Tập trung nghiên cứu lớp diễn ngôn, tức lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó không chỉ giúp ta “hiểu m ới, hiểu lại các khái niệm đã quen, chưa hiểu sâu…” [96] mà còn thấy n
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Đoàn Thị Minh Huyền
ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT
Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2014
Trang 2Đoàn Thị Minh Huyền
ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Trang 3nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Minh Huyền
Trang 4từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời
Gia đình đã luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tác giả;
hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn;
Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Nguyễn Thị Ngọc Minh - GV Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng các anh (chị) lớp Văn học Việt Nam K23 đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn;
Đoàn Thị Minh Huyền
Trang 5Lời cam đoan
Lời cảm ơn Mục lục M Ở ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Những đóng góp của luận văn 12
6 Cấu trúc luận văn 13
Chương 1 DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUY ỆN NGẮN HỒ ANH THÁI 14
1.1 Giới thuyết chung về người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện trong tác phẩm tự sự 14
1.1.1 Khái niệm người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện 14
1.1.2 Các kiểu diễn ngôn người kể chuyện 20
1.2 Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 23
1.2.1 Diễn ngôn kể 23
1.2.2 Diễn ngôn tả 35
1.2.3 Diễn ngôn trữ tình ngoại đề 40
Chương 2 DIỄN NGÔN CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUY ỆN NGẮN HỒ ANH THÁI 47
2.1 Nhân vật và diễn ngôn của nhân vật trong tác phẩm tự sự 47
2.1.1 Nhân vật, từ góc nhìn chủ thể của diễn ngôn 47
2.1.2 Diễn ngôn của nhân vật 48
2.2 Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 52
2.2.1 Diễn ngôn đối thoại 52
2.2.2 Diễn ngôn độc thoại 71
Trang 62.3.1 Diễn ngôn đối thoại trực tiếp bộc lộ phẩm chất, tính cách xã hội của
nhân vật, phát ngôn cho những quan niệm đạo đức, triết học của nhà văn 79
2.3.2 Diễn ngôn độc thoại là phương tiện nghệ thuật chủ yếu, có hiệu quả để phát hiện và thể hiện chiều sâu đời sống nội tâm của nhân vật 80
2.3.3 Dẫn dắt các bước phát triển tình tiết, sự kiện trong hệ thống cốt truyện 82
Chương 3 NHỊP ĐIỆU TRẦN THUẬT VÀ SỰ HÒA PHỐI DIỄN NGÔN TRONG TRUY ỆN NGẮN HỒ ANH THÁI 85
3.1 Nhịp điệu trần thuật và sự hòa phối diễn ngôn trong tác phẩm tự sự 85
3.1.1 Khái niệm nhịp điệu trần thuật 85
3.1.2 Hòa phối diễn ngôn và mối liên hệ với nhịp điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự 86
3.2.Hòa phối diễn ngôn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái 88
3.2.1 Hòa phối diễn ngôn kể, tả, bình luận 89
3.2.2 Hòa phối diễn ngôn đối thoại và độc thoại 100
3.2.3 Hòa phối diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật 109
K ẾT LUẬN 125
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 131
PH Ụ LỤC 1
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
bút, ông đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm trên mọi thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến tiểu luận, phê bình Trong đó, bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại mà Hồ Anh Thái thành công hơn cả Những truyện ngắn của Hồ Anh Thái từ khi ra đời cho đến nay đều thu hút một số lượng độc giả lớn Tạo nên sức hấp dẫn ở những truyện
mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm mới lạ nhưng cũng vô cùng sâu sắc về thế thái
nghiên cứu đánh giá cao
Gần đây vấn đề trần thuật học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở nhiều bình diện Bên cạnh tập trung tìm hiểu giọng điệu, kết cấu, điểm nhìn, các nhà trần thuật học còn đi sâu nghiên cứu lời kể, cách kể, hoặc nói cách khác là
biểu thị cho quá trình giao tiếp giữa độc giả với tác phẩm, giúp độc giả lí giải nội dung văn bản trên cơ sở phạm vi hiểu biết văn học của mình Tập trung nghiên cứu lớp diễn
ngôn, tức lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó không chỉ giúp ta “hiểu
m ới, hiểu lại các khái niệm đã quen, chưa hiểu sâu…” [96] mà còn thấy những vấn đề
trong tác phẩm văn học được nhìn nhận một cách toàn diện; tạo cơ sở lí luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của một chỉnh thể văn học và
Đối với tác phẩm tự sự, diễn ngôn là một nhân tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm, thể hiện tư tưởng trong chỉnh thể tác phẩm và quyết định phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn Xét thấy, từ trước đến nay có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu tìm hiểu truyện ngắn Hồ Anh Thái
