1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

61 385 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 6,79 MB

Nội dung

Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có nhiềuthời gian nghỉ ngơi, thu nhập của họ ngày một tăng, nhu cầu về du lịch cũngphát triển với tốc độ cao Hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tếquan trọng ở nhiều nước trên thế giới, nó là cầu nối giao lưu giữa thế giớibên ngoài và trong nước

Tỉnh Chămpasắc là một Tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đâycòn lưu lại di sản văn hoá vô cùng phong phú Bên cạnh đó miền đất nàyđược thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hoàquyện với quần thể di tích lịch sử văn hoá đã làm cho Tỉnh Chămpasắc thêmquyến rũ Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tàinguyên du lịch phong phú, đa dạng, ngành du lịch Tỉnh Chămpasắc đã hoàmình vào dòng chảy phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ của đất nước vàbước đầu đã tạo được nhiều cơ hội, đạt được những kết quả nhất định, cụ thể

là số khách du lịch đến tỉnh Chămpasắc càng ngày càng tăng, đặc biệt là cácngày lễ hàng năm Nhìn chung vai trò của khách du lịch đối với phát triểnngành kinh doanh du lịch là một trong những yếu tố mà nhà kinh doanh dulịch cần quan tâm nghiên cứu Nó gắn liền với chỉ tiêu hiệu quả kinh doanhcủa bất kỳ ngành kinh doanh du lịch nào Đây cũng là mục tiêu và điều kiệntồn tại của ngành kinh doanh du lịch Vì thực chất ngành kinh doanh du lịch

là phục vụ khách du lịch để đạt lợi nhuận tối đa trong kinh doanh

Để thấy rõ vấn đề này, trong quá trình thực tập tại sở du lịch TỉnhChămpasắc, trên cơ sở lý thuyết được học được vận dụng ở trong suốt thời

gain thực tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở Tỉnh Chămpasắc”.

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình khách du lịchcủa Tỉnh Chămpasắc theo cơ cấu, theo mục đích chuyến đi, theo quốc tịch,

…Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách

du lịch của sở du lịch Tỉnh Chămpasắc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn phân tích tình hình đặc điểmkhách du lịch và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hútkhách ở tỉnh Chămpasắc

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ năm 2002 đến 2005 tại TỉnhChămpasắc

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu để thực hiện các nội dung:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu

5 Những đóng góp của đề tài:

- Về lý luận: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về du lịch, phát triển dulịch để khẳng định các điều kiện, khả năng để phát triển ngành du lịch và vaitrò quan trọng của ngành du lịch đối với một quốc gia, địa phương cũng nhưcác tác động tích cực, tiêu cực của sự phát triển ngành du lịch đối với quốcgia, địa phương đó

- Về thực tiễn: Cung cấp cho tỉnh Chămpasắc có thêm tự liệu đáng tincậy để xây dựng chiến lược phát triển du lịch thông qua các đóng góp cụ thể sau:

+ Khẳng định Chămpasắc có đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển

du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Trang 3

+ Phân tích đánh giá đúng kết quả đạt được, làm rõ các yếu kém, mâuthuẫn, nguyên nhân,…của ngành du lịch Chămpasắc trong thời gian qua.

+ Đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp và kiến nghị đểphát triển ngành du lịch Chămpasắc phù hợp với điều kiện chung Điều kiệnđặc thù và phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địaphương

6 Kết cấu của đề tài

Tên của luận văn “Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh Chămpasắc” Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ

lục, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 4 chương như:

Chương I : Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương III: Phân tích đặc điểm nguồn khách đến tỉnh Chămpasắc.Chương IV: Giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh Chămpasắc

Trang 4

và tiếp đón khách du lịch”[6, 8].

Đối với tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organizition)

“Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi đến và lưu lại ngoàinơi ở thường xuyên trong thời gian không dưới 12 tháng với những mụcđích sau: nghỉ ngơi thăm viếng tham quan, giải trí, cộng vụ, mạo hiểm,khám phá, thể thao,…và những mục đích khác loại trừ mục đích kiếm tiền hàngngày” [1, 4]

Trang 5

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hoá du lịch

Sản phẩm du lịch được cấu thành từ 7 yếu tố

- Di sản thiên nhiên: Sông suối, biển, hồ, đồi, núi, thác

- Di sản nhân văn: Lăng tẩm, chùa chiền, đền thờ, miếu mạo

- Di sản mang tính chất xã hội: Thái độ của người dân tại quốc gia dulịch hoặc thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách

- Các yếu tố hành chính: Thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hoá

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch : nhà hàng, khách sạn,các cơ sở vui chơi giải trí

- Tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia

- Các dịch vụ công cộng : Phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc [3, 5]

1.1.1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch chủ yếu thoả mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của dukhách Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thoả mãn các nhu cầu thiết yếunhư ăn, ở, đi lại…Tuy nhiên mục đích chính là thoả mãn các nhu cầu đặcbiệt Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi

và có thu nhập cao Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng vàngược lại sẽ bị cắt giảm nếu thu nhập giảm xuống Sản phẩm du lịch có đầy

đủ 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể).

