1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học chương i, sinh học 11

69 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học; bồi dưỡng phương

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học

ThS AN BIÊN THÙY

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S An Biên Thùy, người đã

tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học cũng như các thầy cô giáo khoa Sinh - KTNN, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, sửa chữa

để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài này đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào

Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Giả thuyết khoa học 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Những đóng góp mới của đề tài 4

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Cơ sở lý luận 6

1.2.1 Kỹ thuật KWL 6

1.2.1.1 Khái niệm 6

1.2.1.2 Đặc điểm 7

1.2.1.3 Vai trò 7

1.2.1.4 Điều kiện áp dụng 8

1.2.1.5 Ưu điểm – nhược điểm 9

1.2.1.6 Các hình thức thể hiện 9

1.2.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học 10

1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 13

1.3.1 Mục tiêu điều tra 13

1.3.2 Nội dung điều tra 13

Trang 6

1.3.3 Phương pháp điều tra 13

1.3.4 Kết quả điều tra 13

CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ KWL TRONG DẠY HỌCCHƯƠNG I: “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” - SINH HỌC 11 26

2.1 Nguyên tắc xây dựng sơ đồ KWL 26

2.2 Quy trình xây dựng sơ đồ KWL 27

2.2.1 Phân tích sự phát triển đồng tâm nội dung chương trình sinh học phổ thông làm cơ sở xây dựng sơ đồ KWL 27

2.2.1.1 Ý nghĩa của việc phân tích sự phát triển đồng tâm 27

2.2.1.2 Xác định mục tiêu chương I – Sinh học 11 28

2.2.1.3 Xác định sự phát triển của nội dung CHVC và NL qua chương trình sinh học phổ thông 29

2.2.1.4 Phân tích cấu trúc nội dung chương I – Sinh học 11 32

2.2.1.5 Phân tích sự phát triển nội dung từng khái niệm CHVC và NL từ lớp 6 đến lớp 12 37

2.2.1.6 Hệ thống bảng thể hiện sự phát triển đồng tâm các khái niệm CHVC và NL từ lớp 6 đến lớp 12 38

2.2.2 Quy trình sử dụng sơ đồ KWL trong dạy học 47

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 57

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 57

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 57

3.2 Nội dung thực nghiệm 57

3.3 Phương pháp thực nghiệm 57

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 57

3.3.2 Tổ chức thực nghiệm 58

3.3.3 Xử lí số liệu 58

Trang 7

3.4 Kết quả thực nghiệm 58 3.4.1 Phân tích – đánh giá định lƣợng bài kiểm tra 58 3.4.2 Phân tích - đánh giá những dấu hiệu định tính trong quá trình

dạy học 59 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 8

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

1.1 Do yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khoá VII (01- 1993), nghị quyết TW2 khoá VIII (12- 1996), được thể chế hoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (04- 1999) Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Tuy vậy, việc đổi mới PPDH là quá trình lâu dài và đòi hỏi sự toàn diện, đồng bộ ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực Đó là sự đổi mới nội dung chương trình, đổi mới PPDH, đổi mới phương tiện dạy học,… Việc sử dụng các phương pháp mới như dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác,… ngày càng được áp dụng nhiều trong các bài giảng ở các trường phổ thông Tuy nhiên, các phương pháp chỉ được áp dụng tốt nhất khi GV sử dụng các KTDH phù hợp.Vì vậy, GV phải cập nhật liên tục các PPDH mới, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của người học

1.2 Do thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học 11

Chương trình Sinh học lớp 11 đề cập đến sinh học cơ thể, nghiên cứu những đặc trưng của cơ thể đa bào: chuyển hoá vật chất và năng lượng; cảm ứng; sinh trưởng, phát triển và sinh sản Song lại đề cập trên hai đối tượng riêng rẽ là cơ thể thực vật và cơ thể động vật.Vì vậy, cần có sự liên kết kiến thức giữa các bài, các chương, các phần với nhau

Trang 9

Nội dung chương trình Sinh học lớp 11 được cấu trúc theo lối đồng tâm mở rộng, là tổng kết chiều hướng tiến hóa chung của toàn bộ sinh giới thông qua các hình thức tổ chức cơ thể, các phương thức trao đổi chất, quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản cùng các hình thức cảm ứng dựa trên các kiến thức sinh học đã được học ở phổ thông cơ sở; đồng thời bổ sung và nâng cao hiểu biết của HS về cơ chế của một số hiện tượng, quá trình cơ bản của sự sống mà chương trình Sinh học ở các lớp dưới chỉ mới đề cập tới một cách sơ lược theo tinh thần hiện đại hóa nội dung kiến thức phù hợp với yêu cầu của bậc học Kiểu cấu trúc này giúp HS nắm kiến thức sâu sắc và đầy đủ, tuy nhiên đòi hỏi nhiều thời gian Do vậy, trong dạy học rất cần các PPDH giúp HS hệ thống hóa kiến thức như bảng hệ thống, sơ đồ tư duy, grap, sơ đồ KWL,…

