Con người xứ Nghệ nặng lòng với quê hương đất nước với một trái tim rực cháy yêu thương, Vương Trọng tìm đến thơ ca như một định mệnh của cuộc đời. Học Tổng hợp toán nhưng nghiệp văn chương lại gắn bó với ông trọn đời. Dường như tư duy toán học không làm thơ Vương Trọng trở nên khô khan, mà ngược lại là một tâm hồn tha thiết, đằm thắm và thủy chung:
Ba lô anh khuất rồi, em quay lại
Dấu giày anh đất còn giữ nguyên lành Suối chảy ngang đường, một mình em lội Nước trào vui như có tiếng chân anh.
(Sau phút chia tay)
Sau phút chia tay được viết trong chùm thơ tặng một người (viết tặng V) là những tình cảm chân thành, da diết dành cho người vợ của mình. Giây phút chia tay để lại bao nhớ thương, ngậm ngùi, xao xuyến. Nhưng dù có cách xa thì hai trái tim, hai nhịp đập vẫn trùng khít với nhau trên con đường mà họ đang đi. Sự hòa hợp của hai tâm hồn được nhà thơ liên tưởng vô cùng thú vị, nơi dấu giày anh đi vẫn còn ở đó khi em bước sẽ thấy tiếng chân anh. Dù ở nơi nào, một phương trời xa lắc, em vẫn mãi trong trái tim anh, những bước đường em đi, anh đều dõi theo như hơi thở cuộc đời. Tình yêu của nhà thơ như mạch nước ngầm cứ ngấm sâu vào lòng đất mát lành và nở hoa ngào ngạt như cây đời vẫn mãi xanh tươi. Những xúc cảm thiết tha đằm thắm trong thơ Vương Trọng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Đằng sau mạch tư duy hóm hỉnh dễ thương lại là một tâm hồn da diết yêu thương. Sau những câu thơ sắc gọn là sự dồn nén
những cảm xúc thương yêu vô bờ được giấu kín trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ:
Một nửa ta nằm, nửa đắp thôi Mà nghe tên gọi: cái võng đôi Cứ tưởng như phần ai một nửa Đung đưa tên võng gợi tên người
(Võng đôi)
Đọc thơ Vương Trọng, người ta cảm nhận sự ngắn gọn và súc tích nhưng hàm chứa vô cùng của một trái tim dạt dào xúc cảm. Những câu thơ chắc, gọn, khỏe khoắn nhưng vang vọng một tình yêu ngập tràn, nhiều ân tình của con người nặng lòng chung thủy sắt son. Từ những hình ảnh vô cùng đơn sơ, giản dị, chiếc võng đôi chia làm hai nửa, một nửa ta nằm, nửa đắp thôi như thấy thiêu thiếu, thiếu cái hơi ấm của một nửa cuộc đời, nỗi nhớ nhung cứ thế ùa về tràn ngập choán ngợp cả tâm hồn nhà thơ. Cái phần còn lại của chiếc võng, cái tên võng đôi...tất cả như gợi nhớ, gợi nhắc tới một nửa của đời mình, gợi nhớ tới cái tên thân thương, quen thuộc đặt trong sâu thẳm trái tim Vương Trọng. Sự chia nửa rõ ràng, rành mạch càng làm tăng thêm nỗi nhớ khát khao khi phải cách chia, nỗi trống vắng cứ xoáy sâu trong tâm khảm. Cứ tưởng như phần ai một nửa để cho thỏa nỗi nhớ mong khao khát, đợi chờ, tưởng tượng em đang ở đây cho vơi bớt nỗi cô đơn, lạnh lẽo. Cái tưởng tượng mang nụ cười an ủi, cái hóm hỉnh, dí dỏm trong thơ để xua tan đi nỗi buồn hiu quạnh. Dấu hai chấm đặt giữa hai câu thơ gợi cho chúng ta sự chia lìa mang nặmg tâm tư của nhà thơ. Những khoảng cách của không gian, thời gian như dồn xuống ở dấu hai chấm, đặt một cột mốc ranh giới giữa hai con người đang khao khát thương yêu, mòn mỏi ngóng trông, nhớ thương đau đáu khôn nguôi. Nỗi nhớ hai đầu như giăng kín cả
không gian và thời gian, cháy bỏng như chuyện tình Ngưu Lang và Chức Nữ, một cảm xúc ngậm ngùi tràn ngập trong lòng người đọc. Viết về tình yêu, thơ Vương Trọng không có cái khao khát đắm say, rạo rực mà tình yêu ấy là nỗi lòng đằm thắm thăm thẳm lắng sâu của tình người. Thơ và câu thơ Vương Trọng thường không dài, ý thơ và tứ thơ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau xoáy sâu vào tâm điểm của mọi nỗi niềm, mọi tâm trạng:
Quá quen ăn đũa hai đầu
Với em ngượng ngập thế nào đũa rơi Anh về phép mấy ngày rồi?
Bữa ăn hai đứa, bữa cười riêng em!
(Bữa cơm)
Những thứ nhỏ nhặt giản đơn trong cuộc sống đôi khi con người thường không hay để ý. Bằng quan sát của trái tim mang tình thương yêu vô bờ dành cho người vợ, những vần thơ ẩn chứa bao tâm sự, nỗi xót xa thương cảm tràn ngập trong tâm hồn. Người vợ hiện lên trong thơ ca thường được thể hiện ở sự tảo tần khuya sớm, nhưng Vương Trọng lại chọn một hình ảnh khác. Bữa cơm đơn sơ đạm bạc chỉ có hai người, từ thói quen rất nhỏ của em, anh cũng khắc sâu trong trí nhớ bởi nó là một phần kỉ niệm, là máu thịt của cuộc đời tác giả. Người vợ thảo hiền ngượng ngập có phải vì đũa rơi hay bởi cái thẹn thùng, cái ngọt ngào cũng những phút giây đầm ấm của hạnh phúc lứa đôi bấy lâu nay em chưa được hưởng. Cuộc sống vợ chồng cách trở, anh chỉ kịp về phép mấy ngày rồi lại ra đi để em phải vò võ một mình trong tháng ngày triền miên của tuổi trẻ. Cái vụng về, ngượng ngập ấy sao mà tội nghiệp, xót xa đến thế. Hạnh phúc lứa đôi là phải được sống gần nhau, được quây quần bên nhau trong bữa cơm gia đình đầm ấm. Nhưng cái hạnh phúc giản dị, đơn sơ ấy hình như em cũng không được
hưởng trọn vẹn cho mình. Để rồi những phút giây ngắn ngủi được tận hưởng cảm giác hạnh phúc lứa đôi chưa được bao lâu, em lại một mình lặng cười nhớ lại kỉ niệm của những ngày hạnh phúc ngắn ngủi trong nỗi cô đơn dày vò, nỗi nhớ nhung mong chờ cho hạnh phúc bao giờ được đủ đầy trọn vẹn. Những vần thơ để lại bao nỗi niềm bâng khuâng, thương cảm Vương Trọng dành cho một nửa của mình. Bằng sự cảm thông, thấu hiểu chân thành và sâu sắc của một trái tim tràn ngập ân tình để lại bao dư âm trong lòng độc giả. Với Vương Trọng, dường như tất cả nhịp đập và hơi thở của mình đều dành cho những gì ông thương yêu nhất. Mở rộng hồn mình để sống, để lắng nghe và cảm nhận mọi trăn trở, mọi xúc cảm của tình người, của đời người, thơ Vương Trọng là nỗi cảm thông, là sự thấu hiểu đến tận cùng trái tim con người:
Em nghĩ gì mà chớp chớp hàng mi Dựng một khung trời vào kỉ niệm Anh đọc trong mắt em nhìn âu yếm Thấu nỗi nhớ mong, hi vọng, mong chờ
(Nói với em)
Tình yêu không cần nói lên lời bởi hai trái tim đã cùng chung nhịp đập, chỉ cần nhìn ánh mắt của nhau đã thấu hiểu tất cả mọi tâm tư, suy nghĩ. Thơ Vương Trọng không mang nét tươi trẻ, hồn nhiên như những cô gái tuổi mười tám đôi mươi mà có nét đằm thắm dịu dàng của người phụ nữ. Thơ ông là cung bậc của những nốt trầm da diết, thấm sâu trong từng ngõ ngách của tâm hồn. Thơ ông là tiếng lòng, là xúc cảm của bao con người vì trong đó người ta thấy một phần tâm hồn mình được soi chiếu trong thơ. Vương Trọng không chỉ đứng từ những xúc cảm của mình mà còn mở hồn mình để cảm nhận những cảm xúc của
con người và của đời người. Lời thơ là lời thủ thỉ tâm tình, là nỗi niềm tri ân tri kỉ với người mình yêu dấu. Bao nỗi nhớ mong, hi vọng, mong chờ trong đôi mắt em, anh cảm nhận và đọc thấy được điều đó bởi trái tim anh mang hơi thơ của tình yêu, của nỗi niềm đồng cảm đôi ta.