Thực nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể Mặc dù trongcấu thành sản phẩm du lịch có hàng hoá Tuy nhiên sản phẩm du lịch không cụthể nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cáchtrang trí phòng đón tiếp…) Việc làm khác biệt hoá sản phẩm mang tính cạnhtranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà

khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó

Trang 6

khăn cho việc chọn sản phẩm, do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rấtquan trọng.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm

du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng Do đókhông thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng phải tự đến nơi sản xuất rasản phẩm du lịch

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là

dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống …Do đó về

cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ bị hư hỏng

Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc điểm khác :

- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng

- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ

- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch

1.1.1.3 Thị trường du lịch

1.1.1.3.1 Khái niệm

Thị trường du lịch được coi là một bộ phận cấu thành tương đối đặcbiệt của thị trường hàng hoá Nó bao gồm các mối quan hệ, cơ chế kinh tế

có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi cung cấp dịch vụ

nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và du lịch Hay có thể nói “Thị trường du lịch

là tất cả những khách hàng có nhu cầu du lịch cần được thanh toán và có khả năng thanh toán cho nhu cầu đó”

1.1.1.3.2 Đặc điểm của thị trường du lịch

Thị trường du lịch có đầy đủ các đặc điểm thị trường ở các khu vựckhác Ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng làm cho thị trường du lịch

có độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá đó là:

- Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hoá nói chung

- Việc mua bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện tại điểm du lịch, tạinơi sản xuất hàng hoá du lịch

Trang 7

- Trên thị trường du lịch, chủ yếu cung cấp về dịch vụ hàng hoá vật chấtcũng được mua bán trên thị trường nhưng chiếm tỉ trọng ít hơn Đặc điểm này

có được là do đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ

- Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp.Người mua không thể thấy trước hàng hoá muốn mua, người bán không thểđem hàng hoá đến cho người mua hàng để chào mời

- Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch rất đa dạng và đặc biệt

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài kể từ khikhách mua sản phẩm ở điểm du lịch đến khi khách trở về nơi cứ trú của mình

- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt

1.1.1.4 các loại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép chúng

ta xác định được vai trò của du lịch Từ đó có thể xác định được cơ cấu kháchhàng mục tiêu của điểm du lịch

1.1.1.4.1 Căn cứ vào động cơ của khách du lịch

- Du lịch văn hoá: Loại này nhằm thoả mãn nhu cầu mở rộng sự hiểu

biết về nghệ thuật, phong tục tập quán của cư dân nơi họ đến, tình hình kinh tế

xã hội của nước được viếng thăm, hay là sự tham quan và tham gia một lốisống đã bị mất trong trí nhớ của con người

- Du lịch lịch sử: Loại hình này nhằm giới thiệu cho khách du lịch về

lịch sử của một dân tộc qua việc đưa khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử,đến các viện bảo tàng, các di tích cách mạng

- Du lịch sinh thái: Các chuyến du lịch để thoả mãn nhu cầu về thiên

nhiên của khách du lịch Loại hình này nhấn mạnh đến sự hấp dẫn của thiênnhiên hơn là con người

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Loại hình này nhằm hưởng thụ vui chơi, giải trí

sau những ngày lao động mệt nhọc, để phục hồi thể lực tinh thần cho con người

Trang 8

Bao gồm các hình thức như: đến các công viên vui chơi giải trí, đến Casino, tắmbiển, tắm nắng…

- Các loại hình du lịch thuần tuý về vật chất và tinh thần của khách du lịch như: Du lịch thể thao, chữa bệnh, hành hương, tôn giáo, hoài niệm, công

vụ, quá cảnh…

Thường một người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau nên chúng

ta thường gặp sự kết hợp một vài loại hình du lịch một lúc…

1.1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

- Du lịch quốc tế: Là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du

lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biêngiới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế được chia thành du lịchquốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động

- Du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong

một nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

1.1.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện đi lại

- Du lịch bằng ô tô

- Du lịch bằng máy bay

- Du lịch bằng tàu thuỷ

- Du lịch bằng cách phương tiện như: xe đạp, xe máy, xe xích lô…

1.1.1.4.4 Căn cứ vào nơi tham quan du lịch

Trang 9

1.1.1.4.6 Căn cứ vào thời gian chuyến đi

- Du lịch ngắn ngày: Thường là vào cuối tuần thời gian từ 1 đến 2 ngày

- Du lịch dài ngày: Là chuyến đi có thời gian trên 1 tuần

1.1.1.4.7 Căn cứ vào độ tuổi khách du lịch

- Du lịch thanh thiếu niên

1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh du lịch:

Cùng với sự xuất hiện nhu cầu du lịch trong xã hội thì ngành kinhdoanh du lịch dịch vụ cùng xuất hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch ngàycàng cao của con người Khoản 7 điều 10 pháp lệnh du lịch Việt Nam nghi rõ:

“Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

Như vậy, kinh doanh du lịch là kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sảnphẩm du lịch cho du khách và đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàngđầu của kinh doanh du lịch vẫn là lợi nhuận

1.1.2.2 Các loại hình kinh doanh du lịch

Điều 25, pháp lệnh du lịch Việt Nam đã nêu rõ các ngành nghề kinhdoanh du lịch gồm có

1.1.2.2.1 Kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế

Do nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, những dịch vụ cung cấp làtập trung, phân bố không đồng đều, để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách,các công ty lữ hành ra đời với chức năng kết nối các sản phẩm, dịch vụ riêng

Trang 10

lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch hoặcbán trực tiếp cho khách.

Theo quyết định 60 QĐ/ DL ngày 29 tháng 4 năm 1995 của tổng cục

du lịch Việt Nam

“Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán cácchương trình trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thuhút khách người thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam, người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài Thực hiện các chương trình đã bánhoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa”

“Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức

và thực hiện các chương trình du lịch nội địa; nhận uỷ thác để thực hiện dịch

vụ và chương trình du lịch”

1.1.2.2.2 Kinh doanh dịch vụ lưu trú

Lưu trú là nhu cầu cơ bản; thiết yếu của khách du lịch trong mỗichuyến đi Lưu trú (ăn, nghỉ ngơi) dù không phải là mục đích chuyến đinhưng khi đến một điểm du lịch, khách du lịch đều tìm đến các cơ sở lưu trútrước tiên Do đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú là một bộ phận không thể thiếutrong kinh doanh du lịch (20% đến 40% hoặc có thể cao hơn tuỳ từng nước,từng đơn vị) Tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú là các khách sạn,môtel, villa, bungalô, làng du lịch, khu cắm trại

1.1.2.2.3 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển

Ở một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đóphương tiện vận chuyển là không thể thiếu Dịch vụ vận chuyển nhằm đểđưa khách từ nơi cư trú đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm

du lịch khác Các phương tiện vận chuyển này là: máy bay, ô tô, tàu hoả, xemáy, xe đạp, thuyền du lịch,…

1.1.2.2.4 Kinh doanh ăn uống

Cũng giống như lưu trú, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối vớikhách du lịch Ở mực độ cao hơn “ăn uống” có thể trở thành một loại hình văn

Trang 11

hoá “ văn hoá ẩm thực của một địa phương, một đất nước sẽ giúp khách du lịchhiểu biết và có một cái nhìn sâu rộng hơn về văn hoá nơi đó Tham gia loại hìnhkinh doanh này có: Nhà hàng, quán ăn, khu ẩm thực, phố ẩm thực ….