1.3 Khả năng áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học Sinh học 11

Trong dạy học Sinh học lớp 11(CTC), hầu hết các bài đều có khả năng

áp dụng kĩ thuật KWL Vì kĩ thuật này cho HS biết được mình muốn học gì, thu được kết quả ra sao trong quá trình học, HS tự kiểm soát mức độ lĩnh hội kiến thức của mình

KWL là kĩ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập Bằng các thao tác tư duy giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện

sự tự tin và khả năng giao tiếp

Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần vào cải tiến PPDH Sinh

họcnói chung và Sinh học 11 nói riêng, chúng tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng

kĩ thuật dạy học tích cực KWL dạy học Chương I – Sinh học 11(CTC)”

Trang 10

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học chương I – Sinh học 11(CTC)

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống các sơ đồ KWL trên cơ sở phát triển nội dung bài học dựa theo quan điểm cấu trúc đồng tâm mở rộng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Chương I – Sinh học 11

4 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung Chương I – Sinh học 11 theo chuẩn kiến thức kỹ năng để thiết kế sơ đồ KWL cũng như tổ chức hoạt động dạy và học

Hệ thống các sơ đồ KWL để dạy kiến thức mới, ôn tập kiến thức để dạy học Chương I – Sinh học 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Phân tích sự phát triển đồng tâm nội dung của chương trình sinh học phổ thông có liên quan đến CHVC và NL làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống sơ đồ KWL

5.2 Điều tra việc sử dụng kĩ thuật DHTC KWL trong dạy học

5.3 Đề xuất quá trình xây dựng sơ đồ KWL

5.4 Đề xuất sử dụng hệ thống KWL vào dạy học

5.5 Thực nghiệm sư phạm trong một số bài của chương I – Sinh học 11 nhằm kiểm tra hiệu quả sư phạm của việc vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài như:

Lý luận dạy học sinh học, văn bản đổi mới PPDH, luật GD, các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu về ứng dụng sơ đồ KWL trong dạy học, …

Trang 11

6.2 Điều tra

Điều tra qua phiếu hỏi, phỏng vấn và quan sát giờ dạy để khảo sát, tìm hiểu thực tiễn việc xây dựng và sử dụng sơ đồ KWL trong dạy học SH ở các trường THPT

6.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các giảng viên, giáo viên dạy giỏi môn Sinh học về việc xây dựng, hiệu quả khi sử dụng sơ đồ KWL trong dạy học Sinh học

6.4 Phương pháp thực nghiệm

Soạn giáo án có sử dụng kĩ thuật KWL để dạy thực nghiệm

7 Những đóng góp mới của đề tài

7.1 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng sơ đồ KWL vào tổ chức hoạt động học tập của học sinh

7.2 Xây dựng được hệ thống sơ đồ KWL làm tư liệu tham khảo cho

GV dạy Sinh học THPT và các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng

sơ đồ KWL trong hoạt động học tập, lập kế hoạch công việc

7.3.Thiết kế được một số giáo án cho Chương I – Sinh học 11 có sử dụng sơ đồ KWL làm phương tiện tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực

Trang 12

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Kĩ thuật KWL do Dona Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức

tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất

cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ Sau đó học sinh nêu lên những danh sách các câu hỏi

về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ Trong quá trình đọc họăc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W, các thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L

Dona Ogle khẳng định rằng KWL giúp HS trở thành người đọc tốt hơn khi nghiên cứu văn bản mang tính mô tả và giúp GV được tương tác nhiều hơn trong hoạt động giảng dạy (Ogle, 1987)

Bảng KWL giúp HS có những định hướng khi họ đọc Đem lại cho họ những việc cụ thể để tìm kiếm thông tin về chủ đề đang tìm hiểu và họ có thể

hệ thống hóa kiến thức sau khi đọc xong (Carr và Ogle, 1987)

Flavell – nhà tâm lý học người Mỹ cho rằng KWL giúp kích hoạt kiến thức nền tảng và tạo cơ hội cho HS thiết lập mục tiêu học tập của mình(Flavell, 1979)

Bonnie Campbell Hill và cộng sự (1988) đã sửa đổi biểu đồ KWL để bao gồm một cột thứ tư ở cuối là cột W “Lang thang hơn nữa” cho phép HS tìm hiểu sâu hơn những vấn đề có liên quan đến chủ đề

Trang 13

Margaret Mooney cho thêm một cột thứ năm, biểu đồ trở thành KWHLW, H “Làm thế nào” Đó là cột dành cho các thông tin mà HS thu thập một khi họ đã xác định được những gì họ cần phải học

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Năm học 2010 -2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể

sử dụng trong dạy học Sinh học ở trường THPT Tuy nhiên, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Sinh học không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ của GV và HS

Hòa cùng với việc tích cực vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học, kĩ thuật KWL đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều giáo viên tìm hiểu Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về việc vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Sinh họcvà xây dựng các giáo trình Sinh học THPT

Kĩ thuật KWL trong đó K(Know) – Những điều đã biết; W(Want to know) – Những điều muốn biết; L(Learned) – Những điều đã học được

