7. Những đóng góp mới của đề tài
2.2.2. Quy trình sử dụng sơ đồ KWL trong dạy học
Bước 1:Chọn bài đọc
Kĩ thuật KWL đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.
Bước 2: Tạo bảng KWL
Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra mỗi HS cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau:
K W L
Bước 3: Tìm hiểu thông tin
Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tƣởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.
Một số lƣu ý tại cột K:
+ Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em: “ Hãy nói những gì các em đã biết về….”
+ Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thƣờng.
Bước 4: Xác định nhiệm vụ học tập
Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả ý tƣởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thƣờng, hãy biến nó thành câu hỏi trƣớc khi ghi nhận vào cột W.
48
Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em: “ Các em muốn biết thêm điều gì vầ chủ đề này ?” Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “ không biết”, vì các em chƣa có ý tƣởng. Giáo viên nên sử dụng các câu hỏi sau:
“ Em nghĩ mình sẽ biết thêm đƣợc điều gì sau khi em học chủ đề này ?” Chọn một ý tƣởng từ cột K và hỏi: “ Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tƣởng này không ?”
Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn HS tập trung vào những ý tƣởng nào đó, trong khi các câu hỏi của HS lại không mấy liên quan đến nội dung chủ đạo của bài học. Chú ý là không đƣợc thêm quá nhiều câu hỏi của giáo viên. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của HS.
Bước 5: Hoàn thành phiếu KWL
Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Yêu cầu học sinh điền câu trả lời mà các em tìm đƣợc vào cột L.
Một số lƣu ý tại cột L
- Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tƣởng của các em. Ví dụ, các em có thể đánh dấu tích vào những ý tƣởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tƣởng các em thích, có thể đánh dấu sao.
- Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài học không cung cấp câu trả lời (không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều đƣợc bài học trả lời hoàn chỉnh).
49
- Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em
đã nêu ở cột W nhƣng chƣa tìm đƣợc câu trả lời từ bài đọc.
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Xây dựng sơ đồ KWL để dạy khái niệm “Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất” – Bài 6 Sinh học 11(CTC)
Bƣớc 1: Chọn bài đọc
Khái niệm “Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất” đã đƣợc đề cập ở lớp 6 thông qua lợi ích của vi khuẩn trong việc biến đổi xác chết động, rình phân giải Protein thành axit amin và cuối cùng thành NH3 của vi sinh vật và đến lớp 11, việc phân giải các hợp chất hữu cơ diễn ra trong đất để tạo thành chất khoáng cung cấp cho cây, đặc biệt là muối đạm đƣợc nghiên cứu sâu hơn về cơ chế của quá trình. Nhƣ vậy, để dạy tốt khái niệm này, GV phải yêu cầu HS về nhà đọc lại chƣơng X lớp 6 và phần ba sinh học vi sinh vật ở lớp 10.
Bƣớc 2: Tạo bảng KWL
GV: Ta đã biết rằng trong đất, cây không thể trực tiếp hấp thụ đƣợc nitơ dƣới dạng nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Vậy dạng nitơ này phải trải qua quá trình biến đổi nhƣ thế nào để trở thành dạng khoáng NO3
-
và NH4 +
cây hấp thụ đƣợc ?
GV: Vẽ lên bảng sơ đồ KWL, ngoài ra mỗi HS cũng có mẫu phiếu KWL của các em.
Bƣớc 3: Tìm hiểu thông tin
GV: Đƣa ra cụm từ: “Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất”, yêu cầu HS động não nhanh và đƣa ra những thông tin liên quan đến cụm từ. Đồng thời GV đƣa ra một số câu hỏi nhằm khai thác kiến thức của HS
Hỏi: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất là quá trình gì ? HS: Là quá trình biến đổi nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng.
50
Hỏi: Bằng những kiến thức đã học ở lớp 6, hãy cho biết nhóm sinh vật nào có thể biến đổi nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng ?
HS: Vi khuẩn
Hỏi: Hãy nhớ lại kiến thức lớp 10, viết sơ đồ quá trình phân giải Protein do vi sinh vật tiến hành ?
HS: Viết sơ đồ:
Protein Axit amin NH3
GV: Cùng HS ghi nhận thông tin ở cột K
Bƣớc 4: Xác định nhiệm vụ học tập
GV: Trong đất, khi có nƣớc NH3 tạo thành NH4+ là dạng ion mà cây có thể hấp thụ đƣợc. Quá trình này gọi là quá trình chuyển hóa nitơ trong đất.
GV: Ở quá trình này, em nghĩ mình sẽ tìm hiểu thêm đƣợc điều gì ?
