1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đặc sắc ngòi bút tô hoài qua truyện ngắn vợ chồng a phủ

35 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 205,15 KB

Nội dung

Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệthuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ýnghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Thị Ái Nguyên K39.601.084

2 Phạm Thị Hoài Thu K39.601.119

3 Bá Phan Ánh Trúc K39.601.140

4 Đặng Thị Thu Trang K39.601.130

Trang 2

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2

1 Tác giả 2

1.1 Vài nét về tiểu sử và con người 2

1.2 Những chặng đường sáng tác 4

1.3 Phong cách nghệ thuật Tô Hoài 9

2 Tác phẩm 11

II ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN 11

III ĐẶC SẮC NGÒI BÚT NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI QUA TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ 12

1 Nghệ thuật xây dựng tình huống 12

2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 13

3 Nghệ thuật trần thuật 15

4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí 19

4.1 Nhân vật Mị 19

4.2 Nhân vật A Phủ 25

5 Nghệ thuật tương phản, đối lập 28

7 Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ 29

6 Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu 32

III TỔNG KẾT 33

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 3

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Tác giả

1.1 Vài nét về tiểu sử và con người.

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài

Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một

gia đình thợ thủ công Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương,Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích…

Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạyhọc tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn … Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng củaMặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanhniên dân chủ Hà Nội

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc” Ông là một

trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trậnphía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…) Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng

Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam Từ năm 1957 đến năm 1980,

Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Ủy viên ĐảngĐoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếunhi

Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đãsáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ởnhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm

Trang 4

sáng tác Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ôngđược nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

* Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám:

Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).

* Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám:

- Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972).

- Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm

1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm

1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).

- Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981) Cát bụi chân ai (1992).

- Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)

- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997).

Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu

kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớmtham gia hoạt động cách mạng Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạtđược những thành công đặc sắc Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và miền

Trang 5

núi Tây Bắc Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệthuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ýnghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế

hệ

1.2 Những chặng đường sáng tác

1.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám

Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám Những sáng tác đầu tay của

ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy Tuy xuất hiện ở giai đoạn

cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình

trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944) Từ các tác phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn, ông viết: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba

năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài,

truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện,

cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết Cũng chẳng có gì lạ Viết

để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”

Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo.

Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi

đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, sự quan sát tài

tình, Tô Hoài đã bộc lộ tài năng nghệ thuật của mình ở nhiều phương diện Đó là thếgiới của động vật độc đáo, phức tạp không khác gì thế giới phức tạp của loài người(Dế Mèn phiêu lưu ký) mang lại những giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc Từ đóngười đọc nhận thấy, nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trongcuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, mộtcuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng

Trang 6

Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng đượcnhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của nhữngkiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những ngườithợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông

chân thành của nhà văn Đó là câu chuyện của bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc

lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con Chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bịchính con gái mình chửi rủa chì chiết đủ điều Với cách nghĩ của con gái bà thì bàchẳng khác gì người đi ở mướn, chị ta đã quát: “Thế tôi nuôi bà để làm gì mà bà lạikhông trông được con lợn?” thậm chí, không cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuốngbếp nằm ngủ ở đống rơm Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đãquên là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình mình Đó là số phận của chị Hối

trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng không có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh

nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại.Ngoài ra cò nhiều số phận tủi hổ khác như anh Gà Gáy trong truyện ngắn cùng tên, bé

Gái trong cảnh Nhà nghèo Nó sinh ra trong gia đình nghèo khổ, túng thiếu và nhiều

lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau Nó bị rắn cắn chết trong khi cùng với cha mẹ cốtìm miếng ăn cho gia đình, “người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả” Cảnh

đó thật xót xa, thê thảm Và còn biết bao những cảnh đời khác như cảnh Hương Cay

trốn nợ trong Khách nợ, cảnh xung đột của gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trong nhà, cảnh tình duyên của cô Lụa trong Lụa, Tất cả cảnh đời của họ đều gợi cho

người đọc bao điều suy ngẫm và nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống nhiều bất hạnh