Kĩ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học

Trang 14

1.2.1.2 Đặc điểm

Kĩ thuật dạy học KWL là kĩ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS Kĩ thuật này được sử dụng xuyên suốt trong một bài giảng Sử dụng kĩ thuật này nhằm khai thác những thông tin, những ý tưởng

và những kiến thức của HS, từ đó GV có những điều chỉnh hợp lý cho tiết giảng Do đặc điểm của kĩ thuật KWL là lấy thông tin về những gì đã biết, những gì muốn biết và những gì thu được nên kĩ thuật này phù hợp với dạy học các môn học ở các cấp học, với các mức độ và nội dung khác nhau

Trong quá trình thực hiện nên kết hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời khắc phục những hạn chế của kĩ thuật này Những phương pháp có thể kết hợp với kĩ thuật này như: phương pháp động não, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đàm thoại và phương pháp thuyết trình

1.2.1.3 Vai trò

Sử dụng kĩ thuật KWL sẽ phát huy được tác dụng là giúp cho HS xác định được nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập và tự điều chỉnh cách học của mình Ví dụ: sau bài học, học sinh thấy khó khăn khi điền kết quả thu được vào cột “điều đã học được”

có nghĩa là chưa hiểu bài Việc chưa hiểu bài có thể do chưa thực sự tập trung chú ý hoặc chưa tham gia tích cực vào hoạt động học tập Điều đó sẽ giúp cho

HS tự điều chỉnh hoặc cần nghiên cứu lại tài liệu hay cần đề nghị GV hỗ trợ

để bổ sung những kiến thức còn thiếu, chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ…Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động này sau khi HS điền những điều đã học được, giáo viên nên cho HS nhận xét chéo kết quả của nhau, của cá nhân hoặc nhóm Sau đó GV đưa ra ý kiến của mình về kết quả học tập của HS Đồng thời qua đó GV cũng đánh giá được kết quả giờ dạy của mình để điều chỉnh cách dạy Như vậy kiến thức được hình thành ở HS chắc chắn, bền vững Kết

Trang 15

quả học tập sẽ được nâng cao khi cả người học và người dạy đều nhìn lại quá trình thông qua kết quả học tập ngay sau mỗi bài học mà không phải chờ đợi đến giờ kiểm tra HS

1.2.1.4 Điều kiện áp dụng

Sử dụng kĩ thuật dạy học KWL, giáo viên cần chuẩn bị những bước giống như dạy một tiết học bình thường Ngoài ra để áp dụng kĩ thuật KWL đòi hỏi:

 GV phải:

+ Xây dựng được bảng hệ thống khái niệm xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp

12, để tạo ra một ô thông tin ngoài SGK, ô thông tin này chứa đựng những kiến thức mà học trò đã có, đã tích lũy được từ lớp dưới GV là người sử dụng quỹ thông tin có sẵn trong đầu HS, xây dựng những câu hỏi để HS nhớ lại kiến thức cũ, vận dụng kiến thức cũ để phát hiện và lĩnh hội kiến thức mới

+ GV thiết kế những phiếu KWL theo mẫu với số lượng đủ cho HS trong lớp có kế hoạch dạy:

PHIẾU HỌC TẬP KWL MÔN SINH HỌC

(W)

Kết quả thu được

(L)

Hình 1 Mẫu phiếu học tập KWL

Trang 16

+ Tăng cường tính độc lập của học sinh

+ Giáo viên có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá thu hoạch của học sinh Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp

+ Với mục đích kiểm tra bài cũ và khởi động bài học thì GV có thể sử dụng trong những bài mà nội dung sau có liên quan đến nội dung trước

+ Với mục đích củng cố, GV có thể sử dụng trong mọi bài học

+ Với mục đích kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh thì GV cũng có thể sử dụng trong mọi tiết học

Trang 17

1.2.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học

Việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học dựa trên những cơ sở khoa học sau: cơ sở triết học (quan điểm nội dung cấu trúc đồng tâm mở rộng); cơ sở tâm lí học sư phạm; cơ sở lí luận dạy học

Trong cuốn lí luận dạy học sinh học đại cương tác giả đã viết: “Thiết kế nội dung chương trình sinh học phổ thông qua việc phát triển nâng cao dần các khái niệm, quy luật sinh học chính là sự đảm bảo tính hiện đại của nội dung trí dục Với con đường này, sách giáo khoa Sinh học từ lớp này qua lớp khác xoắn quanh các vấn đề lý thuyết như là quanh xương sống của Sinh học hiện đại Phương hướng này của cấu trúc nội dung không chỉ lưu ý người lập chương trình mà cho cả người dạy” [1] Do đó trong quá trình dạy học nếu người GV thực sự chú ý đến nguyên tắc đồng tâm nội dung sinh học thì sẽ làm chủ được phương pháp dạy học, phát huy tối đa nội lực của HS

Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL dựa trên quan điểm nội dung cấu trúc đồng tâm mở rộng sẽ giúp HS hệ thống hóa được kiến thức, kích thích tính tích cực học tập của HS

Trang 18

1.2.2.2 Cơ sở tâm lý học

Quá trình kí ức (hay trí nhớ) gồm có ghi lại, nhớ lại, tái nhận và tái hiện Ghi lại là tạo nên mối liên hệ tạm thời trong vỏ não, giữ lại là củng cố mối liên hệ tạm thời Chẳng hạn khi ta đọc một khái nệm, sau khi khái niệm

