Đặcđiểmcáitốitrữtìnhcủacácnhàthơchiến
sĩ thờichốngMỹcứunước(QuaNguyễnĐức
Mậu, AnhNgọc,VươngTrọng)
Nguyễn Tường Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Bối cảnh củathời đại và sự xuất hiện của ba nhàthơchiến sĩ.
Chương 2: Cáitôi công dân của ba nhàthơAnhNgọc,Vương Trọng, NguyễnĐức
Mậu. Chương 3: Cáitôi thế sự - đời tư của ba nhàthơAnhNgọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu.
Keywords: Lý luận văn học; Nhà thơ; Thời kỳ chống Mỹ; Văn học Việt Nam
Content
Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ là “vương quốc của chủ quan”, là “biểu hiện và cảm thụ của chủ thể” (Heghen).
Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở thành trung tâm quy tụ
mọi yếu tố khác. Cả ba nhàthơNguyễnĐứcMậu,AnhNgọc,Vương Trọng trong cuộc đời
cầm bút của mình đã thể hiện được những cá tính sáng tạo nghệ thuật riêng.
Lớn lên và trưởng thành trong giai đoạn đất nước đang diễn ra cuộc chiến tranh chống
đế quốc Mỹ, cả ba nhàthơ đều lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của quê hương, đất nước,
cùng lăn lộn nhiều năm ở cácchiến trường, các mặt trận nóng bỏng, “đôi tay cầm súng, bản
thảo trên lưng”. Thơ ca của họ phản ánh chân thực và sâu sắc hiện thực cuộc chiến tranh,
đồng thời góp một “nốt cao” trong một dàn đồng ca cổ vũ tinh thần của toàn thể dân tộc chiến
đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, cả ba nhàthơ nói trên không chỉ là những
người cầm bút mà còn là những người chiếnsĩ trong chiến đấu khi đất nước đang ở thời kỳ
bom lửa chiến tranh vô cùng ác liệt.Trực tiếp trải nghiệm mọi khốc liệt củachiến trường,
đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, đồng thời có thể cảm nhận được một cách toàn
diện về cuộc sống nơi đạn bom - dưới con mắt không chỉ của người lính mà còn dưới lăng
kính của một nhà thơ. Chắc hẳn, sự hòa quyện chất lính, chất thơcủa những tâm hồn tài hoa
2
nghệ sĩ sẽ đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, tinh tế, đa dạng, phong phú của
ba nhàthơ mặc áo lính về âm hưởng hào hùng của một thời đã ghi dấu ấn trong lịch sử nước
nhà.
Cùng chiến đấu và cùng cầm bút sáng tác trong giai đoạn chốngMỹcứu nước, thơcủa
ba nhàthơAnhNgọc,Vương Trọng, NguyễnĐức Mậu có những nét chung và có cả những
nét riêng. Đã có nhiều những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ba nhàthơ này, nhưng
phần lớn các đề tài nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu từng tác giả riêng rẽ. Do vậy, trong luận
văn Đặcđiểm cái tôitrữtình của cácnhàthơchiếnsĩthờichốngMỹcứunước(quaNguyễn
Đức Mậu,AnhNgọc,Vương Trọng), người viết muốn chỉ ra những nét chung của ba nhàthơ
trong thời kỳ đầy oanh liệt hào hùng đồng thời chỉ ra những nét khác biệt tạo nên cái riêng
của mỗi người.
2. Lịch sử vấn đề
Chưa bao giờ lịch sử văn học Việt Nam lại có sự phát triển mạnh mẽ và đồng đều của
nhiều thể loại như trong giai đoạn kháng chiếnchốngMỹcứu nước. Truyện ngắn, truyện vừa,
truyện dài và tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút, bút ký, thơtrữ tình, thơ chính luận, thơ ngắn, thơ
dài, trường ca tất cả đều được huy động để phục vụ cho sự nghiệp chốngMỹcứu nước. Có
thể nói rằng ở thời kỳ này, thơ được coi là binh chủng mũi nhọn, có tính xung kích nhất, lên
tiếng kịp thời phản ánh trước mọi biến cố dù lớn dù nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh.
