Bên cạnh đó, cả ba nhà thơ nói trên không chỉ là những người cầm bút mà còn là những người chiến sĩ trong chiến đấu khi đất nước đang ở thời kỳ bom lửa chiến tranh vô cùng ác liệt.Trực t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TƯỜNG ANH
ĐẶC ĐIỂM CÁI TÔI TRỮ TÌNH CỦA CÁC NHÀ THƠ
CHIẾN SĨ THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (QUA NGUYỄN ĐỨC MẬU, ANH NGỌC, VƯƠNG TRỌNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TƯỜNG ANH
ĐẶC ĐIỂM CÁI TÔI TRỮ TÌNH CỦA CÁC NHÀ THƠ
CHIẾN SĨ THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (QUA NGUYỄN ĐỨC MẬU, ANH NGỌC, VƯƠNG TRỌNG)
Trang 3MỤC LỤC!
Lời cảm ơn 3
Mở đầu 4
Chương 1: Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của các nhà thơ chiến sĩ 8
1.1 Bối cảnh thời đại 8
1.1.1.Bối cảnh lịch sử - xã hội 8
1.1.2 Đặc điểm thơ ca giai đoạn chống Mỹ 10
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của ba nhà thơ- chiến sĩ 21
1.2.1.Sự hình thành và phát triển đội ngũ sáng tác sáng tác 21
1.2.2 Cuộc đời và sự nghiệp ba nhà thơ - chiến sĩ 27
1.2.2.1 Nhà thơ Anh Ngọc 28
1.2.2.2 Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu 29
1.2.2.3.Nhà thơ Vương Trọng 31
Chương 2: Cái tôi công dân của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu 33
2.1 Hình ảnh người lính qua cảm nhận của ba nhà thơ-chiến sĩ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu 34
2.1.1 Hình ảnh người lính chiến đấu ở chiến trường 34
2.1.1.1 Gương mặt và tội ác của kẻ thù 34
Trang 42.1.1.2 Hình ảnh người lính trong chiến đấu 40
2.1.2.Những giây phút bình yên của người lính 51
2.1.2.1.Tình quân dân cá nước 51
2.1.2.2 Tâm tư người lính 60
2.2 Tình yêu quê hương đất nước qua lăng kính của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu 66
2.2.1 Sức sống mãnh liệt của quê hương 66
2.2.2 Vẻ đẹp con người 75
Chương 3: Cái tôi thế sự - đời tư của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu 86
3.1 Anh Ngọc – cái tôi sâu lắng nhiều trăn trở 87
3.2 Vương Trọng – cái tôi đằm thắm ân tình 102
3.3 Nguyễn Đức Mậu-cái tôi nồng hậu, khỏe khoắn 112
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 127
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thơ là “vương quốc của chủ quan”, là “biểu hiện và cảm thụ của chủ thể” (Heghen) Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở thành trung tâm quy tụ mọi yếu tố khác Cả ba nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng trong cuộc đời cầm bút của mình đã thể hiện được những cá tính sáng tạo nghệ thuật riêng
Lớn lên và trưởng thành trong giai đoạn đất nước đang diễn ra cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, cả ba nhà thơ đều lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của quê hương, đất nước, cùng lăn lộn nhiều năm ở các chiến trường, các mặt trận nóng bỏng, “đôi tay cầm súng, bản thảo trên lưng” Thơ ca của họ phản ánh chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc chiến tranh, đồng thời góp một “nốt cao” trong một dàn đồng ca cổ vũ tinh thần của toàn thể dân tộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm Bên cạnh đó, cả ba nhà thơ nói trên không chỉ là những người cầm bút mà còn là những người chiến sĩ trong chiến đấu khi đất nước đang ở thời kỳ bom lửa chiến tranh vô cùng ác liệt.Trực tiếp trải nghiệm mọi khốc liệt của chiến trường, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, đồng thời có thể cảm nhận được một cách toàn diện về cuộc sống nơi đạn bom - dưới con mắt không chỉ của người lính mà còn dưới lăng kính của một nhà thơ Chắc hẳn, sự hòa quyện chất lính, chất thơ của những tâm hồn tài hoa nghệ sĩ sẽ đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, tinh tế, đa dạng, phong phú của
ba nhà thơ mặc áo lính về âm hưởng hào hùng của một thời đã ghi dấu ấn trong lịch sử nước nhà
Cùng chiến đấu và cùng cầm bút sáng tác trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, thơ của ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu có những
Trang 6nét chung và có cả những nét riêng Đã có nhiều những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ba nhà thơ này, nhưng phần lớn các đề tài nghiên cứu đều đi sâu
nghiên cứu từng tác giả riêng rẽ Do vậy, trong luận văn Đặc điểm cái tôi trữ
tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (qua Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng), người viết muốn chỉ ra những nét chung của ba nhà
thơ trong thời kỳ đầy oanh liệt hào hùng đồng thời chỉ ra những nét khác biệt tạo nên cái riêng của mỗi người
2 Lịch sử vấn đề
Chưa bao giờ lịch sử văn học Việt Nam lại có sự phát triển mạnh mẽ và đồng đều của nhiều thể loại như trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài và tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút, bút
ký, thơ trữ tình, thơ chính luận, thơ ngắn, thơ dài, trường ca tất cả đều được huy động để phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước Có thể nói rằng ở thời kỳ này, thơ được coi là binh chủng mũi nhọn, có tính xung kích nhất, lên tiếng kịp thời phản ánh trước mọi biến cố dù lớn dù nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh Thơ bám sát tình hình thời sự nhanh gần như thể ký Phản ánh chân thực lịch sử
- những bài thơ về Nguyễn Văn Trỗi đã xuất hiện trên mặt báo ngay sau hôm anh
bị hành hình (15- 10 – 1964), những bài thơ như Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức
Mậu) đã tái hiện những chi tiết sống của thực tại, đã khắc sâu trong tâm hồn những con Việt Nam một sức mạnh, một ý chí kiên cường cổ vũ con người chiến đấu cho quê hương, đất nước, cho những người đã ngã xuống vì độc lập tự do Thơ không chỉ phản ánh hiện thực chiến tranh đầy gian khổ hi sinh mà còn phản ánh những suy nghĩ và tình cảm con người trong cuộc sống Thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp của công chúng - là chất men để con người gửi gắm mọi niềm vui,
Trang 7nỗi buồn Khác với thơ chống Pháp, thơ giai đoạn chống Mỹ là một nền thơ xã hội chủ nghĩa đã trưởng thành sau hai mươi năm Dân chủ Cộng hòa Đội ngũ sáng tác thơ giờ đây ngoài những nhà cách mạng làm thơ và những nhà thơ đi theo cách mạng, còn có thêm các nhà thơ lớn lên trong kháng chiến chống Pháp
và những nhà thơ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này đội ngũ sáng tác ngày càng đông, số lượng thơ xuất bản ngày càng nhiều và tầm hoạt động cũng ngày càng mở rộng Kháng chiến chống Mỹ là giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam Tất cả những người con của Tổ Quốc đều cầm súng và ra trận theo tiếng gọi của con tim Trong những con người ấy, có những nhà thơ mà cuộc đời của họ, sự nghiệp của họ là cuộc đời và sự nghiệp của một thi nhân, nhưng khi đất nước cần, họ vẫn sẵn sàng lên đường chiến đấu Chất lính trong những năm tháng chiến tranh cùng với một tâm hồn nghệ sĩ đã tạo nên diện mạo của các nhà thơ chiến sĩ Trong số vô vàn những nhà thơ ấy, có những người đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc như Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng Việc nghiên cứu thơ của ba nhà thơ ở “nhà số 4, phố nhà binh” là việc làm cần thiết để
từ đó hình dung ra phần nào diện mạo, tâm hồn của người lính cụ Hồ và những đặc trưng thẩm mỹ thơ ca giai đoạn này
3 Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu đã cho ra đời rất nhiều các tác phẩm có giá trị trên các thể loại như thơ ca, trường ca Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ tập trung chủ yếu vào thể loại thơ của ba nhà thơ nói trên và cụ thể hơn là thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Trang 8Như chúng ta đã biết nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca là một mảng đề tài khá rộng và đòi hỏi nhiều công phu.Tuy nhiên, thơ ca được cất lên - tất cả đều thông qua một chủ thể nhất định nào đó và mỗi chủ thể đó là một thế giới riêng - là người duy nhất mang nội dung Qua đó để thấy rằng, cái Tôi của mỗi nhà thơ hay nói cách khác cái Tôi trữ tình là một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo Chính vì vậy, bản thân người viết muốn tiếp cận, đi sâu tìm hiểu đặc điểm cái Tôi trữ tình của ba nhà thơ để thấy được những cảm nhận, những suy nghĩ của họ về cuộc sống, con người, đồng thời thấy được đặc trưng cơ bản của thơ ca cách mạng trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp để xác định các luận điểm, luận cứ Phân tích để khám phá những biểu hiện, so sánh để thấy được điểm giống nhau và khác biệt giữa ba nhà thơ, áp dụng một số vấn đề lý luận mới về phương pháp nghiên cứu để có cái nhìn đa chiều, phong phú, tổng quát hơn về ba nhà thơ cũng như toàn bộ thơ ca của thời
kỳ chống Mỹ cứu nước
5.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của các nhà thơ chiến sĩ Chương 2: Cái tôi công dân của ba nhà thơ Anh Ngọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu
Chương 3: Cái ôi thế sự, đời tư của ba nhà thơ Anh Ngọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu
Trang 9CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ
SỰ XUẤT HIỆN CỦA BA NHÀ THƠ CHIẾN SĨ
Đất nước ta có truyền thống yêu nước tự ngàn đời Khí thế hào hùng, ý chí
và lòng căm thù quân xâm lược là dòng chảy bất tận của những người “con Lạc cháu Rồng” Khi Tổ Quốc bị ngoại xâm, tất cả con dân đất Việt đều lên đường đánh giặc, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã tạo nên những chiến công lừng lẫy khắp địa cầu Dân tộc Việt Nam bé nhỏ nhưng kiên cường, anh dũng chiến đấu trong suốt ba mươi năm để giành lại độc lập và thống nhất đất nước Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp vừa giành được thắng lợi thì dân tộc ta lại tiếp tục đương đầu trong cuộc chiến đấu với đế quốc Mỹ Và từ đó một chương mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc lại mở ra
1.1.Bối cảnh thời đại
1.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội
Ngày 5-8-1964, những quả bom đầu tiên của không quân Mỹ đã dội xuống miền Bắc Việt Nam Một thời kỳ lịch sử khốc liệt, dữ dội và oai hùng nhất của dân tộc Việt Nam bắt đầu Trên khắp dải đất hình chữ S này, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của đất nước ta lại diễn ra Trong suốt hai mươi năm trời ròng rã, mấy chục triệu người Việt Nam đã sống dưới mưa bom bão đạn Từ Bắc chí Nam, từ bầu trời đến mặt đất, từ biển khơi đến núi cao, không nơi nào không có
Trang 10khói lửa chiến tranh Âm thanh dữ dội của chiến tranh đã lan đến tận mọi thôn cùng ngõ vắng Mảnh đất miền Bắc vừa mới hồi sinh, cơ sở sản xuất còn giản đơn, nghèo nàn và lạc hậu Các phương tiện phục vụ cho sản xuất vẫn còn thô
sơ Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, của cải vật chất xã hội còn thấp, chưa được phục hồi sau một thời gian dài Những vết thương chiến tranh thời chống Pháp chưa kịp hàn gắn - tưởng chừng như tất cả rồi sẽ vỡ vụn dưới hàng chục triệu tấn bom khiến cho Việt Nam quay về thời kỳ đồ đá theo mưu đồ của Mỹ.Với một lực lượng hùng hậu, phương tiện vũ khí tối tân- đạn, sắt thép của một nền công nghiệp chiến tranh hiện đại nhất hành tinh, cùng với tham vọng của mình, lời đe dọa của chính phủ Mỹ không phải là không có căn cứ và cũng không hề hão huyền!