ấy được hình thành ở trong đầu ta đã tạo nên mối liên hệ tạm thời trên vỏ não

về những dấu hiệu của khái niệm, chúng ta ôn tập, củng cố khái niệm bằng Câu hỏi – Bài tập, mối liên hệ này sẽ được giữ lâu Đó là quá trình giữ lại, sau này khi gặp một hình ảnh hay một dấu hiệu của khái niệm do mối liên hệ tạm thời được khôi phục, óc ta phản ánh được khái niệm, ta nhớ lại khái niệm Đó

là tái nhận và tái hiện

I.P Pavlop đã xác định quá trình thu nhận kiến thức là quá trình hình thành các mối liên hệ liên tưởng với những cái đã biết: “Mỗi sự liên tưởng nhỏ ban đầu chỉ là nhân tố hình thành tư duy Những sự liên tưởng này phát triển tăng thêm Lúc bấy giờ người ta bảo tư duy trưở nên sâu hơn, rộng hơn…”

Trong cuốn lý thuyết sư phạm tương tác của các tác gia Madeleine Roy

và Jean – Marc Desnomme cũng khẳng định vai trò của trí nhớ: “Trí nhớ thiết lập mối quan hệ giữa những gì đã biết với kiến thức mới không có sự loại bỏ, học không chỉ là đối diện với thông tin mới mà còn là huy động toàn bộ kiến thức lưu trữ trong trí nhớ dài hạn của chúng ta.”

Nguyễn Sỹ Tỳ cũng khẳng định: “Những kiến thức … khi ôn lại không những được củng cố rõ ràng hơn mà còn giúp cho sự tiếp thu những kiến thức mới, làm cho những kiến thức mới cũng được vững chắc” [13]

Như vậy, nếu sử dụng kĩ thuật KWL trong bài học sẽ giúp HS có cơ hội rèn luyện trí nhớ, có điều kiện ôn lại kiến thức cũ, đồng thời kiến thức cũ là

cơ sở hình thành nên kiến thức mới và làm tăng thêm ý nghĩa của bài học từ

đó nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức

Trang 19

1.2.2.3 Cơ sở lý luận dạy học

Theo lý thuyết thông tin, quá trình dạy học tương ứng với một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn: truyền và nhận thông tin; xử lý thông tin; lưu trữ và vận dụng thông tin

Truyền thông tin không chỉ từ GV đến HS mà còn truyền từ HS đến

GV (liên hệ ngược) hoặc giữa HS với các phương tiện dạy học (sách, đồ dùng dạy học…) hoặc giữa HS với HS Sử dụng kĩ thuật KWL nhằm khai thác những thông tin, những ý tưởng và những kiến thức của HS Vì vậy, dạy học bằng kĩ thuật KWL có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác hơn

Xử lý thông tin là sử dụng các thao tác tư duy nhằm phân tích thông tin, phân loại thông tin và sắp xếp các thông tin vào những hệ thống nhất định Hiệu quả của những thao tác đó phụ thuộc vào chất lượng thông tin và năng lực nhận thức của từng HS Tuy nhiên, dưới sự định hướng của GV thì HS sẽ tìm hiểu những nội dung chính của bài học làm việc xử lý thông tin hiệu quả hơn rất nhiều

Lưu trữ thông tin là việc ghi nhớ kiến thức của HS Những cách dạy học cổ truyền thường yêu cầu HS ghi nhớ một cách máy móc vì vậy HS dễ quên Kĩ thuật KWL sẽ giúp HS ghi nhớ một cách khoa học, tiết kiệm “bộ nhớ” trong não HS Hơn nữa việc ghi nhớ bằng sơ đồ KWL mang tính hệ thống sẽ giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn

Trang 20

1.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1 Mục tiêu điều tra

- Tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Sinh học lớp 11

- Tìm hiểu tình hình học tập của HS lớp 11 – THPT (năm học 2013 – 2014)

1.3.2 Nội dung điều tra

Tôi điều tra về các vấn đề chủ yếu sau:

- Các PPDH được áp dụng trong dạy học, các KTDH được sử dụng trong bài, những khó khăn khi áp dụng kĩ thuật DHTC KWL trong dạy học

- Các phương pháp học tập môn Sinh học của HS lớp 11 - THPT

1.3.3 Phương pháp điều tra

Chúng tôi điều tra về việc vận dụng kĩ thuật DHTC KWL trong dạy học sinh học 11 ở trường THPT Hoa Lư A(Ninh Bình) và trường THPT Tống Văn Trân (Nam Định) bằng phiếu điều tra (nội dung phiếu điều tra xem ở mục lục), dự giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số giáo viên

Điều tra phương pháp học tập của HS bằng phiếu điều tra gồm 10 câu test

- Số lượng GV tham gia: 10

- Số lượng HS tham gia: 165

1.3.4 Kết quả điều tra

1.3.4.1 Thực trạng dạy học với việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực KWL

Kết quả khảo sát tình hình giảng dạy của GV và việc vận dụng kĩ thuật KWL trong việc dạy học Sinh học 11:

Câu 1 Chương nào trong sách giáo khoa Sinh học 11 mà thầy cô cho là khó

dạy nhất ?