ở nhiều khía cạnh, bình diện khác nhau: giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật trần thuật,…
Trang 8song chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu cấu trúc diễn ngôn trần thuật trong truyện
ngắn của ông Tập trung vào đề tài “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện
ngắn Hồ Anh Thái” luận văn nhằm góp phần lấp dần những khoảng trống ấy
2 Lịch sử vấn đề
theo hướng ngôn ngữ học và văn hóa học Nghiên cứu diễn ngôn theo hướng văn học -
và đảm bảo tính khách quan, khoa học, chúng tôi xin lược khảo những công trình
Anh Thái
2.1 Nh ững công trình nghiên cứu văn học theo hướng diễn ngôn ở Việt Nam
“V ề một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ
XX đến 1945)” (2009), Trần Văn Toàn vận dụng lí thuyết diễn ngôn của Foucault để
tr.250] Dựa trên đó, Trần Văn Toàn đưa ra những dẫn liệu chứng minh diễn ngôn trong văn học có sự chuyển đổi từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn khoa học về tính
tr.295]
Trang 9tầm quan trọng của ngôn ngữ trần thuật đối với sự hình thành của văn tự sự: “Trong
người kể chuyện: kể, miêu tả hành động, các biến cố thời gian, mô tả chân dung, mô tả
Nam đương đại Kết thúc, Thái Phan Vàng Anh cho rằng chính cách xây dựng diễn
Nguyễn Thị Ngọc Minh tìm hiểu “những dấu ấn sâu đậm về xứ thuộc địa” trong tác phẩm của Duras Người viết tập trung vào ba loại diễn ngôn: “diễn ngôn chính trị ồn
ào khẳng định vị trí thượng đẳng của kẻ đi khai hóa văn minh, diễn ngôn khoa học cắt đứt một cách lạnh lùng Đông Dương với lịch sử và địa lí riêng biệt của nó, diễn ngôn
về giới thừa nhận uy quyền tuyệt đối của người đàn ông da trắng ” [86] Bởi sự
tương tác của ba kiểu diễn ngôn này đều “nhằm khẳng định quyền lực của thực dân
đối với xứ thuộc địa” [86]
“Di ễn ngôn hội thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (2013) của Nguyễn Thị Thu Hằng tiếp cận truyện ngắn Nam Cao từ lí
độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao Tác giả qua đó khẳng
định biệt tài sử dụng ngôn từ của nhà văn khi viết truyện ngắn nói chung và truyện
sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ mọi ngõ ngách của tâm hồn con người, qua đó góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật” [23, tr.125]
Trang 10Với bài viết “Về diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Trang Thế Hy”
(2013), Lâm Thị Thiên Lan đi sâu tìm hiểu lớp diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn của Trang Thế Hy Từ đó khẳng định vai trò của nó trong việc thể hiện
của chủ thể phát ngôn” [34, tr.77]
Linh” (2013), Nguyễn Đăng Vy triển khai theo hai phần Phần một tập trung trình bày
sơ lược về diễn ngôn trần thuật trong văn học Phần hai đi sâu tìm hiểu những biểu
nó đem lại
s ống” của Nguyễn Ngọc Thuần” (2013) tập trung tìm hiểu những biểu hiện cụ thể
dụng lí thuyết diễn ngôn như một phương tiện quan trọng để tìm hiểu kí Khẳng định
sự tồn tại của hai mã thể loại và mã tư tưởng hệ trong “bộ khung cấu trúc của thế loại
Ngọc Minh đã bước đầu giải quyết những bất đồng, khoảng trống trong thực tiễn sáng tác và nghiên cứu loại hình văn học vốn quen thuộc này
văn học song lại đi theo các hướng khác nhau Bài viết của Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Minh tiếp cận theo hướng xã hội học, Nguyễn Thị Thu Hằng thì theo hướng
Trang 11đi chi tiết vào một loại diễn ngôn của người kể chuyện - diễn ngôn gián tiếp tự do Tuy
Anh Thái ở phương diện diễn ngôn
các bài viết chú ý tập trung tìm hiểu diễn ngôn của chủ thể trần thuật, đề cập sơ qua diễn
cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai đề tài
2.2 Nh ững bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Hồ Anh Thái
Ý kiến về nghệ thuật biểu hiện và nội dung phản ánh trong các bài báo
V ề nghệ thuật
sắc về nghệ thuật hành văn của Hồ Anh Thái: “Cách hành văn trong sáng, mỗi câu
đều chứa đựng những tình tiết mới mẻ và tràn đầy chi tiết vừa xác thực, vừa ẩn dụ, ngôn ngữ truyện ngắn giản dị… tạo sức cuốn hút mạnh mẽ” [63, tr.301]
Ở bài báo “Nhà văn và tầm văn hóa” (1996), Phạm Quốc Ca khẳng định:
Tuần báo Publishers Weekly (1998) nhận định tác phẩm của Hồ Anh Thái tràn
đầy “yếu tố siêu thực”, “giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ
hài hước sang đau xót Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ảnh hấp dẫn đời sống đã mang đến những tác phẩm tao nhã và tràn đầy sức lay động” [63, tr.317]
Ma Văn Kháng trong bài “Cái mà văn chương ta còn thiếu” (2003) khẳng định
