Với Anh Ngọc, tình yêu cuộc sống và con người trong thơ ông luôn cháy bỏng dạt dào đến tận cùng của trái tim. Xét về một khía cạnh nào đó, Anh Ngọc dường như giống với nhà thơ Xuân Diệu - một con người yêu hết mình, sống hết mình và cũng nhạy cảm hết mình với cuộc đời. Trong những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh, ngoài tình yêu quê hương đất nước, Anh Ngọc cũng viết rất nhiều về tình yêu đôi lứa, những xúc cảm riêng tư của chính bản thân mình.
Con người ta sau khi cống hiến hết mình, dâng hiến mình cho sự nghiệp chung, đến một khoảng lặng nào đó, họ cần trở về với những khuất lấp trong tâm hồn, những tâm sự trở trăn của chính mình:
Em hãy nhặt dưới chân em chùm đau khổ Và tình anh tan nát một mùa yêu
Nếu em muốn hãy vứt chùm quả này qua cửa sổ Để lòng anh trong đó cũng rơi theo.
(Chùm quả rụng-Anh Ngọc)
Tình yêu là thứ tình cảm diệu kì của cuộc sống. Nó khiến con người cảm thấy hạnh phúc ngập tràn, nhưng cũng có lúc thấy đau khổ khôn nguôi. Khi đất nước ai ai cũng mưu cầu việc lớn thì những quẩn quanh tình cảm con con này dường như thật là phi lý. Nhưng chính điều ấy mới làm nên bức chân dung đầy đủ nhất về con người Anh Ngọc - những quãng đời hào hùng lẫm liệt xen lẫn cả những phần đời vụn vặt bé nhỏ trong tâm hồn. Anh Ngọc đã từng nói: Tôi muốn mở cửa căn buồng của tâm hồn tôi cho bạn bước vào, cái căn buồng trong đó của cải xếp lẫn cùng rác rưởi mà chính tôi đôi lúc nhìn vào còn ngượng ngập. Nó chính là cái phía lồi lõm bên kia mặt trăng bấy nay còn dấu kín trên bức chân dung tinh thần của riêng tôi. Nó không đẹp như cái phía vẫn phô ra - dĩ nhiên, nhưng thiếu nó, bức chân dung sẽ không hoàn chỉnh.
Tình yêu trong thơ Anh Ngọc là nơi ấp ủ niềm vui nhưng nhiều hơn hẳn phải là tiếng lặng thầm đau đớn. Thiên hạ vẫn thường nói, niềm vui chóng quên, nỗi buồn thì còn lại, thơ tình đồng nghĩa với thơ thất tình, tiếng hát xúc động nhất lại là tiếng khóc. Đọc thơ ông, người ta thấy một trái tim đau đớn vì yêu, cào xé đến nghẹn thở bởi nhịp đập của tình yêu. Một tình yêu lặng thầm trong tuyệt vọng, đơn côi của chàng trai dành cho cô gái. Yêu em trong âm thầm lặng lẽ, anh chỉ còn biết gặm nhấm đau khổ trong trái tim. Và không một lời oán trách nếu tình yêu dành cho em không được chấp nhận để lòng anh tan nát một mùa yêu. Anh Ngọc say đắm với tình yêu như ngọn lửa mãi chẳng thể lụi tàn, những giận hờn, những dằn vặt, đau đớn trở trăn về tình yêu cứ da diết trong thơ:
Bờ đê, bờ đê Đâu chỗ ta ngồi Cỏ may tua tủa May xuống đất May lên trời Cỏ may ơi
Hãy may quần người khác Đừng may quần ta
Ai nhặt?