Thế nhưng lạ lùng thay, đó lại là mười năm mà nhân dân ta sống trong thời kỳ ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa-một sự ổn định toàn diện
cả về cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ những thắng lợi to lớn, thắng lợi vĩ đại, thắng lợi quyết định đến thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn, giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm, thống nhất Tổ Quốc, mở ra một thời đại mới-đất nước được độc lập tự do, nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình
Để có được chiến thắng vẻ vang đó, quân và dân ta đã phải đổ biết bao xương máu, bao mồ hôi nước mắt, bao của cải vật chất Ngày 5-8-1964, chiến tích của quân dân miền Bắc bắn rơi hàng loạt máy bay hiện đại Mỹ đã làm nức lòng mọi người, những tin vui chiến thắng cứ nối tiếp nhau vang lên giòn giã: ở Vĩnh Linh, Hà Nội, Bình Giã, An Lão đã làm cả thế giới kinh ngạc, càng khẳng định niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, cổ vũ
Trang 11khích lệ lòng tự hào, lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của quân và dân
ta Mùa khô năm 1965-1966 cuộc chiến đấu trực tiếp của quân và dân ta ở miền Nam đã ở vào thế tiến công Những con số thắng lợi cứ tăng dần lên nhanh chóng Xuân Mậu Thân 1968, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân ta làm lung lay toàn bộ hệ thống quân đội và chính quyền Mỹ - Ngụy Chiến thắng đường 9 Nam Lào đập tan âm mưu chiến lược của Mỹ đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương Hơn hai năm sau Hiệp định Paris, chiến thắng tuyệt vời ở Buôn Ma Thuột báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam Sau đó là sự giải phóng ồ ạt các thành phố và thị xã từ Huế đến Nha Trang Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã nổi lên như một khúc khải hoàn ca tuyệt mỹ, kết thúc bản hùng ca giải phóng vĩ đại của nhân dân trong suốt
ba mươi năm chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử Chiến thắng vang dội đó là kết quả của sức mạnh đoàn kết một lòng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng Dưới
sự chỉ đạo toàn diện về mọi mặt – kinh tế, chính trị, văn hóa theo con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chọn, toàn thể dân tộc ta đã tạo thành một khối thống nhất, hỗ trợ bổ sung, “cộng hưởng” giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của đất nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Trong chiến thắng vĩ đại đó, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp của mặt trận văn hóa, văn nghệ mà thơ kháng chiến chống Mỹ nói chung và thơ của các nhà thơ chiến sĩ nói riêng chiếm vai trò quan trọng góp phần cổ vũ, khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu, đồng thời phản ánh một giai đoạn hào hùng oanh liệt, đáng tự hào của dân tộc
1.1.2 Đặc điểm thơ ca giai đoạn chống Mỹ
Trang 12Như một điều tất yếu, dòng văn học của bất cứ nước nào nói chung và văn học Việt Nam nói riêng chịu sự tác động trực tiếp của đời sống xã hội và lịch sử
mà nó đang tồn tại Mỗi một thời đại, một giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ chi phối toàn bộ nền văn học thời kỳ đó.Văn học Việt Nam cũng trải qua những bước thăng trầm theo dòng lịch sử của đất nước Khi đất nước đang trong tình trạng rối ren, cách mạng chưa giành được thắng lợi, bất mãn với thực tại của cuộc sống, văn học lãng mạn thời kì 1932-1945 chủ động đòi tự do bộc lộ và khẳng định cái tôi cá nhân, cái tôi tìm tòi những lối thoát trong một môi trường bế tắc với những khuynh hướng quan điểm, những phong cách và lối sống khác nhau Con người cá nhân khao khát muốn phơi trải lòng mình, nói cho hết, nói cho nhiều, mong một sự cảm thông, bù đắp Bản thân các nhà thơ say trong ảo mộng, trong những “ tháp ngà” của cảm xúc, trốn tránh cuộc đời thực để đi vào những giấc mộng đẹp như mùa thu vĩnh cửu Không tìm được sự đồng điệu trong cuộc sống, các nhà thơ mới như lạc giữa dòng đời vô định Họ chới với, hoang mang, loay hoay với cái tôi bản ngã đầy bất lực của mình Chính vì vậy mà giai đoạn này âm điệu buồn tràn ngập trong thơ Nếu như Lưu Trọng Lư với sầu, mộng, say và giang hồ phiêu lãng thì Huy Cận lại là cái sầu nhân thế, sầu vũ trụ, sầu vạn kỷ, thiên cổ sầu với những cảnh chiều tà, những bãi bờ sông nước hoang
vắng, đìu hiu Cuộc sống lúc ấy đâu đâu cũng nhạt nhẽo đơn điệu và vô vị:
Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng dáng điệu/ Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt
người (Quanh quẩn) Cuộc sống không định hướng khiến các nhà thơ trở nên lẻ
loi cô đơn, họ chỉ còn biết đắm mình trong quằn quại đau đớn, chán nản gay gắt,
cự tuyệt mạnh mẽ, đối lập quyết liệt đến hư vô chủ nghĩa Chế Lan Viên luôn
“tin chắc vào chân lý của hạt lệ”, đắm mình trong cùng thẳm hư vô Với tôi tất cả
là vô nghĩa/Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau (Xuân) Có thể nói rằng giai
Trang 13đoạn văn học này phản ánh cái tôi cá nhân cực đoan, bế tắc, chìm sâu vào đường cùng dày đặc tăm tối với âm điệu trầm buồn, bi quan, ngổn ngang nhiều trăn trở, chất chứa nhiều tâm sự
Xã hội đổi thay thì nhận thức lịch sử của con người cũng sẽ phải thay đổi
Có thể là nhanh, chậm nhưng tất cả đều phải hòa nhập với tiếng nói chung của cả cộng đồng và nhân loại Khi Cách mạng tháng Tám 1945 giải phóng dân tộc, không khí hồ hởi, phấn khởi của những con người sau bao năm chịu cảnh tù đày,
nô lệ, nay được tự do đã mở ra một chân trời mới cho con người và cho cả thơ
ca Tương lai tươi sáng ấy đã thôi thúc, sưởi ấm cho các nhà thơ có một cái nhìn mới về cuộc sống, về con người Lớp nhà thơ trước Cách mạng, lớp nhà thơ mới xuất hiện kề vai sát cánh tạo nên một diện mạo, phẩm chất mới trong thơ: mới về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, mới về đề tài chất liệu, cảm xúc có những tìm tòi sáng tạo mà thơ ca trước kia chưa thể nào có được
Cách mạng tháng Tám là một cuộc đổi đời của dân tộc Cuộc đổi đời này đưa đất nước sang một giai đoạn mới Trên cơ sở độc lập, tự do, những tiền đề chính trị và mỹ học của văn học mới hình thành Cách mạng xác định mối quan
hệ giữa văn học và công chúng Văn học hướng tới những tầng lớp nhân dân rộng rãi Tổ quốc độc lập, đất nước giải phóng, nhân dân hạnh phúc là ước mơ, mục đích, phương hướng mà dân tộc ta tiến hành cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp Lý tưởng ấy được biểu hiện trước hết ở những con người trực tiếp lao động, chiến đấu, dựng xây đất nước, giải phóng quê hương đất nước, đi theo lý tưởng của Đảng, của hiện thực cách mạng Không còn những phiêu lưu mơ hồ, những lý tưởng viển vông, những dáng dấp hiệp sĩ trên con đường mênh mang mờ mịt Trong thơ ca giai đoạn này, chúng ta bắt gặp những con người mới - con người có lý tưởng, có mục đích Đó là hình ảnh những anh
Trang 14bộ đội, bà mẹ chiến sĩ, người phụ nữ, những em thiếu niên yêu nước có ý thức đóng góp sức mình vì nhiệm vụ chung của dân tộc Âm hưởng chủ đạo trong thơ tràn đầy lạc quan, tin tưởng, phấn khởi trong lao động sáng tạo và ý thức về cuộc sống của mình Thơ đã đi vào cuộc sống thực, đầy khát vọng và niềm tin mà không lý tưởng hóa cuộc sống Thơ miêu tả những con người chân đất, nhìn thấy
ở họ những nét đẹp chân sơ, giản dị đáng trân trọng tự hào
Khắc họa những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ từ hiện thực, hình tượng thơ vận động ngày càng gần với cuộc sống, bám sát cuộc sống trong cái đa dạng,
phong phú và cụ thể: Gửi lại quê hương/ Mái lều gianh/ Tiếng mõ đêm trường/
Luống cày đất đỏ/ Ít nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya (Nhớ
–Hồng Nguyên) Những tình cảm chân thật khó quên trên đường hành quân gian
khổ, nó hồn nhiên ngây thơ nhưng đều xuất phát tự tận đáy lòng: Kỳ hộ lưng