đó

Đáng chú ý ở thời kì này, Tô Hoài cũng có những khát vọng thoát khỏi bế tắc, thoátkhỏi cuộc sống nhàm chán buồn tẻ và vô vị, hay ước mơ của môt chàng trai về “một

trận mưa rào cho lòng người hả hê và cho trời quang đãng” và hãy cất bước vào một

buổi mai, nhắm về phía “chân trời mới đỏ thắm màu hi vọng”, mặc dù vì nghèo nênanh không lấy được người mình yêu “Sự nghiệp anh không có”, “nhà anh thanh bạch

quá”, “bấy nay anh chỉ có một tấm lòng”(Xóm Giếng ngày xưa )

Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưngcuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực Tâm hồn của Tô

Trang 7

Hoài bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọng trong cảnh đời đen tốithời kì này Ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thế giới nghệ thuật của Tô Hoàitrước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về mộtquãng đời của ông Ông quan niệm: “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạngtôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình Những nghèo đói, cùng túng,đau đớn Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay ngịch ngợm và đá chút khinh bạc là

phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi” (Một quãng đường)

1.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám:

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sángtác Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quá lâu ở Tô Hoài Ông

đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạo thành công nhiều tác

phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây của ông

đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970

Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đề tài TôHoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi của một vùng dânnghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông còn hướng đến một khônggian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổibật nhất là miền núi Tây Bắc Tây Bắc không còn là miền đất xa lạ, nó đã trở thànhquê hương thứ hai của Tô Hoài Ông viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệthuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quêhương mình Bởi lẽ, với Tô Hoài: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớcho tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việctrong tâm trí tôi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo vàthúc đẩy nhà văn viết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này Trên cơ sở đó, cóthể xem ông là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nềnmóng cho nền văn học viết về đề tài Tây Bắc

Tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc (1948) Ở

tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn, nhưng giàu nghĩa

Trang 8

tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi.Tuy nhiên, tác phẩm này cịn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu, bề mặt của vấn đề

mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nĩ để rồi “chết chìm trong tài liệu” như

nhà văn đã tâm sự trong Một số kinh nghiệm viết văn của tơi Vì thế, tác phẩm trên

cịn thiếu sự sinh động, thiếu sức hấp dẫn đối với người đọc

Phải đến Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi mới cĩ được sự thành cơng đặc sắc ở mảng đề tài

về miền núi Tây Bắc Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc,ơng đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục

của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ Hình ảnh

người lao động miền núi Tây Bắc nghèo khổ, mà nhất là người phụ nữ trong tậptruyện này được Tơ Hồi miêu tả với tất cả niềm cảm thơng sâu sắc Cảnh đời của Mị,một cơ dâu gạt nợ chết dần, chết mịn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra,hay thân phận của cơ Aûng, từ cơ gái cĩ vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem nhưmĩn đồ chơi qua tay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành

bà lão Ảng ăn mày , đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sốngđắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nề của thựcdân và phong kiến ở miền núi Mặt khác, qua tập truyện trên, Tơ Hồi đã khẳng định,ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi Tây Bắc, cũng như lí giải thànhcơng về con đường tất yếu họ phải tìm đến để thốt khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức

đĩ là con đường cách mạng

Cĩ thể nĩi, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường sáng

tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tơ Hồi về mối quan hệ giữanghệ thuật với cách mạng

Tài năng nghệ thuật của Tơ Hồi khi viết về miền núi càng về sau càng được phát huy

và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955 như: Miền Tây, Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu, Nhà văn tiếp tục ngợi ca phẩm chất

tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựngchủ nghĩa xã hội thơng qua những hình ảnh thực như: Hồng Văn Thụ (dân tộc Tày),

Trang 9

Kim Đồng (dân tộc Nùng), Giàng A Thào, Vừ A Dính (dân tộc Hmông) Tất cả họđều thủy chung, gắn bó son sắt với cách mạng và cuộc đời mới Nhiều người đã ngãxuống vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho quê hương đất nước Chủ nghĩa anh hùngcách mạng

Sau tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài còn viết nhiều tác phẩm khác về ngoại thành Hà Nội như: Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, người đường phố, và gần đây

là Chuyện cũ Hà Nội (hai tập) Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như

nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phong phú đa dạng Từ cáctác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện hiểu hơn về phong tục, nếpsinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộcsống đời thường và cả trong chiến tranh

Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt đượcthành tựu đặc sắc ở thể kí Nhiều tác phẩm kí của ông xuất hiện sau những chuyến đi

lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thăm nước bạn như Tôi thăm Campuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa, Đặc biệt, Tô Hoài có các

tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những

bạn văn, đời văn của ông như Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều Từ các tập hồi

kí này, người đọc có điều kiện để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận,nhân cách nhà văn trong hành trình văn chương của ông và một số nhà văn khác Cáchviết hồi kí của Tô Hoài rất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạchliên tưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọckhông thua kém gì so với thể loại khác

Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiều tác phẩm cho

thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử… Ở

mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô Hoài vẫn có được cách cảmnhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ,

để cùng các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú Trên cơ sở đó góp phần bồiđắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ thơ

Trang 10

Tóm lại: Những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng định được

vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới Ông xứng đáng

là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật để góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

1.3 Phong cách nghệ thuật Tô Hoài

1.3.1 - Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung

Tác phẩm của Tô Hoài viết chủ yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội và miềnnúi Tây Bắc Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tácphẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội vàmiền núi Tây Bắc

Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện vềloài vật Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩmcủa ông luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiêncủa xã hội loài vật đó

Có thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của Tô Hoàicũng không nằm ngoài không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện nóitrên

1.3.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc

Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tô Hoài được biểu hiện cụ thể ở các điểmsau:

- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được xuất phát từ thành ngữ dân

gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề còn đó trơ trơ”.

- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tô Hoài có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu

hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí

Trang 11

- Tô Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con ngườiViệt Nam như: trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung…

- Tô Hoài khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt

Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng.

1.3.3 - Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế

Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của Tô Hoàitrong quá trình sáng tạo nghệ thuật Khả năng này của ông được biểu hiện rõ ngay từtrước cách mạng qua những truyện viết về loài vật Càng về sau càng được phát huy ởnhiều tác phẩm khác Những trang văn của Tô Hoài khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên,phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lạicho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho họ nguồn tư liệu rấtphong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Đặc biệt, khimiêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí của nhân vật, Tô Hoài đã chọn lựa những chitiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức củangười đọc về thân phận của nhân vật Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để gópphần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể.Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường mang nét riêng và gợicho người đọc biết bao điều suy ngẫm

1.3.4 - Đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng

Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao vànghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó Ông khẳngđịnh: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mớinhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộmặt của ý Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống

nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết văn).

Trang 12

Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đờithường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc Ở từngvùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ thíchứng với đặc điểm của nó Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ giàusức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương, Điều đó tạo cho tác phẩm của ông vừa

có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú

2 Tác phẩm

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952 khi Tô Hoài đi với bộ độivào giải phóng Tây Bắc Trong chuyến đi dài tháng 8, nhà văn đã sống với đồng bàocác dân tộc thiểu số từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giảiphóng Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoài hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và con ngườimiền núi, đã để lại cho nhà văn những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với người

và cảnh Tây Bắc

Truyện Tây Bắc là một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kìkháng chiến chống thực dân Pháp Tác phẩm đã được trao Giải nhất Giải thưởng Hộivăn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc hơn cả trong ba tác phẩm của tập truyện TâyBắc Truyện có hai phần, viết về giai đoạn của cuộc đời Mị và A Phủ: giai đoạn ởHồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra; giai đoạn ở Phiềng Sa – hai vợ chồng gặp gỡCách mạng rồi A Phủ trở thành du kích

II ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sáng tác thành công nhất trong tập truyện Tây Bắccủa Tô Hoài Với nội dung mang đầy tính nhận thức mới mẻ, đậm chất hiện thực vàgiá trị nhân văn sâu sắc, tác phẩm đã nhẹ nhàng thể hiện hết nỗi thống khổ của nhữngcon người lao động nghèo tại vùng núi Tây Bắc Số phận cùng với những nét đẹptrong tâm hồn của con người nơi đây được Tô Hoài dần dần khám phá qua quá trình

họ tiến tới giác ngộ cách mạng Truyện kể về hai vợ chồng Mị và A Phủ trước và saukhi đến với cách mạng, đó là một con đường gian truân nhưng dưới ngòi bút của TôHoài thì trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm nét một miền Tây Bắc Nội dung câuchuyện với nhiều tình huống khá gay cấn, Mị bị “cướp vợ” Mị muốn tự vẫn, Mị tưởng

Trang 13

chết khi bị trói, rồi Mị gặp A Phủ khi tưởng như A Phủ sắp thành cái chết đứng, và họcùng nhau giải thoát cho chính cuộc đời họ.