1.1.2.2.5 Kinh doanh dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ đã nêu trên thì các doanh nghiệp du lịch còn kinhdoanh thêm một số dịch vụ khác có liên quan: kinh doanh các dịch vụ giảitrí, bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ

1.1.2.3 Ý nghĩa của việc kinh doanh du lịch

1.1.2.3 Mặt tích cực

* Về mặt kinh tế

- Góp phần tăng tổng thu nhập GDP của cả nước.

- Giải quyết công ăn việc làm cho xã hội

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

- Thông qua hoạt động xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ

- Tăng thu cho nguồn thuế quốc gia

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương

- Phân bố đồng đều thu nhập giữa các địa phương, các vùng trong cả nước

* Về mặt xã hội- chính trị

- Du lịch thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ cho du khách.

- Tại điều kiện cho con người tìm hiểu, học hỏi, khám phá các giá trị vậtchất, tinh thần, nhờ đó họ mở mang được vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội

- Phát triển du lịch nội địa bằng các chương trình tham quan danhlam thắng cảnh…có tác dụng bồi dưỡng lòng tự hào trân trọng đối vớitruyền thống dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ

- Mở mang hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội

- Các ngành nghề truyền thống được khôi phục và duy trì

- Củng cố, mở rộng các mối quan hệ, giao lưu quốc tế giữa các nướctrên nhiều phương diện, tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau,củng cố nền hoà bình thế giới

Trang 12

Đối với môi trường xã hội: Sự gia nhập của khách du lịch với nền

văn hoá và lối sống xa lạ thường gây tác động xấu đến văn hoá, xã hội ởnước nhân khách Sự băng hoại về thuần phong mỹ tục, sự gia tăng các tệnạn xã hội là những đều khó tránh khỏi

* Trở ngại về môi trường

- Môi trường tự nhiên chịu tác động xấu từ phía khách du lịch và các

tổ chức kinh doanh du lịch Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

kỹ thuật làm biến dạng cảnh quan môi trường

- Mật độ khách tăng sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường nếukhách không có ý thức bảo vệ môi trường

Trang 13

hội nghị Rôme của liên Hiệp Quốc đưa ra một khái niệm mới: Khách du lịchquốc tế là những người thăm viếng một nước ngoài nước cư trú của mìnhcho bất cứ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để được nhận thu nhập từviếng thăm”

Như vậy việc xác định du khách và người lữ hành có thể căn cứ trên 3tiêu thức sau:

- Mục đích của chuyến đi

- Thời gian chuyến đi

- Mục đích chuyến đi

Ở Việt Nam, theo quyết định 66 QĐ/ DL ngày 29 tháng 4 năm 1989 củatổng cục du lịch: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích thamquan, nghỉ dưỡng, hành hương thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư,…1.1.3.2 Phân loại khách du lịch

1.1.3.2.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

- Khách du lịch trong nước: Công dân Lào, người nước ngoài cư trútại Lào tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đíchtham quan du lịch trên lãnh thổ Lào hoặc kết hợp với tham quan du lịch, sửdụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Khách du lịch quốc tế: Người nước ngoài, người Lào định cư ởnước ngoài tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến Lào vàcông dân Lào, người nước ngoài cư trú ở Lào ra nước ngoài với nhiều mụcđích khác nhau, trừ mục đích hành nghề để kiếm thu nhập ở nơi đến thăm

1.1.3.2.2 Phân loại theo cách thức tổ chức chuyến đi

- Khách du lịch theo đoàn: Các thành viên tham dự đi theo đoàn thườngxuyên có sự chuẩn bị chương trình từ trước Có hai loại du lịch theo đoàn là:

+ Khách du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch(muachương trình)

Trang 14

+ Khách du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch (tự tổchức)

- Khách du lịch đi lẻ: là những người du lịch (một mình hoặc có thể

đi với gia đình, qua các tổ chức du lịch để mua chương trình của họ và cóthể đi một cách tự do)

1.1.3.2.3 Phân loại độ tuổi

Có thể chia khách du lịch thành ba độ tuổi chính là:

- Lứa tuổi thành niên: (30 tuổi)

- Lứa tuổi từ 31- 55 tuổi

- Khách du lịch lớn tuổi trên 55 tuổi

Tiêu chuẩn phân loại này giúp cho nhà kinh doanh có thể đáp ứng nhucầu của khách dựa trên đặc điểm lứa tuổi

1.1.3.2.4 Phân loại theo khả năng chi trả

- Khách có khả năng chi trả cao: Loại khách này có đặc điểm làthích dùng dịch vụ cao cấp, giá cả không phải là vấn đề quan trọng đối với

họ, họ chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ phục vụ.Mục đích của họ là sự hài lòng, khẳng định địa vị Những đối tượng thuộcloại này thường là khách quốc tế có khả năng chi trả cao thuộc các nướcphát triển, khách nội địa đi du lịch kết hợp với đi công vụ

- Khách có khả năng chi trả thấp: Là những khách du lịch thuộc tầng lớptrung lưu, họ đi du lịch chủ yếu là với động cơ thăm viếng người thân, bạn bè.Phần lớn loại khách này là khách nội địa và một số Tây ba lô (pack packer).Trong khi đi du lịch loại khách này chỉ sử dụng các dịch vụ chính phục vụ chuyến

