2.1.1.1. Gương mặt và tội ác của kẻ thù
Khắc họa sự khốc liệt của chiến tranh, sự bạo tàn của đế quốc Mỹ các nhà thơ đã thể hiện thành công bộ mặt cũng như tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra. Những tội ác và những khuôn mặt không có tình người chính là bằng chứng hữu hiệu nhất cho thấy đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân thù, dấy lên nỗi căm thù trong trái tim mỗi con người Việt Nam đồng thời khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là chính nghĩa, là sự đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm chủ vận mệnh của bản thân và dân tộc.
Giai đoạn chống Mỹ cứu nước là giai đoạn mà đội ngũ sáng tác văn học có sự trưởng thành vượt bậc. Các nhà thơ có những cảm xúc về chiến tranh, về con người được nâng cao, khái quát, sâu sắc nhưng vẫn rất gần với hiện thực. Gương mặt kẻ thù hiện lên trong thơ ca giai đoạn này vừa cụ thể, vừa khái quát. Bộ mặt kẻ thù như những bức tượng được đúc bằng xương, bằng thịt. Bức tượng của những quỷ sứ khát máu người:
Mặt kẻ thù là mặt những xà lim
(Sóng Côn Đảo - Anh Ngọc)
Những mặt giặc gầm gừ như mặt sói
(Nửa chừng câu hát lượn - Vương Trọng)
Rừng U Minh hằn dấu chân bọn thú khát máu người.
(Tổ quốc - Nguyễn Đức Mậu)
Chỉ bằng một câu thơ, các tác giả đã khắc họa đầy đủ về bộ mặt của kẻ thù nham hiểm. Ba câu thơ được dẫn ở trên đều có cấu trúc tương tự như nhau: A là
B, A như B. Trong đó A là vế so sánh, còn B là vế được so sánh. Không phải hoàn toàn vế so sánh lúc nào cũng xuất hiện, có thể nó bị ẩn đi chỉ có vế được so sánh được nói tới nhưng có thể thấy rằng để truyền tải một cách nhanh nhất, chân thực nhất, để người đọc hình dung dễ dàng nhất, ba nhà thơ đã tìm cho mình cách thể hiện khá thành công. Cấu trúc các câu thơ mang những hình ảnh so sánh và được so sánh này ta có thể bắt gặp rất nhiều trong các câu ca dao trong văn học dân gian. Để những vần thơ gần gũi với người đọc, xoáy sâu trong tâm hồn của con người, việc sử dụng những cấu trúc quen thuộc của dân gian chính là một lợi thế cho người sáng tác. Các câu thơ ngắn gọn nhưng lại có sức khát quát cao trong việc miêu tả, đồng thời lại dễ hiểu, dễ nghe. Tuy nhiên, cùng một cấu trúc như nhau nhưng mỗi nhà thơ lại tìm cho mình những hình ảnh riêng để khắc họa bộ mặt kẻ thù.Với Anh Ngọc, không ồn ào, tác giả lấy hình ảnh lao tù làm biểu tượng cho kẻ thù, bộ mặt của kẻ xâm lược là sự đàn áp dã man những người tù cộng sản kiên cường. Nhà tù Côn Đảo cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của bao thế hệ con người đã đi qua chiến tranh, giam hãm, tù đầy, cực hình tra tấn tàn bạo không còn nhân tính để bóp nghẹt ý chí, lòng quyết tâm của quân và dân ta của kẻ thù vẫn nhức nhối mãi không nguôi trong tâm hồn của một thời đạn bom ác liệt. Hình ảnh những chiếc xàlim lạnh lùng, chắc chắn trong song sắt nhà tù khiến cho người đọc có thể hình dung đầy đủ gương mặt của kẻ thù với bao mưu mô, bao thói bạo ngược, bất công đối với con người. Với nhà thơ Vương Trọng, bộ mặt kẻ thù hiện lên là những con sói-bản chất độc ác và thú dữ của loài sói được hiển hiện ngay trên khuôn mặt của quân xâm lược. Nếu như Anh Ngọc sử dụng hình ảnh để so sánh gián tiếp (mang ý nghĩa ẩn dụ) thì Vương Trọng lại dùng hình ảnh so sánh thật cụ thể, trực tiếp để vẽ lên bộ mặt của kẻ thù. Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Mậu không chỉ khắc họa gương mặt của
quân xâm lược mà ông còn vạch trần bản chất vô nhân tính của chúng. Chúng không còn tình cảm của con người, chúng bây giờ chỉ là loài thú dữ khát máu người, thực hiện mưu đồ hủy diệt giống nòi, đất nước và quê hương ta. Ngắn gọn, súc tích những câu thơ đã thể hiện đầy đủ bộ mặt quân xâm lược, bản chất vô cùng thâm hiểm của kẻ thù, mặc dù vậy nhưng những câu thơ vẫn mang được sức khát quát cao, khắc họa thành công bộ mặt của quân thù.
Hiện thực chiến tranh là vô cùng khắc nghiệt và ác liệt. Thực dân Pháp vừa đi thì đế quốc Mỹ lại tới. Nhân dân Việt Nam đã phải đối mặt với một cường quốc lớn mạnh trên thế giới về nhiều mặt cùng sự quyết tâm đến bạo tàn của chúng để tiêu diệt đất nước nhỏ bé này. Mọi sự sống đều bị chúng tiêu diệt, những tội ác mà đế quốc Mỹ gây ra thấm đến tận xương tủy con người, không chỉ tàn khốc trong chiến tranh mà di chứng của nó vẫn âm ỉ gây nhiều đớn đau về thể xác và tinh thần cho biết bao gia đình thế hệ trên khắp mọi miền quê hương đất nước.Tất cả đều bị giày xéo, chà đạp không thương tiếc:
Aí Tử, La Vang, Dốc Miếu, Cồn Tiên Tên đất tên làng biến thành tên cứ điểm Câu hát đò đưa chỉ còn trong kỉ niệm Chúng sơn nhãn hiệu USA.
Chữ cái tiếng Anh ngang dọc những tường nhà. Phun thuốc độc vào những mùa hoa trái
Mồ mả ông bà vùi trong cỏ dại
Đất thànhkhăn rằng rịt vết thương người Mỗi một hòn thấm một giọt máu rơi
Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã miêu tả khá rõ nét những tội ác mà kẻ thù gây ra. Một lực lượng hùng hậu của những kẻ khát máu người đang gieo rắc chết chóc đau thương, những bầy cọp biển, trâu biển như muốn ăn tuơi nuốt sống cả con người và đất nước này. Sự liệt kê các địa danh tạo nên sự mở rộng của không gian khiến người đọc cảm nhận được bước chân và tội ác của quân xâm lược đang giày xéo, hoành hành trên khắp thôn cùng ngõ hẻm. Những miền đất yên bình với những câu hát ru của mẹ, của bà, những câu hò lao động, những câu hát đối của các đôi trai gái đang yêu không còn nữa. Giờ đây, quá khứ êm đềm chỉ còn trong kỉ niệm, cuộc sống hiện tại đã bị bom đạn chiến tranh hủy diệt, tàn phá không thương tiếc của bọn thú khát máu người. Những gì thiêng liêng nhất, được trân trọng nhất cũng bị vùi lấp, tất cả đều ngập tràn trong máu và nước mắt đau thương của những con người mang kiếp nô lệ đọa đầy. Để thực hiện mưu đồ của mình, đế quốc Mỹ không từ một thủ đoạn nào, chúng cảm thấy hả hê, sung sướng trước những mất mát đau thương của chúng ta:
Sau tiếng nổ mở ra man rợ
Như miệng kẻ thù cười trong gạch vỡ Đỏ máu người hay đỏ đất ba-dan?
(Hố bom trong vườn- Vương Trọng)
Sự đối lập gay gắt giữa ta và địch càng khắc họa rõ hơn tội ác mà kẻ thù gây ra. Chúng ta dựng xây thì chúng phá hủy, chúng ta yêu chuộng hòa bình thì chúng gieo chết chóc tai họa cho đồng bào và nhân dân ta. Sau những đổ vỡ, mất mát của ta là tiếng cười man rợ của kẻ thù trước cảnh lầm than, tang tóc, máu chảy thành sông, ngấm vào từng tấc đất của biết bao những người dân vô tội. Sự sống của con người và thiên nhiên được tạo hóa ban tặng, đó là quyền tự do của
mỗi một quốc gia, dân tộc nhưng dưới bàn tay bạo tàn của đế quốc Mỹ thì sự sống ấy dường như bị dập tắt, bị bóp nghẹt:
Máng dẫn nước vào buôn thôi không chảy Cỏ mọc, dây leo quanh cột tung còn
Mảnh bom chém cây đào ứ nhựa
Không tiếng gà trưa, vắng tiếng trẻ con.
(Những ngôi nhà bỏ không - Nguyễn Đức Mậu)
Nhịp đập của cuộc sống bị xáo động, cảnh chia ly tan tác loạn lạc khiến những ngôi nhà trở nên hoang vắng tiêu điều và xơ xác. Không còn hơi ấm của những ngọn lửa trong mỗi gia đình, những dòng nước mát lành nuôi dưỡng con người, những gốc cây, ngọn cỏ không có tay người chăm sóc, những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh phải xa cha, xa mẹ theo bà đi tản cư. Gia đình mỗi người một ngả, không được toàn tụ cùng nhau bởi đất nước vẫn còn bóng giặc thù. Những ngôi nhà không còn hơi ấm con người, làng mạc thôn xóm trơ trọi, tất cả đều do bàn tay tội ác của quân xâm lược dội hàng ngàn tấn bom xuống quê hương đất nước ta.
Khắc họa gương mặt và tội ác của kẻ thù, mỗi nhà thơ lại tìm cho mình những hình ảnh riêng. Anh Ngọc lấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, mở rộng không gian chiến tranh để tô đậm tội ác của quân xâm lược. Những gì linh thiêng nhất, đẹp đẽ nhất đều bị phá hủy khiến cho chúng ta cảm thấy nuối tiếc xót xa. Tất cả mọi nét đẹp thuộc về bản sắc dân tộc và truyền thống của cha ông ta, giờ đây đang bị xâm phạm, bị đồng hóa bởi quân xâm lược. Anh Ngọc đã nhân danh dân tộc, nhân danh Tổ Quốc để tố cáo, vạch trần những tội ác mà kẻ thù gây ra. Với Vương Trọng, lại là sự đối lập giữa ta và kẻ thù, những cặp mắt diều hâu luôn rình rập để tiêu diệt con người, hủy diệt sự sống trên khắp dải đất
hình chữ S này. Những bước chân tội ác của kẻ thù vô cùng hung ác và hiểm độc, những kẻ tham tàn độc địa với trái tim bằng đá ấy đã sống trên đau khổ, trên mất mát của đồng bào ta. Hàng ngày, hàng giờ, lũ giặc hung đồ ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng con người. Cuộc sống lầm than khốn cùng của những con người nô lệ đang bơ vơ không nhà không cửa, tất cả đang bị nhuốm trong bể máu, trong chết chóc đau thương, trong cảnh chia lìa tan tác bởi mọi âm mưu thủ đoạn kẻ thù.
Cảm nhận sâu sắc nỗi đau của dân tộc ta, những vần thơ của cả ba nhà thơ trong giai đoạn này mang những trăn trở suy tư của thời đại. Những lời thơ không ồn ào, không hô to khẩu hiệu, không quát tháo, chửi mắng kẻ thù nhưng nó có sức mạnh ẩn chứa từ bên trong. Nhẹ nhàng và sâu lắng - đó là những gì được rút ra từ tâm can của tác giả khi nhìn vào hiện thực đời sống. Với những vần thơ trầm hùng mà bi tráng nhưng vô cùng đanh thép, các nhà thơ đã đứng trên lập trường quê hương đất nước, là những con người có dòng máu Lạc Hồng để vạch trần tội ác của kẻ thù đang gieo rắc bao tai họa cho con người và Tổ quốc ta. Bản cáo trạng ấy là những đúc kết từ hiện thực cuộc sống của quân và dân ta trong những năm tháng chiến tranh với đế quốc Mỹ vô cùng nham hiểm.Với một dân tộc có truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, những cảnh nhìn thấy mà đau đớn lòng trước sự giày xéo của quân xâm lược là sự thôi thúc chúng ta cầm súng bảo vệ giống nòi, đòi quyền tự do của con người. Theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, bao nhiêu thế hệ thanh niên đã lên đường ra mặt trận để chiến đấu giành lại cuộc sống thanh bình ngày hôm nay.
2.1.1.2. Hình ảnh người lính trong chiến đấu
Ba mươi năm kháng chiến là ba mươi năm những người con ưu tú nhất của đất nước này lần lượt ra đi. Hết lớp này đến lớp khác, hết thế hệ này tới thế
hệ khác, khi Tổ quốc vẫn còn bóng giặc thù, khi những thôn làng vẫn còn tiếng bom rơi, những đứa trẻ vẫn còn phải xa vòng tay mẹ, những đòn thù tra tấn dã man của lũ giặc cướp nước đang ngày đêm gieo chết chóc xuống đồng bào ta thì những chàng trai, cô gái vẫn còn tiếp tục lên đường chiến đấu để bảo vệ quê hương, giành lại tự do, độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh người lính là nhân vật trung tâm quy tụ mọi vẻ đẹp, khắc họa mọi khó khăn gian khổ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.Tiếp nối hình ảnh người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ là những con người có lý tưởng, có sự trưởng thành nhất định dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà hình ảnh người lính trong thơ ca thời kỳ này có những bước tiếp nối đồng thời cũng có những khác biệt. Không còn mang tâm thế của kẻ chinh phu, mang đậm dấu ấn tiểu tư sản cũng không còn cái ồn ào, ngô nghê của những người lính cày trong cuộc kháng chiến chống Pháp, người lính giai đoạn chống Mỹ mang một chiều sâu trong tâm tưởng, họ ý thức được sâu sắc sứ mệnh lịch sử thiêng liêng mà mình đã lựa chọn, chiến đấu để bảo vệ độc lập của dân tộc,thống nhất đất nước. Đó là cuộc chiến đấu giữa tình yêu thương và sự độc ác, giữa khát vọng sống và sự hủy diệt điên cuồng.
Cả ba nhà thơ Anh Ngọc, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu đều là những người lính trong cuộc kháng chiến truờng kỳ này. Không chỉ từ những quan sát bên ngoài, cảm nhận bên ngoài mà hình ảnh người lính trong thơ của ba tác giả là những trải nghiệm trực tiếp trên chiến trường với bom đạn, với thiếu thốn vất vả, đối diện giữa cái sống và cái chết. Do đó, hình ảnh người lính trong thơ của ba nhà thơ - chiến sĩ này là những bức chân dung sinh động, chân thực về những con người đã từng làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Chiến trường là nơi khốc liệt nhất, nơi con người phải đối diện với bao hiểm nguy, bao âm mưu hiểm ác của kẻ thù. Cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ là cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, bởi chúng ta phải đối đầu với kẻ thù hung ác nhất với những trang bị vô cùng tối tân và hiện đại. Mỗi người lính hiện lên trong thơ với những công việc, những nhiệm vụ cụ thể của mình đều gặp phải khó khăn, nguy hiểm:
Bom nổ gần, nổ xa
Đạn cày ngang, cày dọc... Ném ra phía trước một hố bom Xe rung lên trong tiếng rít gầm
Người lái xe nhô đầu ngoài buồng lái Bám từng chiếc máy bay
Và cứ thế xe dừng, xe chạy Như thách thức quân thù.
(Đất trên mũi xe - Vương Trọng)
Có được chiến thắng vang dội của trong cuộc kháng chiến là sự nỗ lực, sự hi sinh của biết bao thế hệ con người, một cánh én nhỏ không thể làm nên được mùa xuân, mỗi trận đánh, mỗi lần chiến thắng là công sức của toàn thể dân tộc trong cuộc chiến đấu này. Thơ ca giai đoạn chống Mỹ đã thể hiện thành công hình ảnh người lính với những đặc thù riêng rất cụ thể, chân thực. Người lính công binh, bộ binh, pháo binh hay trinh sát được các nhà thơ khắc họa thật sinh động - đó là kết quả của những năm tháng mà bản thân người nghệ sĩ đã từng khoác áo lính, trải nghiệm cuộc sống nơi trận mạc. Những vật phẩm thiết yếu phục vụ cho chiến tranh khi được chuyển ra chiến trường gặp rất nhiều trở ngại do kẻ thù gây ra. Những người lính lái xe mang trong mình một trách nhiệm vô
cùng nặng nề, hình ảnh người lái xe trong thơ Vương Trọng khiến chúng ta nhớ tới người lính lái xe trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Sự oanh tạc, tàn phá của kẻ thù khiến người lính luôn phải đối diện giữa sự sống và cái chết. Đối với họ bảo vệ hàng hóa ở trên xe còn quan trọng hơn tính mạng của mình. Trong những năm tháng đất nước còn khó khăn, gian khổ chúng ta đã quá quen với câu nói của người lính lái xe “coi xe như con, quý xăng như máu”. Thử hỏi nếu những kiện hàng không mang tới kịp thời cho tiền tuyến liệu chúng ta có hoàn tất được cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Nhà thơ Vương Trọng đã có những quan sát rất tinh tế đối với người lính lái xe, sự giằng co giữa ranh giới mong manh của sống và chết, ta và địch trên con đường đầy bom đạn