nhau ngang bờ cát trắng/ Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa Có thể nói rằng thơ ca
sau Cách mạng tiếp tục được nâng cao hơn về tính chiến đấu và chất thực của cuộc sống Các nhà thơ nhiệt tình biểu hiện ý thức và hành động công dân trong những sáng tác mới Thơ thiên về ca ngợi và thể hiện khát vọng tự do, cuộc sống mới trong không khí cách mạng Nếu như thời kỳ trước, thơ ca thể hiện khát
vọng chân trời của cái tôi thì ở giai đoạn này nó lại thể hiện niềm khát vọng chân trời của cái ta
Tuy nhiên để thay đổi nhận thức của cả một thế hệ không phải là điều một sớm một chiều, đó không phải là điều dễ dàng có thể làm ngay Vì vậy, không khó có thể nhận ra rằng thơ ca giai đoạn này còn có những hạn chế nhất định Cảm hứng sáng tạo chưa gắn liền với thực tế mà gắn liền khát vọng hướng về tương lai, với niềm vui tràn đầy khi được tự do và nhất là gắn liền với chủ quan của nhà thơ Về mặt nghệ thuật, thơ ca có khuynh hướng đại chúng dễ hiểu
Trang 15nhưng nhiều khi sa vào đơn giản, sơ lược Thơ có lúc nặng cảm hứng anh hùng pha màu sắc tiểu tư sản và trở nên ồn ào Nhiều bài thơ mang dáng dấp cũ, từ ngữ cũ, âm điệu, hình ảnh thậm chí cả tình cảm cũng hoàn toàn cũ
Tóm lại, Cách mạng tháng Tám đã tạo nên một không khí mới, phẩm chất mới trong thơ ca Tính chất lãng mạn cách mạng tràn đầy trong cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ Thơ là tiếng nói ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi tự do, ca ngợi cuộc đời mới Mặc dù thiếu những hình ảnh cụ thể, sinh động của hiện thực cách mạng nhưng thơ ca giai đoạn này chính là những bước khởi đầu, là bản lề tạo nên một nền thơ rực rỡ hơn của giai đoạn chống Mỹ về sau
Trải qua một quá trình phấn đấu, rèn luyện không mệt mỏi, đồng thời có
sự định hướng chính trị rõ ràng cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, văn học giai đoạn chống Mỹ nói chung và thơ ca chống Mỹ nói riêng đã có bước trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở thành một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ Có thể thấy rằng, văn học cách mạng là một nền văn học của Đảng, của giai cấp công nhân Do đó, nhiệm
vụ của văn học và thơ ca kháng chiến chống Mỹ phải phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ đã tạo ra một nền văn học cách mạng thống nhất về nhiều phương diện có sự tập trung cao độ về đề tài, chủ
đề tư tưởng, về nhiệm vụ và cả về phương pháp sáng tác, sự thống nhất về cảm hứng chủ đạo và âm hưởng chung Văn học chống Mỹ cứu nước là một nền văn học tự giác, phát triển theo những định hướng có tính chiến đấu, mang âm hưởng lạc quan cách mạng, mang nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc Có thể nói rằng, văn học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó thơ chống Mỹ là một nền thơ phát triển ở trình độ cao – phản ánh được tương đối
Trang 16đầy đủ bức tranh toàn cảnh của một thời kỳ vẻ vang của dân tộc, nó vừa là
“người thư ký trung thành của thời đại” vừa để lại những ấn tượng sâu lắng, những cảm xúc chan chứa mang tầm cao tư tưởng, có giá trị và sức sống lâu bền với thời gian
Tiếp nối văn học kháng chiến chống Pháp, văn học chống Mỹ hướng vào
sự ngợi ca các chiến công, kỳ tích anh hùng của người dân lao động Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong văn học giai đoạn này nói chung và thơ ca nói riêng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm Chủ nghĩa anh hùng được phản ánh ngay ở chính những con người đang sống, chiến đấu cho một lý tưởng xã hội cao cả, họ là những con người xuất phát từ quần chúng bình thường, được quần chúng tin yêu, có tinh thần cách mạng tiến công, sẵn sàng hi sinh cho đất nước - nó đã trở thành một điểm tựa, một niềm tin thiêng liêng đem lại sức mạnh cho con người Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ và thống nhất của Đảng, thơ ca kháng chiến chống Mỹ có những bước chuyển mình phát triển tạo nên một diện mạo mới trong văn học nước nhà
Một đặc điểm đáng chú ý nhất của thơ ca thời chống Mỹ là sự mở rộng của hình ảnh cái Ta, thu nhỏ cái Tôi trữ tình Hình ảnh dân tộc, nhân dân, hình ảnh non sông đất nước cùng với những tình cảm lớn hướng về quê hương, Tổ quốc, hướng tới cộng đồng đã dần dần trở thành xu hướng khái quát của thơ ca Cái Ta ở đây là cái tổng thể với ý nghĩa trọn vẹn nhằm đối lập với kẻ thù, tạo nên một mối đồng cảm chung của mọi tầng lớp nhân dân Cái Ta thật sự trở nên hoàn chỉnh, tròn đầy vừa có ý nghĩa bao quát, vừa có ý nghĩa cụ thể, nó vừa là một nhân vật, một con người, một biểu tượng:
Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc và cho tất cả
Trang 17ít cái tôi trữ tình vẫn mang hình ảnh của tác giả, mang những tâm tư, tình cảm của chính tác giả đó chứ không phải cái tôi nói hộ, cái tôi nhân danh nhân vật khác Cái tôi trong thơ giai đoạn này không còn là đối tượng nhận thức, cái tôi bị che lấp, bị mờ nhạt để hòa cùng, để nói cùng, để nhân danh cho toàn thể quốc gia, dân tộc Mỗi một hình ảnh, một biểu tượng, một xúc cảm, khi được viết ra phải mang trong mình cái chung của cả thời đại Tuy nhiên có thể thấy không phải mọi tác giả, mọi bài thơ đều nhằm phản ánh hiện thực khách quan Mỗi một tác giả, mỗi một bài thơ có khi hướng tới những biểu hiện riêng của cảm xúc nhưng cái riêng đó lại đạt đến cái chung, vận động đến cái chung một cách không cố ý Sự hòa quyện giữa nét chung và những nét riêng tạo được sự cân xứng hài hòa, không xa lạ mà vô cùng gần gũi với cuộc sống, tình cảm con người Cái riêng ở trong cái chung, cái tôi ở trong cái ta, bởi tất cả những tâm tư, tình cảm của con người đều hướng về lý tưởng chung Cái chung, cái riêng, cái bình thường, cái vĩ đại đều được thể hiện theo nguyên tắc điển hình hóa Tư
Trang 18tưởng, hành động của con người Việt Nam đang chiến đấu và sản xuất đều được chọn lọc khát quát để mang tính chất tiêu biểu cho dân tộc, thời đại đồng thời mang được tính riêng biệt, sinh động: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất mà đang trở thành nếp sống trong chiến đấu và lao động của hàng triệu quần chúng, không chỉ nảy nở ở những mặt trận đấu tranh quyết liệt với quân thù mà đang mở rộng toàn diện khắp mọi nơi Không chỉ bùng lên đột xuất trong những giờ phút thử thách gay go nhất mà đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày hằng giờ trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, bền bỉ” (Phạm Văn Đồng - Nhân Dân 9/1/ 1967) Như một xu thế tất yếu, sự vận động của hình tượng thơ từ cái tôi sang cái
ta có nghĩa là tư duy thơ chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại - tạo nên một nền thơ mang tính sử thi, đậm chất anh hùng ca, đây là một đặc điểm quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Mỹ
Để phản ánh không khí hào hùng, kịp thời nắm bắt mọi sự kiện của đời sống, thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình - là một vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, hướng về hiện thực khách quan, các nhà thơ luôn hướng tới
hiện thực một cách chân thực, lịch sử và cụ thể Mọi sự việc, hiện tượng, mọi tâm sự, trăn trở của con người trong thơ đều xuất phát từ hiện thực cách mạnh Cái ta trong giai đoạn này không còn trừu tượng, siêu hình, xã hội là xã hội lịch
sử chứ không còn là cõi xa xăm, vô định Những lời thơ cất lên đều xuất phát từ hoạt động thực tiễn của quần chúng cách mạng, phản ánh mau lẹ mọi tình hình của cuộc kháng chiến Chính vì vậy, thơ Việt Nam giai đoạn này mở rộng đề tài, bao quát mọi mặt chiến đấu, sản xuất của quân và dân ta Tổ quốc, đất nước được khắc họa nhiều trong thơ, mỗi một nhà thơ khi viết về quê hương đất nước đều có những cảm xúc riêng nhưng tựu chung đều chân thành, nồng cháy và suy