Dường như sau những vần thơ ta cảm nhận được sự cảm ơn chân thành sâu sắc từ trái tim nhiều bao dung và độ lượng của nhà thơ. Đấy là lời cảm ơn với người vợ đã phải cô đơn lẻ loi khi một mình đơn chiếc, là sự thấu hiểu chân thành nỗi nhớ mong khắc khoải, đợi chờ của những người đang yêu phải xa cách. Tất cả đều được nhà thơ trân trọng, biết ơn bằng những rung động sâu kín trong tâm hồn. Cái tôi trong thơ Vương Trọng là tiếng nói trữ tình thủy chung sâu nặng về tình nghĩa vợ chồng, về quê hương đất nước da diết ân tình gắn bó keo sơn. Trở về không gian riêng tư, trong góc khuất của tâm hồn là những lo toan của cuộc sống đời thường, giản dị đơn sơ nhưng cũng vô cùng tha thiết:
Chỗ này kê giường tủ Góc ấy dành con chơi Chiếc bàn kê sát cửa Với ta, rộng quá rồi!
(Như ta mùa xuân này)
Một người cha với những tính toán sắp xếp trong gia đình thật chu toàn và cẩn thận. Cuộc sống khốn khó chật vật khiến con người cảm thấy lâng lâng một niềm vui khôn xiết khi có được một tổ ấm riêng. Ngôi nhà khiêm tốn với diện tích nhỏ khiến người ta phải suy tính trước sau để duy trì được sinh hoạt của cuộc sống gia đình vẫn là mơ ước lớn lao của con người. Vương Trọng hiện lên trong thơ giữa cuộc sống đời thường là những lo toan nho nhỏ nhưng háo hức vô
cùng khi tự tay được vun xới, chăm lo cho tổ ấm của chính mình. Con người xứ Nghệ đằm thắm ân nghĩa thủy chung, sâu nặng tình người và tình đời được thể hiện rất rõ trong thơ Vương Trọng. Thơ ông là tiếng nói da diết về quê hương và con người nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên ở vùng đất Đô Lương có dòng sông Lam với nhịp cầu cong với câu ví dặm làm nao nao biết bao lữ khách. Những năm tháng xa quê hương và cả cho đến sau này khi không sống ở quê nhà, những vần thơ về quê hương vẫn cứ dạt dào trong tâm hồn nhà thơ như một mối ân tình nặng sâu không bao giờ vơi cạn. Nói tới quê hương, hình ảnh đầu tiên là hình ảnh người mẹ. Mẹ chính là nơi ta có thể trở về trong vòng tay yêu thương ấm áp như trở về với quê hương suối mát ngọt lành:
Một ngày mẹ vật lộn với đồng sâu
Cắm cây mạ mấy lần, mấy lần cằm chạm sóng Chân ngập trong bùn, lưng còng trong nắng Mẹ trở về chạng vạng dáng đi.
(Mẹ đồng chiêm)
Những vất vả nhọc nhằn tảo tần mưa nắng. Khi ánh hoàng hôn buông xuống buổi chiều tà, những con ốc, con trai không ai nhìn thấy nữa chỉ còn nghe thấy tiếng vỏ va nhau, mẹ mới trở về sau một ngày lặn lội. Tấm lưng còng trong nắng, chân ngập trong bùn, đôi vai gầy mỏng manh của mẹ đã bao tháng bao năm cân cùng mưa nắng, đánh cược với ông trời để đem lại cho con những hạt cơm dẻo mềm nuôi con khôn lớn. Cái dáng đi xiêu xiêu trong nắng, trong mưa cần mẫn cặm cụi gieo những cây mạ non mà cằm chạm sóng, bởi lưng mẹ còng hơn theo tháng ngày bởi những vất vả tất bật lo toan đè nặng lên tấm lưng dãi dầu gian khổ. Dáng đứng liêu xiêu bước đi chạng vạng trời chiều gợi bao nỗi xót
xa trong tâm hồn những người con. Nhìn dáng mẹ mà thấy mình có lỗi bởi bao nhọc nhằn, hi sinh cũng chỉ vì con.
Nỗi niềm nặng lòng với quê hương cứ trở đi trở lại trong thơ Vương Trọng. Ai sinh ra trên cõi đời này cũng có một quê hương để nhớ nhung mong mỏi. Và riêng với Vương Trọng mảnh đất Đô Lương là một phần máu thịt của nhà thơ. Bao niềm vui, nỗi buồn cũng đều hướng về quê hương yêu dấu:
Tàu đang xa, còi đã báo tin mừng Những thôn xóm mặt người hớn hở Tin vui chung một lần truyền tất cả: Tàu đang vào, còi đã rộn quê hương.
