Nguyễn Đức Mậu-cái tôi nồng hậu, khỏe

Một phần của tài liệu Đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (Qua Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng (Trang 118)

Cuộc kháng chiến trường kì ba mươi năm gian khổ khiến bao gia đình phải cách xa, ly tán. Trong không khí chung của thời đại mang âm hưởng hào hùng mạnh mẽ, văn học thường ít đề cập tới những tình cảm riêng tư, yếu đuối ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Tuy nhiên đến những năm 70 ta có thể nhận thấy, văn học đã gần như hoàn tất sứ mệnh lịch sử của mình. Nhu cầu bộc bạch những tâm sự, những nỗi niềm về cuộc đời của các nhà văn, nhà thơ đã xuất hiện khá nhiều. Lẽ dĩ nhiên, cái tôi riêng trong giai đoạn này hầu hết vẫn chỉ là những phụ lưu, chi lưu trong dòng chảy chính mang âm hưởng sử thi còn đậm nét của không khí thời đại.

Dù con người trong hoàn cảnh sống như thế nào thì nỗi nhớ mong về người thân, về gia đình khi xa cách luôn cồn cào nơi trái tim kẻ ra đi. Khi đất nước đang bị giày xéo trước bàn tay kẻ thù, con người phải dằn lòng trước mọi nỗi niềm riêng. Nhưng trong một góc khuất nào đó, những xúc cảm riêng tư vẫn cứ ùa về trong sâu thẳm tâm hồn:

Những ngày gần anh thường đến thăm em Gần nhau thế,vẫn có gì thiếu hụt

Tính nhỏ hẹp chen vào ta lén lút:

Ngày không gặp nhau cảm thấy ngày dài.

(Những ngày gần, những ngày xa)

Một tình yêu nồng nhiệt đến say mê. Con người ta khi đang yêu có bao giờ thấy là đủ khi ở bên cạnh người yêu. Nỗi cảm thức về thời gian như được cân đong đo đếm từng phút giây. Những tháng ngày bên cạnh người yêu, tác giả dường như chưa thỏa nỗi nhớ mong, chưa cảm nhận được hết hạnh phúc đủ đầy của tình yêu bởi bước đi của thời gian sao mà nhanh đến thế. Có lẽ với người

đang yêu, những giây phút ở bên nhau không bao giờ là đủ. Dũng cảm và chân thật với những nghĩ suy và xúc cảm của mình, Nguyễn Đức Mậu tự nhận mình là người ích kỉ, nhỏ hẹp bởi dường như trong tâm hồn nỗi khao khát tình yêu, mong ước được gặp người yêu luôn khắc khoải trong trái tim nhà thơ. Tất cả mọi thứ xung quanh hình như không có gì là quan trọng nữa, với người đang yêu chỉ có một cảm xúc đang dâng trào là được ở bên người yêu, tận hưởng những phút giây nồng nàn của tình yêu. Tình cảm dành cho người yêu, người thân trong những năm tháng chiến tranh là nỗi niềm của nhiều con người, nhiều thế hệ. Nhưng nỗi niềm riêng tư ấy nếu có được bộc bạch trong thơ cũng được xếp vào hàng thứ yếu, nỗi nhớ và những khao khát riêng tư ấy bao giờ cũng được nén lại hoặc không thì biến thành sức mạnh, là động lực để người lính tiếp tục chiến đấu. Đôi lúc phải lên gân để giấu đi những xúc cảm riêng tư, để hòa mình vào nhịp sống của thời đại. Như một quy luật tất yếu của cuộc sống, bản thể con người là sự tự ý thức cái tôi cá nhân, khi “gồng mình” đến một lúc nào đó, ở trong sâu thẳm của tâm hồn, mỗi con người đều muốn giãi bầy những nỗi niềm và tâm sự của mình trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu cũng vậy, sau những bài thơ mang âm hưởng hào hùng chiến tranh, nhà thơ trở về với những xúc cảm chân thật của trái tim để lắng nghe nhịp đập tâm hồn:

Cánh chuồn mỏng, dập dờn bay Tưởng như nối được nơi này nơi kia Gấp kèn cha thổi cha nghe

Ngắt đôi lá mỏng gửi về nguồn sông

(Nói với con)

Đó là nỗi nhớ mong khắc khoải của một người cha ra đi khi con chưa chào đời. Năm tháng cứ nối tiếp dài, giờ con đã lớn khôn khiến trong tâm tư cha lúc

nào cũng mong ước, mường tượng được về với con. Khao khát mãnh liệt như muốn xóa nhòa đi không gian và thời gian xa cách lúc nào cũng thường trực trong lòng người cha. Muốn thổi kèn cho con nghe, muốn trở về bên kia sông để nhìn thấy con chập chững tập đi, bi bô những tiếng nói đầu tiên gọi cha khiến cho cha miên man trong dòng suy tưởng. Mong ước giản dị sao mà khó quá để cho cha ngồi đây một mình ôm ấp nỗi nhớ mong, đợi chờ khắc khoải về nơi con. Một trái tim với những xúc động chân thành, cháy bỏng nồng hậu dành cho gia đình của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu hiện lên trong thơ cho ta thấy một tình yêu, một tâm hồn dung dị, chân thật của tác giả.

