Hà Nội trong sự phồn tạp của nhiều giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 47 - 48)

Hà Nội trong tác phẩm của Tô Hoài được miêu tả như một dòng chảy phồn tạp với sự hoà hợp của nhiều giá trị. Chỉ riêng khuôn mặt của phố Hàng Ngang đã được ông miêu tả với những vẻ mặt khác hẳn nhau: “Phía giáp Hàng Đường thì sầm uất, chen lẫn những nhà làm xưởng với các nhà làm kẹo bột, người cởi trần đứng vắt dây đường vào cột kéo kẹo cả ngày. Xưởng dệt Lợi Quyền, hiệu chè Chính Thái, kẻ ăn người làm khách buôn tấp nập ra vào, qua lại. Lại đám ăn mày rách lướp tướp chỉ thấy những đầu gối trố ra; bọn bói bài Tây nhâng nháo, với lũ kẻ cắp móc túi nháy mắt tụ tập rồi kéo vào chợ. Trên vỉa hè ra đến chợ Đồng Xuân, người nhốn nháo chốc lại hô hoán bị giật nón, người xô đẩy kêu khóc, cái dùi cui của đội xếp nện xuống đám đông túi bụi” [14,110]. Chỉ một đoạn văn ngắn miêu tả một con phố đủ thấy hiện lên khuôn mặt của một xã hội trước Cách mạng thu nhỏ lại: một Hà Nội sầm uất phồn hoa của những tay buôn, vẻ lam lũ nhọc nhằn của một Hà Nội cần lao với những thợ thủ công khó nhọc, một Hà Nội rách rưới của những kẻ ăn mày, một Hà Nội nhốn nháo của những kẻ bất lương, một Hà Nội vào nề nếp dưới dùi cui của những tay đội xếp…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng điêu đáng nói là, đó không chỉ là một Hà Nội thuần Việt, mà, vào những tháng ngày thuộc Pháp ấy, nơi đây còn là nơi lưu dấu khuôn mặt của những ông Tây, bà đầm với những hội Tây ồn ã, lai căng. Đó là hình ảnh của một phố toàn Tây đen bán lụa, những người tới từ các đất thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, những thành phố Mađrat, Mahê, Săngđecnago, họ gặp gỡ, tán tỉnh ghen tuông ầm ĩ mỗi sáng mai. Nếu hội làng trống đánh chiêng reo náo nức sân đình, trai gái hẹn hò, trẻ con nắm váy bà, theo chân mẹ, xúng xính ngắm những ông áo the, khăn sếp…thì hội Tây “toàn trò chơi cù người ta cười”. Tô Hoài còn hóm hỉnh, mỉa mai (và có thể, rất nhiều ái ngại xa xót nữa) khi miêu tả một đoàn lính An Nam mặc giả làm đàn bà da đen nước Đa –hô- mây bên Châu Phi: “Ở ngực mỗi người buộc hai chiếc bong bóng lợn nhuộm đen thành hai cái vú giả thỗn thễn, chỏm vú chấm phẩm đỏ hây, mỗi bước đi lại bần bật nảy lên”. Để có được đội hình sinh động đó, các “ông cai đã lột trần từng người lính An Nam ra, lấy cồn trộn bồ hóng trát đen nhóng nhánh khắp người, cả chân tay mặt mũi” [14,246]. Vậy mà người An Nam vẫn “ham vui”, chen nhau vòng trong vòng ngoài. mặc cho bọn đội xếp “chiếc dùi cui cao su trắng quật đôm đốp như mưa xuống đám người đương đun đẩy nhau”.

Sự phồn tạp của những giá trị văn hoá ấy còn được thể hiện rõ nét qua hình ảnh các món ăn ở phố Cửa Đông: “Một chiếc bánh tây tròn xoe như cái đấu, môt mảnh lườn gà luộc. Một miếng bít tết bò xù xì tím như miếng tiết. Những hiệu Nhật Tân, Tây Nam, Mỹ Kinh trên Hàng Buồm, Asia Hàng Bông ..” [14;268]. Như vậy, dưới con mắt của Tô Hoài, Hà Nội hiện lên vừa gần gũi trong những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, vừa lạ lẫm bởi dòng chảy phồn tạp giữa đời thường.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)