(Cỏ may- Anh Ngọc)
Những rung động tinh vi nhất cứ ào ạt tuôn ra trên mặt giấy. Nhịp thơ gấp gáp dồn dập như chính nhịp đập của con tim. Em đã xa tôi nhưng những kỉ niệm của tình yêu vẫn tươi nguyên vẹn tròn và chân thật đến thơ ngây để lòng tôi vẫn cứ xao xuyến, bồi hồi. Nơi bờ đê hẹn hò năm cũ, dấu vết của tình yêu chết đi còn để lại những vần thơ như mộ chí trên đường, trên mộ chí cỏ đã xanh và hoa đồng
đã nở, khắc sâu trong tâm khảm, lay động bao thế hệ con người. Nếu Hữu Loan chọn màu tím hoa sim, một màu tím chung thủy của tình yêu, một màu tím ngắt nhức nhối khôn nguôi về cái chết của người vợ nơi hậu phương thì Anh Ngọc lại chọn cho mình bông hoa cỏ may. Một loài hoa nguyên sơ, mỏng manh yếu đuối nhưng cũng mạnh mẽ đến lạ kỳ như tâm hồn nhà thơ. Anh Ngọc say đắm khao khát mãnh liệt trong tình yêu để rồi cũng đau đớn, yếu đuối khi cô đơn, nhói đau khi bơ vơ, hoang vu trong trái tim nhiều xúc cảm. Những bông hoa cỏ may từng gắn kết đan cài tình yêu đôi lứa nay như hàng vạn mũi tên đâm vào lòng kẻ si tình khi kỉ niệm cứ ùa về trong sâu thẳm tâm hồn. Những gai cỏ may nhọn hoắt cứ theo tháng theo năm may vào lòng kẻ thất tình bao buốt giá thương đau. Những bông hoa vẫn cứ vô tình vươn mình nhọn hoắt, dắt hoài bao kỉ niệm vơi đầy của mối tình mơ ước khát khao. Hoa vẫn cứ mọc, lá vẫn cứ xanh nhưng chỉ còn lại một mình chơ vơ trước cuộc đời trống vắng đơn côi. Chỉ còn lại một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc, những đau đớn của hàng triệu chiếc gai đâm bây giờ “ai nhặt”, ai là người sẽ sẻ chia những niềm vui nỗi buồn cùng ta trong suốt cuộc đời này. Câu thơ đứng riêng rẽ một mình như thách thức đố tìm, như giật mình thổn thức bởi tình yêu đã ra đi không bao giờ trở lại, thấy mình trơ trọi, lẻ loi gợi một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến trong lòng người đọc.
Nhạy cảm trước cuộc đời, cháy bỏng trong tình yêu với một trái tim pha lê mong manh dễ vỡ, tình yêu trong thơ Anh Ngọc là cảm thức của chia ly, của những nhớ nhung tha thiết yêu thương:
Ôi tiếng loa nhói giữa lòng anh Máy bay địch cách ba mươi cây số Mà em ơi tình ta giờ này
(Máy bay địch cách ba mươi cây số)
Tình yêu vẫn cứ da diết ngập tràn trong trái tim nhà thơ dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhịp đập của con tim không ai có thể lý giải nổi bởi nó đâu theo những quy luật thông thường. Đứng trước cái chết có thể đang kề cận người ta vẫn yêu, vẫn liều mình cho tình yêu và chết cho tình yêu. Chuyện tình bất hủ Romêo và Julyet chứng minh sức sống mãnh liệt và bất diệt của tình yêu. Khi cận kề và đối mặt với cái chết, khi bom đạn đang dội trên đầu cũng không đáng sợ, không lo âu, không khắc khoải bằng sự xa cách người mình yêu. Con người có thể sống, có thể chiến đấu và hi sinh nhưng nỗi nhớ, sự chia ly khiến người ta cảm thấy bồn chồn và day dứt. Anh Ngọc luôn sống thật với xúc cảm của mình, muốn phơi trải lòng mình. Mỗi con người đều có những nỗi niềm riêng, trái tim sâu lắng đa sầu như Anh Ngọc hiển hiện trong thơ tình yêu là nỗi cô đơn rợn ngợp, nỗi sợ hãi của chia ly, xa cách. Tình yêu là những rung động không ai có thể nắm bắt, nó có trước cả ý thức con người, nó tuân theo nhịp đập của con tim. Những người đang yêu luôn khao khát được ở bên nhau, khổ đau khi phải cách xa:
Tình yêu em như một chuyến tốc hành Tình yêu anh như một sân ga nhỏ Sân ga xếp tàu không kịp đỗ Tàu qua rồi sân ga ơi chơ vơ
(Hải Phòng –Anh Ngọc)
Nói đến tình yêu, thơ Anh Ngọc là sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Nếu Xuân Quỳnh chọn hình ảnh con thuyền và bến đỗ thì Anh Ngọc chọn sân ga và những chuyến tàu. Những dự cảm trở trăn về tình yêu của Anh Ngọc được thể hiện qua bước đi của không gian và thời gian. Một chuyến tàu tốc hành với một
sân ga nhỏ. Không gian “anh” nhỏ hẹp không chứa đựng nổi chuyến tàu “em”, thời gian em ở lại sao trôi đi quá nhanh và chóng vánh khiến anh chưa kịp thổ lộ tình yêu để rồi còn lại ta bơ vơ, ngỡ ngàng. Cảm thức về sự trôi chảy của thời gian, không gian gợi tả về nỗi cô đơn, sự chia lìa trơ trọi của con người trong tình yêu. Hội ngộ và chia ly là quy luật muôn đời của tạo hóa nhưng với trái tim của người đang yêu sự hội ngộ chưa bao giờ là đủ, những phút giây ở bên người yêu sao nhanh qua vội vã chỉ còn lại một mình lạc lõng, chơ vơ trong ốc đảo hoang vu của tâm hồn. Cảm nhận những sâu lắng về cuộc sống và tình yêu, thơ Anh Ngọc là những xúc cảm chân thật nhất mà người đọc có thể tìm thấy bao kỉ niệm mộng mơ, trong trẻo ngây thơ của tình yêu nhưng cũng có những tiếng khóc lặng thầm trong đau đớn được vắt ra từ trái tim của một con người yêu hết mình, sống hết mình, rung động hết mình trong cuộc sống.