HS: Loại Vi khuẩn nào đã biến đổi từ Protein trong xác sinh vật thành NH4+?NH4+ còn biến đổi tiếp nhƣ thế nào ? Con đƣờng chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành nitơ khoáng diễn ra nhƣ thế nào ?
GV: Tổ chức cho HS ghi nhận tất cả những câu hỏi vào cột W
Bƣớc 5: Hoàn thành phiếu KWL
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, trả lời những câu hỏi ở cột W
GV: Yêu cầu HS quan sát H6.1, chỉ ra con đƣờng chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành nitơ khoáng ?
HS: Con đƣờng chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành nitơ khoáng :
Quá trình Amon hóa do vi khuẩn amon hóa biến đổi Protein trong xác sinh vật tạo thành NH4+ , sau đó NH4+ có thể đi qua lông hút vào cây hoặc NH4+ bị biến đổi thành NO3
-
do vi khuẩn nitrat tiến hành rồi NO3 -
đi vào lông hút của rễ.
51 GV: Lƣu ý trên H6.1: Từ NO3-
, một phần đi vào cây, phần còn lại tạo thành N2. Đó là quá trình phản nitrat hóa. Em muốn tìm hiểu điều gì về quá trình này ?
HS: Quá trình phản nitrat là gì ? Do vi khuẩn nào thực hiện ? Điều kiện xảy ra quá trình đó ? Quá trình này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cây ? Nếu ảnh hƣởng xấu thì có biện pháp nào để ngăn chặn quá trình này ?
GV: Yêu cầu HS quan sát H6.1 và thảo luận để tìm câu trả lời HS: Trong đất kị khí xảy ra quá trình chuyển hóa NO3-
thành N2 gọi là quá trình phản nitrat hóa do vi khuẩn phản nitrat thực hiện.
Quá trình này gây mất nitơ của đất. Để ngăn chặn quá trình phản nitrat phải thực hiện các biện pháp xới, xáo đất, sục bùn để đảm bảo độ thoáng cho cây. GV: Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt sơ đồ con đƣờng chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất.
HS: Lên bảng vẽ sơ đồ
GV: Yêu cầu HS hoàn thiện đầy đủ thông tin vào cột L. Sơ đồ KWL hoàn thiện:
N trong đất N khoáng N hữu cơ Amôn hóa NH4 + NH4 + Rễ NO3- Nitrat hóa Phản Nitrat hóa N2 NH4+ NO3-
52
K W L
- Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất là quá trình biến đổi nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng do vi khuẩn thực hiện. - Quá trình phân giải Protein do vi sinh vật tiến hành:
Protein Axit amin
NH3
- Loại Vi khuẩn nào đã biến đổi từ Protein trong xác sinh vật thành NH4 + ? NH4 +
còn biến đổi tiếp nhƣ thế nào ?
Con đƣờng chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành nitơ khoáng diễn ra nhƣ thế nào ?
- Quá trình phản nitrat là gì ? Do vi khuẩn nào thực hiện ? Điều kiện xảy ra quá trình đó ? Quá trình này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cây ? Nếu ảnh hƣởng xấu thì có biện pháp nào để ngăn chặn quá trình này ?
- Quá trình Amon hóa do vi khuẩn amon hóa biến đổi Protein trong xác sinh vật tạo thành NH4 + , sau đó NH4 + có thể đi qua lông hút vào cây hoặc NH4+ bị biến đổi thành NO3-
do vi khuẩn nitrat tiến hành rồi NO3
-
đi vào lông hút của rễ.
- Trong đất kị khí xảy ra quá trình chuyển hóa NO3 - thành N2 gọi là quá trình phản nitrat hóa do vi khuẩn phản nitrat thực hiện.