Trang 19nghĩ chín chắn, biểu hiện như là sự nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu sắc, đầy đủ về nhiều mặt Xét cho cùng thì Tổ quốc là những điều cụ thể: ngôi nhà nơi ta ở, nơi ta đã sinh ra, mảnh vườn, thửa ruộng, dòng sông, những người hàng xóm tối lửa tắt đèn, những tình cảm gắn bó con người để lại nhiều dư âm
kỷ niệm sẽ mãi là những ký ức khó quên và tất cả những điều này làm nên sức mạnh, là động lực thúc đẩy con người chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước đã
có tự ngàn đời: Ta sẵn sàng xé trái tim ta /Cho Tổ quốc và cho tất cả Hình ảnh
Tổ quốc hiện lên trong thơ lúc cụ thể, lúc khái quát nhưng cảm hứng bao trùm mang âm hưởng ngợi ca
Đề tài chiến đấu cũng được triển khai hầu hết ở các nhà thơ Nhiều bài thơ viết
về tiền tuyến lớn, phản ánh trực tiếp những trận đánh với kẻ thù, khắc họa những chiến công oanh liệt của quân ta Nhiều bài thơ viết về hậu phương vừa chiến đấu vừa sản xuất, về hạnh phúc gia đình, về tình yêu thủy chung son sắt và cả những hi sinh tổn thất Hình ảnh người chiến sĩ thu hút nhiều bút lực trong thơ Người chiến sĩ trong thời kì chống đế quốc Mỹ xuất hiện ở một tư thế đẹp, tài hoa, dũng cảm, có trình độ, là một dấu nối giữa người chiến sĩ hôm qua và hôm nay, giữa người chiến sĩ chống thực dân Pháp và người chiến sĩ chống Mỹ có sự trưởng thành và sâu lắng hơn:
Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương
(Tiếng hát sang xuân –Tố Hữu)
Bên cạnh hình ảnh người lính, thơ ca giai đoạn này cũng khắc họa đầy đủ hình ảnh con người âm thầm đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp giải
Trang 20phóng dân tộc – hình ảnh những cô giao liên, những người mẹ, người chị, người
vợ đang ngày đêm lao động, trở thành hậu phương vô cùng vững chắc cho những người lính ở chiến trường chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Có thể nói rằng dù phản ánh ở hoàn cảnh nào, đối tượng nào thì thơ ca chống Mỹ vẫn đạt
đến cái lạc quan, tin tưởng trong cái giọng điệu bình thản, vô tư:
Dù đạn bom man rợ thét gào
Dù thân thể mang nhiều thương tích
Dù cách xa hai ngả đường chiến dịch
Ta vẫn thường hái hoa tặng nhau
(Cuộc đời vẫn đẹp sao - Dương Hương Ly)
Dù có khó khăn, gian khổ, có hi sinh mất mát, hình ảnh của những con người ra đi và ở lại đều tràn ngập trong lòng niềm tin tất thắng vào sự nghiệp giải phóng đất nước Niềm lạc quan, âm hưởng khẳng định và ngợi ca, đồng thời
tố cáo tội ác của giặc là dòng chảy xuyên suốt trong thơ ca giai đoạn này
Chất sống thực tế được đưa vào trong thơ cũng là một nét đặc trưng tiêu biểu của thơ ca giai đoạn này Cuộc sống ùa vào trong thơ, tăng thêm những chi tiết thực tế cho thơ để thơ gần với cuộc sống hàng ngày, có sức phản ánh, ôm chứa những điều thiết cốt của đời sống Tuy nhiên không có nghĩa là thơ ca chỉ
mô tả, kể lể khô cứng Mọi chi tiết sống đều được chọn lọc, bình giá, phải tạo được rung động cho người đọc và phải được viết thông qua một trái tim nhiều xúc cảm và xuất phát tự đáy lòng Chính vì vậy, mà thơ ca giai đoạn này đã thể hiện được năng lực khái quát hóa đưa đến tầm cao tư tưởng và chiều sâu ý nghĩa
triết học của vấn đề cần nói tới như: Qủa sấu non trên cao (Xuân Diệu), Ngọn
đèn đứng gác (Chính Hữu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức Mậu) Hiện thực hòa lẫn xúc cảm, thơ ca giai đoạn
Trang 21chống Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và hùng tráng, vừa mô tả vừa biểu hiện, vừa tự sự vừa trữ tình để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc
Bên cạnh đó, tư duy chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy thơ chống
Mỹ một đặc điểm quan trọng mà ta gọi là chất “chính luận” Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, thơ ca là một mặt trận, một dàn đại bác thơ tấn công kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến Thơ phải rõ ràng, mạch lạc, thơ phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, tuyên truyền và bảo vệ đường lối của Đảng một cách công khai Việc tăng cường chất chính luận, tính thời sự trong thơ tạo cho thơ một giọng điệu khỏe khoắn, vững vàng Tiếng thơ chính luận là tiếng thơ hùng biện đanh thép vạch rõ bản chất kẻ thù, khẳng định con đường chống Mỹ là con đường duy nhất Tuy nhiên, việc lạm dụng quá chất chính luận trong thơ đã làm cho một số bài thơ mất đi vẻ trang nghiêm, đĩnh đạc và nét đẹp trong thơ ca
Những biến đổi về nội dung đòi hỏi sự biến đổi về hình thức, hình thức phải phù hợp nội dung.Thời kỳ đầu, các nhà thơ thường bắt đầu bằng những bài thơ tám chữ, ý mới nhưng cốt cách cũ Về sau những bài thơ viết theo thể tự do bắt đầu phát triển phù hợp với tình hình mới Hình thức thơ tự do nhưng vẫn giữ được cốt cách dân tộc Thơ tự do nhưng vẫn có mức độ, giữ được liều lượng nhất định về vần điệu, âm điệu để thơ đạt được yêu cầu đại chúng, thấm sâu và có tác dụng tích cực trong quần chúng nhân dân Thơ tự do càng về sau càng có những tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc, nó hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ, có người kéo dài câu thơ bằng lối xuống dòng không viết hoa tạo ra những câu thơ dài theo chiều dọc, có những bài thơ lại xuất hiện hình thức câu thơ bậc thang, lại có trường hợp kéo dài câu thơ theo chiều ngang thành
Trang 22những câu thơ văn xuôi Mạch thơ mở rộng đến 20, 22 chữ nhưng vẫn nhịp nhàng và giàu nhạc điệu Câu thơ mang đầy đủ phẩm chất cơ bản của thơ: tính hình tượng, cách điệu hóa, rung động, liên tưởng Thơ văn xuôi được sáng tác nhiều trong những năm chống đế quốc Mỹ Để phản ánh kịp thời những sự kiện thời sự nóng hổi, những suy nghĩ, cảm xúc mạnh mẽ ào ạt vào thơ, các nhà thơ phải ghi nhanh, phải mô tả, ghi nhiều hình ảnh, sự việc, bao quát một hiện thực rộng lớn phong phú, bộn bề, sôi động Chính vì vậy mà xu hướng mở rộng dung lượng phản ánh trong thơ là một yêu cầu tất yếu- số lượng thơ dài và trường ca
bắt đầu phát triển mạnh mẽ: Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
Thơ chống Mỹ là một giai đoạn phát triển khá rực rỡ của nền thơ cách mạng hiện đại Bên cạnh những hạn chế, thơ ca đã đạt được những thành công nhất định, đánh dấu bước trưởng thành của văn học nói chung và của thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng Đó là một nền thơ có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, đồng thời là một nền thơ mang tính nhân dân, tính quần chúng, rộng rãi sâu sắc nhất từ trước cho tới nay Phản ánh được hiện thực chiến đấu, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.Thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử mà Đảng
và Nhà nước giao phó kêu gọi nhân dân hành động, đánh giặc, là tiếng nói tự hào, kiêu hãnh của người Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước Với những thành tựu đã đạt được, thơ ca giai đoạn chống Mỹ có thể sánh với bất kỳ một nền thơ phát triển nào của nhân loại, xứng đáng đứng ở vị trí tiên phong của nền văn học chống đế quốc
1.2.Cuộc đời và sự nghiệp của ba nhà thơ- chiến sĩ
1.2.1 Sự hình thành và phát triển đội ngũ sáng tác
Trang 23Để văn học kháng chiến chống Mỹ trở thành một nền văn học cách mạng toàn diện và thống nhất, trở thành một mặt trận văn hóa, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trước những năm tháng chiến tranh nhiều khó khăn và thách thức này, đòi hỏi bức thiết cần một đội ngũ văn nghệ sĩ có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ mà cách mạng và Đảng giao phó Làm được điều này không phải là điều dễ dàng, bởi văn học nói chung và thơ ca nói riêng là một mặt trận, mặt trận chính trị, đấu tranh tư tưởng hết sức tinh vi trong điều kiện thời chiến Trong mặt trận ấy, người cầm bút là những chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, họ phải trải qua một quá trình rèn luyện
