Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 44 - 47)

Viết về mảnh đất Thăng Long xưa, như lời tác giả, là “tự thuật đời sống tinh thần vật chất và hoạt động của một địa phương…là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử của mỗi vùng làm nên hình ảnh cả nước, cả dân tộc, có nối tiếp và lâu dài. Nó cũng là kỷ yếu đời người, bài học hôm nay và mai sau”. Vì vậy, vẻ đẹp của một Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống đã được Tô Hoài tạo dựng trên những trang văn giản dị mà diễm tuyệt.

Một trong những đặc điểm đầu tiên nhận diện văn hoá của một vùng, miền chính là ở cách người ta ăn uống và cư xử với nhau. Tô Hoài đã chỉ ra nét đẹp của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung trong cách thức ăn uống khá riêng này: “Một mâm cơm, dẫu xềnh xoàng ở gia đình, dùng mâm chõng, mâm gỗ, nhà có thì mâm đồng, mâm nhôm, nhưng mỗi thứ bày ra đều có trật tự nhất định. Bát nước chấm đặt giữa. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không đặt liền nhau. Con trẻ ngồi mâm với người lớn thì lễ phép lấy đũa so cho mọi người, để ý đặt đầu đũa to ra ngoài, để tiện tay người cầm. Khi ăn, không nhai nhồm nhoàm, tóp tép, không vừa lúng búng nhai vừa nói chuyện” [14,413]. Ngay cả cách ngồi cũng bộc lộ sự ý tứ riêng, điều mà có lẽ thời nay, đã trở nên mai một: “Vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà”. Ở một nhà cách thức ăn uống đã cẩn thận như thế thì ra chỗ đình trung, cái tiếng to hơn cái miếng, thì chỗ ngồi và cách thức ăn uống càng phải cẩn trọng hơn. Như “làng có khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên về, khách ngồi với các ông chức việc cao, sau đến mâm tuần phiên trai tráng. Người mõ có phần, có chỗ ăn uống một mình. Phụ nữ thì chẳng bao giờ được dự lễ bái và ăn cỗ uống rượu trong đình” [14,415].

Tô Hoài từng nhận định: “Mỗi người ta đều có nếp nghĩ, cái nhìn và thói quen được truyền lại có lẽ cả nghìn đời. Như, người Việt Nam chỉ để ý một năm có tháng nhuận không, tháng này thiếu hay đủ, không quan tâm một năm bao nhiêu ngày. Ăn cỗ mừng sinh nhật là môt nét mới, trước kia chỉ có mừng thọ, thượng thọ, lên lão và rất voi trọng nền nếp ngày giỗ. Một năm có những ngày bình thường, lại có những ngày khác thường, ngày khác thường ấy là những ngày cúng giỗ, tết nhất” [14;370]. Hiểu thấu thói quen và cũng là một nét văn hoá cổ truyền của người Việt, Tô Hoài đã tỉ mẩn ngồi điểm lại những ngày Tết của một năm: Tháng giêng gồm Tết cả, Tết nhất, tết Nguyên Đán; mùng bảy lễ hạ nêu và động thổ; tháng giêng tết thanh minh đi tảo mộ; rằm tháng giêng cúng ngày Phật sinh; mùng ba tháng ba tết bánh trôi bánh dùng; Tết mùng năm tháng năm giữa mùa hè giết sâu bọ; rằm tháng bảy xá tội vong nhân; rằm tháng tám tết Trung thu; mùng chín tháng chín tết trùng cửu; tháng chạp 23 cúng ông Công ông Táo, lễ sắp ấn ngày 25, chiều 30 tết cúng tiên thường…Riêng về ngày giỗ, Tô Hoài cẩn thận lí giải ngay rằng “cúng giỗ không phải chỉ vì mê tín mà trước nhất là nhớ người đã khuất và ý nguyện cầu mong điều tốt lành. Dù không phủ nhận những phiền hà, hệ lụy xung quanh chuyện giỗ tết, nhưng nhà văn muốn người đọc nhìn vào chiều sâu của thói quen này để nhận ra một nét đẹp của tâm hồn Việt. Vì sao những con người mà ngày thường chỉ có “niêu cơm và vài ngọn rau dền rau bí vơ ngoài vườn xưa kia còn cơm độn, tháng ba ngày tám bát cơm ngữ, bát độn khoai” vậy mà sẵn sàng “no nê đụng bát đụng đũa khi khác thường”. Ông đã lí giải căn nguyên của sự “hoang phí khác thường” ấy và nhủ mọi người “đừng lấy thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm lạ. Người ta gánh cái thiếu thốn cả đời đã lâu, lại cũng thói quen bóp mồm bóp miệng ngày thường” [14;374].