Trang 21

Ở câu hỏi này, có 8/10 GV trả lời: Chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Vì chương này có lượng kiến thức lớn, có mối liên hệ chặt chẽ với kiến thức THCS

Câu 2 Trước khi giảng dạy Sinh học 11, hoặc một chương của Sinh học 11,

thầy (cô) chú ý đến:

Nội dung Thường

xuyên

Không thường xuyên

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Vị trí của chương trình Sinh học

11 và của từng chương trong

triển của từng khái niệm cơ bản về

Sinh học cơ thể trong chương trình

Sinh học phổ thông

2/10 3/10 3/10 2/10

Trang 22

Câu 3 Khi soạn bài, thầy (cô) chú ý đến:

Nội dung Thường

xuyên

Không thường xuyên

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Vị trí của bài trong chương

- Sự liên quan giữa các KN trong

bài với kiến thức đã học 4/10 3/10 2/10 1/10

Câu 4 Khi tổ chức hoạt động học tập cho HS, thầy (cô) thường:

Nội dung Thường

xuyên

Không thường xuyên

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Tái hiện các kiến thức cũ có liên

quan đến khái niệm 5/10 2/10 2/10 1/10

- Sử dụng các phương tiện trực

quan (tranh, ảnh, mẫu vật,…) kết 4/10 4/10 2/10 0/10

Trang 23

hợp câu hỏi – bài tập để hình thành

khái niệm

- Thuyết trình, giảng giải cho HS

nội dung chính của bài 6/10 2/10 2/10 0/10

- Sử dụng các câu hỏi – bài tập tái

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Hệ thống lại các kiến thức khái

niệm trong bài cho HS

5/10 2/10 2/10 1/10

-Đƣa các khái niệm trong bài vào

hệ thống các khái niệm đã học

3/10 4/10 2/10 1/10

- Sử dụng các câu hỏi – bài tập để

khắc sâu và vận dụng khái niệm 6/10 3/10 1/10 0/10

- Yêu cầu HS đọc phần kết luận

chung và trả lời câu hỏi cuối bài

7/10 2/10 1/10 0/10

Trang 24

Câu 6 Khi kiểm tra, đánh giá thầy (cô) thường :

Nội dung Thường

xuyên

Không thường xuyên

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Chỉ kiểm tra những kiến thức

khái niệm trong bài vừa học 4/10 3/10 2/10 1/10

- Kiểm tra những kiến thức trong

bài vừa học liên quan cả đến những

kiến thức cũ và các kiến thức sắp

học

5/10 2/10 2/10 1/10

- Kết hợp kiểm tra những kiến thức

trong bài và vận dụng kiến thức đó

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Phương pháp giảng giải + vấn

đáp tái hiện thông báo 6/10 2/10 2/10 0/10

- Phương pháp giảng giải + trực

quan minh họa 5/10 2/10 2/10 1/10

- Phương pháp vấn đáp tìm tòi bộ

phận 4/10 3/10 2/10 1/10

Trang 25

Câu 8.Trong dạy học Sinh học thầy(cô) cho HS sử dụng SGK để làm gì?

Nội dung Thường

xuyên

Không thường xuyên

Rất hiếm khi

Không bao giờ

- Tóm tắt nội dung kiến thức mới

- Gia công trí tuệ chuyển hóa nội

dung kiến thức thành sơ đồ 2/10 4/10 3/10 1/10

Câu 9.Thầy (cô) đã từng biết và tìm hiểu về việc vận dụng kĩ thuật KWL

trong dạy học sinh học chưa ?

Có 7/10 GV trả lời được là đã biết và hiểu về kĩ thuật này nhưng chưa vận dụng trong dạy học sinh học

Có 3/10 GV trả lời là đã biết nhưng chưa hiểu về kĩ thuật KWL

Câu 10 Những ưu điểm của kĩ thuật dạy học tích cực KWL trong dạy học

Trang 26

- Cho phép GV đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của HS từ đó điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp

- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kỹ năng đọc tài liệu, hệ thống hóa kiến thức,…

Câu 11 Những hạn chế của kĩ thuật KWL trong dạy học ?

Có 7/10 GV chọn đáp án cuối cùng Bên cạnh những ưu điểm thì kĩ thuật KWL cũng còn nhiều hạn chế:

- Đầu tư nhiều thời gian

- Học sinh cần tạo thói quen và khả năng tự học, học tập tự giác tích cực thì mới đạt hiệu quả cao

- GV phải có trình độ sâu về chuyên môn và PPDH

Qua kết quả khảo sát cùng với việc nói chuyện, phỏng vấn trực tiếp các

GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hoa Lư A và trường THPT Tống Văn Trân, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Về việc soạn bài:

+ Trước khi bước sang chương trình Sinh học 11 mà chương đầu tiên là

“Chuyển hóa vật chất và năng lượng” hầu như GV ghi đầu đề chương và bài luôn mà không xác định cho HS biết vị trí của chương trình học, không để ý đến sự phát triển của nội dung môn học qua các giáo trình Sinh học phổ thông; rất ít GV phân tích cấu trúc nội dung của chương trình Sinh học 11 và của từng chương để xác định các KN cơ bản cần hình thành