yếu tố làm nên thành công cho truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái chính là ý thức
Trang 12sáng tạo, cách tân nghệ thuật tự sự: “từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết
giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi, những thực tại nhìn thấy
và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, hôm nay, ” [65, tr.314]
Tiếp tục lí giải sức hút văn phong Hồ Anh Thái, Nguyễn Đăng Điệp trong
“Chiêm nghiệm chất lắng từ những chuyến đi” (2007) viết: “Sức hút văn phong Hồ
Anh Thái nằm ở chỗ anh biết phủ lên thế giới nghệ thuật của mình những màu sắc tượng trưng siêu thực và gắn với nó là khả năng tổ chức nhiều kiểu giọng điệu khác nhau: khi hài hước châm biếm, khi lạnh lùng soi xét, khi u uất trĩu buồn,… Vượt qua lối miêu tả hiện thực giản đơn, Hồ Anh Thái đã tạo được nhiều biểu tượng, nhiều ẩn
dụ nghệ thuật giàu sức gợi” [65, tr.290]
đến rất nhiều khía cạnh: từ chủ đề, tư tưởng đến nghệ thuật biểu hiện Nhà nghiên cứu cho rằng những tác phẩm của Hồ Anh Thái xoay quanh vấn đề đạo đức, văn hóa ứng
xử, những chấn thương thể chất và tinh thần của con người trong cuộc sống Về nghệ
thuật ngôn từ, Anh Chi cho rằng trong văn chương Hồ Anh Thái tồn tại thứ “ngôn ngữ
nghệ thuật trong sáng, ngọt ngào, mô tả sắc nét, câu văn thăng trầm thương cảm sâu
hước mà buồn thấm thía” [14, tr.55] Ngoài ra, Anh Chi có đưa ra những nhận định
ban đầu về loại hình văn chương Hồ Anh Thái: “Hồ Anh Thái không chỉ viết văn
chương luận đề, một loại văn hiếm hoi của nền văn chương nước ta Anh còn tỏ ra rất tài trong văn chương hoạt kê” [14, tr.54]
“H ồ Anh Thái - Người mê chơi cấu trúc” (2012) của Nguyễn Đăng Điệp khám
phá tác phẩm của Hồ Anh Thái ở phương diện cấu trúc, nghệ thuật Truyện ngắn Hồ
ngôn ngữ, giọng điệu văn xuôi “khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975” Nhà phê bình
khẳng định yếu tố giúp tác phẩm của Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn nói riêng
được mọi người tìm đọc nhiều là “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ
đúng kiểu một nhà văn chuyên nghiệp, và với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi
Trang 13vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo” [80]
hi ện đại” (2013) đi sâu tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái ở phương diện: đề tài, nhân vật và nghệ thuật ngôn từ Theo tác giả bài viết,
truyện ngắn Hồ Anh Thái thường hướng đến đề tài “sự lo âu và dự cảm”, xây dựng những nhân vật “rất nhiều điều không” tạo dựng lớp “ngôn từ giễu nhại” và ngôn từ được “hoàn cảnh hóa”
Trần Thị Ty trong “Sự dung hợp thể loại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái nhìn
từ những vỉa tầng văn hóa” (2013) cho rằng “truyện ngắn Hồ Anh Thái đã thể hiện
một sự nỗ lực, tham vọng giao kết, xóa nhòa ranh giới với những loại hình văn hóa khác trong đời sống tinh thần của dân tộc và nhân loại” [100] Sau khi triển khai nội
dung người viết khẳng định, chính sự dung hợp thể loại trong truyện ngắn, “Hồ Anh
Thái đã cho thấy sức sống bền vững của thể loại này trong xu thế bình đẳng với các loại hình văn học khác” [100]
Điêu Thị Tú Uyên với bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”
đặc và nhuần nhuyễn yếu tố kì ảo trong sáng tác Tiểu thuyết và truyện ngắn của anh đều có yếu tố này, đặc biệt là truyện ngắn” [101] Người viết đi tìm những phương
thức tạo dựng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: “Nhà văn vận dụng hình
thức phục sinh nhân vật trong truyền thuyết để xây dựng nhân vật mang năng lực thần thánh, hình thức tiên tri để xây dựng nhân vật tiên tri, dự báo tương lai, hoặc hình thức biến dạng để xây dựng những nhân vật dị thường Mỗi nhân vật đều được thể hiện sinh động và giàu sức biểu đạt” [101]
Trang 14Về nội dung phản ánh
Ngô Thị Kim Cúc trong bài “Như gặp lại chính mình” (1996) cho rằng khi tiếp
cận những truyện ngắn của Hồ Anh Thái, người đọc sẽ thấy “hành trình đi của thân
phận người bất hạnh, những hình ảnh được phản chiếu cho thấy thấp thoáng gương mặt của chính mình, gương mặt Việt Nam” [63, tr.272]
một vấn nạn triết học hoặc xã hội học chờ đợi được chạm tới, đòi hỏi khám phá thêm”
chân” trong bài báo “ Tâm đắc và nghĩ ngợi” (1996)
tr.235-236]
Đỗ Hải Ninh trong “Đọc “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”” (2007) cho rằng:
Bùi Như Hải trong “Tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới về đề tài đạo
đức xã hội” (2010) đi vào khai thác khía cạnh nội dung phản ánh trong những truyện
của Hồ Anh Thái Đó là những “con người tha hóa trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, của
tầng lớp trí thức mà có cả sự tha hóa của người già, trẻ, người lãnh đạo, nhà giáo, họa sĩ, bọn ma cô, buôn lậu Đồng tiền biến họ thành con thiêu thân, đắm chìm trong trường lạc”; “phê phán tư tưởng sùng ngoại nảy sinh từ tâm lí của một số người, hi vọng về một sự đổi đời ở một miền đất nào đó ở ngoài Tổ quốc”; “phản ánh sự xuống cấp trong một số lĩnh vực xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật,… phác họa chân dung những kẻ bất tài, vô trách nhiệm với nghệ thuật, chỉ chạy theo đồng tiền và những thú vui xác thịt” [82] Ngoài ra còn trình bày khái lược về giọng điệu trong
Trang 15truyện ngắn Hồ Anh Thái, một “giọng điệu lạnh lùng” dùng để “phê phán mạnh mẽ sự
vô tâm, thờ ơ của xã hội đối với những kẻ vô tội” [82]
Luận văn
Nghiên cứu về giá trị nội dung, tư tưởng
Đỗ Thị Ngọc Lan trong luận văn Thạc sĩ “Cảm hứng phê phán trong văn xuôi
hi ện đại Việt Nam thời kì đổi mới (qua tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,
H ồ Anh Thái)” (2009) tập trung tìm hiểu những nội dung phản ánh cái xấu trong tác
Nguyễn Kim Thanh trong luận văn Thạc sĩ “Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của
Hồ Anh Thái” (2012) tìm hiểu “bức tranh văn hóa - xã hội Ấn Độ và cảm hứng Phật
giáo trong sáng tác của Hồ Anh Thái”, phương thức nghệ thuật tạo dựng chất văn hóa
trong tác phẩm của ông
Nghiên cứu ở mảng nghệ thuật
(2004) của Phạm Thị My, tập trung tìm hiểu nhiều phương diện của nghệ thuật trần thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản Trong đó có nội dung
đề cập đến Ngôn ngữ và giọng điệu Tác giả khóa luận cho rằng điểm nhìn có vai trò
tác c ủa Hồ Anh Thái” (2009) đề cập đến yếu tố ngôn ngữ trong sáng tác trào phúng
đa thanh, độc đáo mang phong cách Hồ Anh Thái” [19, tr.104] Luận văn khẳng định
Trang 16ngôn ngữ trần thuật có “sự xâm nhập của ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong ngôn
Ngoài ra, người viết còn cho rằng “sự hòa trộn các hệ lời” có tính quyết định đến tốc
độ trần thuật: “tác giả không cần tách bạch lời nhân vật và lời của người kể chuyện,
mà đặt liền nhau, xen kẽ lời kể - tả - bình luận khiến mạch kể chuyện trở nên nhanh
hơn, gợi cảm giác về nhịp sống đô thị hiện đại gấp gáp và thực dụng, xô bồ, ngổn
đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của Hồ Anh Thái ở phương diện xây dựng nhân vật,
văn thành công trong việc phát huy khả năng tạo dựng tiếng cười
Nhìn chung, qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài báo, bài viết về truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy mỗi bài viết tiếp cận những khía cạnh khác nhau nhưng đều thống nhất ở những điểm sau:
thuật, để lại dấu ấn riêng của mình trên những trang truyện ngắn
nhiều khía cạnh, từ nhiều trường phái lí thuyết Dù theo phương diện nào thì cuối cùng các tác giả đều hướng đến làm bật lên phong cách nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái nói chung
và truyện ngắn nói riêng
- Trong tất cả các bài viết, có hai luận văn đề cập trực tiếp đến ngôn ngữ trần thuật
cách nhà văn chọn điểm nhìn, ngôi kể Ngôn ngữ trần thuật có sự đan xen của các hệ lời, tạo tính đa thanh, phức điệu cho lời văn Ngoài ra, luận văn còn trình bày ngắn gọn về cách tạo
lập ngôn ngữ trần thuật Việc tạo lập này có ảnh hướng đến nhịp kể của văn bản Tuy nhiên, các tác giả chưa đưa ra một cách đầy đủ và hệ thống về các dạng lời kết hợp trong ngôn ngữ
Trang 17nên tính chất đa thanh cho lời văn nhưng chưa đưa ra được các cấp độ xâm nhập Có một số
nhận định còn chung chung, cảm tính mà chưa đưa ra các số liệu thống kê cụ thể
Như vậy, tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên
truyện ngắn Hồ Anh Thái theo hướng diễn ngôn một cách có hệ thống và toàn diện Xuất
Hồ Anh Thái”
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi khảo sát 9 tập truyện ngắn trong hệ thống sáng tác
của Hồ Anh Thái: Những cuộc kiếm tìm (1988); Người đứng một chân (1995); Lũ con
Tự sự 265 ngày (2005); Sắp đặt và diễn (2005); Bốn lối vào nhà cười (2006); Người bên này, trời bên ấy (2013)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài khoa học này, chúng tôi tập trung tìm hiểu ba thành phần chính: diễn ngôn người kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật và sự hòa phối của hai lớp diễn ngôn
4 Phương pháp nghiên cứu
Dưới ánh sáng của lí thuyết tự sự học, để triển khai đề tài “Đặc điểm diễn ngôn
trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”, chúng tôi vận dụng những phương pháp
sau:
Phương pháp loại hình: Truyện ngắn là một loại hình trong hệ thống tổng thể các loại hình văn xuôi Khi nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng tôi luôn quan tâm đến những đặc trưng thi pháp của loại hình này nhằm khẳng định những đổi mới và sáng tạo độc đáo của nhà văn trong loại hình truyện ngắn vào giai đoạn từ sau 1986 đến nay
Phương pháp hệ thống: Để triển khai luận văn, chúng tôi đặt những truyện ngắn trong các sáng tác của Hồ Anh Thái Điều này giúp chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các
Trang 18loại hình diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái Tránh đưa ra những kết luận sai lệch, chủ quan
Phương pháp phân tích diễn ngôn: Chúng tôi sử dụng hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản trong ngôn ngữ để phân tích tác phẩm thành các đơn vị nhỏ hơn Từ
đó đặt ngôn ngữ trong hành động nói, trong bối cảnh giao tiếp để giải quyết nội dung
mà luận văn cần đạt
Phương pháp liên ngành văn học và ngôn ngữ: Giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và ngôn ngữ, qua đó làm cơ sở để tìm hiểu rõ và triển khai các luận điểm của luận văn
Phương pháp so sánh: Trong quá trình triển khai luận văn, muốn làm rõ hơn đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng tôi có so sánh với các nhà văn khác cùng thời Hồ Anh Thái Từ đó có cơ sở khẳng định nét độc đáo trong cách xây dựng diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn của ông
Sử dụng thao tác phân tích: Chúng tôi vận dụng thao tác phân tích để minh họa cho những nhận xét, lập luận của mình trên cơ sở phân tích những dẫn chứng trích ra
từ các truyện ngắn của Hồ Anh Thái
Sử dụng thao tác thống kê, mô tả: Nhằm phân loại các kiểu diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái để xem xét những hiện tượng có tính tập trung cao, có tần suất xuất hiện nhiều lần trong truyện ngắn, mong tìm ra những đặc điểm riêng, ổn định trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
5 Những đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái” một cách hệ thống, toàn diện
Tìm hiểu diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái là một hướng mới giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật tạo lập diễn ngôn trần thuật trong kĩ thuật viết truyện ngắn của ông Đưa ra mô hình diễn ngôn trần thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản văn học Từ đó có cơ sở lí giải tại sao những truyện ngắn được Hồ Anh Thái làm ở giai đoạn đầu thường mang tính độc thoại hóa cùng giọng văn nhẹ nhàng, trữ tình tha thiết; những truyện ngắn được sáng tác ở giai
Trang 19đoạn sau thường mang tính đa thanh, phức hợp cùng giọng giễu, nhại, giễu nhại, châm biếm đặc trưng
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương I với nhan đề “Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh
xác định cấu trúc và các kiểu diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái Từ đó có cơ sở khái quát nên đặc điểm diễn ngôn người kể chuyện và vai trò của loại diễn ngôn này trong chỉnh thể tác phẩm
Chương II với nhan đề “Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh
vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái Thông qua những kết luận của việc khảo sát, thống kê, chúng tôi đưa ra những nhận định về đặc điểm diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái Vai trò của từng loại diễn ngôn này trong chỉnh thể truyện ngắn Hồ Anh Thái
Chương III với nhan đề “Nhịp điệu và sự hòa phối diễn ngôn trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái” Đây là chương trọng tâm của luận văn Nếu như chương I và chương II
tìm hiểu những khía cạnh riêng lẻ của diễn ngôn trần thuật thì ở chương này, tổng kết lại, đưa ra một cách nhìn khái quát, toàn diện về đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
Trang 20Chương 1 DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUY ỆN NGẮN HỒ ANH THÁI 1.1 Gi ới thuyết chung về người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện trong tác ph ẩm tự sự
1.1.1 Khái ni ệm người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện
được vai trò và chức năng của chủ thể trong tác phẩm tự sự và là cơ sở nền tảng để
1.1.1.1 Khái ni ệm người kể chuyện
Trong thi pháp văn xuôi hiện đại nói chung và lí thuyết trần thuật học nói riêng,
cách phát ngôn, đó là những ảo tưởng đơn thuần,… Đã có ai bác bỏ sự tồn tại của
ở bất cứ đâu Vả lại, đáng tiếc là một điều khoản lịch thiệp đơn thuần, bởi vì nếu tôi
cũng chưa bị câm, thì tôi thậm chí phải trả lời anh ta” [68, tr.193] Sự kể chuyện ở
đây có thể hiểu là kết quả hành động kể của hình tượng người kể chuyện Sẽ không có