Dù vươn tới tất cả các hình ảnh trong cuộc sống, mỗi một nhà thơ đều trở lại với một số những hình ảnh quen thuộc, có thể là sự tự ý thức cũng có thể là vô thức.Thể hiện những khuất lấp trong tâm hồn nhiều khao khát đam mê, dữ dội và say đắm trong trái tim-biển như một lựa chọn phù hợp với con người Anh Ngọc:
Anh sẽ đến cùng em như con tàu cập bến Cánh buồm đi trong nắng gió như say Anh sẽ đến cùng em trong rì rào sóng biển Rợp chân trời chấp chới hải âu bay
(Tình yêu ra biển-Anh Ngọc)
Một tâm hồn mênh mông trải rộng đất trời như mặt biển trong xanh vươn tới tận chân trời. Anh Ngọc mãnh liệt dữ dội như những đợt sóng ngầm của đại dương sâu thẳm với nỗi nhớ nhung khao khát cồn cào cứ trào dâng hết lớp này
đến lớp khác không bao giờ vơi cạn. Dù trải qua bao muôn trùng sóng gió và cách trở thì tình yêu vẫn cháy bỏng dạt dào như cách buồm kia vẫn vượt muôn trùng nắng gió, vẫn say sưa trở về bến đỗ của mình. Tình yêu có lúc ồn ào, rực rỡ như sóng biển rì rào, như hải âu tung cánh rợp cả chân trời để kiếm tìm tổ ấm và hạnh phúc lứa đôi, có lúc lại là sự chờ đợi mỏi mòn, khắc khoải trong cái ảm đạm, rợn ngợp của không gian hoang vắng hoàng hôn: Em đứng đợi sao trời rơi trong mắt/Hải cảng sương chiều bay trắng hoàng hôn, cái dáng đứng bất động hay là nỗi nhớ mong mỏi mòn như hóa đá với đất, với trời để ánh sao trời rơi trong mắt em hay những giọt lệ đang ngóng trông ngày đêm thương nhớ người yêu ngập tràn cả vũ trụ. Màn sương trắng xóa không gian làm trái tim lạnh buốt, tái tê trong nỗi cô đơn.
Những vần thơ tình yêu là cảm xúc sâu lắng, những rung động chân thật của trái tim nhạy cảm Anh Ngọc. Một trái tim dễ bị tổn thương, mẫn cảm với nỗi buồn về sự chia ly, nỗi cô đơn, sự hợp tan như ám ảnh trong tâm hồn nhà thơ:
Tình em làm bến đỗ Tình anh như con tàu
Hai bờ đại dương giờ ta cách xa nhau Giữa muôn trùng là một cơn bão tố...
(Ý nghĩ cuối cùng về cửa biển- Anh Ngọc)
Càng đắm say khao khát, con người càng rơi vào bi kịch khi mộng ước không thành. Những đổ vỡ, cách trở của tình yêu xuất hiện khá nhiều trong thơ Anh Ngọc. Bao sân ga nhỏ hẹp, bến đỗ chờ trông nhưng những con tàu vẫn biệt vô âm tín để người ở lại chỉ còn biết võ vàng ngóng đợi trong vô vọng giữa dòng đời. Thơ cũng như người, tình yêu trong thơ dù hạnh phúc hay khổ đau, người đọc vẫn cảm nhận được một giọng thơ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Giọng thơ
không ngang tàng phá phách, ồn ào và dữ dội. Nó như một bản hòa tấu của tiếng gió thoảng qua nhưng đem theo thứ hương thơm ngào ngạt khó phai mờ. Bản hòa tấu bởi những thanh âm của các nốt trầm mang âm hưởng xao xuyến bâng khuâng, nhưng khi khúc nhạc ấy kết thúc, người ta mới nhìn thấy bao trở trăn day dứt, bao quằn quại đau đớn, bao xúc cảm dâng trào...Đấy chính là sự thành công trong thơ Anh Ngọc, nhẹ nhàng sâu lắng, lắng đọng lại trong tâm hồn độc giả dư vị của những cảm xúc chân thật nhất như chính mình vừa được nếm trải. Thơ ông không tuôn chảy như thác ghềnh mạnh mẽ, nó là dòng suối mát lành cứ thấm dần, thấm dần để mãi sau này ta mới thấy được vị ngọt ngào lan tỏa. Phải chăng, chính cái điềm tĩnh, cái hào hoa của con người Anh Ngọc đã lặn vào trong thơ ông tự nhiên như cây đời vẫn mãi xanh tươi tự thuở nào.