và phấn đấu lâu dài không biết ngừng nghỉ Cùng với sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, đến giai đoạn chống Mỹ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ sáng tác lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, không chỉ trưởng thành trong tư tưởng
mà còn trưởng thành trong sáng tạo nghệ thuật, góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc đồng thời tạo nên một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học và của thơ ca
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, đội ngũ sáng tác có những biến chuyển, thay đổi, hình thành và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại Nếu như chúng ta tạm thời chia các lớp nhà thơ trước Cách mạng theo cách phân loại chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ta có thể thấy đội ngũ sáng tác này được chia thành hai nhóm khác nhau Nhóm thứ nhất bao gồm các nhà thơ mà cuộc đời của
họ là cuộc đời sự nghiệp của một thi nhân Những người này lấy sáng tạo nghệ thuật làm mục đích và lẽ sống Niềm đam mê trong cuộc đời của họ là sáng tác thơ ca, là yếu tố sống còn Mọi hoạt động khác, công việc khác chỉ là nghề phụ
để họ trau dồi nghề nghiệp thơ, củng cố và phát triển tài năng thi ca Ngoài sự
Trang 24nghiệp nghệ thuật, họ không còn một sự nghiệp nào khác Đối với những nhà thơ chuyên nghiệp mà cuộc sống của họ nếu phải từ bỏ thi ca cũng giống như người diễn viên phải từ bỏ sân khấu và người cầu thủ phải từ giã sân cỏ Thơ ca chính
là mục đích, là cái để khẳng định họ đang tồn tại Trong không khí chung của cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp này đã đi theo cách mạng, chúng ta tạm gọi họ là những nhà thơ làm cách mạng Nhóm thứ hai bao gồm các nhà thơ cuộc đời, sự nghiệp của họ không phải là thơ ca, không gắn
bó với thơ ca với cả cuộc đời mà chủ yếu là hoạt động xã hội Công việc quan trọng nhất của họ là tổ chức và lãnh đạo Tư duy của những người này là tư duy chính trị Họ làm thơ, coi thơ là một công cụ hữu hiệu với mục đích tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, vận động quần chúng đi theo cách mạng Tiếng thơ của họ là tiếng thơ phục vụ trực tiếp cho công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc, tiếng thơ nhân danh thời đại, nhân danh giai cấp, nhân danh cộng đồng để nói lên khát vọng, tình cảm chung Nhóm thứ hai này tạm gọi là những nhà cách mạng làm thơ Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể phận định rạch ròi hai bộ phận tác giả này cũng như hai loại sáng tác trên nhưng có thể thấy rõ ràng phương thức
hoạt động là khác nhau Một đằng nghệ thuật là toàn bộ cuộc đời Một đằng thì
nghệ thuật là một công cụ tạm thời khi cần thiết thì dùng đến Có thể thấy rằng,
nhóm thứ hai đóng vai trò quan trọng vì tiếng thơ của họ có tính chất lĩnh xướng, tính chất hướng đạo cho cả một nền thơ cách mạng
Sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước, dòng văn học hiện đại Việt Nam ngày càng phát triển rực rỡ hơn, trong đó có thơ ca Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, chúng ta lại có một nền thơ mang tính chất quần chúng sâu sắc và toàn diện như thơ ca chống Mỹ Tất cả mọi người dân trên đất nước đều có thể làm thơ, viết thơ miễn sao những tác phẩm đó có ích góp tiếng nói chung phục vụ cho
Trang 25cách mạng, cho công cuộc giải phóng quê hương Nếu chúng ta tạm thời chia đội ngũ sáng tác thành những người chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp như
ở giai đoạn trước, thì ở giai đoạn này, hai nhóm tác giả này đã được mở rộng hơn
về lực lượng sáng tác Trong đội ngũ chuyên nghiệp sáng tạo nghệ thuật, vẫn có những nhà thơ mà cuộc đời và sự nghiệp của họ là cuộc đời của một thi nhân Cuộc sống của họ gắn với thơ ca, làm việc, kiếm sống và được trả lương để làm công việc này
Bên cạnh đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ các nhà thơ đi theo cách mạng, làm thơ phục vụ cho mục đích kháng chiến ngày một đông đảo, ngoài thơ ca họ còn là những người chỉ đạo, lãnh đạo trên mặt trận văn nghệ và ở
cả mặt trận khác Một số các nhà thơ này giữ vị trí cốt cán trong hàng ngũ của Đảng và nhà nước ta lúc bấy giờ như Huy Cận đã từng giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ mới, số còn lại có người lên đường nhập ngũ, một số theo bộ đội trên khắp các tiền tuyến để có thể cảm nhận được cuộc sống khốc liệt của chiến tranh Ta có thể thấy trong số những nhà thơ chuyên nghiệp này, khi đất nước chiến tranh và khi hòa bình lập lại, một số nhà thơ vẫn giữ những trọng trách lớn trong nhà nước, số còn lại trở về với cuộc sống đời thường, không còn khoác áo lính, họ trở về với tâm hồn của một thi nhân, khi không còn cái ồn ào khốc liệt của những năm tháng đạn lửa, đề tài chiến tranh và người lính trong đội ngũ này cũng thưa thớt dần Ngược lại, cùng trong đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp này, một số các nhà thơ nhập ngũ trong chiến tranh trở thành những người sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp trong môi trường quân đội ngay khi cả hòa bình đã lập lại Cuộc đời của họ song song cùng tồn tại chất thơ và chất lính Cuộc sống binh nghiệp như một điều ngầu nhiên, một định mệnh sắp đặt đưa họ “mặc áo lính” không chỉ trong những năm tháng chiến tranh mà còn cả những năm tháng về
Trang 26sau này Bản thân những người cầm bút này, chất thơ, chất nghệ sĩ, sự tài hoa của người nghệ sĩ cùng với chất lính trong họ hòa quyện đan cài vào nhau trong con người cũng như trong sáng tác thơ ca của họ Chiến tranh có thể đã đi qua, nhưng những dư âm về nó vẫn ám ảnh trong trái tim họ, hình ảnh người lính, tâm hồn người lính khi trở về cuộc sống đời thường vẫn là mảng đề tài được đội ngũ sáng tác này quan tâm hơn cả
Bên cạnh đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, giai đoạn văn học kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã bổ sung cho văn đàn một lực lượng sáng tác không chuyên vô cùng phong phú và đa dạng Những nhà cách mạng làm thơ tiếp tục
cổ vũ phong trào, khích lệ anh em chiến đấu để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến Không chỉ có những nhà chính trị làm thơ mà một không khí sáng tác và sinh hoạt thơ chưa bao giờ hào hứng và rầm rộ như lúc này Phong trào sáng tác thơ ca trong bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân tuyến lửa, cán bộ cơ sở, thơ của cô pháo thủ, anh chiến sĩ công an, của những bà mẹ và những em thiếu nhi tạo nên một đội ngũ sáng tác vô cùng hùng hậu, khắc họa trọn vẹn, sâu sắc mọi mặt của hiện thực kháng chiến, mọi tâm tư xúc cảm của
con người, của mọi lứa tuổi trong giai đoạn này qua các tập như Thơ đường 9 và
Nhân dân tuyến lửa xuất bản năm 1971, tập thơ Trời biển anh hùng (1964) của
các địa phương và đơn vị lập chiến công
Để có một nền thơ mang tính chất quần chúng, thống nhất tư tưởng của giai cấp, đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp và nghiệp dư phải trải qua một quá trình dài rèn luyện phấn đấu, thâm nhập vào thực tế cuộc sống để có một cái nhìn chân thực nhất về hiện thực chiến tranh, thông suốt về tư tưởng Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, những nhà thơ đi theo cách mạng không phải không có những băn khoăn do dự, còn nhiều ý kiến tranh luận dò đường: Viết
Trang 27cho ai, viết như thế nào, những mâu thuẫn giữa con người nghệ sĩ chưa theo kịp con người công dân, giữa nghệ thuật và chính trị, giữa cách diễn đạt cũ và hiện thực mới Sự nhận biết cách mạng ban đầu còn khá mơ hồ, cách mạng là một sự đổi thay đột biến lớn lao Vui sướng phấn khởi nhưng cũng đầy bàng hoàng bỡ ngỡ – cách mạng làm tôi vui nhưng cũng làm tôi lo lắng Tôi có còn được tự do? Văn học cách mạng có phải là văn học Trong giai đoạn này các nhà thơ vẫn tiếp tục giải quyết những vấn đề lập trường tư tưởng, về tình cảm cách mạng, về quan niệm nghệ thuật, về đối tượng của sáng tác văn học Tế Hanh đi vào thực tế gian khổ, tích lũy vốn sống mới nhưng ông vẫn phải thừa nhận: “Sự mò mẫm của tôi