đi như lưu trú, ăn uống vận chuyển

Tuỳ theo chất lượng sản phẩm và thị trường mục tiêu và doanh nghiệp

có thể chọn đối tượng phục vụ của mình là loại khách nào

1.1.3.2.5 Phân loại theo thời gian lưu trú

- Khách du lịch ngắn ngày: Loại khách này thường đi vào thời giancuối tuần, độ dài của chuyến đi chỉ là 1 đến 2 ngày trong phạm vi gần

Trang 15

- Khách du lịch dài ngày: Loại khách này có thời gian của chuyến đi từmột tuần đến 10 ngày, thường rơi vào thời gian của các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết nghỉ lễ…

1.1.3.2.6 Phân loại theo động cơ của khách du lịch

1.1.3.3 Vai trò của khách du lịch trong kinh doanh du lịch

Trong bất kỳ ở lĩnh vực nào, vai trò của khách hàng là rất quantrọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tếthị trường, khách hàng được coi là “thượng đế” đó là phương châm của cácnhà kinh doanh hiện này và mục tiêu của sản xuất là tối đa hoá việc thoảmãn nhu cầu của khách nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu “lợi nhuận”

Trong kinh doanh thì vai trò của khách hàng, ở đây khách du lịchquan trọng hơn nhiều Do đó, sản phẩm du lịch chiếm phần lớn là dịch

vụ, phục vụ lại là còn người và nhu cầu của họ là thoả mãn những mongmuốn về cả vật chất lẫn tinh thần, tình cảm Hơn nữa nhu cầu du lịch lànhu cầu cao cấp

Khách du lịch là đối tượng cần quan tâm trước tiên của bất kỳ nhàkinh doanh du lịch nào Trong nền kinh tế thị trường, chính người mua

là người quyết định và điều khiển người bán, “bán cái mà thị trường cầnchứ không phải bán những gì mà nhà kinh doanh có” Mục đích của bất

kỳ nhà kinh doanh nào cũng là lợi nhuận, lợi nhuận xét trên góc độ của

sự phát triển bền vững không chỉ bằng giữ được khách hàng, khách dulịch quyết định sự tồn tại và phát triển bất kỳ một nhà kinh doanh nào

Trang 16

Khách du lịch là người trả lương cho người phục vụ Một đều quan trọng

là chất lượng dịch vụ, việc phục vụ khách hàng không chỉ xét trên góc

độ lý trí, một cách máy móc; mà nó còn bị chi phối bởi các yếu tố cảmxúc Sự hài lòng, thái độ “Bằng mặt và bằng lời” Có thể được coi làthang điểm cao nhất để đánh giá chất lượng phục vụ khách[3, 15-16]

Nói tóm lại, muốn thành công, bất cứ nhà kinh doanh du lịch nàocũng tôn trọng phương châm “Khách hàng là thượng đế Lấy khách dulịch là trung tâm, lấy việc hài lòng của khách là thước đo lợi nhuận củadoanh nghiệp” Có như thế doanh nghiệp mới thể đứng vững và tồn tạitrên thị trường kinh doanh quyết liệt của nền kinh tế thị trường

1.1.4 Thời vụ trong du lịch

1.1.4.1 Khái niệm

Thời vụ du lịch là những hoạt động được lập đi lặp lại theo thời gian

của cung và cầu các dịch vụ, hàng hoá xảy ra dưới tác động của một số nhân tốxác định Trong du lịch, cũng thường ổn định và ít biến đổi trong khi cầu dulịch lại thay đổi đột biến và thường xuyên dễ dàng bị ảnh hưởng với các yếu tốkhí hậu thời tiết; các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội…

- Tính thời vụ trong nền kinh doanh du lịch được dùng làm căn cứ đểchia thành các mùa du lịch

- Mùa chính vụ: Khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách dulịch đông nhất

- Mùa trái vụ là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách thấp nhất

- Trước mùa du lịch: Là khoảng thời gian trước mùa du lịch có cường

độ thu hút khách thấp hơn mùa chính

- Sau mùa du lịch: Là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùachính du lịch

1.1.4.2 Đặc điểm của thời vụ du lịch

- Tính thời vụ du lịch là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết cảnước, các vùng hoạt động du lịch

Trang 17

- Thời gian và cường độ của mùa có sự khác biệt phụ thuộc vào từngloại khách du lịch.

- Thời gian và cường độ của các mùa có sự khác biệt phụ thuộc vào mức

độ khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch

- Thời gian và cường độ của các mùa khác tuỳ thuộc vào điều kiệnphát triển của từng quốc gia, từng khu vực

- Cường độ thời vụ du lịch là không bằng nhau theo chu kỳ kinh doanh.(Hoặc các tháng khác nhau), hình thành nên các mùa du lịch [3, 16-18]

1.1.4.3 Các hạn chế của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch

1.1.4.3.1 Đối với các nhà kinh doanh du lịch

Khi cầu du lịch vượt qua cung: Chất lượng phục vụ du lịch bị giảm sút.Quá trình tổ chức và sử dụng nhân lực không thể đáp ứng một cách đầy đủ

Khi cầu du lịch giảm xuống: Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh dulịch giảm đi do chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng không đáng kể Tổ chức và

sử dụng nguồn nhân lực không hiệu quả Lãng phí công suất sử dụng cơ sởvật chất kỹ thuật

1.1.4.3.2 Đối với khách du lịch

Làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọntheo ý muốn.Vào mùa du lịch chính, thường xảy ra tình trạng tập trung cácnhu cầu của du khách, làm giảm tiện nghi sử dụng các tài nguyên du lịchdẫn đến giảm chất lượng phục vụ khách du lịch Tính thời vụ trong du lịchdẫn đến phá vỡ tính đều đặn trong sản xuất và thực hiện các sản phẩm củacác ngành kinh tế khác