(Tàu lại vào quê ta)
Bài thơ được viết khi con tàu vào Nghệ An, quê của tác giả, sau bốn năm chiến tranh phá hoại. Một cảm giác sung sướng, rạo rực hạnh phúc tràn ngập trong lòng nhà thơ. Đất nước bị cắt chia, nỗi nhớ quê hương cứ cồn cào da diết. Những năm tháng chiến tranh quê hương bị tàn phá khiến nhà thơ đau đớn nghẹn ngào. Cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ kháng chiến cũng là đề tài trung tâm. Hình ảnh quê hương là tiếng gọi chung cho cả đất nước, mỗi một vùng quê, một miền quê đều là một bộ phận của Tổ quốc, dân tộc như tay với chân trên cơ thể con người. Bởi vậy hình ảnh quê hương hiện lên trong thơ rất phong phú và đa dạng. Đi tới đâu con người cũng cảm thấy thân quen, gần gũi như chính nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Trong dàn đồng ca của tình yêu quê hương đất nước mang âm hưởng chung của thời đại ấy, vẫn có những khúc nhạc ngân vang về một miền quê với những kí ức và ẩn ức riêng không dễ gì phai nhạt. Vương Trọng là một trong số những người mang hồn cốt của quê hương như một niềm tri ân, một nghĩa tình không thể lãng quên. Dù ở nơi đâu, con mắt
nhà thơ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của quê hương, xóm làng. Những bài thơ ông viết đều là những xúc cảm chân thành với những niềm vui, nỗi buồn về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sau bốn năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, con tàu lại lăn bánh trên quê hương Nghệ An yêu dấu của tác giả. Niềm vui như ngập tràn trong tâm tưởng, những vết thương chiến tranh nay được hàn gắn, quê hương ta nay sẽ một đẹp giàu hơn. Một người con nặng lòng với xứ Nghệ mặn mòi nắng gió, với bao nhọc nhằn gian khổ của mẹ, cơn sóng ầm ào cứ trải dài theo tháng theo năm, tiếng va của vỏ ốc, vỏ sò là những thanh âm vang vọng trong tâm hồn nhà thơ. Nỗi nhớ cứ cồn cào như những đợt sóng ngầm dội vào trái tim, con tàu nối quê hương sẽ thỏa ước nguyện trở về của nhà thơ sau bao năm trời xa cách. Con tàu đem lại cuộc sống ấm no hơn cho quê hương ta, chở ta về cho thỏa nỗi nhớ mong khao khát mong chờ. Bốn năm dài đằng đẵng cách trở, là nỗi đau khôn cùng, trở trăn và day dứt trong tâm hồn nhà thơ. Để đến ngày hôm nay, niềm vui vô bờ như được trở về với quê hương yêu dấu. Nỗi niềm thương nhớ trở về với bao kí ức của tuổi thơ không thể nguôi ngoai trong lòng Vương Trọng:
Bến sông ấy nơi ta sinh ra Câu đò đưa trôi dài theo bè gỗ
Đêm vắng lặng tiếng chèo khua càng rõ Sớm chen vào trong tiếng mẹ ru ta.
(Bến sông)
Dòng sông Lam mênh mông sóng nước với bao kí ức tuổi thơ dội về trong tâm hồn nhà thơ. Vùng sông nước bao la chở câu hò của những người lao động siêng năng, cần cù, nhẫn nại, hay lam hay làm. Những con người nơi đây lam lũ, nhọc nhằn, nhưng yêu đời, yêu người, trọng nghĩa tình gắn bó thủy chung qua
những câu hò dạt dào, da diết của những tâm hồn phóng khoáng, nồng nhiệt. Không gian rộng lớn, khoáng đạt của đêm khuya, cái yên ả, tĩnh lặng của vùng sông nước cho ta nghe rõ tiếng mái chèo hòa lẫn với tiếng ru à ơi thiết tha của mẹ. Những thanh âm sao thân thương gần gũi mang hơi ấm của quê hương nuôi dưỡng ta trong ân tình mặn mà, đằm thắm. Cái bến sông gợi nhớ, gợi thương là ẩn ức không thể nào quên, không thể nào phai mờ, dù ta có đi đâu và ở đâu. Nơi đây ta đã lớn lên trong vòng tay mẹ, nơi những bước chân chập chững đầu tiên ta đi trên dải cát êm mềm, nơi tuổi thơ ngụp lặn dưới dòng sông xanh mát nuôi những ước mơ, nơi trăng nước mênh mông dịu ngọt của mối tình đầu...tất cả vẫn nguyên sơ trong trẻo trong kí ức và tâm hồn nhà thơ về nơi yên bình, đỡ nâng cuộc đời mình. Những gì thân quen nhất, thân thuộc nhất của quê hương dường như là sự ám ảnh trong thơ Vương Trọng:
Nghe thương một giọng ai hò
Tưởng như lời của đôi bờ nhớ nhau Tiếng ơ cong mấy nhịp cầu
Dòng sông hẹp lại trong câu mái nhì
(Câu hò sông quê)
Sử dụng thể lục bát dân gian khiến tình yêu quê hương thêm gần gũi và