Với ngòi bút hiện thực của mình, nhà văn đã đanh thép lên án, khai thác sâu vào tội ácbọn thống trị vùng cao Chúng đã dựa vào cường quyền, thần quyền cùng với nhữngthủ tục phong kiến để ra sức bóc lột những người nông dân lao động nghèo khổ, biến

họ thành nô lệ suốt đời không thoát ra được Từ chính những áp bức đó đã đưa đờisống người dân miền cao đến nơi cùng khổ Một hiện thực tất nhiên đó là có áp bức sẽ

có đấu tranh, Tô Hoài đã tinh tế ghi nhận lại sự đấu tranh từ tự phát đến tự giác củacon người nơi đây Vợ chồng A Phủ trong cơn cùng quẫn đã tự mình đấu tranh chochính số phận của mình, rồi từ ý thức đó họ đã tìm đường đến với cách mạng, tự mở

ra ánh sáng cho số phận mình

Tôi Hoài đã lồng gởi vào trong tác phẩm cả một khung cảnh miền cao Tây Bắc nhữngngày tết đến, một miền cao từ lao khổ đến với cách mạng, tất cả đã đánh bật lên đượcđặc sắc của ngòi bút tả cảnh tinh tế, tả người nhạy bén

Ngòi bút của Tô Hoài luôn luôn mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, Vợ chồng A Phủcũng không ngoại lệ Tác giả dường như thấu hiểu hết nỗi khổ của những con ngườinơi đây, ông miêu tả chi tiết đến từng ánh nhìn đau khổ của họ Từ cảm thông, thấuhiểu, đi đến trân trọng bản chất tốt đẹp ẩn bên trong họ, Ẩn sâu trong một tâm hồndường như đã chết của Mị vẫn là tình thương người bao la Những con người lùi lũi

đó vẫn biết tìm đến ánh sáng của Đảng.Tô Hoài tin tưởng những nhân vật của mìnhluôn nuôi dướng một tính thiện Ông tố cáo các thế lực đã chà đạp lên những tâm hồntươi đẹp, những tính thiện tiềm tàn đó

III ĐẶC SẮC NGÒI BÚT NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI QUA TRUYỆN NGẮN

VỢ CHỒNG A PHỦ.

1 Nghệ thuật xây dựng tình huống

Mở đầu tác phẩm, Tô Hoài đã giới thiệu về nhân vật Mị như sau:

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồiquay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái

cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt

Trang 14

buồn rười rượi Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồnTây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiệnnhất làng Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn…”Ngay từ những dòng đầu tiên, người đọc đã buộc phải chú ý tới hình ảnh người congái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” và “Lúc nào cũng vậy,

dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấycũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”

Cách vào truyện gây ấn tượng nhờ tác giả đã tạo ra những đối nghịch:

Thứ nhất một cô gái lẻ loi, âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng

đá, tàu ngựa trong khung cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra.Thứ hai là cô gái ấy là con dâu của một gia đình quyền thế, giàu có “nhiều nương,nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” nhưng sao lúc nào cũng cúi mặt nhẫn nhục và

“mặt buồn rười rượi”?

Đây là một thủ pháp tạo tình huống có vấn đề trong lối kể chuyện truyền thống, giúptác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của sốphận nhân vật Đồng thời tạo cảm giác tò mò, thú vị ở người đọc, buộc người đọc phảitham gia khám phá, tìm hiểu

Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tác giả cũng sử dụng cách xây dựngtình huống có vấn đề Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp tiếng chửi của Chí

“Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửitrời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao: đời

là tất cả nhưng chẳng là ai…”

Tiếng chửi tạo sự tò mò ở người đọc Trong đầu người đọc hiện ra hàng loạt câu hỏi.Chẳng hạn như: Hắn là ai? Tại sao hắn lại chửi đời, chửi trời như vậy? Ai làm cho hắnphải chửi?