Thời vụ trong du lịch là những dao động lặp đi lặp lại theo thời giancủa cung và cầu các dịch vụ, hàng hoá xảy ra dưới một số nhân tố xác định

Trình tự các bước phân tích quy luật thời vụ:

Trang 18

+ Bước 1: Lập các dãy số biến động số lượng khách theo thời gian cho

tổng số khách và cơ cấu từng loại khách Số năm đưa vào quan sát càng nhiều,càng dễ phát hiện quy luật thời vụ và cho kết quả chính xác hơn

Bước 2: Loại bỏ các ảnh hưởng đột biến, ngẫu nhiên đến thời vụ để

phản ánh chính xác hơn quy luật thời vụ Sử dụng phương pháp tính số bìnhquân lượt khách của từng tháng trong của dãy số, đưa dãy số thời gian nóitrên về dãy số trung bình của các tháng trong một năm

Yj là số khách du lịch bình quân của tháng j trong dãy n năm

Bước 3: Xác định biến động thời vụ, so sánh với dãy số bình quân Yj

với số bình quân của một tháng

j j

Y I

Y

- Trong đó : Ij là hệ số thời vụ từng tháng

Y là số bình quân chung của một tháng

Các hệ số Ij phản ánh quy luật biến động thời vụ của lượng khách du lịch Từ đó ta dự báo lượng khách đến từng tháng trên cơ sở dự đoán số lượng khách đến cả năm theo công thức:

Ij * Q

Qj = ( j = 1, 12 ) 12

- Trong đó: Qj là lượng khách du lịch dự báo cho tháng j

Q là tổng số lượt khách du lịch sẽ đến cả năm

Trang 19

1.1.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượt khách: Là tổng số lượt khách du lịch được đơn vị kinh doanh

phục vụ trong một chu kỳ kinh doanh (Chu kỳ nghiên cứu)

- Số ngày khách: Phản ánh số ngày lưu lại tương ứng với số lượt khách

mà cơ sở lưu trú phục vụ được trong một chu kỳ kinh doanh Số ngày kháchđược tính bằng cách cộng dồn các ngày du lịch của các khách du lịch trong

kỳ nghiên cứu

Số ngày khách = Số lượt khách x Số ngày lưu lại của một lượt khách.Doanh thu = a x b x c

Trong đó: a: Doanh thu bình quân 1 ngày khách

b: Số ngày lưu trú bình quân 1 khách c: Số khách trong kỳ

- Hoặc doanh thu = a x b

Trong đó: a: Doanh thu bình quân một khách

b: Số ngày khách trong kỳ

Tổng số ngày khách

- Thời gian lưu trú bình quân 1 khách =

Tổng số kháchTổng doanh thu

- Doanh thu bình quân 1 khách =

Cùng với điều kiện thuận lợi trong xu thế phát triển du lịch của khu vực

và thế giới, Lào cũng không ít những lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch

Lào có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị Nằm ởkhu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực mà theo dự báo của các chuyên

Trang 20

gia kinh tế ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Lào vừa gắn với lục địa códiện tích mặt nước hơn diện tích mặt đất - nhưng là nước duy nhất không cóbiển trên tiểu lục địa này Đây là nước có dân số ít nhất và cũng là một trongnhững nước có diện tích nhỏ nhất trong vùng (236.800 km2), có vị trí giaolưu quốc tế thuận lợi về đường bộ, đường sông và đường hàng không Đâychính là ưu thế để Lào trở thành điểm dừng chân của nhiều khách du lịchđến bằng nhiều loại phương tiện khác nhau Bên cạnh đó, sự đa dạng về cấutrúc địa hình (đồng bằng, đồi núi, cao nguyên ) đã tạo cho Lào phong phú

về thiên nhiên, lịch sử và văn hoá Điển hình là Luang Pha Bang đượcUNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới Chùa núi Chămpasắc cũng đãđược ghi vào danh sách di sản văn hoá thế giới năm 2002

Qua hai di sản văn hoá thế giới ở Lào đã minh chứng cho sự đa dạng

và giá trị của tài nguyên nhân văn trên đất nước Lào Sự đa dạng về các loạihình văn hoá phi vật thể khắp chiều dài đất nước, như lễ hội, các làn điệu âmnhạc dân tộc, nghệ thuật ẩm thực tinh tế của hơn 49 dân tộc

Nước Lào có hệ thống sông suối dày đặc, hầu hết đổ về cái trục lớnnhất là sông Mê-kông Phần sông Mê-Kông chảy qua nước Lào dài khoảng1.800km, đây là con sông dài, rộng nhất nước sông Mê - Kông cùng phụlưu, chi lưu của nó trở thành hệ thống giao thông đường thuỷ quan trọng nốiliền Nam - Bắc, Đông - Tây Sông suối ở Lào có rất nhiều cá, nổi tiếng nhất

là các nhánh sông Mê - Kông, Nặm Ngừm, Nặm Thơn Ở phía Bắc, sông

Mê - Kông có một hệ phụ lưu lớn, hầu hết nằm ở phía tả ngạn như sôngNặm Thà, Nặm U, Nặm xương, Nặm Nghiệp, Nặm Bèng, Nặm khan.Hướng chảy của hệ thống phụ lưu trên đều theo độ dốc của địa hình, nghĩa

là theo chiều Bắc - Nam, trừ ba con sông Nặm mã (sông Mã), Nặm Săm(sông Chu) và Nặm Nơn (sông Cả) là hướng chảy từ Tây Bắc sang ĐôngNam Ở miền Trung và Nam Lào, sông Mê - Kông cũng có một số phụ lưulớn nằm ở phía tả ngạn như các con sông: Nặm Kạ Đinh, Nặm Hỉn Bun, XêBăng Phay, Xê Băng Hiêng, Xê Đôn, Xê Kong Các phụ lưu trên vị trí quan