Bàn đến chuyện giỗ tết, nhà văn không quên miêu tả nét đẹp trong đời sống người Việt khi luôn nhớ tới người đã khuất, dành riêng cho người đã khuất một ngày để tảo mộ Thanh minh trong tiết tháng ba…. Tô Hoài cho rằng: “Tục lệ sửa sang phần mộ cuối năm khác nào đánh tiếng với người đã khuất hằng năm hết Tết đến nhớ về đoàn tụ. Ấy thế mà vẫn áy náy hình như chưa hẳn đã là chu tất. Đến bữa cơm canh cúng chiều ba mươi, mỗi nhà lại khẩn thiết khấn mời, xin các cụ, các vong hồn ở xa đến đâu cũng cố về sum họp với cả nhà trước giao thừa, cho kịp năm mới. Người sống đoàn tụ đã đành nhưng còn băn khoăn, sốt ruột nữa, người dưới âm có về kịp, đủ không”. Phải chăng, chính tình yêu thương xuyên mọi cõi thời gian và không gian ấy, sự giao lưu về mặt tâm hồn giữa người trên dương thế với kẻ đã khuất chốn âm là một vẻ đẹp đáng quý trong nếp sống của người Việt bao đời, bởi điều ấy góp phần tạo nên sự bền vững trong đời sống gia đình, sợi dây kết nối nhiều thế hệ.

Dân gian đã có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, Tô Hoài sắc sảo chỉ ra nội dung của hai từ “chào hỏi” mà ta thường rất dễ bỏ qua: Chào là chào người trên, người ngang vai và hỏi người dưới. Không chào người dưới, nhưng thường ngỏ lời khéo và thân: thế nào, hồi này con (cháu/em) có khoẻ không?. Nhà nề nếp,việc chào hỏi được dạy từ khi trẻ mới biết nói. Và lớn hơn, khi thấy sơ suất thì nhắc nhở. Không được lừ lừ đi về, dù là người ruột thịt gặp hàng ngày. Nhưng nhìn về nét đẹp của Hà Nội xưa, Tô Hoài cũng không nguôi lo lắng về hiện tại, khi ông thấy: “Những chuyện về chào hỏi trên kia xem ra ngày trước được giữ gìn. Bây giờ chểnh mảng nhiều. Tôi đi vào trong ngõ nhà tôi, các cháu gặp, chẳng mấy cháu nhớ chào tôi. Có cháu đi không tránh, cứ đâm thẳng vào chân, vào vai tôi rồi nó tỉnh bơ, cười trừ. Những thói ấy xa lạ với nếp nhà”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vốn là một dân tộc yêu lễ nghĩa, quý chữ, lại là người dân của chốn kinh kỳ, người Hà Nội trong trang viết của Tô Hoài rất trọng một nét văn hoá đẹp trong những ngày đầu năm mới, đó là “khai bút”. Mà nét đẹp này, có tự thuở xưa “người làm việc quan, dẫu chỉ chức tước ở làng bé bằng con muỗi mắt, có cái triện đồng triện gỗ, đồng triện hay mộc triện giắt hầu bao, ông trưởng bạ trông coi sổ sách về đất cát, điền địa đều làm mâm lễ sắp ấn hôm hai mươi tháng chạp rồi sang giêng được ngày lành lại làm cỗ cúng khai ấn”. Người có học thì khai bút, anh thợ cửi thì “động thổ khung cửi” lấy ngày vào mùng sáu, đồng áng nhà nông thì mùng bảy dắt trâu ra cày vài đường làm lễ hạ điền…Tất cả những tục lệ này đều chan chứa ước vọng về một năm mới may mắn, thành công.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)