Trang 21nghiên cứu người kể chuyện là một trong những vấn đề cốt yếu khi tìm hiểu tác phẩm văn học theo lí thuyết văn học hiện đại nói chung và lí thuyết tự sự học nói riêng
Cho đến nay, khái niệm người kể chuyện “chưa được các nhà lí luận văn học
đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện” [53, tr.116]
thế giới nghệ thuật, ý đồ nghệ thuật của nhà văn
hình hài được sáng tạo ra và thuộc về chỉnh thể tác phẩm văn học hay không? Nó có
người kể chuyện mang tính hình thức như Kayser mà nhìn người kể chuyện như là một người định giá, và hơn hết, nó có vai trò lớn trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ
Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và định giá” [54, tr.196]
Trang 22Quan điểm của Vinogrado cũng gần giống với quan điểm của Pôxpêlôp, song có
đề cập đến vai trò của người kể chuyện Với Vinogrado, một trong những yếu tố cấu
người đi trước, những nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta cũng đưa ra quan điểm, cách nhìn của mình về người kể chuyện
nhưng trong bài “Tự sự học không ngừng nghiên cứu và phát triển” đã lí giải người
con người hiểu biết sự vật Muốn hiểu biết được sự vật nào thì người ta kể câu chuyện
đây người viết chưa chú ý nhiều đến vai trò, chức năng của người kể chuyện trong tác
đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để người đọc khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học có
thi pháp t ự sự hiện đại”, “Người kể chuyện - Nhân vật mang tính chức năng trong tác ph ẩm tự sự” của Nguyễn Thị Hải Phương, cũng đưa ra một số quan niệm của
Trang 23Với tất cả những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi, bước đầu
Người kể chuyện là người được tác giả sáng tạo, hư cấu ra để mang lời kể Nó
thái độ của tác giả đối với câu chuyện được kể lại Tuy nhiên người kể chuyện đồng
đóng khung tác phẩm trong khuôn khổ của nó, mà mở rộng ra trong mối quan hệ nhà văn - tác phẩm - người đọc, nên người đọc có thể tiếp nhận và khám phá tác phẩm theo chiều tiếp nhận của bản thân
Người kể chuyện có vai trò đem lại cho tác phẩm một cái nhìn, một sự đánh giá,
còn giúp người đọc nhận thức được quá trình “cá thể hóa và cá nhân hóa trong sáng
Người kể chuyện có chức năng tổ chức, kết cấu lại tác phẩm và dẫn dắt người đọc tiếp cận và khám phá thế giới nghệ thuật
1.1.1.2 Khái ni ệm diễn ngôn người kể chuyện
“tương quan đối thoại” tích cực của nhà văn và độc giả” [48, tr.206] Có hai khuynh
hướng trong quá trình nghiên cứu lí luận trần thuật Khuynh hướng thứ nhất chủ yếu
Trang 24ng ữ của sự lệch lạc so với cái nền móng cấu trúc chiều sâu này” [48, tr.209] Khuynh
hướng thứ hai là nghiên cứu các cấp độ diễn ngôn Trung tâm chú ý của hướng nghiên
bản
là một trong hai yếu tố tạo nên nội dung trần thuật của sự kể:
di ễn ngôn ấy tạo ra sự kể mà nội dung trần thuật của nó làm thành truy ện, hoặc diegesis, tức là thế giới được miêu tả và thế giới được trích
tr.211]
Trong sơ đồ tương tác các cấp độ trần thuật và các bậc trần thuật, M Bal cho
người trần thuật Bởi “người trần thuật biến sự kể thành ngôn từ” [48, tr.215] Cái sự
điểm với M Bal và Van den Heuvel Ông cho rằng:
vai…” [48, tr.215-216]
Trang 25ngôn” mà Charles Perrault đã nói: “Người trần thuật (nhân vật kể chuyện, người kể
Như vậy, từ những thành tựu của các nhà trần thuật học bàn về diễn ngôn người
văn học nói chung, văn bản trần thuật nói riêng không chỉ bó hẹp trong việc xem xét
đây được hình thành thông qua diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật
(bản chất giao tiếp) của văn bản
dưới hình thức ngôn ngữ mà còn thể hiện qua những ngôn từ do các vai (nhân vật
ngơi, vui chơi, thưởng ngoạn của con người” [94] Tất cả những điều ấy được phản
Trang 261.1.2 Các ki ểu diễn ngôn người kể chuyện
lĩnh vực giao tiếp khác nhau, tình huống giao tiếp khác nhau, những thành phần tham
ngo ại đề
1.1.2.1 Di ễn ngôn kể
người nói (người kể chuyện) đối với đối tượng lời nói của mình Tính biểu cảm của lời
người kể không phải chỉ liệt kê, thông báo một cách không ý thức, mà còn nhằm dẫn
tình cảm ở con người
người kể chuyện giấu mặt và lời chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất” [2,
văn bản trần thuật nào sử dụng lời nói chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất sẽ
Trang 27tạo khả năng đối thoại với độc giả nhiều hơn Còn lời kể của người kể chuyện xuất
Như trên đã nêu, diễn ngôn kể trong tác phẩm tự sự thường chiếm tỉ lệ lớn Song,
chương của mỗi nhà văn
1.1.2.2 Di ễn ngôn tả
hiểu tương tự: “Tả cần thiết hơn so với kể, bởi vì dễ dàng tả mà không kể, nhưng
Cái được mô tả trong tác phẩm tự sự có thể “ứng với dạng vốn có của đời sống
nhà văn
cũng như không thuật câu chuyện mà dùng những lời xa đề” [21, tr.196] Qua diễn
Trang 28Trong truyện kể, việc tả ở đâu, tả như thế nào sẽ phản ánh “cách tổ chức thời
hiện đúng lúc của lời tả vì thế sẽ nâng cao hiệu quả trần thuật
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù Qua văn học ta thấy được ý thức
đích của văn học cũng khác nhau Bởi vậy, tần suất xuất hiện diễn ngôn tả nhiều hay ít,
cách nhà văn nói riêng
1.1.2.3 Di ễn ngôn trữ tình ngoại đề
đề trong văn bản trần thuật Bởi khi xem xét tác phẩm văn học trong sự tương tác đối
được thể hiện thông qua sự sắp đặt diễn biến sự việc theo ý đồ của nhà văn Tuy nhiên
để “nội dung tư tưởng của tác phẩm” thêm ý nghĩa, thêm sức tác động, tác giả, người
tưởng của tác phẩm Bộc lộ đầy đủ, tập trung hơn thái độ, đánh giá của tác giả đối với
rác trong văn bản trần thuật: có thể nằm ở đầu hoặc ở cuối tác phẩm, có thể là những đoạn văn nằm xen kẽ giữa quá trình diễn biến của các sự kiện Dù nằm ở đâu thì chức
năng chính và chủ yếu của diễn ngôn trữ tình ngoại đề là “nhận thức chính mình, nhận
Trang 29th ức xã hội và nhận thức lịch sử, con người” [2, tr.98] Trong truyện ngắn hiện đại,
trị văn bản trần thuật
văn Tuy nhiên, xét đến cùng sự đan xen của các diễn ngôn trên trong diễn ngôn người
1.2 Di ễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
1.2.1 Di ễn ngôn kể
người Tuy nhiên, theo lí thuyết tự sự học, ngôn từ là yếu tố cần thiết để tạo nên một văn bản, song nó chưa đủ để làm cho văn bản ấy trở thành một tác phẩm văn học Việc
Trang 30hình thức chủ thể kể hàm ẩn được xếp thành hai nhóm: truyện kể theo ngôi thứ ba có điểm nhìn toàn tri, gồm 18 truyện, chiếm 22,22%; truyện kể theo ngôi thứ ba điểm
định Truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn bên trong dạng cố định gồm 28 truyện
điểm nhìn và ngôi kể Mỗi dạng thức quy định đặc điểm của diễn ngôn kể
1.2.1.1 S ự vận động linh hoạt của diễn ngôn kể trong những truyện ngắn được viết ở ngôi thứ ba điểm nhìn toàn tri
như tuyệt đối Lời văn không tập trung miêu tả tâm lí, suy nghĩ, nội tâm nhân vật mà
này thường được biểu hiện dưới dạng lời kể (khách quan) xen lời tả (chi tiết)/
ch ứa yếu tố tả, kết hợp với biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa Cụ thể bằng mô hình 1.1:
Lời kể (Khách quan)
Lời tả (Chi tiết)
Trang 31cảm của nhân vật Diễn ngôn kể này thường được sử dụng để thể hiện tình cảm, thái
độ, cảm xúc của các nhân vật trong truyện Lời kể lại thường có dung lượng dài nên
tạo cho lời văn sắc thái trữ tình rõ nét
cách vô tư (3) Một giọt nước mưa từ trên cành sấu rỏ vào trong cổ làm
chân trái đạp xuống mặt đường, đẩy chiếc xe lao về phía trước” [57, tr.25]
Trong phân đoạn diễn ngôn này, ngoài phát ngôn (1) là lời kể đơn thuần, thì phát
phương tiện để kể, tình cảm mà Doãn dành cho Yên qua diễn ngôn được khắc họa rõ
động
kể thuần túy sử dụng lời kể để thuật lại các chi tiết, sự việc, thì để lời tả thâm nhập vào
quan quân đội nên nhà ở trong khu tập thể gia đình bộ đội Trước cổng có một vọng gác và ngày nào cũng có một anh bộ đội đứng đó Cả bọn thích nhất một anh có dáng người vừa phải Những vệt xanh dấu vết của bộ râu quai nón điểm thêm cho gương
cười Mà đã cười thì thật tươi” [57, tr.75]
c ặp mắt nhìn theo”: “Hoạt trở dậy, xuống bếp chọc lò giúp Tươi Mọi lần hễ cô chọc
Trang 32lúc có k ẻng vào báo thức” [60, tr.34] Hay một đoạn kể khác trong truyện “Sao anh
không đến”: “Tối nào ông Lừng cũng ra phố bán báo Tuấn hôm thì đi xem, hôm ở
nhà đọc sách Nhiều hôm trời đã tối mà quần áo vẫn “để quên” trên dây phơi Hiển và
Hơn 30 năm gia nhập làng văn, Hồ Anh Thái đã cho ra đời hàng trăm truyện
điệu đặc trưng Cùng sáng tác những câu chuyện được trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn biết hết nhưng, nếu như, lời kể của người kể chuyện trong những truyện viết
ở giai đoạn đầu thường mang giọng điệu đôn hậu, trong sáng, thì ở giai đoạn sau, lời
tưởng nữa
được ra khỏi nhà Chỉ một tí nữa thôi Chỉ vài ba bước chân Chỉ cần nó chạy khỏi vườn sang nhà hàng xóm Chỉ cần qua cái góc khuất ấy, khuất tầm nhìn từ trong nhà
trữ tình, tha thiết Lời kể nhanh, vừa đảm bảo việc thuật lại sự việc, hành động, vừa tạo
Trang 33nét mặt, điệu bộ của từng nhân vật mà còn gián tiếp giúp nhà văn phơi bày thực trạng
1.2.1.2 Di ễn ngôn kể trong những truyện ngắn được viết ở ngôi thứ ba, điểm nhìn bên ngoài
cách khách quan, không đi sâu vào tâm lí nhân vật” [54, tr.194] Tuy chỉ thiên về mô
ph ẩm thường xuyên xuất hiện dưới dạng lời kể của người kể chuyện xen lẫn lời
n ội tâm của nhân vật
Mô hình 1.2
so sánh, liên tưởng Bằng cách kết hợp các dạng lời này trong diễn ngôn kể, nhà văn