Với một trái tim đa cảm, Anh Ngọc luôn sống hết mình, những rung động của tâm hồn đã kết tinh vào trong thơ bao sắc màu kì diệu của cuộc sống. Tình yêu trong thơ Anh Ngọc da diết thương yêu thì tình cảm gia đình trong thơ ông cũng tha thiết, ân cần:
Đường trơn không ếch cũng vồ Gặp cây cầu khỉ bố bò như con Ổi rừng chát mấy cũng ngon
Thấy con bướm đậu giống con bố rình Thơ vui bố gửi chút tình
Nhớ con nên lại thấy mình giống con.
(Thơ vui tặng con)
Những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh, Anh Ngọc cùng bao người con Việt Nam đã lên đường nhập ngũ. Bỏ lại phía sau mái nhà đầm ấm, mẹ già, vợ trẻ, con thơ, Anh Ngọc dấn thân nơi chiến trường bom đạn. Cuộc
chiến đấu trường kỳ và gian khổ, khiến bao gia đình phải tan tác, chia lìa. Nỗi nhớ thương tràn ngập trong tâm trạng của cả kẻ ở và người đi. Bài thơ Anh Ngọc viết được đề tặng cho đứa con trai đầu lòng của mình là bé Anh Quân, một tình cảm chan chứa dạt dào của người cha khiến ở đâu, làm gì, hình ảnh đứa con cũng xuất hiện choán ngợp cả tâm hồn. Hình ảnh đứa con bé bỏng đang chập chững tập đi vẫn còn chưa vững, ngã lên rồi ngã xuống khiến người cha khi gặp đường trơn lại cứ nghĩ mình đang tập đi như con để rồi phải “vồ ếch”, gặp cây cầu khỉ không thể đi thẳng được, bố cũng phải giống con bố bò. Những bước đi đầu tiên, những thay đổi đầu tiên không chỉ có sự đợi chờ của người mẹ mang nặng đẻ đau mà còn có cả sự ngóng trông của người cha cũng đếm ngày đếm tháng mong con khôn lớn, trưởng thành. Mỗi một giai đoạn phát triển của con như ăn sâu trong trái tim cha, những giây phút ấy, khoảnh khắc ấy thật ngọt ngào và hạnh phúc biết bao nhiêu của các ông bố, bà mẹ khi chứng kiến đứa con mình đang ngày một lớn khôn. Tất cả tình thương yêu, nỗi nhớ nhung đều dành cả cho đứa con thân yêu của mình. Tình cảm cha con trong thơ ca được mỗi nhà thơ khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng với Anh Ngọc, bài thơ viết cho bé Anh Quân cho ta thấy sự gần gũi, vui tươi, nhưng hàm chứa bao tình cảm lớn lao, mênh mông, dào dạt của người cha. Tự nhận mình giống con thể hiện một tình yêu vô bờ, tình yêu không gì có thể nói hết được, chỉ cảm nhận được bằng những rung động sâu sắc trong trái tim của nhà thơ.
Yêu thật-Đau thật-Viết thật, thơ Anh Ngọc là những trở trăn, day dứt của một trái tim đa cảm, đa sầu trước cuộc đời và con người. Những nghĩ suy, những cảm nhận về niềm vui, nỗi buồn dường như cũng nhạy cảm hơn và nhanh hơn trước thời cuộc. Khi cuộc chiến tranh còn chưa kết thúc, Anh Ngọc đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn, người lính chỉ quen với rừng già, chiếc võng đơn sơ tự thấy
mình lạc lõng. Cái tâm trạng này ta sẽ bắt gặp rất nhiều trong thơ sau 1975 khi viết về cuộc sống của người lính sau chiến tranh:
Lần đầu về với Sài Gòn Loay hoay tìm nơi mắc võng Nhìn bốn bức tường nhẵn bóng Thương tình chẳng nỡ đóng đinh.
(Nơi mắc võng)
Cái lạ lẫm của phố phường hào nhoáng khiến những con người đã bao năm chinh chiến nơi rừng hoang, sương muối bỗng trở nên thấy cô đơn. Không còn không gian công cộng, hào hùng và oanh liệt, con người trở về với một không gian riêng tư trong thế giới nội tâm phức tạp. Phản ánh những mặt khuất lấp trong tâm hồn khiến cuộc sống hiện lên với nhiều bình diện, đa chiều. Khi con người đang ở trong một môi trường quen thuộc thì sự đổi thay nhanh chóng khiến cho họ cảm thấy chênh vênh. Người lính bao năm chịu gian khổ hi sinh, gia tài bé nhỏ chỉ là chiếc ba lô và những kí ức của núi rừng bom đạn. Những