Tình huống mà tác giả xây dựng ở đây mang tính tò mò cho người đọc ngay từ nhữngdòng viết đầu tiên, sau đó những trang viết tiếp theo, tác giả đã miêu tả về cuộc sống

Trang 15

của Mị khi ở Hồng Ngài rồi từ đó người đọc dần hiểu ra sự xuất hiện buồn tủi, cô đơn

và không có sức sống của Mị ở khúc đầu rồi cái kết thúc truyện Mị bỏ trốn theo A Phủđến Phiềng Sa cũng giống như Mị tự cởi trói cuộc sống tù đọng, bế tắc, cực khổ khi ởHồng Ngài

2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Về khái niệm: Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và

kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm (lí luận văn học, tácphẩm và thể loại văn học – Trần Đình Sử)

Về cốt truyện: trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được mở đầu bằng sự kiện 1 làhình ảnh cô gái ngồi “quay sợi gai” ở nhà thống lí Pá Trá Tiếp theo là sự kiện quákhứ ( sự kiện 2) nói về lí do Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra và có chức nănggiải thích tình trạng hiện tại của Mị khi ở nhà thống lí Sự kiện 3: sau khi ở nhà thống

lí Pá Tra Mị hoàn toàn đã thay đổi không còn cô gái xinh đẹp, đầy xuân sắc, xuân tìnhnhư xưa nữa mà bây giờ nàng đã trở nên lầm lì, ít nói, cô đơn, không còn ý thức sống,nàng tự ví mình không bằng con trâu, con ngựa Sự kiện 4 mang tính bước ngoặt đó làđêm tình mùa xuân với tác nhân là tiếng sáo, hơi rượu đã dần dẫn đánh thức niềm vuisống trong lòng Mị Sự kiện 5: Mị bị A Sử trói, đánh tàn nhẫn Sự kiện 6: A Phủđánh A Sử rồi A Phủ bị bắt và trói Sự kiện 7 đánh dấu sự chuyển biến trong suy nghĩcủa Mị với hành động cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ đến Phiềng Sa Sự kiện 8: A Phủ

bị Tây và đánh đập Sự kiện 9: A Phủ gặp A Châu và từ đó có sự chuyển biến về nhậnthức Sự kiện 10: Mị chứng kiến dân làng Pản Pe bị thực dân Pháp Sự kiện 11: Mịđược A Phủ giảng giải và đã nhận ra bản chất của kẻ thù và càng có thêm động lực.Tất cả các sự kiện trên có tính liên tục của tư duy người kể, thể hiện một cuộc đời,một số phận của nhân vật

Cốt truyện có không tính liên tục về thời gian Giữa các sự kiện có những khoảng cáchthời gian Các khoảng cách thời gian ấy tạo thành không gian quan trọng của truyện

để cho nhà văn miêu tả, khắc họa tính cách từng nhân vật đặc biệt là nhân vật Mị và APhủ

Trang 16

Đặc sắc về cốt truyện: Tác phẩm đưa người đọc vào một không gian tương đối mới là

đề tài miền núi nhưng vẫn gợi cảm giác quen thuộc nhờ cách miêu tả đời sống theo xuhướng hiện thực (khác với một số nhà văn đã từng viết về đề tài này trước 1945, sángtác theo xu hướng lãng mạn thường có thiên hướng phóng đại cái khác thường, hoặcgia tăng những yếu tố rùng rợn nhằm kích thích trí tưởng tượng theo tính tò mò củađộc giả, chẳng hạn: Vàng và máu (Thề Lữ), Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (ĐớiĐức Tuấn), truyện Đường rừng ( Lan Khai)…)

Nhưng điều đó chưa phải là yếu tố cơ bản làm nên giá trị thực của truyện Đóng gópchính của Tô Hoài về phương diện nói trên tiếp tục là ở sự quan tâm sâu sắc tới sốphận của người dân lao động miền núi, là diễn tả chân thực về nỗi cực nhục, khổ đau,cùng sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người dân lao động các dân tộc thiểu số,đặc biệt là lớp người trẻ tuổi dưới ách thống trị của bọn chúa đất cấu kết với thực dânPháp trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945

3 Nghệ thuật trần thuật

Lối viết thiên về miêu tả thực tế của đời thường; những phát hiện mới mẻ và thú vị vềcác nét lạ trong tập quán và phong tục cùng cách tạo dựng bối cảnh sống động và đầychất thơ; giọng điệu trữ tình hấp dẫn và lôi cuốn bằng sự tinh tế, bằng sự gia giảmđúng liều lượng phong vị và màu sắc dân tộc; ngôn ngữ giản dị, phong phú và đầysáng tạo mang đậm bản sắc Tô Hoài

Thời gian trần thuật: Truyện được kể không theo trình tự thời gian, các sự kiện được

lồng ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo: đan xen, đồng hiện giữa quá khứ, hiệntại và cả tương lai để thể hiện sự đối sánh và tô đậm nét tương phản Tác phẩm mởđầu bằng hình ảnh “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy cómột cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa Lúc nào, cũng vậy,

dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấycũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gáinhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra” Mị xuất hiện ở đầu truyện vớinhững lời giới thiệu giản lược, tác giả tập trung hướng sự chú ý của bạn đọc vào hànhđộng chứ không hề miêu tả về ngoại hình và giới thiệu tên tuổi nhân vật như lệ

Trang 17

thường, chỉ biết rằng đấy không phải là con gái của Pá Tra mà “cô ấy là vợ A Sử, contrai thống lý” Mị xuất hiện chỉ với vài lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy sức gợi.Người con gái với nét mặt “buồn rười rượi” ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.Phải chăng đó chính là dấu hiệu báo trước cho một số phận éo le chất chứa nhiều nỗiđau tinh thần? Từ đó, mạch truyện đưa chúng ta quay về quá khứ, về gia đình nhỏ vớingười cha già và tuổi trẻ một thời đầy khao khát yêu thương của Mị Tiếp đến là chuỗingày sống cảnh ngục tù và trạng thái tinh thần vô cảm khi Mị bị bắt làm con dâu gạt

nợ cho nhà thống lí Pa Tra Sống trong hoàn cảnh ấy, những tưởng ngọn lửa âm ỉtrong Mị đã lụi tàn nhưng mùa xuân năm nay đến đã thổi một làn gió tươi mới, mạnh

mẽ khiến tâm hồn Mị rạo rực Khát khao yêu đương và tự do năm xưa nay lại tìm vềkhiến Mị thổn thức Còn với nhân vật A Phủ thì thời gian trần thuật cũng giống như

Mị , tức là không theo trình tự thời gian tuyến tính mà có sự đan xen giữa hiện tại vàquá khứ Tác giả miêu tả cảnh A Phủ đánh A Sử “ Một người to lớn chạy vụt ra vuntay ném con quay rất to vào mặt A Sử Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt ” rồi từ

đó tác giả đưa người đọc từ hiện tại về quá khứ, và lai lịch, nguồn gốc xuất thân của APhủ dần dần được tái hiện “ A Phủ cũng không phải người làng bên ấy Bố mẹ đẻ APhủ ở Háng- Bla ”

Điểm nhìn trần thuật: Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó Truyện Vợ chồng A Phủ

được viết theo điểm nhìn chủ quan của tác giả Tác giả chứng kiến sự việc và ghichép, sắp xếp lại nội dung thành một câu chuyện với kết cấu hoàn chỉnh để kể lại vớibạn đọc nhưng trong câu chuyện tác giả đứng ở ngôi thứ ba, một người dấu măt

Tác dụng:Với điểm nhìn ở ngôi thứ ba tác giả có thể chủ động điều khiển toàn bộ

mạch truyện để cùng trải nghiệm và chia sẻ với những xúc cảm, với ước mơ và hànhđộng của nhân vật Tác giả dưới điểm nhìn này không chỉ giữ vai trò là người dẫnchuyện mà đôi lúc sẽ đồng hiện trong suy nghĩ, thể hiện trong phát ngôn của nhân vật,qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm chủ quan và những suy nghiệm của cánhân

Cách trần thuật ngắn gọn, cuốn hút, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạchtruyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không trùng lặp

Ngày đăng: 22/04/2017, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w