có thể nói kéo dài trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp” Huy Cận hầu như
im lặng trong một thời gian dài, sau này ông có nói: “Trong cái thế giới xúc cảm của tôi lúc bấy giờ chưa thật nẩy nở những yếu tố xúc cảm mới mà trong việc sáng tác thơ thì tư tưởng phải nhào nặn với xúc cảm thành một trạng thái tâm hồn duy nhất, thôi thúc thì mới sinh ra tác phẩm được” Có thể nói giai đoạn này
là một giai đoạn nhiều khó khăn thử thách với các văn nghệ sĩ, nói như Nguyễn
Đình Thi: “Những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột vỏ, cái xác cũ
rụng xuống chưa dứt hẳn, da non mới mọc chưa lành một chút gì chạm phải cũng rỏ máu” (Nhận đường)
Nhưng một điều dễ thấy là thời kì bão táp cách mạng và kháng chiến là ngọn lửa kì diệu có khả năng cảm hóa tái tạo rất lớn, có khả năng tập hợp lực lượng đưa các nhà thơ trở về với thực tế của những năm tháng gian khổ nhưng anh hùng của dân tộc Các nhà thơ hăm hở đi xuống các địa phương, vào trận địa
để thâm nhập vào đời sống tâm tư tình cảm của quần chúng nhân dân lao động
và chiến đấu.Những chuyến đi ấy đã có những thu hoạch lớn- trở về cuộc sống của nhân dân, nâng cao nhận thức tư tưởng, từ đó là những kết quả về chất của
Trang 28sáng tác Nhà thơ Huy Cận từng tâm sự: “Cuộc đi tham gia lao động ở vùng mỏ
là một sự kiện quan trọng đối với tâm tư tôi, cho tôi tiếp xúc sâu với chất sống quần chúng công nhân và cũng là sự kiện như giọt nước cuối cùng làm tràn một chiếc bình đầy Cuộc thâm nhập ấy đã đẩy mạnh quá trình xúc cảm trước đây và đưa đến ngày khai hoa kết quả” (Tạp chí văn học số 4, 1965)
Bên cạnh các nhà thơ giai đoạn chống Pháp, đội ngũ các nhà thơ hiện đại Việt Nam đến thời kỳ chống Mỹ đã tăng lên gấp bội nhờ sự khẳng định mạnh mẽ của một loạt các nhà thơ trẻ vào những năm 60, 70 Từ các chiến trường, các quân khu, quân đoàn, các công nông trường xí nghiệp, trường học, tiếng thơ của lớp trẻ vang lên đầy kiêu hãnh và tự tin.Những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Lê Anh Xuân, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm, Anh Ngọc, Hữu Thỉnh đã đem lại cho thơ chống Mỹ những tình cảm say sưa, những suy nghĩ độc đáo.Với lớp trẻ, hiện thực chiến tranh đã đi vào trong thơ với những dáng vẻ phong phú, cụ thể, chi tiết, sắc sảo, thơ có nhiều thuận lợi đến với những con người đang trực tiếp chiến đấu và sản xuất Lớp trẻ hầu hết ở những nơi căng thẳng quyết liệt, Lê Anh Xuân, Diệp Minh Tuyền, Thanh Thảo ở Nam Bộ, Thu Bồn ở khu IV, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh ở các đơn vị thông tin, bộ binh, xe tăng Thơ của họ là tấm lòng và cuộc đời của cả một thế hệ đang ngày đêm lăn lộn với bom đạn và đất cát Nhưng khác với các nhà thơ xuất hiện trong thời kháng chiến chống Pháp, thế hệ trẻ này được sinh ra và lớn lên trong lòng nôi cách mạng Tuổi thơ của họ ít nhất cũng được chục năm đào tạo dưới mái truờng xã hội chủ nghĩa, được học hành một cách chính quy, được trang bị một hệ thống kiến thức mới có lý tưởng sống,
lý tưởng thẩm mỹ, có lập trường giai cấp vững vàng đã được định hình ngay từ đầu Hơn thế nữa, họ được hưởng một nền hòa bình, một bầu không khí trong
Trang 29sáng của thời đại Bác Hồ và tinh thần độc lập tự do Tất cả những điều kiện đó
đã tạo cho họ có được một điểm xuất phát thuận lợi hơn, có nền tảng hơn nếu không nói là cao hơn so với lớp nhà thơ trong kháng chiến chống Pháp
Nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu là những nhà thơ lớn lên và trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ Bản thân họ là những người được học tập bài bản và chính quy Tài năng văn chương nghệ thuật của ba nhà thơ đã được bạn đọc, công chúng đón nhận và được khẳng định trên văn đàn Những năm tháng chiến tranh, cả ba nhà thơ này đều lên đường nhập ngũ, môi trường quân đội đã gắn kết cuộc đời họ từ đó tới nay Tố chất văn chương, tâm hồn nghệ sĩ hòa quyện với chất lính trong thơ của họ đã tạo nên những “nhà thơ mặc áo lính” có những nét rất riêng đồng thời có những nét chung góp phần tạo nên tiếng nói thời đại của một giai đoạn hào hùng nhất lịch
sử dân tộc trong thơ ca cách mạng Việt Nam 1954-1975
1.2.2.Cuộc đời và sự nghiệp ba nhà thơ - chiến sĩ
Gắn bó với văn chương nghệ thuật và người lính, những sáng tác của cả ba nhà thơ không chỉ được đón nhận ở những năm tháng chiến tranh mà còn được độc giả công nhận trên con đường sáng tạo nghệ thuật khi đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến nay Sáng tác của họ không chỉ dừng lại ở thơ ca mà còn vươn tới ở nhiều thể loại khác Mọi bước đi trên con đường nghệ thuật của các nhà thơ vẫn được quần chúng đón nhận và quan tâm sâu sắc với những nhà thơ mặc áo lính này
1.2.2.1 Nhà thơ Anh Ngọc
Nhà thơ Anh Ngọc tên khai sinh là Nguyễn Đức Ngọc Sinh ngày 1 tháng
8 năm 1943 Quê quán Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An Nhà thơ Anh Ngọc nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971, từng là chiến sĩ thông tin Sau ông chuyển
Trang 30về báo Quân đội Nhân dân rồi công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Nhà thơ Anh Ngọc viết nhiều và giành nhiều giải thưởng như giải nhì cuộc thi thơ của
báo Văn nghệ 1970-1972 với chùm thơ viết về Quảng Trị, giải thưởng chính thức cuộc thi thơ với trường ca Sóng Côn Đảo, tác phẩm thơ hay 1979 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội với chương Khúc ca dưới bóng Ăng Co (trích trường ca)
Không chỉ sáng tác thơ ca, Anh Ngọc còn có những tác phẩm dịch thuật về tiểu
thuyết như Những kẻ tủi nhục (Tiểu thuyết dịch của Đôxtôiepxki), Đối thoại của
Harilyn (thơ dịch) Bên cạnh đó ông còn viết truyện ký (Ba cuộc đời một trái bóng), viết lý luận phê bình Tình yêu đối với thơ và người lính vẫn luôn là niềm
ấp ủ trong trái tim nhà thơ, cho ra đời hàng loạt các trường ca như Sông núi trên
vai, Sông Mê Công bốn mặt, Điệp khúc vô danh, Anh Ngọc vẫn luôn khẳng định
trên con đường nghệ thuật đầy khó khăn này Trong những lời tâm sự của mình, ông từng nói: Yêu thật - Đau thật - Viết thật, một chút tài năng và nhiều tâm huyết lao động để sống chết với thơ, buồn vui với thơ Và những vần thơ của ông
là một tình yêu - một nỗi đau rất thật như tâm sự của ông - đó là tình yêu và nỗi đau mang đậm chất lính Trong nhiều bài báo phỏng vấn nhà thơ, một tuyên
ngôn, một lời tự bạch cho chính cuộc đời và sự nghiệp của mình qua bài thơ Mùa
xuân đọng lại giữa mùa thu, cho ta hình dung phần nào con người ông:
Mùa xuân
Có một bận trong đời
Anh nhìn thấy Trường Sơn thật thấp
Tuổi hai mươi chân đi không bén đất
Đám mây trời bay dưới ba lô
Xin câu thơ hay cũng như người bền bỉ
Trang 31Nghe thời gian xao xác gọi nhau về
Những câu thơ vẫn hành quân không nghỉ
Lá vàng rơi tóc trắng ở trên đầu
1.2.2.2 Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu
Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948 Quê quán xã Nam Điền, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định Nhập ngũ ngày 26 tháng 1 năm
1966 Sau chiến tranh nhà thơ về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội
Sinh sống ở Hà Nội nhiều năm Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Hội viên hội nhà văn Nguyễn Đức Mậu giành được nhiều giải thưởng văn học như giải
thưởng Bộ Quốc phòng với tác phẩm Bão và sau bão, giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1999 với Cánh rừng nhiều đom đóm bay Các tác phẩm đã xuất bản như Thơ người ra trận (1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận
(1973) Bên cạnh các tác phẩm thơ ca, Nguyễn Đức Mậu còn có những tác