+ Nhìn chung GV đã thể hiện giáo án theo hướng đổi mới PPDH nhưng còn lúng túng và mang tính hình thức, các hoạt động trong giáo án còn rời rạc, chưa mạch lạc trong việc tổ chức dạy học

+ Việc xác định mục tiêu còn rất chung chung và hầu như chỉ tập trung đến kiến thức cần truyền đạt mà chưa rèn luyện các thao tác tư duy, năng lực thực hành và phương pháp học tập

Trang 27

+ Khi củng cố kiến thức, nhiều GV không hệ thống lại các kiến thức cho HS, không đƣa những KN đã học vào hệ thống các KN đã biết mà đa phần GV củng cố bằng cách cho HS đọc phần kết luận chung hoặc trả lời CH sau bài học, trong khi việc này có thể tiến hành ở nhà đƣợc Việc sử dụng CH – BT khắc sâu và vận dụng KN còn rất ít chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học đi đôi với hành

+ Từ những hạn chế trong việc dạy học nhƣ thế, dẫn tới việc kiểm tra đánh giá cũng chƣa đạt yêu cầu, đa số GV chỉ ra những câu hỏi ghi nhớ và tái hiện kiến thức mà chƣa chú ý nhiều đến những câu hỏi – bài tập vận dụng; cũng ít câu hỏi yêu cầu HS tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa kiến thức

- Về thực trạng vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Sinh học 11:

+ Phần lớn GV đã nhận thức đƣợc vai trò của việc vận dụng các

KTDH tích cực trong dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học Đặc biệt khi nghiên cứu về kĩ thuật KWL thì nhiều GV đã nắm đƣợc đặc điểm cũng nhƣ

ƣu điểm của kĩ thuật này Tuy nhiên chƣa có GV nào sử dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Sinh học vì việc sử dụng kĩ thuật KWL đòi hỏi đầu tƣ nhiều

Trang 28

thời gian trong soạn giáo án đồng thời GV phải có trình độ sâu về chuyên môn và PPDH

1.3.4.2 Tình hình học tập của HS lớp 11 – THPT

Câu 1 Kết quả học tập môn Sinh học của em ở lớp 10:

Ở câu hỏi này, có 30/165 HS (18,2%) trả lời: Đạt loại giỏi

Có 50/165 HS(30,3%) trả lời: Đạt loại khá

Có 80/165 HS(48,5%) trả lời : Đạt loại trung bình

Có 5/165 HS(3%) trả lời: Đạt loại yếu

Câu 2 Em rất thích cách dạy của thầy (cô) hiện nay, vì:

Có 61/165 HS (36,9%) thích cách dạy hiện nay vì thầy (cô) đổi mới phương pháp, chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức

Có 25/165 HS (15,15%) thích thầy cô cho làm thí nghiệm, thực hành

Có 60/165(36,4%) thích được hướng dẫn cách học, cách ôn tập và hệ thống hóa kiến thức

Có 19/165 HS(11,5%) thích thầy cô biểu diến thí nghiệm, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học

Câu 3.Em không thích cách dạy của thầy (cô) hiện nay , vì:

Có 90/165 HS(54,5%) không thích thầy (cô) đọc lại kiến thức SGK

Có 10/165 HS (6,1 %) không thích cách dạy khi thầy (cô) không chịu đổi mới phương pháp, không nêu vấn đề gợi mở, không hướng dẫn để em tìm

ra kiến thức

Có 25/165 HS (15,1 %) không thích cách dạy của thầy (cô) hiện nay

vì thầy (cô) rất ít sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học trên lớp, thầy (cô) không làm thí nghiệm

Có 40/165 HS (24,3 %) trả lời là do thầy ( cô) chưa tạo ra sự hứng thú, say mê với môn học

Trang 29

Câu 4 Em hãy cho biết, trong giờ lên lớp thầy (cô) thường sử dụng phương

tiện nào trong các phương tiện sau ?

Có 12/165 HS(7,3 %) trả lời: máy chiếu

Có 20/165 HS (12,1 %) trả lời: Đồ dùng trực quan

Có 45/165 HS(27,3%) trả lời: Sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu,…

Có 88/165 HS (53,3%) trả lời: Không sử dụng phương tiện gì

Câu 5.Khi học chương trình Sinh học 10, em được thầy (cô) rèn luyện các kĩ

năng ?

Có 92/165 HS (55,8 %) nêu được gồm các kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh

Có 25/165 HS (15,1%) trả lời là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu

Có 8/165 HS (4,8%) trả lời là kĩ năng thực hành, thí nghiệm

Có 40/165 HS (24,3%) trả lời là kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn

Câu 6 Kết thúc buổi học, em có thể lĩnh hội ngay tại lớp bao nhiêu phần trăm

Trang 30

Có 14/165 HS (8,5%) tìm đọc thêm tài liệu để tự giải đáp thắc mắc

Câu 8 Bắt đầu một bài học thầy (cô) có quan tâm đến nhu cầu của học sinh

về nội dung bài học hay không ?

Có 63/165 HS (38,2%) trả lời là có

Có 102/165 HS(61,8%) trả lời là không

Câu 9 Thầy (cô) củng cố bài học cho em bằng cách nào ?

Có 38/165 HS (23%) trả lời bằng cách hệ thống lại các kiến thức khái niệm trong bài

Có 16/165 HS (9,6%) đƣợc củng cố bằng cách đƣa các khái niệm trong bài vào hệ thống các khái niệm đã học

Có 42/165 HS (25,4%) đƣợc vận dụng khái niệm và khắc sâu kiến thức nhờ các câu hỏi – bài tập

Có 69/165 HS (42%) trả lời là đƣợc củng cố bằng cách đọc phần kết luận chung và trả lời các câu hỏi cuối bài

Câu 10 Cách thức em ghi chép để nhớ bài học tốt nhất ?

Có 61/165 HS (36,9%) ghi chép theo GV trên bảng

Có 40/165 HS (24,2%) ghi theo nội dung ghi bảng và những giảng giải thêm của GV

Có 30/165 HS (18,1%) ghi theo đề mục SGK

Có 25/165 HS (15,2%) ghi theo sơ đồ tƣ duy

Có 9/165 HS (5,6%) ghi theo sơ đồ KWL

Qua kết quả khảo sát cùng với việc tiếp xúc với HS có thể nhận thấy :

- Vềkết quả học tập bộ môn Sinh học của HS ở những năm học

trước:

Tỷ lệ điểm khá giỏi không cao, chủ yếu là điểm trung bình chiếm đa số,

tỷ lệ học sinh có điểm tổng kết cuối năm yếu vẫn còn khá cao Từ kết quả điều tra có thể nói rằng việc HS đầu tƣ thời gian học môn Sinh học không

Trang 31

nhiều đồng thời mức độ yêu thích môn Sinh trong trường phổ thông không cao Điều này gây khó khăn cho việc triển khai phương pháp và kĩ thuật dạy học mới

- Về việc chuẩn bị bài:

Ta thấy nếu GV không giao nhiệm vụ về nhà cho HS thì hầu hết HS đều không chuẩn bị gì Còn việc tìm ra mối liên quan giữa kiến thức của bài sắp học với kiến thức cũ, cũng như tìm đọc thêm tài liệu ngoài SGK lại càng

ít Cũng còn rất nhiều HS chỉ chuẩn bị bài bằng cách xem trước SGK để khi

GV hỏi có thể trả lời dễ dàng chứ rất ít những học sinh ghi lại những thắc mắc để hỏi thầy cô trong giờ học

- Trong giờ học:

Tuyệt đại đa số HS rất thích GV khi dạy đưa ra tranh ảnh, mẫu vật kèm theo câu hỏi dẫn dắt mà không thích việc GV thuyết trình từ đầu đến cuối Nhiều HS chỉ ghi bài theo GV ghi trên bảng, rất ít HS ghi những giảng giải thêm của GV Tuy nhiên đã có một số HS ghi bài theo sơ đồ tư duy hoặc sơ

đồ KWL Khi củng cố bài học phần lớn học sinh được GV yêu cầu đọc kết luận chung và trả lời câu hỏi cuối bài Cách học thụ động này dẫn đến kết quả lĩnh hội kiến thức ngay tại lớp của học sinh không cao

1.3.4.3 Nguyên nhân của tình trạng trên:

- Về phía giáo viên:

+ Mặc dù tiếp thu được tinh thần đổi mới PPDH, KTDH nhưng hiện nay đa sốcác trường phổ thông còn thiếu các phương tiện dạy học tích cực nên việc triển khai, áp dụng gặp rất nhiều khó khăn

+ Có thể việc phân tích sự phát triển đồng tâm các khái niệm sẽ mất nhiều thời gian, phải xâu chuỗi lại các kiến thức từ hồi lớp 6, đa số GV rất ngại với công việc này Do đó việc vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học là không đơn giản

Trang 32

+ Vì lí do thời gian nên nhiều GV soạn bài qua loa cho có giáo án rồi dựa vào kinh nghiệm đã dạy năm trước mà không có đổi mới gì để giảng cho học sinh

- Về phía học sinh:

+ Nhiều HSvẫn cho rằng môn Sinh học là môn khó, nhiều lý thuyết và

ít trường đại học có môn thi là Sinh học nên được liệt kê là môn phụ

Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hình thức thể hiện, cách tiến hành, ưu – nhược điểm của kĩ thuật dạy học tích cực KWL; cơ sở thực tiễn của sử dụng

kĩ thuật KWL trong dạy học Việc nghiên cứu, vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học Sinh học 11 THPT nói chung cũng như dạy học chương I: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” nói riêng chưa có tác giả nào thực hiện, mà chỉ được đề cập đến như một kĩ thuật dạy học mới

Trang 33

Chương 2 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ KWL TRONG DẠY HỌC

CHƯƠNG I: “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”