Chiến tranh để lại những vết thương lòng như một nỗi ám ảnh day dứt của bao thế hệ đã đi qua. Với Nguyễn Đức Mậu không cần phải khi chiến tranh đã lùi xa, những trăn trở đau đớn về những mất mát hi sinh, về sự sống còn, được mất đã trở đi trở lại trong thơ ông. Hình ảnh những người đồng đội ra đi nơi bom đạn ác liệt của cuộc chiến đã in đậm trong trái tim nhiều thương yêu và đôn hậu của nhà thơ. Khảo sát các tập thơ của Nguyễn Đức Mậu trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều những bài thơ ông viết về sự mất mát hi sinh, về những trăn trở trong tâm hồn khi bao đồng đội đã ngã xuống cho mảnh đất này. Những bài thơ như Nấm mộ và cây trầm, Tìm đạn, Tưởng nhớ số hai, Những vỏ đạn còn lại, Khóc một người chiến sĩ đã hi sinh...là sự tri ân, là nỗi niềm thổn thức của một trái tim nhiều dằn vặt, đầy thương cảm. Đằng sau cái dáng đứng Việt Nam, cái hùng tráng oanh liệt của người đã chết là những giọt nước mắt lăn tròn trong tâm hồn nhà thơ, là cảm nhận về nỗi cô đơn, nỗi ân hận của kẻ còn sống với những người đã khuất:

Trên vai tôi mang cả vết thương Hùng Giọt máu nóng thấm vào tôi nhức nhối

Lau mặt Hùng, vuốt hai tròng nước mắt Lần cuối cùng ôm đồng đội trong tay

(Tưởng nhớ số hai)

Những năm tháng chiến tranh, con người ta thường lảng tránh khi nói và viết về cái chết, những đau đớn, xót xa của người còn sống phải dằn lòng xuống để tiếp tục vững bước trên con đường giải phóng quê hương. Âm hưởng bi tráng luôn hiện lên trong thơ với cả người sống và người đã chết, người chết thấy oai hùng, còn kẻ đang sống phải gồng mình để mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn, không được ủy mị yếu đuối trong những giây phút nhiều khó khăn này. Những ẩn ức chiến tranh làm sao có thể dễ quên đến thế, con người ta có thể không nói ra bởi còn nhiều điều phải lo toan, phải gánh vác nhưng sâu thẳm mỗi tâm hồn vẫn khắc khoải bao đau đớn khôn nguôi. Và với một trái tim lớn như Nguyễn Đức Mậu, một con người sống thật với những suy tư trăn trở của tâm hồn, những đau đớn, xót xa, giằng xé về sự mất mát quá lớn luôn đau đáu để rồi bật trào thành tiếng khóc nghẹn ngào trong thơ ông:

Những vỏ đạn nằm trên cỏ lặng im Đủ khiến tôi gọi tên đồng đội

Đủ khiến tôi hình dung ra mặt thằng Chiến, thằng Minh mặt mày sạm khói Tôi vẫn nghe tiếng nổ vọng về.

(Những vỏ đạn còn lại)

Bao xúc động cứ thế ùa về chảy tràn trong câu chữ như một sự thúc bách khiến nhà thơ phải nói, phải viết, phải giãi bầy những day dứt của lòng mình. Những cái tên rõ ràng và cụ thể trong thơ cho chúng ta cảm nhận được nỗi đau còn nguyên vẹn, những vết thương lòng vẫn ngày đêm âm ỉ chảy máu trong trái

tim nhà thơ. Chân dung khuôn mặt của những người đồng đội cứ in sâu trong tâm khảm của người đã sống như nỗi ám ảnh không thể nguôi ngoai. Lời thơ xuống dòng đột ngột như tiếng nấc nghẹn ngào, như phút giây lặng ngừng cả không gian và thời gian xoáy sâu trong tâm tưởng để tưởng nhớ về những người đã khuất.

Nói về những mất mát đau đớn trong chiến tranh với những rung động những xúc cảm chẳng bao giờ vơi cạn, ất cả là nỗi trở trăn day dứt của một trái tim luôn sống, luôn nghĩ hết mình cho người khác của tác giả. Một con người luôn trọn vẹn trước sau:

Chúng mình có ở cách xa nhau Một thước đất sao Hùng không nghe mình gọi...?

Một thước đất hóa khoảng trời vời vợi Từ nay mình thương nhớ Hùng hơn xưa.

(Tưởng nhớ-Nấm mộ và cây trầm)

Một khoảng trống trong thơ hay khoảng trống vắng trong lòng tác giả. Những dấu chấm, những câu hỏi không một lời đáp lại bởi sự cách biệt âm dương, nỗi cách xa không bao giờ có thể gặp lại khiến con người ngậm ngùi chua xót. Cái khoảng cách không gian chỉ là một thước đất mà sao cứ vời vợi cả một khoảng trời như thách thức, đố tìm con người ta đến thế. Để rồi bao nỗi nhớ mong cứ đong đầy thêm theo tháng, theo năm khiến người còn sống cứ cồn cào da diết một nỗi niềm khó tả. Bao day dứt cứ đeo đuổi nhà thơ để tâm hồn vẫn ngày đêm vật lộn với chính mình về những kí ức chiến tranh, những mất mát quá lớn không gì có thể bù đắp nổi. Kẻ ra đi đã yên giấc nghìn thu, chỉ còn người ở lại tê tái trong nỗi cô đơn cuộc đời không còn ai để chia sẻ những vui, buồn của

cuộc sống. Bao ẩn ức của chiến tranh, những mất mát của quá khứ có lẽ theo tháng năm cũng dần nguôi ngoai trong tâm hồn con người. Nhưng với trái tim đôn hậu như Nguyễn Đức Mậu, những xúc cảm về tình người chẳng thể nào phai:

Mày hi sinh bốn năm rồi tao gặp Trong giấc mơ còn nóng ấm bàn tay Trong giấc mơ nụ cười của mày Đến với tao chảy thành nước mắt

(Khóc một người đồng chí đã hi sinh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người ta thường nói thời gian là phương thuốc hữu hiệu để xoa dịu những vết thương. Nhưng với Nguyến Đức Mậu, bốn năm hay nhiều năm sau nữa những hình ảnh của chiến tranh, những vết thương, những tổn thất, những mất mát vẫn đau đớn không thôi trong lòng nhà thơ. Một trái tim nồng nhiệt thương yêu, day dứt trước số phận con người trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai vẫn cứ ngổn ngang trong tâm trạng nhà thơ. Khi cuộc sống trở về với yên bình, tạm yên tiếng súng, con người ta đáng ra sẽ nhanh quên quá khứ hoặc ít ra cũng xếp nó vào một góc rất kĩ của tâm hồn, sẽ sung sướng và vui vẻ cảm nhận cuộc sống mới đang tràn ngập. Nhưng ngược lại, với Nguyễn Đức Mậu, một người nghệ sĩ dằn vặt với cuộc đời, một người lính son sắt thủy chung tình đồng đội thì dường như những thứ ông được hưởng ngày hôm nay được đánh đổi bằng cái chết của đồng đội. Sự mất mát này khiến nhà thơ cảm thấy hụt hẫng, đau đớn, xót xa như chính mình có lỗi. Cái day dứt ấy bám riết lấy tâm hồn của nhà thơ trong cuộc sống và ngay cả trong giấc mơ. Nỗi nhớ và cả chút gì ân hận trong cuộc đời như một câu hỏi lớn-sự lựa chọn giữa cái sống và cái chết, giữa mất và còn, đồng đội

mình đã bao người hi sinh để cho ta được sống, để kẻ sống trên thế gian này cảm thấy đau đớn, dày vò, nuối tiếc và cả sự cô đơn tràn ngập trong tâm hồn:

Giá mày sống một giờ khi ngừng súng chiến tranh Đạp xe cùng tao đến nhà bè bạn

Uống với nhau một cốc cà phê nóng

Đến Quảng trường xem đất nước duyệt binh.

(Khóc một người đồng chí đã hy sinh)

Cái ước ao sao mà thấm thía nỗi đau khiến người ở lại phải rơi nước mắt. Trở về với cuộc sống đời thường, con người nghệ sĩ và người lính Nguyễn Đức Mậu cảm thấy bơ vơ,cô đơn và dường như hạnh phúc cũng có gì không trọn vẹn khi mất đi người bạn của mình. Sử dụng ngôn ngữ nói trong thơ ca, cặp xưng hô “mày- tao” khiến lời thơ chân thành, giản dị, gần gũi và thân thiết bao nhiêu. Dung dị trong tâm hồn, chân thật trong xúc cảm, thơ Nguyễn Đức Mậu đi vào lòng người đọc bởi những rung động của một con người tha thiết yêu thương.

Với một trái tim tràn ngập yêu thương, những bài thơ của Nguyễn Đức Mậu hướng tới những mất mát, đau đớn của số phận cá nhân con người mang giá trị nhân đạo sâu sắc trong cuộc sống. Đọc thơ ông ta thấy một tâm hồn rộng mở để đón tiếng đời và tiếng lòng của cuộc sống và con người trong thơ:

Sau cuộc chiến tranh còn gài lại bãi mìn Nghe đất gọi, anh làm người tháo gỡ Cuộc chiến tranh đi qua anh lần nữa Anh: người cuối cùng diệt nó ở nơi đây.

(Người gỡ mìn)

Hậu quả của chiến tranh vẫn còn để lại, có những con người đang ngày đêm cần mẫn, miệt mài chiến đấu trong lặng lẽ và âm thầm. Trong cuộc sống

bình yên của ngày hôm nay, đâu đó vẫn có những con người đã ngã xuống cho hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy của đất nước và con người. Khi chiến tranh qua đi, con người đang phơi phới tận hưởng niềm vui thì tâm hồn, trái tim nhà thơ lại hướng tới những trở trăn, những bất hạnh của bao con người xấu số. Ba mươi năm chiến tranh khiến nhiều người phải hi sinh, hậu quả chiến tranh để lại vẫn hàng ngày hàng giờ cướp đi sinh mạng của bao con người. Họ đang âm thầm chiến đấu với những kẻ thù vô hình để đem cuộc sống yên ấm cho bao con người. Để có được cuộc sống bình yên đã bao người phải ngã xuống hi sinh, có những người vui sau, hưởng hạnh phúc sau mọi người, chịu mọi gian lao, nguy hiểm về mình để cuộc sống được nở hoa như ngày hôm nay. Bằng những cảm xúc chân thành của một trái tim “nhìn thấy cảnh mà đau đớn lòng”, Nguyễn Đức Mậu với tâm hồn tinh tế nhạy cảm, chất chứa nhiều tâm trạng cảm nhận, suy tư về số phận con người:

Tôi biết rằng, tuần sau thứ hai Bàn tay gỡ mìn sẽ cầm giấy phép Đưa anh về gặp lại gia đình Sau mười năm xa cách...

Người qua đường sớm nay bông sen trắng cầm tay

(Người gỡ mìn)

Số phận nghiệt ngã và cay đắng đến với con người sao xót xa như thế. Đã mười năm xa cách, khoảnh khắc thời gian đoàn tụ gia đình sắp cận kề thì nỗi bất hạnh đổ sập xuống số phận con người. Đôi lúc để có được hạnh phúc, người ta phải trả một giá quá đắt trong cuộc đời. Những hàng cây, góc phố sẽ nở hoa, những ngôi nhà khang trang trên mảnh đất yên lành sẽ có người đến ở, nhưng người gỡ mìn sẽ vĩnh viễn ra đi. Mái tóc mười năm xanh nỗi đợi chờ của người

vợ lại nghẹn ngào tiếng khóc trong sự cách biệt ngàn thu, đứa con thơ chưa một lần được gặp mặt cha, chưa một lần cảm nhận hơi ấm tình thương của người cha nay đã mất cha vĩnh viễn. Cái bi kịch của số phận con người vẫn còn ngày đêm tiếp diễn bởi hậu quả của chiến tranh để lại. Mùa hạ sẽ dâng hương thơm ngát trong thành phố với những sắc màu rực rỡ lung linh, đằng sau niềm vui là nỗi buồn, sau những tiếng cười là nước mắt, sau hạnh phúc sum vầy là sự bất hạnh cô đơn. Lắng hồn mình với trái tim nhân đạo sâu sắc và nhiều rung cảm từ cuộc sống, mở hồn mình đón những vang vọng cuộc đời, Nguyễn Đức Mậu đã khắc họa cái màu sắc đa diện của cuộc sống,của đời người vô cùng chân thực. Những ngân vang trong thơ ông xoáy sâu trong tâm tưởng, mang nặng nỗi niềm trăn trở suy tư.

Suy ngẫm trải nghiệm cuộc đời, Nguyễn Đức Mậu trong cuộc đời và trong thơ có cái nhìn thâm trầm và sâu lắng. Những cảm nhận tinh tế về số phận con người, sự cảm thông chân thành, chia sẻ với số phận bất hạnh bằng trái tim tràn ngập yêu thương là tiếng khóc nấc lên từ chính tấm lòng của nhà thơ:

Cây đàn già hơn tuổi bác Câu hát buồn mang màu rêu Chiếc gậy mòn, con đường nhỏ Tấm lưng còng, bàn chân xiêu.

(Người hát rong)

Kiếp sống mưu sinh của đời người nhiều khi cũng nghiệt ngã và nhọc nhằn. Cuộc sống không như ta tưởng chỉ có niềm vui, tiếng cuời và màu hồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (Qua Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng (Trang 118)