Thơ bám sát tình hình thời sự nhanh gần như thể ký. Phản ánh chân thực lịch sử - những bài
thơ về Nguyễn Văn Trỗi đã xuất hiện trên mặt báo ngay sau hôm anh bị hành hình (15- 10 –
1964), những bài thơ như Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Dáng đứng Việt Nam (Lê
Anh Xuân), Nấm mộ và cây trầm (Nguyễn Đức Mậu) đã tái hiện những chi tiết sống của
thực tại, đã khắc sâu trong tâm hồn những con Việt Nam một sức mạnh, một ý chí kiên cường
cổ vũ con người chiến đấu cho quê hương, đất nước, cho những người đã ngã xuống vì độc
lập tự do.
Thơ không chỉ phản ánh hiện thực chiến tranh đầy gian khổ hi sinh mà còn phản ánh những
suy nghĩ và tình cảm con người trong cuộc sống. Thơtrữtình là tiếng nói trực tiếp của công
chúng - là chất men để con người gửi gắm mọi niềm vui, nỗi buồn. Khác với thơchống Pháp,
thơ giai đoạn chốngMỹ là một nền thơ xã hội chủ nghĩa đã trưởng thành sau hai mươi năm
Dân chủ Cộng hòa. Đội ngũ sáng tác thơ giờ đây ngoài những nhà cách mạng làm thơ và
những nhàthơ đi theo cách mạng, còn có thêm cácnhàthơ lớn lên trong kháng chiếnchống
Pháp và những nhàthơ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy rằng,
trong giai đoạn này đội ngũ sáng tác ngày càng đông, số lượng thơ xuất bản ngày càng nhiều
và tầm hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Kháng chiếnchốngMỹ là giai đoạn lịch sử hào
3
hùng của dân tộc Việt Nam. Tất cả những người con của Tổ Quốc đều cầm súng và ra trận
theo tiếng gọi của con tim. Trong những con người ấy, có những nhàthơ mà cuộc đời của họ,
sự nghiệp của họ là cuộc đời và sự nghiệp của một thi nhân, nhưng khi đất nước cần, họ vẫn
sẵn sàng lên đường chiến đấu. Chất lính trong những năm tháng chiến tranh cùng với một tâm
hồn nghệ sĩ đã tạo nên diện mạo củacácnhàthơchiến sĩ. Trong số vô vàn những nhàthơ ấy,
có những người đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc như AnhNgọc,NguyễnĐức
Mậu, Vương Trọng Việc nghiên cứuthơcủa ba nhàthơ ở “nhà số 4, phố nhà binh” là việc
làm cần thiết để từ đó hình dung ra phần nào diện mạo, tâm hồn của người lính cụ Hồ và
những đặc trưng thẩm mỹthơ ca giai đoạn này.
3. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương ba nhàthơAnhNgọc,Vương Trọng,
Nguyễn Đức Mậu đã cho ra đời rất nhiều các tác phẩm có giá trị trên các thể loại như thơ ca,
trường ca Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ tập trung chủ yếu vào thể
loại thơcủa ba nhàthơ nói trên và cụ thể hơn là thơ ca thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ.
Như chúng ta đã biết nghiên cứu, tìm hiểu thơ ca là một mảng đề tài khá rộng và đòi
hỏi nhiều công phu.Tuy nhiên, thơ ca được cất lên - tất cả đều thông qua một chủ thể nhất
định nào đó và mỗi chủ thể đó là một thế giới riêng - là người duy nhất mang nội dung. Qua
đó để thấy rằng, cáiTôicủa mỗi nhàthơ hay nói cách khác cái Tôitrữtình là một nhân tố
khởi sự và hoàn tất của sáng tạo. Chính vì vậy, bản thân người viết muốn tiếp cận, đi sâu tìm
hiểu đặcđiểm cái Tôitrữtình của ba nhàthơ để thấy được những cảm nhận, những suy nghĩ
của họ về cuộc sống, con người, đồng thời thấy được đặc trưng cơ bản củathơ ca cách mạng
trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng
hợp để xác định các luận điểm, luận cứ. Phân tích để khám phá những biểu hiện, so sánh để
thấy được điểm giống nhau và khác biệt giữa ba nhà thơ, áp dụng một số vấn đề lý luận mới
về phương pháp nghiên cứu để có cái nhìn đa chiều, phong phú, tổng quát hơn về ba nhàthơ
cũng như toàn bộ thơ ca củathời kỳ chốngMỹcứu nước.
