy nên viết về loài vật, truyện của Tô Hoài không phải là truyện ngụ ngôn, mà là truyện đồng thoại. Bên cạnh đó, mỗi loài một "tập tục" riêng rất phong phú và đa dạng. Có lẽ những nhà văn quan sát tinh tế, tỷ mỷ, nắm được từng "đặc điểm", "phong tục" của loài vật như Tô Hoài không nhiều và cảm nhận một cách cặn kẽ như thế lại càng hiếm, vẫn biết rằng tất thảy loài vật ấy đều hiện diện xung quanh chúng ta. Cảm quan về loài vật của Tô Hoài thật đặc biệt, chẳng giống ai và cũng chẳng ai theo kịp. Chính nó tạo tiền đề để "Tô Hoài (...) viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật".

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)