Trang 21

trọng trong đời sống nhân dân các bộ tộc Lào để phục vụ trong sản xuấtnông nghiệp, giao lưu giữa các vùng khi đường bộ chưa phát triển, nguồnthực phẩm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Ngoài ra cáccon sông lớn ở Lào còn có một số đặc điểm rất thuật lợi để xây dựng thuỷđiện Đây là một thế mạnh của đất nước được thiên nhiên ưu đãi[11, 15-16].Việc tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Làotrong những năm qua đã thu hút khách du lịch từ nước ngoài đến Làongày càng nhiều, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Khuyến khích và phát triển việc du lịch đi đôi với việc phát triển cácngành khác, có quan hệ giao thông vận tải (đường bộ, đường không, đườngthuỷ) công nghệ và lao động thủ công nông nghiệp, thương mại, việc giáo dục,văn hoá môi trường kể cả sự phát triển nông thôn Từng bước xây dựng côngnghiệp du lịch có hệ thống có hình dáng phát triển

Thu hút nhà đầu tư trong nước và ngoài nước vào sự phát triển dulịch và các ngành có liên quan với việc du lịch

Khuyến khích sự hợp tác về mặt du lịch giữa nước ta với các nướcláng giềng châu Á và tổ chức du lịch thế giới, tổ chức du lịch khu vực vàcác nước khác trên thế giới, làm cho ngành du lịch Lào gắn kết với ngành

du lịch các nước

Với tiềm năng du lịch dồi dào cùng với sự quan tâm của Đảng và nhànước, du lịch Lào được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọncủa đất nước Chính vì vậy lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng qua các năm

Tổng quát số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng lên từ năm

1990-2000 với tỷ lệ tăng lên trung bình là 39,17%

Trong thời gian qua, hoà cùng với những sự kiện quan trọng của sựnghiệp đổi mới, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn ổn định tạo môitrường thuận lợi cho sự phát triển du lịch Trước những sự kiện chính trị làmchao đảo toàn cầu như khủng bố, chính trành, tin tặc,…Lào vẫn được đánh giá

là “ Điểm đến an toàn và thuận tiện” Cho khách du lịch đến châu Á

Trang 22

Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từnăm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% Số lượng khách

2002 tăng là 735.662 lượt khách, năm 2003 là 636.361 lượt khách và 2004tăng 894.806 lượt khách Năm 2003 số khách giảm vì sự trái nhiễm củabệnh SARS ở châu Á[21, 6]

822 2.009 2.061 1.837 11.019 14.102 18.213 25.326 31.780 42.111 34.370 46.704 39.453 47.153

640 44 63 185 336 624 26.23 1.602 3.231 4.381 5.468 8.003 4.763 5.454

37.613 87.573 102.946 146.155 346.460 403.000 463.200 500.200 614.278 737.208 673.823 735.662 636.361 894.806

Nguồn: Tổng cục du lịch quốc gia

Trang 23

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH CHĂMPASẮC

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

- Tỉnh Chămpasắc nằm ở phía Nam của CHDCDN Lào diện tích ởđường vỉ tuyến thứ 13.c 55’ (phút) - 16.c 22’(phút) Bắc và đường kính tuyếnthứ 105.c 13’ và 106.c 55’ Đông

-Tỉnh Chămpasắc có diện tích 15.410.500 ha và có biên giới giáp vớitỉnh và các nước láng giềng như:

+ Miền Bắc giáp với tỉnh Salavăn dài 140 km

+ Miền Nam giáp với tỉnh Xiêng Tanh vương quốc Campuchia dài 135 km+ Miền Tây giáp với tỉnh Xê Kong- Ătapư dài 180 km

+ Miền Đông giáp với tỉnh U Bôn vương quốc Thái dài 233 km

- Tỉnh Chămpasắc chia thành 2 khu vực phát triển, vùng đồng bằngchiếm 74% vùng núi chiếm 26 % và có sông Mê-kông chảy qua chia ra 2hướng ở khu vực miền Đông 5 huyện, miền Tây có 4 huyện và có mộthuyện thuộc miền Đông

-Vùng Đồng bằng: là vùng phù hợp với việc trồng lúa các cây lươngthực và chăn nuôi, có diện tích tất cả 1.134.500 ha, cao 75- 120 m khí hậu

có tính chất kho ướt, nhiệt độ trung bình 27.c số lượng nước mưa trung bình

2279 mm ∕năm

- Vùng núi có diện tích 406.500 ha có nhiều cao 400-1284m, nhiệt độtrung bình 20-21.c, số lương nước mưa 3.500 mm ∕năm, ấm ấp 80%

Trang 25

Bản đồ 1 : Bản đồ tỉnh Chămpasắc Phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như: cafê, chè…những cây có

giá trị kinh tế và chăn nuôi [22]

2.1.1.2 Thời tiết khí hậu

Nhờ vào độ cao, vĩ độ và gió mùa mà Lào có nhiệt độ từ nhiệt đới.Mùa mưa kéo dài từ tháng mười với nhiệt độ từ 30.c trở lên

Ở vùng núi như Xiêng Koảng, nhiệt độ có thể xuống đến độ đóngbăng vào tháng mười hai và tháng một Tháng Ba và tháng tư là nhữngtháng nóng nhất khi nhiệt độ lên đến 34.c Những tháng mát mẻ nhất là từtháng mười một đến tháng hai, tức là nửa đầu của mùa khô

Đi xuống phía Nam là cao nguyên đất đỏ Bo-la-ven có độ cao từ800-1000m so với mặt biển, đột khởi lên giữa đồng bằng miền NamLào Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hoà- caonguyên Bô-la-ven là một vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây côngnghiệp như cà- phê chè, cao sư, canh-ki-na và các loại cây có của khác.Trên cao nguyên có nhiều khu rừng rậm, những cánh đồng cỏ rộng lớnnhư ở Tha-Teng, Sa-La-Văn…quanh năm xanh tốt, nơi đây là sào huyệtcủa các loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu nai Cao nguyên

Trang 26

Bô-la-ven còn là nơi trữ nước và nguồn nước của hai con sông lớn ởNam Lào là Xê- đôn, Xê-kong và các chi lưu.