5.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện củacácnhàthơchiến sĩ.
Chương 2: Cáitôi công dân của ba nhàthơAnh Ngọc,Vương Trọng, NguyễnĐức
Mậu.
4
Chương 3: Cái ôi thế sự, đời tư của ba nhàthơAnh Ngọc,Vương Trọng, NguyễnĐức
Mậu.
References
1. Nguyễn Phan Cảnh, 2006, Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Văn học.
2. Nguyễn Văn Dân, 2003, Lý luận về văn học so sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Dân, 2004, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội.
4. Hồng Diệu, 1993, Người lính và nhà văn, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
5. Hồng Diệu, 1997, Phía sau dòng chữ, Nhà xuất bản Thanh niên.
6. Hồng Diệu, 1998, Nhà văn và trang sách, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
7. Hồng Diệu, 2005 Qua văn hiểu người, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
8. Trương Đăng Dung, 1998, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội.
9. Trương Đăng Dung, 2004, Tác phẩm văn học như một quá trình, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội.
10. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, 1979, Nhà văn Việt Nam hiện đại 1945-1975 (tập 1), Nhà
xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ĐH và THCN.
11. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, 1983, Nhà văn Việt Nam hiện đại 1945-1975 (tập 2), Nhà
xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp ĐH và THCN.
12. Hà Minh Đức, 1974, Thơ và mấy vấn đề thơ trong thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội.
13. Hà Minh Đức chủ biên, 2006, Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên, 1999, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nhà Xuất
bản thành phố Hồ Chí Minh.
15. Mã Giang Lân, 1998, Văn học Việt Nam 1945-1954, Nhà xuất bản Giáo dục,
16. Mã Giang Lân, 2004, Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Mã Giang Lân, 2004, Thơ hình thành và tiếp nhận, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
18. Phong Lê – Lưu Khánh Thơ, 1995, Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945 -
1954, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
19. NguyễnĐức Mậu - Vương Trọng, 1972, Thơ người ra trận, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
5
20. NguyễnĐứcMậu, 1973, Cây xanh đất lửa, Nhà xuất bản Văn học.
21. NguyễnĐứcMậu, 1975, áo trận, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
22. NguyễnĐứcMậu, 1987, Hoa đỏ nguồn sông, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
23. NguyễnĐứcMậu, 1994, Bão và sau bão, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
24. NguyễnĐứcMậu, 1992, Từ hạ vào thu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
25. NguyễnĐứcMậu, 1998, Cánh rừng nhiều đom đóm bay, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
26. NguyễnĐứcMậu, 2007, Thơ lục bát, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
27. Lê Thành Nghị, 2005, Trước đèn thơ, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
28. AnhNgọc, 1984, Ngàn dặm và một bước, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
29. AnhNgọc, 1993, Thơtình rút từ nhật ký, Nhà xuất bản Văn học.
30. AnhNgọc, 1997, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Nhà xuất bản Văn học.
31. AnhNgọc, 1997, Hương đất màu cờ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
32. Ngô Thảo, 2001, Văn học về người lính, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
33. Vũ Duy Thông, 1998, Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975, Nhà xuất bản
Giáo dục.
34. Lý Hoài Thu, 2006, Đồng cảm và sáng tạo, Nhà xuất bản Văn học.
35. Đỗ Lai Thúy, 2001, Nghệ thuật như là thủ pháp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
36. Vương Trọng, 1979, Khoảng trời quê hương, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
37. Vương Trọng, 1986, Những ngày xa, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
38. Hà Xuân Trường, 1975, Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí, trí tuệ, Nhà xuất bản ánh
sáng và sự thật.
. Đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến
sĩ thời chống Mỹ cứu nước (Qua Nguyễn Đức
Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng)
Nguyễn Tường Anh
Trường. cái tôi trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (qua Nguyễn
Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng), người viết muốn chỉ ra những nét chung của