SINH HỌC 11

2.1 Nguyên tắc xây dựng sơ đồ KWL

 Nguyên tắc 1: Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến

thức

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung của sơ đồ KWL phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức trong bài học Những tri thức trong sơ đồ KWL được sắp xếp một cách chặt chẽ, lựa chọn những tri thức

cơ bản nhất, tinh chắc nhất

 Nguyên tắc 2: Phản ánh được tính hệ thống và khái quát

Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện được chức năng cụ thể nhất định

Khái quát là xuất phát từ một vấn đề rút ra một nhận định, một cách nhìn rộng hơn, bao quát hơn gồm nhiều vấn đề khác một cách hệ thống, có tính quy luật, tính toàn diện

Khi xây dựng sơ đồ KWL, HS cần vận dụng kiến thức cũ để giải quyết tình huống mới và sắp xếp kiến thức thu nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có chính là phải đảm bảo tính hệ thống và tính khái quát

 Nguyên tắc 3: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Nguyên tắc này nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược và cấp bách của giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông hiện nay Để xây dựng sơ đồ KWL cần dựa trên hệ thống câu hỏi của GV nhằm khai thác kiến thức cũ của HS đồng thời làm cho HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập nhằm phát triển nhận thức của bản thân HS và phổ biến cho cả lớp Như vậy HS

Trang 34

được hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội nội dung học tập

 Nguyên tắc 4: Bám sát mục tiêu bài học

Sơ đồ KWL được xây dụng từ những đóng góp của HS thông qua những hoạt động do GV tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng HS và tập thể lớp, HS được khuyến khích trong việc đặt câu hỏi Tuy nhiên, GV cần định hướng cho HS xác định được nhiệm vụ của bài học nhằm thực hiện mục tiêu bài học

2.2 Quy trình xây dựng sơ đồ KWL

2.2.1.Phân tích sự phát triển đồng tâm nội dung chương trình sinh học phổ thông làm cơ sở xây dựng sơ đồ KWL

2.2.1.1 Ý nghĩa của việc phân tích sự phát triển đồng tâm

Phân tích sự phát triển đồng tâm các KN sẽ đem lại cho ta một hệ thống các KN được phát triển liên tục, giai đoạn sau các KN được lặp lại nhưng cao hơn cả chiều rộng lẫn bề sâu

Khi phân tích sự phát triển đồng tâm các KN sẽ giúp GV nắm vững được cấu trúc chương trình, hình dung được một cách chính xác vị trí của mỗi KN trong mỗi bài học và mục tiêu phải đạt được khi bài học kết thúc Từ

đó tạo thuận lợi cho GV trong dạy học không bỏ sót kiến thức quan trọng, cũng không lặp lại nguyên si các kiến thức HS đã học ở lớp dưới, tránh việc lãng phí thời gian và nhàm chán mà mở rộng, nâng cao cho HS các kiến thức mới trên cơ sở các kiến thức đã có

Khi dạy học nếu GV không tận dụng được các kiến thức đã có ở HS thì các em phải học lại cả những kiến thức đã biết dẫn tới HS không có hứng thú học tập Nếu GV dạy ngay các kiến thức mới, HS không kịp nhớ lại các kiến thức cũ lại phải tiếp thu ngay kiến thức mới làm HS thấy khó hiểu hoặc chỉ hiểu một cách chung chung không hiểu rõ bản chất dẫn đến các em mau quên,

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học sinh học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học sinh học
Tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
2. Trần Bá Hoành (2007),Đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội
Năm: 2007
3. Dự án Việt – Bỉ: “Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội
4. Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, Trịnh Bích Ngọc (2003), Sinh học 6, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 6
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga, Trịnh Bích Ngọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
5. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang (2003), Sinh học 7, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 7
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
6. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2004), Sinh học 8, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 8
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
8. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10- Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 10- Sách giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
11. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh (2007), Sinh học 11- Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11- Sách giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Trần Khánh Phương (2005), Thiết kế bài giảng Sinh học 11, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Sinh học 11
Tác giả: Trần Khánh Phương
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2005
14. Nguyễn Sỹ Tỳ (1960), Tìm hiểu học thuyết Paplop áp dụng vào giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu học thuyết Paplop áp dụng vào giáo dục
Tác giả: Nguyễn Sỹ Tỳ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1960
17. Hill, Bonnie Campbell, Ruptic, Cynthia & Norwick, Lisa.Classroom Based Assessment. (1998). Christopher – Gordon Publishers, Inc., Norwood MA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Classroom Based Assessment
Tác giả: Hill, Bonnie Campbell, Ruptic, Cynthia & Norwick, Lisa.Classroom Based Assessment
Năm: 1998
7. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn (2005), Sinh học 9, Nxb Giáo dục Khác
13. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2008), Sinh học 12, Nxb Giáo dục Khác
16. Ogle D. (1986), KWL: A teaching model that develops active reading of expository text. The Reading Teacher, 40, 564 – 570 Khác
18. Flavell, J. H. (1979). Metacognition and cognitive monitoring: A new area of cognitive – developmental inquiry. American Psychologist, 34, 906 - 911 Khác
19. Mooney, Margaret. (1990), "Reading To, With, and By Children.&#34 Khác
20. Carr, E., & Ogle, D. (1987). KWL Plus: A strategy comprehension and summarization. Journal of Reading, 30, 626-631 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w