Khi hậu thời tiết trung bình lượng nước mưa có 2.349 mm, số ngàymưa có 136 day, nhiệt độ trung bình là 28.c

2.1.1.3 Tình hình đất đai

Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của người dân ta, còn

có tài nguyên phong phú và một số hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội

2.1.1.3.1 Tài nguyên đất

Tỉnh có diện tích 1.54.500ha.Trong đó đất sản xuất có 567.000habằng 37% Diện tích toàn bộ đến nay đã sử dụng 145.975ha bằng 26% củadiện tích sản xuất được Sử dụng vào trồng trọt 139.986ha, trong đó cây lúa87.663ha; Trồng cà phê 29.142ha; Trồng cây công nghiệp 17.954ha; Câykinh tế 6.998ha; Sử dụng cho chăn nuôi vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng.Phần diện tích còn lại là rấy cũ, bãi cỏ tranh, lau lách, diện tích bỏ hoang

2.1.1.3.2 Tài nguyên rừng

Trong toàn tỉnh có 895.500ha rừng, chiếm 58 diện tích của tỉnh trong

đó rừng nguyên sinh Quốc gia 3 khu vực có diện tích 88.950ha; Rừng bảo

hộ có 4 khu vực có diện tích 169.300ha; Rừng sản xuất diện tích có112.800ha; Rừng cải tạo ải tạo có diện tích 120.000ha; Rừng kiết có diệntích 67.760ha; Rừng trồng mới có diện tích 6.998ha và rừng khác có19.981ha

2.1.1.3.3 Tài nguyên nước

Tỉnh Chămpasắc có nhiều sông suối, khả năng có nước quanh nămnhư; Xê đôn, suối Bằng Liêng, suối Tô Mộ, sông Mê - kông chảy dọc từ Bắcđến Nam dài hơn 200km dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông gồm có 8huyện đồng bằng dựa vào dòng sông này để làm ăn, sinh sống quanh năm

Trang 27

Hình 2: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41].

Thác nước Khon Pha Phêng Thác nước Phá Suam

Một góc của thác Phá Suam Làng Phă Phô

Thác nước Lí Phí Đất than Sí Phăn Đon

Trang 28

2.1.1.3.4 Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Chămpasắc có các điểm xuất hiện nhiều loại khoáng sản như:

- Mỏ muối có một điểm tại huyện Pa-thum-phon

- Mỏ đất sét có 2 điểm tại huyện Pa-thum-phon

- Mỏ đồng cỏ có 5 điểm, tại huyện Sú-khum-ma 2 điểm; HuyệnChămpasắc 1 điểm; Huyện Phôn-thông 1 điểm và huyện Xa-na-sôm-bun 1 điểm

- Mỏ Bô ốc xít có một điểm tại huyện Pác-xong

- Mỏ đá Pa-Cô-Đít 1 điểm tại huyện Pa-thum-phon

- Mỏ AMêTít có một điểm tại Mương Khổng

- Mỏ Than-bùn có 2 điểm tại huyện Pa-thum-phon

kỳ nước dâng của con sông từ bao đời nay vẫn bồi đắp màu mỡ cho cáccánh đồng của họ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác rừngthiếu suy xét, nhất là ở miền Bắc, đã làm cho mực nước sông bị thay đổi, kếtquả là nước lũ

dâng lên quá mức và đe doạ mùa màng quý giá và sinh kế của những ngườinông dân Lào ở các vùng đất thấp

2.1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên tỉnh Chămpasắc

- Đảng, chính quyền tỉnh tạo điều kiện thuận lợi trong sự chỉ đạo- lãnh đạotốt trong việc tổ chức thực hiện và tác động từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, cấp xã

- Ngành du lịch quốc gia chỉ đạo về kỹ năng chuyên môn trong từnglĩnh vực công việc cụ thể với sở du lịch tỉnh trong việc hoạt động tổ chứcthực hiện nhiệm vụ và liên tục rút kinh nghiệm

Trang 29

-Về công việc phát triển du lịch cách hộ vệ nhân dân có phần chung

có đoàn chỉ đạo cấp tỉnh, trung ương, thủ trưởng sở du lịch tỉnh và các phần

có quan hệ, trung ương được gửi nhà chuyên gia và sự bàn bạc hướng dẫntrong sự tổ chức thực hiện Các tổ chức cổ phần Nhà Nước và hoàn toàn cánhân đến địa phương cũng được cho sự đồng tác trong việc tổ chức thựchiện, hoàn toàn đến tạo điều kiện thuận lợi trong sự hoạt động các hàng ngũcán bộ- công chức trong văn phòng cũng được sự hợp tác giúp đỡ nhau và

có sự chịu trách nhiệm với công việc của mình, đã có sự cố gắng và quyếttâm thực hiện nghĩa vụ theo sự chỉ đạo của văn phòng và cấp trên để đạtđược kết quả tốt đẹp

* Khó khăn

Việc tổ chức thực hiện nghị quyết chỉ thị kế hoạch của cấp trên cònchưa đồng bộ về mặt nghiên cứu kỹ năng chỉ đạo chưa cụ thể, sâu sắc dẫnđến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa đạt yêu cầu đề ra

Việc phân phối ngân sách không đồng đều, chưa đúng người, đúngviệc cho việc thu gom thông tin tài liệu du lịch chưa đạt kết quả cao, chưathống kê được việc phát triển và khuyến khích dịch vụ du lịch của mộtkhách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng của các công ty du lịch trong tỉnh, mọi số cán

bộ ban ngành và nhân dân chưa hiểu biết về việc phát triển du lịch, việc xâydựng và cấp giấy phép du lịch chưa đạt tiêu chuẩn, còn chạy theo lợi nhuận,chưa có cách thức quản lý chặt chẽ