phẩm ở địa hạt khác như tiểu thuyết (Tướng và lính, Chí Phèo mất tích), truyện ngắn và truyện vừa (Con đường rừng không quên, ở phía rừng Lào) Con đường
đời của Nguyễn Đức Mậu gắn liền với binh nghiệp và văn nghiệp.Văn chương
đã lựa chọn ông như số phận của ông không thể khác Mười tám tuổi, Nguyễn Đức Mậu cầm súng ra trận, ông có mặt trong đội hình sư đoàn chủ lực trong chiến tranh, sư đoàn 312 anh hùng Bước chân của Nguyễn Đức Mậu từng lăn lộn ở hầu khắp các chiến trường đầy gian khổ, ác liệt: Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào), Quảng Trị, Khe Sanh, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Sài Gòn
Tuổi trẻ của ông đã thuộc về ký ức chiến tranh không thể nào quên
Tự nhận mình là “viên sỏi sót lại trên chiếc sàng tử thần” khi mình còn sống sót trở về sau cuộc chiến tranh đầy mất mát hi sinh của đồng đội, “viên sỏi” may mắn ấy đã đi qua những giây phút khủng khiếp nhất của chiến tranh để náu
Trang 32mình trong sự tĩnh lặng của đá Nhưng tận cùng sự tĩnh lặng ấy, ông như không thể thoát khỏi những hồi ức của chiến tranh Những hồi ức như một cơn mơ dài,
và cơn mơ sâu thẳm trong cõi tâm linh ấy là những giai điệu thơ ạt ào tuôn chảy như không thể dứt Làm việc nhiều, viết nhiều với một nội lực ghê gớm, ông kiệm lời và không nói nhiều hơn về mình ngoài công việc của một người biên tập thơ mẫn cán và bận bịu Khối lượng công việc đồ sộ của một người làm thơ
có tâm có tài đã nuốt chửng Nguyễn Đức Mậu trong những bận rộn thường nhật
ở một tòa soạn lớn, và ở Hội nhà văn Thành danh và từng trải, Nguyễn Đức Mậu chọn cho mình một lối sống lặng lẽ.Với Nguyễn Đức Mậu, khó nhất và đáng ngại nhất là khi nói về bản thân mình Ông sẽ không nói gì hơn khi đã lựa chọn thơ làm nơi ẩn náu của tâm hồn mình, những câu thơ sẽ nói hộ ông tất cả:
Thơ quả thật dễ dàng và nghiệt ngã
Từng thổi qua thành quách các vương triều
Thơ quả thật dễ dàng và nghiệt ngã
Cuộc đời cho tôi mắc nợ thêm nhiều
Dòng sông chảy tâm tình chưa cạn
Ngọn lửa bền, muối mặn hóa tình yêu
Tôi nghĩ gì viết gì giữa những trang giấy trắng
Bài thơ đầu tôi viết thuở yêu em
Hai mươi năm bạn bè xa lắc
Cánh chim chiều tan giữa chốn vô biên
Con đường dài đủ cho người bạc tóc
Vẫn một chùm hoa đời trẻ thêm
Khi mọi buồn vui trong lòng vơi cạn
Khi con tằm thiếu lá dâu xanh
Trang 33Tôi lo ngại những hạt xoàn giả tạo
Những câu thơ trang điểm của mình
1.2.2.3.Nhà thơ Vương Trọng
Nhà thơ Vương Trọng sinh ngày 1 tháng 8 năm 1943 Quê quán Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam Hội viên hội nhà văn Việt Nam, tốt nghiệp khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 15 tháng 11 năm 1965 Từng ở Bộ tổng tham mưu, trường Văn hóa quân
đội Từ năm 1974 chuyển về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội
Nhà thơ Vương Trọng cũng đạt được nhiều giải thưởng như giải thưởng cuộc thi
thơ của báo Văn nghệ 1969 Giải thưởng Bộ Quốc phòng 1984-1989 với tác phẩm Những ngày xa Các tác phẩm đã được xuất bản: Thơ người ra trận (1972), Khoảng trời quê hương (1979), Những ngày xa (1986)
Ông sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc làng Đông Bích, Đô Luơng, Nghệ An Nơi đó, những đứa trẻ lên cấp hai vẫn có thể mặc quần đùi đi chân đất 4-5 cây số để đến trường, nơi có lớp học là nhà tre, lợp gianh, vách nứa Kháng chiến chống thực dân Pháp, làng Đông Bích được chọn làm nơi đặt trụ sở của Hội Văn nghệ cứu quốc Liên Khu 4 May mắn được biết đến những văn nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước: Thanh Tịnh, Hoài Thanh, Chế Lan Viên khiến niềm đam mê và sáng tạo văn chương trỗi dậy trong tâm hồn của nhà thơ Vương Trọng lúc nào không hay Lên lớp sáu, Vương Trọng đã thuộc lòng cả tập thơ Truyện Kiều, dù còn nhỏ nhưng ông vẫn say sưa và thuộc từng lời có lẽ đó là một trong mạch thơ nuôi dưỡng nguồn thơ cho đến tận bây giờ như nhà thơ từng tâm sự Cuộc đời của ông như có duyên nợ với văn chương Hồi trước ông học rất khá các môn tự nhiên, mặc dù đã từng đi thi văn Đến khi thi đại học ông đã chọn thi Đại học Tổng hợp, khoa Toán vì nghĩ rằng mình học khá môn toán thì
Trang 34sẽ dễ đỗ hơn, và cũng vì muốn học một ngành khác với người anh trai của mình - lúc đó đang là giáo viên dạy văn Nhưng trong những ngày công tác thám mã của cục Quân báo, tại Ba Vì, Vương Trọng vẫn tranh thủ làm thơ, và thơ ông được công chúng, bạn đọc công nhận, được khẳng định trên văn đàn bằng những giải thưởng văn học có giá trị
Những kí ức chiến tranh vẫn luôn chảy - một dòng chảy bất tận trong tâm hồn nghệ sĩ của Vương Trọng Năm 1972, Vương Trọng vinh dự có mặt trong trận B52 trên bầu trời Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không như một trang phóng
sự bằng thơ, mang tính chất sử biên niên.Vương Trọng đã viết nên tác phẩm của mình dưới con mắt của một nhà thơ đồng thời cũng là của một người chiến sĩ chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc Những năm tháng chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn còn vang dội trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ đã thôi thúc
ông viết trường ca: Hà Nội của tôi Trái tim của nhà thơ là trái tim của một con
người nhạy cảm, là sự sẻ chia sâu sắc với những số phận con người.Vương
Trọng từng nói rằng: Tôi yêu Đỗ Phủ hơn Lý Bạch, yêu Nguyễn Du gấp nhiều
lần Hồ Xuân Hương bởi Đỗ Phủ, Nguyễn Du ngoài tài thơ ra còn có trái tim lớn biết đau nỗi đau của những cuộc đời bất hạnh Thơ không phải là thứ sinh ra cho người đời chơi chữ mà để chuyển tải nỗi lòng Bài thơ hay có khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận Yêu quê hương, sống
giản dị và cống hiến hết mình cho thơ ca là con người của nhà thơ Vương Trọng:
Nếu đời tôi dừng lại chốn tha hương
Tang lễ xin đừng làm với lễ nghi cấp tá
Đồng phục, súng, lưỡi lê tôi không lạ
Màu cờ kia sẵn trong máu tim tôi
Thi hài tôi sẽ trở lại với làng
Trang 35Trên sức lực bạn bè, xóm mạc
Những bàn tay lam nham cua cắp
Những bàn chân tập tễnh bước gai đâm
CHƯƠNG 2 CÁI TÔI CÔNG DÂN CỦA BA NHÀ THƠ ANH NGỌC, VƯƠNG TRỌNG, NGUYỄN ĐỨC MẬU
Có thể nói rằng thơ ca là những biểu hiện cảm xúc, suy tư, những khát vọng của con người nhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần của con người trước mọi hiện tượng xã hội và tự nhiên Cuộc trải nghiệm ấy diễn tiến trong suốt lịch sử nhân loại như một hiện tượng tinh thần đặc thù của con người, nhưng cũng là cuộc trải nghiệm thông qua mỗi cá nhân và được thể hiện bằng tiếng nói cá thể của mỗi nhà thơ - chủ thể trữ tình Cái tôi trữ tình như một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo trữ tình - tư tưởng này được quán xuyến
và khẳng định ở hầu hết các quan điểm lý luận Cái tôi trữ tình có thể được coi là
sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt tinh thần ấy đến người đọc Cái tôi trữ tình là hiện tượng tổng hợp các phương tiện cá nhân, xã hội, thẩm mỹ Bản thân những yếu tố cấu thành
Trang 36nó luôn trong trạng thái biến đổi, tác động và đặt cái tôi trữ tình trong một thế vận động thường xuyên và liên tục Hiện thực đời sống, cùng những vấn đề chính trị-xã hội là nguồn tác động khách quan và mạnh mẽ nhất đối với văn học nói chung và cái tôi trữ tình nói riêng Cách mạng tháng Tám cùng hai cuộc kháng chiến trường kỳ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một thực tế xã hội và tinh thần to lớn đưa đến sự hình thành một kiểu cái tôi trữ tình mới trong thơ ca, cùng sự vận động liên tục của nó song song với một thời đại đầy chấn động và thử thách Bên cạnh sự tác động của hiện thực cuộc sống, sự trưởng thành và phát triển của cái tôi cá nhân nhà thơ cũng đóng một vai trò quan trọng Cái tôi nhà thơ là yếu tố đầu tiên, cốt lõi của cái tôi trữ tình Với tư cách thi sĩ, nhà thơ sống cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội Những quan sát, nhận thức trải nghiệm bồi đắp liên tục cho nhân cách trữ tình
Cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp
và chống Mỹ có tác động to lớn đến đời sống tinh thần và nhận thức của con người Trước sự khốc liệt của chiến tranh cùng với tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường của quân và dân ta để giành lại độc lập tự do cho dân tộc đã có nhiều chuyển biến trong lý tưởng thẩm mỹ, quan điểm sáng tác của các nhà thơ và tất yếu của cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ luôn hướng về cái tôi công dân- cái tôi của những con người đang ngày đêm xả thân với đạn bom, là cái tôi mang trách nhiệm của một người công dân trước vận mệnh của quê hương đất nước,là cái tôi hòa cùng cái ta, mang tiếng nói chung, mang những tâm tư nguyện vọng chung của cả một dân tộc Như một lẽ tất yếu, khắc họa những nét chung trong giai đoạn này, các nhà thơ nói chung và ba nhà thơ nói riêng không thể bỏ qua hình ảnh người lính - nhân vật trung tâm của văn học, là điểm quy tụ mang tiếng nói của thời đại
Trang 372.1.Hình ảnh người lính qua cảm nhận của ba nhà thơ-chiến sĩ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu
2.1.1 Hình ảnh người lính chiến đấu ở chiến trường
2.1.1.1 Gương mặt và tội ác của kẻ thù
Khắc họa sự khốc liệt của chiến tranh, sự bạo tàn của đế quốc Mỹ các nhà thơ đã thể hiện thành công bộ mặt cũng như tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra Những tội ác và những khuôn mặt không có tình người chính là bằng chứng hữu hiệu nhất cho thấy đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân thù, dấy lên nỗi căm thù trong trái tim mỗi con người Việt Nam đồng thời khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là chính nghĩa, là sự đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm chủ vận mệnh của bản thân và dân tộc
Giai đoạn chống Mỹ cứu nước là giai đoạn mà đội ngũ sáng tác văn học có
sự trưởng thành vượt bậc Các nhà thơ có những cảm xúc về chiến tranh, về con người được nâng cao, khái quát, sâu sắc nhưng vẫn rất gần với hiện thực Gương mặt kẻ thù hiện lên trong thơ ca giai đoạn này vừa cụ thể, vừa khái quát Bộ mặt
kẻ thù như những bức tượng được đúc bằng xương, bằng thịt Bức tượng của những quỷ sứ khát máu người:
Mặt kẻ thù là mặt những xà lim
(Sóng Côn Đảo - Anh Ngọc)
Những mặt giặc gầm gừ như mặt sói
(Nửa chừng câu hát lượn - Vương Trọng)
Rừng U Minh hằn dấu chân bọn thú khát máu người
(Tổ quốc - Nguyễn Đức Mậu)
Chỉ bằng một câu thơ, các tác giả đã khắc họa đầy đủ về bộ mặt của kẻ thù nham hiểm Ba câu thơ được dẫn ở trên đều có cấu trúc tương tự như nhau: A là
Trang 38B, A như B Trong đó A là vế so sánh, còn B là vế được so sánh Không phải hoàn toàn vế so sánh lúc nào cũng xuất hiện, có thể nó bị ẩn đi chỉ có vế được so sánh được nói tới nhưng có thể thấy rằng để truyền tải một cách nhanh nhất, chân thực nhất, để người đọc hình dung dễ dàng nhất, ba nhà thơ đã tìm cho mình cách thể hiện khá thành công Cấu trúc các câu thơ mang những hình ảnh
so sánh và được so sánh này ta có thể bắt gặp rất nhiều trong các câu ca dao trong văn học dân gian Để những vần thơ gần gũi với người đọc, xoáy sâu trong tâm hồn của con người, việc sử dụng những cấu trúc quen thuộc của dân gian chính là một lợi thế cho người sáng tác Các câu thơ ngắn gọn nhưng lại có sức khát quát cao trong việc miêu tả, đồng thời lại dễ hiểu, dễ nghe Tuy nhiên, cùng một cấu trúc như nhau nhưng mỗi nhà thơ lại tìm cho mình những hình ảnh riêng
để khắc họa bộ mặt kẻ thù.Với Anh Ngọc, không ồn ào, tác giả lấy hình ảnh lao
tù làm biểu tượng cho kẻ thù, bộ mặt của kẻ xâm lược là sự đàn áp dã man những người tù cộng sản kiên cường Nhà tù Côn Đảo cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của bao thế hệ con người đã đi qua chiến tranh, giam hãm, tù đầy, cực hình tra tấn tàn bạo không còn nhân tính để bóp nghẹt ý chí, lòng quyết tâm của quân
và dân ta của kẻ thù vẫn nhức nhối mãi không nguôi trong tâm hồn của một thời
đạn bom ác liệt Hình ảnh những chiếc xà lim lạnh lùng, chắc chắn trong song sắt
nhà tù khiến cho người đọc có thể hình dung đầy đủ gương mặt của kẻ thù với bao mưu mô, bao thói bạo ngược, bất công đối với con người Với nhà thơ Vương Trọng, bộ mặt kẻ thù hiện lên là những con sói-bản chất độc ác và thú dữ của loài sói được hiển hiện ngay trên khuôn mặt của quân xâm lược Nếu như Anh Ngọc sử dụng hình ảnh để so sánh gián tiếp (mang ý nghĩa ẩn dụ) thì Vương Trọng lại dùng hình ảnh so sánh thật cụ thể, trực tiếp để vẽ lên bộ mặt của kẻ thù Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Mậu không chỉ khắc họa gương mặt của
Trang 39quân xâm lược mà ông còn vạch trần bản chất vô nhân tính của chúng Chúng không còn tình cảm của con người, chúng bây giờ chỉ là loài thú dữ khát máu người, thực hiện mưu đồ hủy diệt giống nòi, đất nước và quê hương ta Ngắn gọn, súc tích những câu thơ đã thể hiện đầy đủ bộ mặt quân xâm lược, bản chất
vô cùng thâm hiểm của kẻ thù, mặc dù vậy nhưng những câu thơ vẫn mang được sức khát quát cao, khắc họa thành công bộ mặt của quân thù
Hiện thực chiến tranh là vô cùng khắc nghiệt và ác liệt Thực dân Pháp vừa đi thì đế quốc Mỹ lại tới Nhân dân Việt Nam đã phải đối mặt với một cường quốc lớn mạnh trên thế giới về nhiều mặt cùng sự quyết tâm đến bạo tàn của chúng để tiêu diệt đất nước nhỏ bé này Mọi sự sống đều bị chúng tiêu diệt, những tội ác mà đế quốc Mỹ gây ra thấm đến tận xương tủy con người, không chỉ tàn khốc trong chiến tranh mà di chứng của nó vẫn âm ỉ gây nhiều đớn đau
về thể xác và tinh thần cho biết bao gia đình thế hệ trên khắp mọi miền quê hương đất nước.Tất cả đều bị giày xéo, chà đạp không thương tiếc:
Aí Tử, La Vang, Dốc Miếu, Cồn Tiên Tên đất tên làng biến thành tên cứ điểm Câu hát đò đưa chỉ còn trong kỉ niệm Chúng sơn nhãn hiệu USA
Chữ cái tiếng Anh ngang dọc những tường nhà
Phun thuốc độc vào những mùa hoa trái
Mồ mả ông bà vùi trong cỏ dại Đất thành khăn rằng rịt vết thương người Mỗi một hòn thấm một giọt máu rơi
(Khúc khải hoàn của đất đai - Anh Ngọc)
Trang 40Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã miêu tả khá rõ nét những tội ác mà kẻ thù gây ra Một lực lượng hùng hậu của những kẻ khát máu người đang gieo rắc chết chóc đau thương, những bầy cọp biển, trâu biển như muốn ăn tuơi nuốt sống
cả con người và đất nước này Sự liệt kê các địa danh tạo nên sự mở rộng của không gian khiến người đọc cảm nhận được bước chân và tội ác của quân xâm lược đang giày xéo, hoành hành trên khắp thôn cùng ngõ hẻm Những miền đất yên bình với những câu hát ru của mẹ, của bà, những câu hò lao động, những câu hát đối của các đôi trai gái đang yêu không còn nữa Giờ đây, quá khứ êm đềm chỉ còn trong kỉ niệm, cuộc sống hiện tại đã bị bom đạn chiến tranh hủy diệt, tàn phá không thương tiếc của bọn thú khát máu người Những gì thiêng liêng nhất, được trân trọng nhất cũng bị vùi lấp, tất cả đều ngập tràn trong máu và nước mắt đau thương của những con người mang kiếp nô lệ đọa đầy Để thực hiện mưu đồ của mình, đế quốc Mỹ không từ một thủ đoạn nào, chúng cảm thấy hả hê, sung sướng trước những mất mát đau thương của chúng ta:
Sau tiếng nổ mở ra man rợ
Như miệng kẻ thù cười trong gạch vỡ
Đỏ máu người hay đỏ đất ba-dan?
(Hố bom trong vườn- Vương Trọng)
Sự đối lập gay gắt giữa ta và địch càng khắc họa rõ hơn tội ác mà kẻ thù gây ra Chúng ta dựng xây thì chúng phá hủy, chúng ta yêu chuộng hòa bình thì chúng gieo chết chóc tai họa cho đồng bào và nhân dân ta Sau những đổ vỡ, mất mát của ta là tiếng cười man rợ của kẻ thù trước cảnh lầm than, tang tóc, máu chảy thành sông, ngấm vào từng tấc đất của biết bao những người dân vô tội Sự sống của con người và thiên nhiên được tạo hóa ban tặng, đó là quyền tự do của