người kể chuyện trong diễn ngôn kể, người đọc sẽ nhận ra cuộc ám sát này không phải
Lời kể (Khách quan)
Lời nội tâm nhân vật
Lời tả (Chi tiết)
Trang 34là việc làm bộc phát, nhất thời Hành động ấy là kết quả của của cả một thời gian dài
của cái chết Đặt tâm lí của cô gái đối lập với tâm lí của cô bé phần nào làm bật lên suy nghĩ của nhân vật trung tâm:
ngược trở về trắng (3) Trắng bắn đỏ (4) Đỏ bắn trắng (5) Chiến trường
cô nghĩ (8) Con bé kia chỉ thấy trắng đỏ hòa hợp, những màu đẹp và
độc thoại của nhân vật dưới hình thức lời người kể chuyện (5) (6) Lời miêu tả suy nghĩ nội tâm nhân vật (8) (9) thông qua lời người kể chuyện Việc kết hợp các lời tạo
“Câu hát năm xưa” là câu chuyện xoay quanh sự dằn vặt, đau khổ của Hữu khi
định con đường mới để thực hiện mục đích của cuộc đời Cái khoảnh khắc mà Hữu
Trang 35sự day dứt cũng như niềm vui sướng của Hữu khi có được câu trả lời mà bấy lâu anh đang tìm kiếm
c ủa người kể chuyện có sự chêm xen giữa lời của người kể chuyện và lời nửa trực
ti ếp (dạng đối thoại) Lời trần thuật của tác giả (lời kể mang phong cách nhà văn) như là lời chú thích làm rõ một ý, một hình ảnh, một sự việc, sự kiện nào đó trong truy ện
Mô hình 1.3
Độ hay không? Nếu không nghiên cứu hay được học về văn hóa, lịch sử Ấn thì rất khó
con sông này:
cho con gái mình” [64, tr.165]
Lời người kể chuyện
Lời nửa trực tiếp (lời đối thoại)
Lời kể của tác giả (chú thích)
Trang 36phẩm Sử dụng dạng diễn ngôn này trong mạch trần thuật là nét rất riêng và độc đáo
nói riêng, sự xuất hiện của dạng lời kể này, âu cũng là lẽ dễ hiểu
1.2.1.3 Di ễn ngôn kể trong những truyện ngắn được viết ở ngôi thứ nhất điểm nhìn bên trong
nhau
D ạng cố định
cuộc đời của mình
văn trữ tình, trong sáng Cái khác ở đây là, toàn bộ nội dung, sự kiện, sự việc được kể đều là những điều mà chính bản thân người kể chuyện đã trải qua “Tôi” vừa kể lại hành động, lời nói của nhân vật, vừa lí giải những mâu thuẫn tâm lí của nhân vật hay
Trang 37Mô hình 1.4
Di ễn ngôn kể trong các truyện ngắn ở giai đoạn đầu sáng tác thường có
dung lượng dài, xen lẫn lời tả Có thể lấy đoạn văn sau để thấy rõ trong diễn ngôn kể
Lời văn trải dài cùng giọng văn trữ tình, tha thiết:
năm hay sáu lần (4) Với cô nào, Thước cũng không ngần ngại ôm eo, vuốt
cu ộc kiếm tìm)
(3) (4) (6), lời tả của nhân vật “tôi” về một nhân vật trong truyện (2), và lời độc thoại
vật “tôi” về những nhân vật khác trong truyện
Di ễn ngôn kể trong các truyện được sáng tác ở giai đoạn sau có sự thay đổi
trong di ễn ngôn kể có dung lượng dài ngắn đan xen nhau Lời tả xuất hiện với tần
su ất thấp Lời nửa trực tiếp ở dạng đối thoại được dùng để thay thế lời nội tâm
kể, lời nửa trực tiếp còn có cả lời tả (2) Lời tả làm cho lời kể thêm mượt mà, giàu hình
ảnh: “(1) Chùa thấp thoáng ẩn hiện giữa rừng anh đào và dâu tây (2) Trước mỗi
Lời kể (Chủ quan)
Lời tả (Chi tiết)
Lời nội tâm/
Lời nửa trực tiếp
Trang 38phòng khách, các sư để một rổ dâu tây, một cử chỉ đón khách, quả dâu nào cũng to như trái đào, chín mọng đỏ rực rỡ (3) Mỗi du khách được phát một bộ quần áo màu
“Ch ạy quanh công viên mất một tháng” là một trong số những truyện có dung
lượng khá lớn Câu chuyện xoay quanh một anh công chức mắc chứng “đầy hơi” bị
đấm kinh hồn thì Trạng Hít leo lẻo hỏi nó là bạn mày thật đấy à (3) Thằng Phập lầm
cách kết hợp lời kể (1), lời nửa trực tiếp (2) (3) và lời trực tiếp của nhân vật (4) trong
“tôi” thôi nhưng suýt chút nữa thì “cả phường cả quận biết nhà nuôi gấu” Cho nên
người đọc sẽ khó thấy được sự thay đổi cũng như diễn biến cảm xúc, tâm lí của hai
độc giả cũng khó có thể thâm nhập vào trạng thái tâm lí của “tôi”
D ạng bất định
Ở nhóm truyện thứ hai, điểm nhìn không còn bị giới hạn trong phạm vi ý thức
hướng nội đơn thuần, mà những cái tôi ấy, với tư cách là những chủ thể độc lập, mang quan điểm riêng, thể hiện rõ sự mâu thuẫn nội tại trong ý thức Diễn ngôn kể của nhóm
Trang 39Trong truyện có hai câu chuyện Câu chuyện thứ nhất do nhân vật “tôi” 1 đứng ở
Thường, câu chuyện trong quá khứ là khởi nguồn của câu chuyện hiện tại Mỗi lời kể
“tôi” mà được soi chiếu dưới nhiều con mắt khác nhau
được tình yêu lứa đôi Với mẹ, hạnh phúc ấy là sự đau khổ Sau chiến tranh, “tôi trở
Trang 40Mở đầu truyện ngắn “Chợ” là diễn ngôn kể của người kể chuyện thứ nhất “Tôi
được tin nào, “tôi” đều đem tới công sở tặng làm quà cho “đám công chức”: “Tôi mua
đồng nghiệp, một đống mặt, một đống bụng mà vẫn đói tin giật gân” [62, tr.114] Dưới
đủ bằng ấy lỗ, không bị máy hút đờm xoẹt một cái quằn quại kêu la, không bị mất điện
ngôn trần thuật