Một số công ty có cán bộ hướng dẫn du lịch hoạt động không phùhợp cách thức của sự quản lý tổ chức vĩ mô không thông báo sự hướng dẫn

du lịch, không thông báo số tên của khách du lịch, xe dịch vụ du lịch không

có bảng hướng dẫn du lịch theo hướng dẫn của công ty hoặc cá nhân

- Còn có khách sạn, nhà nghỉ, nhà nghỉ mát, nhà hàng và một số công

ty du lịch chưa được phép thành lập tiến hành kinh doanh dịch vụ, như tự

mở dịch vụ Chưa được sự hợp tác của các đơn vị kinh doanh dịch vụ

Trang 30

2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số lao động

Tỉnh Chămpasắc có 10 huyện thị, huyện Pác-xê là huyện tỉnh lỵ có 925Bản; 103.587 hộ gia đình; Dân số 580.514 người (nữ chiếm 51%); Mật độ 38người /km2 Trong độ tuổi lao động có 73,3% bao gồm các ngành nghề:

2.1.2.2.1 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật về nông lâm nghiệp

Trong tỉnh có trung tâm nghiên cứu và trạm thí nghiệm thực vật và chănnuôi tại nhiều trạm như: Trung tâm sản xuất lúa “Phôn Ngam”; Trạm thínghiệm, phát triển cây ăn quả tại cây số 24 Trạm thí nghiệm giống rau tạiHuội Ta Lải; Trạm thí nghiệm và phát triển giống lúa tại Huội Ta Cuôn;Trạm thí nghiệm giống càfê Y Tụ; Trạm gieo cấy giống tại cây số 10; Trạmthí nghiệm và phát triển giống cá tại cây số 8 và tại Bản Na-Mương khổng;Trạm nghiên cứu thí nghiệm con giống tại Nỏn Hửi; Ngoài các cơ sở nêutrên còn có trạm bơm thuỷ lợi là 36 trạm, chạy bằng dầu có 234 trạm, đậptrắn có 21 đập và một bể chứa nước có thể cung cấp nước sản xuất trongmùa khô là 19.000 ha; Mùa mưa được 25000-26000 ha; có trường Trungcấp Lâm nghiệp đào tạo nhân lực mỗi năm 270-300 người Lực lượng cán

bộ trồng trọt 112 người (trong đó có 16% cao học); Chăn nuôi 79 người (caohọc 19%); Lâm nghiệp 162 người (Cao học 34%); Thuỷ lợi 42 người (Caohọc 55%)

Ngày đăng: 04/08/2013, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% (Trang 22)
Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 1.1 cho thấy số lượng khách du lịch đến Lào liên tục tăng từ năm 1991 đến 2004, với tỷ lệ tăng trung bình là 27,61% (Trang 22)
Hình 2: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41].Thác nước Khon Pha PhêngThác nước Phá Suam - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Hình 2 Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41].Thác nước Khon Pha PhêngThác nước Phá Suam (Trang 27)
Hình 2: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Hình 2 Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về thiên nhiên của tỉnh Chămpasắc[41] (Trang 27)
Hình: Một số hình về khách sạn nhà nghỉ ở tỉnh Chămpasắc[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
nh Một số hình về khách sạn nhà nghỉ ở tỉnh Chămpasắc[41] (Trang 33)
Hình 4: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Hình 4 Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41] (Trang 37)
Hình 4: Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41]. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Hình 4 Một số hình ảnh tài nguyên du lịch về phong tục tập quán và lịch sử[41] (Trang 37)
Bảng 2.1: Tổng số khách du lịch đến tỉnhChămpasắc. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.1 Tổng số khách du lịch đến tỉnhChămpasắc (Trang 42)
Bảng 2.1:  Tổng số khách du lịch đến tỉnh Chămpasắc. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.1 Tổng số khách du lịch đến tỉnh Chămpasắc (Trang 42)
Bảng 2.2: Số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch sinh thái - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.2 Số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch sinh thái (Trang 43)
Bảng 2.5 : Doanh thu bình quân của khách đến tỉnhChămpasắc - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.5 Doanh thu bình quân của khách đến tỉnhChămpasắc (Trang 47)
Bảng 2.5 :  Doanh thu bình quân của khách đến tỉnh Chămpasắc                                                                                                        ĐVT: USD - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.5 Doanh thu bình quân của khách đến tỉnh Chămpasắc ĐVT: USD (Trang 47)
Bảng 2.6: Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995- 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.6 Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995- 2004 (Trang 48)
Bảng 2.6: Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995 - 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 2.6 Số khách cụ thể bắt đầu từ 1995 - 2004 (Trang 48)
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH ĐẾN TỈNH CHĂM PA SẮC - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH ĐẾN TỈNH CHĂM PA SẮC (Trang 51)
3.1. TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH CHĂMPASẮC QUA 3 NĂM 2002-2004NĂM 2002-2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
3.1. TÌNH HÌNH KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH CHĂMPASẮC QUA 3 NĂM 2002-2004NĂM 2002-2004 (Trang 51)
Bảng 3.1: Số lượt khách đến tỉnhChămpasắc qua 3 năm 2002-2004. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.1 Số lượt khách đến tỉnhChămpasắc qua 3 năm 2002-2004 (Trang 53)
Bảng 3.1: Số lượt khách đến tỉnh Chămpasắc qua 3 năm 2002-2004. - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.1 Số lượt khách đến tỉnh Chămpasắc qua 3 năm 2002-2004 (Trang 53)
Bảng 3.2: Cơ cấu du khách theo quốc tịch - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.2 Cơ cấu du khách theo quốc tịch (Trang 55)
Bảng 3.2: Cơ cấu du khách theo quốc tịch - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.2 Cơ cấu du khách theo quốc tịch (Trang 55)
Bảng 3. 3: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3. 3: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi (Trang 59)
Bảng 3.3 : Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.3 Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi (Trang 59)
Bảng 3. 4: Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3. 4: Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 (Trang 61)
Bảng 3.4 : Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 - Đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách du lịch ở tỉnh chămpasắc
Bảng 3.4 Cơ cấu theo độ tuổi năm 2004 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w