- Quá trình này gây mất nitơ của đất. Để ngăn chặn quá trình phản nitrat phải thực hiện các biện pháp xới, xáo đất, sục bùn để đảm bảo độ thoáng cho cây
53
Ví dụ 2: Xây dựng sơ đồ KWL để dạy KN “ Hô hấp ở động vật” - Bài 17: Hô hấp ở động vật
Bƣớc 1: Chọn bài đọc:
Khái niệm “Hô hấp ở động vật” đã đƣợc HS tìm hiểu ở lớp 7 qua sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp của các hình thức hô hấp ở các ngành, các lớp động vật. Sang lƣớp 8 HS đƣợc tìm hiểu chi tiết hơn về hệ hô hấp ở ngƣời và KN hô hấp đã đƣợc định nghĩa tuy nhiên nó mới chỉ ở mức mô tả. Đến lớp 10 thì HS đƣợc nghiên cứu hô hấp ở cấp độ tế bào nói chung cho cả tế bào động vật và thực vật, đó chính là hô hấp trong. Và đến lớp 11, KN hô hấp mới đƣợc phát triển một cách khái quát cho cơ thể đa bào nói chung. Nội dung lớp 11 nghiên cứu sâu vào hô hấp ngoài vì hô hấp trong HS đã đƣợc học ở lớp 10 nên không nhắc lại nữa. Vì vậy để dạy KN này, nhiệm vụ của GV là phải gợi lại những kiến thức đã học, lấy đó làm nguyên liệu để mở rộng theo chiều rộng và bề sâu, cuối cùng hình thành KN đầy đủ nhất.
Bƣớc 2: Tạo bảng KWL
GV: Mọi sinh vật muốn tồn tại đều phải tiến hành hô hấp. Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách mà sự hô hấp diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể. Vậy hô hấp ở động vật diễn ra nhƣ thế nào ? Có điểm gì khác với hô hấp ở thực vật ?
GV: Vẽ lên bảng sơ đồ KWL, ngoài ra mỗi HS cũng có mẫu phiếu KWL của các em.
Bƣớc 3: Tìm hiểu thông tin
GV: Đƣa ra cụm từ “Hô hấp”. Yêu cầu HS động não nhanh và đƣa ra thông tin liên quan đến cụm từ, đồng thời thực hiện lệnh trong SGK trang 71: Đánh dấu x vào ô vuông cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật ?
HS: Chọn phƣơng án B
54
Bƣớc 4: Xác định nhiệm vụ học tập
GV: Nhƣ vậy, qua trình hô hấp ở động vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong. Bài học tập trung nghiên cứu hô hấp ngoài vì hô hấp trong đã học ở lớp 10.
GV: Em nghĩ mình sẽ tìm hiểu đƣợc điều gì về quá trình hô hấp ngoài ở động vật ?
HS: Hô hấp ở động vật có gì khác so với hô hấp ở thực vật ? Phân biệt hô hấp ngoài với hô hấp trong ?
Tiêu hóa và hô hấp đều là quá trình thu nhận vật chất từ môi trƣờng ngoài vào cơ thể. Vậy hô hấp và tiêu hóa có mối quan hệ gì với nhau ?
GV: Tổ chức cho HS ghi nhận thông tin vào cột W
Bƣớc 5: Hoàn thành phiếu KWL
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, trả lời những câu hỏi ở cột W GV: Thực vật có cơ quan hô hấp chuyên trách không ?
HS: Thảo luận, trả lời là không
GV: Vậy Động vật có cơ quan hô hấp chuyên trách không ? HS: Thảo luận, trả lời là có
GV: Vậy hô hấp ở động vật có gì khác so với hô hấp ở động vật ?
HS: Động vật bậc cao có cơ quan hô hấp chuyên biệt, thực vật thì không. GV: Nhớ lại kiến thức cũ, phân biệt hô hấp ngoài với hô hấp trong ?
HS: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trƣờng sống. Hô hấp trong là quá trình oxi hóa các chất trong tế bào đến CO2
và H2O đồng thời giải phóng năng lƣợng cho các hoạt động sống. GV: Tiêu hóa và hô hấp có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào ?
HS: Hô hấp lấy O2 của không khí vào cơ thể để oxi hóa các chất do tiêu hóa hấp thụ vào và biến đổi.
55 Sơ đồ KWL hoàn thiện:
K W L
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lƣợng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Hô hấp ở động vật có gì khác so với hô hấp ở thực vật ?
- Phân biệt hô hấp ngoài với hô hấp trong ?
- Hô hấp và tiêu hóa có mối quan hệ gì với nhau ?
- Động vật bậc cao có cơ quan hô hấp chuyên biệt, thực vật thì không - Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trƣờng sống. Hô hấp trong là quá trình oxi hóa các chất trong tế bào đến CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lƣợng cho các hoạt động sống.
- Hô hấp lấy O2 của không khí vào cơ thể để oxi hóa các chất do tiêu hóa hấp thụ vào và biến đổi.
56
Kết luận chƣơng 2
Trong chƣơng này chúng tôi đã phân tích sự phát triển đồng tâm nội dung của chƣơng trình sinh học phổ thông trên cơ sở đó xây dựng quy trình xây dựng sơ đồ KWL và quy trình sử dụng sơ đồ KWL trong dạy học Sinh học.
57
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM