Cảm quan về xã hội qua cảnh sinh hoạt, phong tục

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 28 - 30)

Đời sống sinh hoạt vốn tồn tại một cách khách quan, nhưng một khi đi vào tác phẩm, nó đã được soi chiếu và cảm nhận bởi cái nhìn riêng của người nghệ sỹ. Bởi thế, bức tranh xã hội trong cảm quan của mỗi nhà văn có thể được phản ánh từ những mâu thuẫn, những xung đột xã hội quyết liệt, gay gắt, hoặc từ những cảnh sinh hoạt bình dị.

Với một cảm quan hiện thực riêng, Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những cảnh sinh hoạt của mỗi vùng và mỗi thời. Ông có khả năng dựng lên từ những cảnh sinh hoạt bình dị ấy cả đời sống vật chất và tinh thần của con người và thể hiện cả một đời sống xã hội rộng lớn. Trước Cách mạng, Tô Hoài ít tập trung vào những mâu thuẫn có tính chất đối kháng quyết liệt. Thế nên, làng quê trong tác phẩm của ông không ngột ngạt tiếng trống dồn sưu thúc thuế như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, không đi sâu diễn tả bi kịch thảm thương của một kiếp người như trong truyện Chí Phèo của Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cao. Trong làng quê của Tô Hoài có muôn cảnh sinh hoạt thường gặp ở những làng quê như cảnh người ta chửi bới, bêu xấu nhau, cảnh trai gái hẹn hò rồi cảnh một làng nghèo với những mảnh đời chia lìa tan tác.

Sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn hoà mình chung vào dòng chảy của nền văn học mới nhưng cuộc sống lại được ông khai thác từ những phong tục, hủ tục ở mọi miền quê. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài được coi là nhà văn phong tục. Ở ta, cái danh xưng nhà văn phong tục nghe không thật oai lắm. Nó thường quá, nó không vươn tới những mơ tưởng cải tạo thế giới. Nhưng với những cây bút thực tài, rất có thể những cái gọi là phong tục lại sớm khẳng định được tên tuổi của mình. Vấn đề là qua những chi tiết về phong tục, văn hóa, nhà văn làm nổi bật lên được những cá tính nghệ thuật đặc sắc, những “con người này” trong tương quan với hàng loạt người khác. Qua đó, người đọc có thể hình dung lại được một cách chân xác, sống động về các thời đại, nhìn thấy các lớp trầm tích văn hóa nằm sâu trong con chữ của nhà văn.

Viết về phong tục, mỗi nhà văn in đậm dấu ấn dưới cảm quan hiện thực của riêng mình. Nếu Bùi Hiển được coi là một nhà tiểu thuyết tả chân của xứ Nghệ với những tác phẩm tả phong tục cùng tính tình của người dân chài xứ ấy, Kim Lân được coi là độc đáo và hấp dẫn khi ông viết về những cái gọi là thú đồng quê hay vẻ “phong lưu đồng ruộng”, Nguyễn Tuân cảm nhận phong tục từ những giá trị thẩm mỹ đặc sắc gắn với một lớp người nghệ sĩ tài hoa, thì Tô Hoài “thường nhìn nông thôn nghiêng về phía phong tục với cặp mắt ấy vẫn có con mắt của một nhà xã hội, một cây bút hiện thực”. Tô Hoài cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tự nhiên của nó: từ phong tục đến hủ tục, từ nét đẹp văn hoá đến những sinh hoạt lạc hậu ấu trĩ cần phê phán và loại bỏ. Như vậy, với nhãn quan phong tục đặc biệt, Tô Hoài phản ánh hiện thực cuộc sống một phần từ phong tục và hủ tục để tạo nên tầm khái quát mới về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người và cõi nhân sinh. Là một người ham đi và ham quan sát, nên dấu chân Tô Hoài đi đến đâu, phong tục tập quán mọi miền quê đi vào trường nhìn của nhà văn và in dấu lên các trang viết đến đó. Từ phong tục miền núi đến phong tục miền xuôi, từ ngoại thành lầm lũi đến nội thành hoa lệ. Đó là những phong tục đẹp trong những ngày lễ hội đầu xuân, đất quê tưng bừng trong tiếng trống chèo, chơi cờ bỏi, đấu vật, thi bắn nỏ, thi nấu cơm, gói bánh chưng, bánh dày,... (truyện ngắn Mùa ăn chơi, tiểu thuyết Quê người, Nỏ

thần, Nhà Chử, Đảo hoang...).Nhưng con mắt tinh quái của Tô Hoài còn cảm

nhận cả những "phong tục đã lỗi thời" - những hủ tục như nạn tảo hôn (truyện ngắn Vợ chồng trẻ con), nạn đòi nợ (truyện ngắn Khách nợ), nạn chữa bệnh bằng lối mê tín dị đoan (truyện ngắn Ông cúm bà co), nạn cho vay nặng lãi, nạn ma chay cưới xin, nạn chửi bới bêu xấu nhau... (tiểu thuyết Quê người),

khiến bao gia đình điêu đứng, bao số phận bi thảm, bao tình làng nghĩa xóm rạn nứt. Không những thế, thói sĩ diện thường tình tiềm ẩn trong mỗi con người nhiều khi cũng trở thành mảnh đất cho hủ tục hoành hành để lại kết cục bi thảm cho con người. Lệ khao vọng làng (tiểu thuyết Quê nhà) khiến những người nghèo khó càng điêu đứng, họ vừa lo sợ, vừa ước ao, vừa áy náy đăm chiêu. Không hiếm người cùng đường phải trẫm mình, phải thắt cổ, giã biệt gia đình, sống kiếp li hương. Đặc biệt là viết về đề tài miền núi sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn phản ánh đầy đủ sự đổi đời của người dân nhờ Cách mạng nhưng tất cả được hiện lên trên cái nền của đời sống phong tục và hủ tục. Nhờ đó, những sáng tác của ông mang lại dấu ấn đặc sắc riêng.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 28 - 30)